Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quy trình quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.85 KB, 10 trang )

QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

1/10

TRANG KIỂM SOÁT
I. LỊCH SỬ CẬP NHẬT
Lần
cập nhật

Ngày
cập nhật

Nội dung cập nhật

Trang



II.PHÊ DUYỆT
SOẠN THẢO

XEM XÉT

PHÊ DUYỆT

Vương Đức Thọ
Chức danh: Giám sát SHE

Nguyễn Tuấn Anh
Chức danh: GĐ Nhà máy

Nguyễn Tuấn Anh
Chức danh: GĐ Nhà máy


QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01


Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

2/10

TRANG NỘI DUNG
I. MỤC ĐÍCH:
Nhằm kiểm soát cũng như đảm bảo hoạt động của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động được tuân thủ pháp luật và vận hành an toàn.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Áp dụng trong phạm vi toàn nhà máy Proconco Hưng Yên
III. Tham chiếu/Viết tắt/Định nghĩa:
1. Tham chiếu:
- Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH_Danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH Quy định về kiểm định, khai báo TBCYCNN
- Thông tư số 07/2014/TT-BLĐTBXH Quy trình kiểm định TBCYCNN
- Thông tư số 46/2015/TT-BLĐTBXH Quy trình kiểm định TBCYCNN bổ sung
- Luật ATVSLĐ số 84/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành
2. Viết tắt:
- SHE: An toàn – Sức khỏe – Môi trường
- ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động.
- ATVSV: An toàn vệ sinh viên
- TNLĐ: Tai nạn lao động
- BHLĐ: Bảo hộ lao động
- PR: Phiếu yêu cầu mua hàng
- NCC: Nhà cung cấp
- GĐNM: Giám đốc Nhà máy

- GĐSXMB: Giám đốc sản xuất cụm Nhà máy khu vực miền Bắc
- PCHY: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Proconco Hưng Yên
- HCNS: Hành chính nhân sự
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- MTBVTCYCNN: Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
- VCS : Visual Control System
3. Định nghĩa:
- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
(MTBVTCYCNN): là máy, thiết bị, vật tư thuộc danh mục Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành.
- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là máy, thiết bị,
vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và
đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn
khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe,
tính mạng con người.
IV. NỘI DUNG:
1. MTBVTCYCNN phải:


QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:


01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

3/10

1.1- Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
-

Không cho phép thiết bị mới mua sắm vi phạm quy định này. Trường hợp tồn tại những thiết
bị đang sử dụng mà không rõ nguồn gốc, xuất xứ do mua sắm trước đây thì vẫn được phép sử
dụng nhưng phải tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn cụ thể và phải ấn định thời hạn thay
thế.

1.2- Có tài liệu kèm theo thiết bị, gồm: hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo kèm theo,
-

Nếu tài liệu kèm theo thiết bị bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt.
Trường hợp thiết bị cũ không có tài liệu kèm theo thiết bị thì phải có tài liệu phục hồi (là tài
liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị về: quy trình vận hành an toàn, các sự cố có khả năng xảy ra
và biện pháp xử lý, quy định bảo quản, quy định chế độ và nội dung bảo dưỡng, được xây
dựng trên cơ sở tài liệu sẵn có của thiết bị có các thông số kỹ thuật tương tự, trên cơ sở kinh
nghiệm thực tiễn …).

1.3- Chỉ được sử dụng khi đã kiểm định kỹ thuật an toàn đúng quy đinh; có hồ sơ an toàn đầy đủ.
-


Hồ sơ an toàn gồm: lý lịch thiết bị, hồ sơ kiểm định, các tài liệu chứng nhận đối với các phụ
kiện của thiết bị mà pháp luật quy định.
Không sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

