Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề cương Kinh tế Vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.14 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ HỌC VI MÔ
Quy luật khan hiếm
Sự lựa chọn kinh tế xuất phát từ một thực tế đó là sự khan hiếm các nguồn lực.Các
quốc gia, các doanh nghiệp và các hộ gia đình đều có một số nguồn lực nhất định.
Trong kinh tế các nguồn lực đó được hiểu theo nghĩa chung nhất đó là lao động,
đất đai và vốn. Việc sử dụng các nguồn lực đó làm sao phải đạt được hiệu quả cao
nhất để tránh các sự lãng phí và tổn thất. Không bao giờ có nguồn lực vô hạn, kể
cả các tài nguyên “miễn phí”, ví dụ như nước biển, không khí.
Thời gian là một loại nguồn lực đặc biệt, thời gian không mất chi phí đề mua, song
thời gian tự tiêu hao khi dần khi chính thời gian trôi qua.

Câu 1: Anh, chị hãy trình bày hiểu biết của mình về đường giới hạn khả năng sản
xuất, có liên hệ với quy luật khan hiếm nguồn. Hãy lấy ví dụ để minh họa.
Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa
tối đa với điều kiện là nguồn lực được sử dụng tối đa.
Để đơn giản cho phân tích chúng ta giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại
hàng hoá dịch vụ (X và Y). Đường giới hạn khả năng sản xuất được hiểu là đường
mô tả tất cả các kết hợp hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất
với ràng buộc về các nguồn lực sản xuất và công nghệ hiện tại.
Để đơn giản chúng ta xem xét ví dụ sau: Một nền kinh tế có các khả năng sản xuất
được thể hiện trong bảng dưới đây.

Các khả năng

Lương thực (triệu tấn)

Quần áo(triệu bộ)

A

0



5

B

1

4

C

2

3

D

3

2

E

4

1

F

5


0

Nếu chúng ta minh hoạ tất cả các khả năng này bằng đồ thị chúng ta sẽ có đường
giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế trên
1/7


Như vậy đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả tất cả các khả năng sản xuất của
nền kinh tế. Các kết hợp nằm phía bên trong đường này là những kết hợp không
tận dụng hết nguồn lực sản xuất hiện có. Mặt khác, sự thay đổi khả năng này sang
khả năng khác thể hiện việc nền kinh tế tăng sản xuất một hàng hoá và giảm sản
xuất hàng hoá khác. Từ khả năng A chuyển sang sản xuất khả năng B, nền kinh tế
sản xuất thêm 1 triệu tấn lương thực nhưng giảm sản xuất đi 1 triệu bộ quần áo.
Đường giới hạn khả năng sản xuất dốc xuống thể hiện sự khan hiếm của các nguồn
lực sản xuất cũng như tính đánh đổi trong mục đích sử dụng chúng. Việc sản xuất
nhiều hơn một hàng hoá đòi hỏi nền kinh tế phải giảm nguồn lực sản xuất của hàng
hoá khác và do đó số lượng sản xuất đó phải giảm xuống.

Câu 2: Anh, chị hãy trình bày hiểu biết của mình về đường giới ngân sách, có liên
hệ với quy luật khan hiếm nguồn. Hãy lấy ví dụ để minh họa.
Đường ngân sách là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác nhau của hàng hoá
và dịch vụ mà người tiêu dùng mua thoả mãn cùng một mức thu nhập của người
tiêu dùng. Hay có thể hiểu đường ngân sách là đường giới hạn khả năng tiêu dùng
của người tiêu dùng phụ thuộc vào giá cả của hàng hoá và thu nhập.
Giả sử một người tiêu dùng chỉ tiêu dùng hai loại hàng hoá dịch vụ: cà phê và chè.
Đường ngân sách được hiểu là đường mô tả tất cả các kết hợp hàng hoá dịch vụ cà
phê và chè mà người tiêu dùng có thể mua. Lượng hàng hóa, dịch vụ sản được tiêu
dùng sẽ bị giới hạn vì giới hạn về ngân sách.
Các khả năng


Cà phê (kg)

Chè (kg)

A

0

5

2/7


B

1

4

C

2

3

D

3


2

E

4

1

F

5

0

Như vậy đường ngân sách mô tả tất cả các khả năng tiêu dùng. Các kết hợp nằm
phía bên trong đường này là những kết hợp không tận dụng hết ngân sách hiện có.
Mặt khác, sự thay đổi khả năng này sang khả năng khác thể hiện việc người tiêu
dùng tăng tiêu dùng một hàng hoá và giảm tiêu dùng một hàng hoá khác. Từ khả
năng A chuyển sang sản xuất khả năng B, nền tăng tiêu dùng thêm 1 kg cà phê và
giảm tiêu dùng đi 1 kg chè.
Đường ngân sách dốc xuống thể hiện sự khan hiếm về ngân sách cũng như tính
đánh đổi trong mục đích sử dụng chúng. Việc tiêu dùng nhiều hơn một hàng hoá
đòi hỏi phải giảm ngân sách dành cho tiêu dùng của hàng hoá khác.