1.4- Việc sử dụng phải:
 Có quy trình vận hành an toàn, các sự cố thiết bị có khả năng xảy ra và biện pháp xử lý.
- Thiết bị được khai báo trước hoặc sau 30 ngày khi đưa vào sử dụng và phải khai báo khi sử
dụng, thải bỏ.
- Có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản. phân công trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, khắc
phục sự cố giữa bên cung cấp/lắp đặt/bảo dưỡng với bên sử dụng.
 Người vận hành phải có:
- Bằng nghề hoặc Chứng chỉ nghề do cơ sở có chức năng đào tạo cấp đối với vận hành nồi hơi,
xe nâng, đối với công việc hàn điện hoặc hàn hơi có sử dụng bình chịu áp lực để hàn, cắt.
- Tối thiểu là Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ do cơ sở đủ tư cách pháp lý có
chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện chứng nhận đối với việc vận hành bình chịu áp lực áp suất
làm việc ≤ 16 bar, hệ thống lạnh, hệ thống đường ống dẫn hơi nước - nước nóng, hệ thống
đường ống dẫn khí đốt, thiết bị nâng (pa lăng, tời, cầu trục, cổng trục), đối với việc trực vận
hành thang máy.
- Thẻ an toàn hoặc giấy chứng nhận huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động làm công việc phù
hợp với thiết bị (vận hành, trực vận hành, …)
- Có văn bản giao nhiệm vụ vào vận hành thiết bị áp lực, quyết định giao nhiệm vụ vận hành
thiết bị nâng theo Điều 5.1.8 QCVN 01:2008/BLĐTBXH và điều 3.6.5 QCVN
07:2012/BLĐTBXH.
- Có quyết định giao nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành an toàn thiết bị theo Điều
5.1.7 QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Điều 3.6.2 QCVN 07:2012/BLĐTBXH.
 Lập Phương án bảo đảm ATVSLĐ cho việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình,
cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ TBCYCNN.



QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

4/10

 Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư,
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1.5 - Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động
về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,
vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
Điều 30 Luật ATVSLĐ số 84/2015 về: Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn, vệ sinh lao động:
- Thực hiện các biện pháp vận hành đều được Giám đốc giao nhiệm vụ

vận hành TBCYCNN bằng văn bản.
Bảo đảm việc tiến hành hoặc chấm dứt vận hành, quản lý vận hành, quản lý kỹ thuât TBCYCNN
cho từng cá nhân phải có văn bản giao nhiệm vụ (nêu tại 1.4 mục này) trước khi thực hiện, kịp thời
với các biến động tăng giảm ở BP.
Gửi thông tin và bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho BP SHE để Khai báo sử dụng
TBCYCNN mới và khai báo thôi sử dụng đối với TBCYCNN không sử dụng, thải bỏ
Theo dõi và phối hợp với tổ chức kiểm định để thực hiện kiểm định TBCYCNN an toàn định kì.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được biên bản kiểm định, cập nhật thông tin vào Danh sách
TBCYCNN và gửi thông tin tại biên bản kiểm định cho BP SHE
Tổ chức thực hiện các kiến nghị, yêu cầu tại biên bản kiểm định
Có kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng TBCYCNN Bảo đảm TBCYCNN được kiểm tra bảo dưỡng định
kì theo quy định
Lập Danh sách TBCYCNN theo biểu và cập nhật kịp thời các thông tin về thiết bị. Quản lý, Lưu
giữ tất cả hồ sơ của TBCYCNN (hồ sơ an toàn, bảo dưỡng, sửa chữa, … và tài liệu kèm theo thiết
bị). Lập Sổ quản lý - giao nhận hồ sơ TBCYCNN, bảo đảm hồ sơ không bị thất lạc.
Lưu giữ tất cả hồ sơ TBCYCNN.

2.3 Bộ phận Quản lý kỹ thuật/Bảo trì
-

-

-

Chủ trì phối hợp với Trưởng BP SX giao nhiệm vụ bằng văn bản (nêu tại 1.4 mục IV này) cho
người quản lý kỹ thuật TBCYCNN. Trong đó, người quản lý kỹ thuật TBCYCNN có trách nhiệm
giúp phụ trách nhà máy, đơn vị thực hiện các yêu cầu nêu tại các mục Điểm 2 Mục V nêu trên; lập
và thực hiện kế hoạch bảo trì TBCYCNN.
Thực hiện bảo trì theo phân công trách nhiệm, công việc bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố
TBCYCNN giữa đơn vị lắp đặt, bảo trì với Công ty; giám sát đơn vị lắp đặt, bảo trì thực hiện công

việc sửa chữa, bảo dưỡng theo hợp đồng.
Trường hợp không có bản phân công trách nhiệm, công việc bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự
cố TBCYCNN giữa đơn vị lắp đặt, bảo trì với Công ty thì lập danh sách các công việc pháp luật
yêu cầu, không yêu cầu phải có chứng chỉ chuyên môn, báo cáo phụ trách kỹ thuật. Thực hiện
nhiệm vụ, công việc được giao.

2.4 Bộ phận SHE
-

-

Phối hợp với BP SX hướng dẫn người lao động, người vận hành TBCYCNN tự đánh giá nguy cơ
rủi ro về AT, VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần
thiết.Giám sát, hỗ trợ việc thực hiện các yêu cầu trong quy định này.
Chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ, khai báo trước khi đưa vào sử dụng, khai báo khi thôi sử dụng,
quản lý tổng thể TBCYCNN của toàn nhà máy bằng cách thu thập, xem xét các dữ liệu do các
phòng ban gởi đến.


QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT
-

-

Mã số:

HY-SHE-QT-01


Lần ban hành:

01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

6/10

Soát xét để dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định này khi có vấn đề phát sinh liên quan (như khi pháp
luật có quy định mới, khi sự cố trong quản lý, sử dụng thiết bị), trình chủ quản Công ty duyệt ban
hành; thông tin, phổ biến quy định đến mọi đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định
Kiểm tra việc sử dụng TBCYCNN theo quy định của pháp luật và của PCHY; kiểm tra việc thực
hiện các biện pháp được nêu trong Phương án Bảo đảm ATVSLĐ nếu có.
Trường hợp chưa có Phương án bảo đảm ATVSLĐ thì chủ trì phối hợp với phụ trách nhà máy, đơn
vị lập bổ sung.

2.5 Nhân viên An toàn/Giám sát
-

Hướng dẫn nhận thức về an toàn cho nhân viên, nhà thầu, khách các quy định hoặc các yêu cầu
cần tuân thủ khi phải làm việc, hiện diện trong khu vực có khả năng chịu tác động của TBCYCNN
Kiểm tra, giám sát hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện các quy định, phương án an toàn, vệ
sinh lao động, các hành động khắc phục nhằm tuân thủ các quy định liên quan.

2.6 Nhân viên vận hành
Thực hiện đúng theo quy trình vận hành TBCYCNN.

Phải có đầy đủ các giấy tờ nêu tại Điểm 1.4 Mục IV
Tuân thủ đúng quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và kịp thời báo cáo sự cố cho phụ trách
đơn vị.
- Tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc.
- Ghi nhật ký vận hành/sổ giao ca, thông số vận hành từng ca sản xuất
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
- Việc sử dụng, bảo trì và bảo quản các TBCYCNN tuyệt đối phải tuân thủ theo quy chuẩn hiện
hành của Việt Nam.
3. Xác định nguy cơ, đánh gía rủi ro
- Hàng năm, các nhà máy, đơn vị sử dụng TBCYCNN phải tiến hành xem xét nguy cơ, đánh giá rủi
ro và có hành động khắc phục để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng, bảo trì, bảo quản các
TBCYCNN.
- Đối với những nguy cơ rủi ro chưa thể khắc phục được ngay thì phải đề xuất các biện pháp kỹ
thuật, tổ chức để bảo đảm an toàn; thông tin đầy đủ về nguy cơ rủi ro và biện pháp an toàn cho
nhân viên vận hành và những người liên quan (Và nhân viên vận hành tự đánh giá như đã nêu tại
Điểm 6 Mục V)
- Khi bố trí, di dời hoặc lắp đặt mới phải tiến hành đánh giá lại trước khi đưa vào sử dụng.
4. Mua sắm, lắp đặt
- Khi mua mới TBCYCNN phải có lý lịch thiết bị, hồ sơ kiểm định.
- Khi mua cũ/cải tạo phải có hồ sơ đăng ký, hồ sơ kiểm định, cấp phép lại.
- Việc lắp đặt các TBCYCNN phải do cơ sở có đủ điều kiện chuyên môn, vật chất và phải đảm bảo
đúng các tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành thực hiện.
- Đối với thiết bị chịu áp do nước ngoài sản xuất phải có bảng hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt,
hoặc bằng cách sớm nhất phải được dịch ra tiếng Việt.
- Tất cả các TBCYCNN lắp đặt tại nhà máy phải có chứng nhận xuất xứ và chứng nhận kiểm định
theo quy định hiện hành (nay là thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH).
5. Huấn luyện
- Tất cả nhân viên phải được trang bị kiến thức tổng quan về an toàn TBCYCNN.
- Nhân viên vận hành các TBCYCNN và lò hơi phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về chuyên
-



QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

7/10

môn được cấp bởi cơ quan hoặc cơ sở có thẩm quyền; phải được huấn luyện an toàn lao động vận
hành TBCYCNN.
- Hằng năm các Phòng, Bộ phận có sử dụng TBCYCNN phải tiến hành tái huấn luyện cho nhân
viên vận hành theo yêu cầu của pháp luật.
- Kế hoạch đào tạo và tái huấn luyện phải được thiết lập sẵn tại các bộ phận.
6. Vận hành
a. Nguyên tắc chung
Nhân viên vận hành

-

Không vận hành các TBCYCNN quá thời hạn kiểm định.
Không sử dụng áp kế chưa được kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định; van an toàn không đảm
bảo, mất niêm phong hoặc chưa kiểm định hiệu chuẩn hoặc quá thời hạn kiểm định hiệu chỉnh.
Hàng ngày trước khi vận hành TBCYCNN phải kiểm tra ngoại quan.
Tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao
động hoặc khi cần thiết
Phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm nếu phát hiện các khuyết tật, hiện tượng hoạt động
khác thường của TBCYCNN.
Ghi nhật ký và thông số vận hành theo từng ca sản xuất.
Trưởng bộ phận/ Phụ trách đơn vị

-

-

-

Tại nơi đặt TBCYCNN phải có bảng tóm tắt quy trình vận hành và xử lý sự cố.
Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động và các cơ cấu an toàn của thiết bị, chỉ có những người có
tránh nhiệm mới thay đổi thông số vận hành cũng như thông số cài đặt thiết bị bảo vệ.
Phải đảm bảo thông tin liên lạc giữa bên vận hành, bên tiêu thụ hơi nước nóng (đối với việc vận
hành nồi hơi, bình góp hơi – bình chia hơi), khí (đối với việc vận hành máy nén khí, bình chia
khí) và người quản lý TBCYCNN.
Các thiết bị gắn trên TBCYCNN (van an toàn, áp kế, van xả đáy, v.v…):
Các áp kế phải có VCS theo Hướng dẫn thực hành VCS (visual control system), vạch sơn đỏ trên
mặt áp kế tại giới hạn áp suất làm việc cho phép. Áp kế phải được gắn ở nơi dễ quan sát.
Áp kế phải phù hợp với áp suất làm việc của TBCYCNN, kim áp kế chỉ áp suất làm việc phải
nằm trong khoảng 1/3 ÷ 2/3 thang đo trên mặt áp kế.

Van an toàn: kiểm tra hàng ngày và ghi chép theo dõi việc kiểm tra. Cần có lối vào vị trí để thao
tác kiểm tra van an toàn được thuận tiện và an toàn.
Van xả đáy: kiểm tra và xả đáy tối thiểu 1 lần/ca đối với bình áp lực, 2 lần/ca đối với nồi hơi (tần
suất xả đáy của nồi hơi sẽ tăng lên nếu chất lượng của nước cấp kém), ghi chép theo dõi việc xả
đáy. Cần có lối vào vị trí để thao tác xả đáy được thuận tiện và an toàn.
Tem kiểm định phải được dán trên TBCYCNN ở nơi dễ quan sát.
Cần đánh mã số, định danh TBCYCNN để dễ kiểm soát, thực hiện theo VCS.
Tất cả các áp kế phải tiến hành kiểm định hàng năm.
Tất cả các van an toàn phải được kiểm định hiệu chỉnh và kẹp chì đồng thời trong quá trình – quy
trình – kiểm định thiết bị áp lực.
Trường hợp van an toàn được kiểm định hiệu chỉnh khác (kiểm định hiệu chỉnh riêng, không
đồng thời với thiết bị áp lực) phải có lý do được ghi trong biên bản kiểm tra thiết bị áp lực, van an
toàn. Các quá trình tháo, lắp van phải bảo đảm kỹ thuật. Quản lý chặt chẽ van và độ chính xác


QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017


Trang:

8/10

thông số làm việc, tránh mọi sự nhầm lẫn
b.