Câu 3: Anh, chị hãy trình bày các khái niệm về cầu, lượng cầu, luật cầu, và các
nhân tố tác động tới cầu. Hãy vẽ đường cầu trên đồ thị và mô tả sự dịch chuyển
của đường cầu trên đồ thị đó.
Khái niệm cầu: Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó mà người tiêu dùng
muốn mua và có khả năng mua sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian nhất định


3/7


Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua.
Nếu bạn rất muốn mua một chiếc máy tính xách tay HP nhưng bạn không có tiền
thì cầu của bạn đối với máy tính xách tay đó bằng không. Tương tự, nếu bạn có rất
nhiều tiền nhưng bạn không muốn mua chiếc máy cũ thanh lý thì cầu của bạn cũng
không tồn tại. Như vậy, cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ tồn tại khi người
tiêu dùng vừa mong muốn mua hàng hoá đó và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hoá
đó.
Lượng cầu: Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một mức giá
nhất định với các yếu tố khác không đổi
Chúng ta có thể biểu diễn mối tương quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị.
Hình 2.1 minh hoạ đường cầu giản đơn nhất là đường tuyến tính với trục tung là
mức giá, trục hoành biểu thị sản lượng.
Đường cầu: Là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu trên trục
toạ độ trục tung là giá, trục hoành là lượng cầu.

Đường cầu minh hoạ tác động của giá tới lượng cầu. Khi giá của thị trường giảm
xuống từ P1 tới P2, thì lượng cầu tăng lên từ Q1 đến Q2. Phản ứng của lượng cầu
đối với sự thay đổi của giá được minh họa trên đường cầu D và các nhà kinh tế gọi
đó là sự vận động dọc theo đường cầu.
Luật cầu: Với hàng hoá thông thường khi giá cả tăng thì lượng cầu giảm và ngược
lại.
Tác động của các yếu tố tới cầu
Thu nhập: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao
nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu
dùng.
-


Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu dối với chúng
tăng lên và ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng hoá thông thường.
4/7


Trong hàng hoá thông thường lại có hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xỉ. Hàng
hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng
sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Ví dụ, các
hàng hoá như lương thực, thực phẩm thường được coi là hàng hoá thiết yếu.
Các hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương đối nhiều khi thu nhập tăng
lên. Đi du lịch, mua bảo hiểm, chi tiêu cho giáo dục tư nhân thường là các ví
dụ kinh điển về hàng hoá xa xỉ.
-

Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua
ít đi và ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp thấp. Ví dụ trong
thời bao cấp chúng ta thường phải ăn độn gạo và ngô hoặc khoai. Ngày nay,
khi thu nhập cao lên việc tiêu dùng ngô, khoai giảm xuống.

Giá của hàng hoá liên quan: Cũng tác động đến quyết định mua của người tiêu
dùng. Mỗi hàng hoá có hai loại hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng
hoá bổ xung. Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét
hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu ví dụ như chè và cà phê.
Khi giá của hàng hoá thay thế (giá cà phê) giảm xuống, người tiêu dùng sẽ mua ít
hàng hoá đang xem xét (chè) hơn. Hàng hoá bổ xung là các hàng hoá được sử dụng
cùng nhau ví dụ ô tô thì phải dùng với xăng, dịch vụ điện thoại đi kèm với máy
điện thoại.
Đồ thị dưới thể hiện đường cầu dịch chuyển lên trên, thể hiện tác động của một
trong số các yếu tố: thu nhập tăng, giá hàng hóa bổ sung giảm tăng, giá hàng hóa

thay thế tăng.

Chính sách của Nhà nước: Khi nhà nước đưa các chính sách kinh tế vĩ mô thì sẽ
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của người tiêu dùng do đó ảnh hưởng
5/7


tới cầu.Ví dụ như nhà người tăng thuế nhập khẩu xe ô tô cũ tới 600% thì giá bán
xe ô tô cũ sẽ tăng và do đó người tiêu dùng sẽ mua được ít xe ô tô cũ hơn.

Câu 4: Anh, chị hãy trình bày các khái niệm về cung, lượng cung, luật cung, và các
nhân tố tác động tới cung. Hãy vẽ đường cung trên đồ thị và mô tả sự dịch chuyển
của đường cung trên đồ thị đó.
Khái niệm cung: Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn
bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Cũng giống như trong khái niệm cầu, cung bao gồm cả hai yếu tố đó là sự muốn
bán và khả năng bán của nhà sản xuất. Ý muốn bán thường gắn với lợi nhuận có
thể thu được còn khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực sản xuất của hãng.
Lượng cung: Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán tại một
mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể thấy là cung biểu
diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung.
Đường cung: Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá
cả trên một trục toạ độ, trục tung biểu thị giá, trục hoành biểu thị lượng cung.

Luật cung: Với hàng hoá thông thường khi giá cả tăng thì lượng cung tăng và
ngược lại.
Các yếu tố tác động tới cung:
-

Công nghệ sản xuất: Có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản

xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn
được sản xuất ra.

6/7


-

Giá của các yếu tố đầu vào: Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó
ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán. Nếu như giá của các
yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm và do đó hãng sẽ muốn cung
nhiều hàng hoá hơn với các yếu tố khác không thay đổi.

-

Chính sách thuế: Là công cụ điều tiết của nhà nước. Đối với các hãng thuế là
chi phí do vậy chính sách giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến
khích sản xuất làm tăng cung hay là chính sách thuế cao có thể hạn chế sản
xuất và làm giảm cung.

-

Các kỳ vọng: Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá của các yếu
tố sản xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá. Nếu các kỳ
vọng thuận lợi đối với sản xuất thì cung sẽ mở rộng và ngược lại.

Đồ thị dưới thể hiện đường cung dịch chuyển lên trên, thể hiện tác động của một
trong số các yếu tố: năng xuất sản xuất tăng, kỳ vọng giá hàng hóa giảm, giá yếu
tố đầu vào giảm.


7/7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×