Thiết bị áp lực
Bình chịu áp lực

-

-

-

-

Nhân viên vận hành phải vận hành đúng quy trình đã được ban hành.
Chỉ có người được phân công mới được phép vào nơi lắp đặt bình.
Không được chèn hãm hay dùng bất cứ phương tiện gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn
trong khi bình đang hoạt động.
Phụ trách đơn vị phải thường xuyên kiểm tra tình trạng bình, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm
tra – đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của bình.
Các trường hợp đình chỉ hoạt động bình:
Khi áp suất làm việc quá mức cho phép.
Khi các cơ cấu an toàn không đảm bảo.
Khi phát hiện các trường hợp bất thường: vết nứt, rỉ sét (đặc biệt là ở đáy chai chứa khí), móp
méo, biến dạng, chổ phồng, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, các miếng đệm bị xé.

Khi xảy ra cháy trực tiếp đe dọa bình đang có áp suất.
Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất bên trong bình bằng dụng cụ nào khác.
 Bảo quản, sử dụng, di chuyển chai chứa khí:
Chai chứa khí phải đặt cách xa nơi có ngọn lửa trần ít nhất 5 mét. Riêng đối với chai chứa khí
Acetilen phải cách xa ngọn lửa trần ít nhất là 10 mét, và cách xa bình chứa khí Oxy tối thiểu 5
mét.
Các chai chứa khí độc phải bảo quản trong buồng kín riêng biệt. Các chai chứa khí khác có thể
bảo quản trong nhà hoặc ngoài trời. Trường hợp bảo quản ngoài trời phải bảo vệ chai khỏi bị ảnh
hưởng của mưa và nắng.
Khi bảo quản, di chuyển: chai chứa khí phải được sắp xếp trong tư thế đứng, đặt trong khung giá,
và có ràng buộc chắc chắn, không để va đập trong quá trình di chuyển.
Bảo quản chai tránh dầu mỡ, chất ăn mòn hay vật liệu dễ cháy khác.
 Bảo quản chai ở cách xa nơi có người làm việc.
Phải có nắp chụp bảo vệ đầu van trong quá trình di chuyển và bảo quản.
Khi sử dụng xong, phải di dời ra khỏi nơi có người làm việc.
Các chai bị hỏng, không thể tháo khí ra được; hoặc các chai để lâu không sử dụng mà không xác
định được áp suất bên trong; những chai lỏng đế; hỏng van; lỏng cổ… đều phải đưa về nhà máy
nạp khí để xử lý.
Khi sử dụng phải gắn áp kế theo dõi.
Nồi hơi

-

-

Người vận hành phải vận hành đúng quy trình đã được ban hành và huấn luyện. Khi có sự cố
người vận hành ngừng nồi hơi đúng quy trình, báo cáo ngay cho phụ trách đơn vị biết và ghi vào
nhật ký vận hành.
Người vận hành nồi hơi không được phép làm việc riêng và những công việc khác không liên
quan đến chức trách của mình hoặc tự ý bỏ đi nơi khác trong khi đang vận hành nồi hơi.

Phụ trách đơn vị phải thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra các thiết bị đo kiểm, bảo vệ, cảnh báo; hệ
thống bảo vệ tự động, các thiết bị phụ trợ và bơm cấp nước.
Không bố trí công việc khác trong lúc nhân viên vận hành đang vận hành nồi hơi.


QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01

Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

9/10

Người không có nhiệm vụ liên quan đến việc vận hành nồi hơi, không được phép vào nhà vận
hành nồi hơi.
- Trong nhà nồi hơi phải trang bị các phương tiện thông tin liên lạc để đảm bảo thông tin nhanh,
chính xác giữa nhân viên vận hành với người sử dụng hơi, người cung cấp nước, nhiên liệu,
người phụ trách đơn vị, người quản lý TBCYCNN.

7. Bảo trì
-

Tất cả các TBCYCNN và nồi hơi phải bảo trì theo lịch trình:
Kế hoạch, phương án bảo trì / bảo dưỡng định kỳ.
Chỉ có những người có đủ năng lực và được trao quyền mới thực hiện bảo trì, sửa chữa thiết bị.
Tần suất, loại bảo trì, hạng mục bảo trì được thực hiện phải theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Những công việc sửa chữa dẫn tới những công việc kiểm tra bất thường phải ghi vào sổ sửa chữa
và lý lịch thiết bị.
- Tất cả sự thay đổi về thiết kế phải được sự đồng ý bằng văn bản của nhà sản xuất hoặc cơ quan có
thẩm quyền.
8. Kiểm tra/ lưu trữ
- Các TBCYCNN: phải có hồ sơ/lý lịch, các bản vẽ kết cấu, bản vẽ mặt bằng thiết bị và lưu trữ bởi
người quản lý kỹ thuật các TBCYCNN của bộ phận/đơn vị sử dụng.
- Các TBCYCNN phải được lập danh sách, kiểm tra định kỳ, kiểm định đúng thời hạn.
8.1. Đối với TBCYCNN của nhà thầu:
- Tất cả các TBCYCNN của nhà thầu đều phải được kiểm tra tại Cổng bảo vệ trước khi mang vào.
Bảo vệ có trách nhiệm thông tin cho Bộ phận/Nhân viên về việc máy móc/thiết bị mang vào =>
Bộ phận/Nhân viên đó sẽ liên hệ Nhân viên Phòng SHE để thông tin và Nhân viên Phòng SHE sẽ
ra cổng để kiểm tra => nếu đạt sẽ dán tem màu xanh vào thiết bị đó, nếu không đạt thì nhà thầu
không được phép mang vào => thông tin lại Bộ phận/Nhân viên đó
a. Đối với các TBCYCNN của nhà thầu thường xuyên:
-

-

-

TBCYCNN của nhà thầu phải đáp ứng đầy đủ các quy định liên quan của pháp luật đồng thời đáp
ứng các quy định của các Công ty PCHY.

Bộ phận liên hệ nhà thầu vào làm việc tại Công ty PCHY được giao cho theo dõi, quản lý về an
toàn – sức khỏe – môi trường của nhà thầu thường xuyên có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi nhà
thầu trong việc thực hiện các quy định của PCHY; lập danh sách để theo dõi, quản lý các
TBCYCNN của nhà thầu nhằm bảo đảm sự hoạt động an toàn của thiết bị, sự tuân thủ từ phía nhà
thầu đối với quy dịnh của pháp luật và của Công ty PCHY
b. Đối với các TBCYCNN của nhà thầu không thường xuyên:
Các TBCYCNN của nhà thầu không thường xuyên hoạt động trong mặt bằng công ty PCHY phải:
Có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật còn trong thời hạn cho phép.
Người vận hành có chứng chỉ, chứng nhận về đào tạo chuyên môn, đã được huấn luyện an toàn
lao động trong vận hành thiết bị theo quy định của pháp luật.
Có Quy trình vận hành an toàn, các sự cố có khả năng xảy ra và biện pháp xử lý bằng tiếng Việt
kèm theo thiết bị.
Có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị với chu kỳ, nội dung và người thực hiện cụ thể.
Trước khi TBCYCNN của nhà thầu không thường xuyên được đưa thiết bị vào mặt bằng quản lý,
hoạt động của PCHY, thì Bộ phận SHE của PCHY có trách nhiệm kiểm tra các tài liệu nêu tại


QUY TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU
NGHIÊM NGẶT
-

Mã số:

HY-SHE-QT-01

Lần ban hành:

01


Ngày hiệu lực:

15/10/2017

Trang:

10/10

Điểm 1 Điều này.
Bộ phận SHE của PCHY có trách nhiệm lập danh sách quản lý các thông số kỹ thuật cơ bản của
TBCYCNN; hướng dẫn nhà thầu thực hiện các quy định của PCHY; kiểm tra việc nhà thầu tuân
thủ quy định của pháp luật, của PCHY trong quá trình sử dụng an toàn TBCYCNN.

V. TÀI LIỆU VÀ HỒ SƠ LIÊN QUAN:
Tên tài liệu/hồ sơ
Hồ sơ khi giao nhận Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An
toàn lao động
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động
Kế hoạch kiểm định các thiết bị ngặt về ATLĐ

Mã số
HY-SHE-QT-01/PL01
HY-SHE-QT-01/PL02
HY-SHE-QT-01/PL03



×