Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thuyết minh về truyện ngắn lão hạc của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.93 KB, 2 trang )

Thuyết minh về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn có thể là vài dòng cho đến vài
chục trang. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố, một hành
động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách
hay một mặt nào đó của đời sống Xã Hội đó, truyện ngắn thường ít nhân vật và sự kiện.
Đã nào nổi danh một số cái tên vĩ đại trong đó có Nam Cao. Nam Cao (1915*-1951) là
một nhà văn hiện thực lớn của Việt Nam, một trong những nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu
biểu nhất thế kỷ XX. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của
thời gian. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực
sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều
đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết VN ở nửa đầu thế
kỷ XX. “Lão Hạc” là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nam Cao. Lão Hạc
ra mắt vào những năm 1943 kể lại cuộc đời nghèo khổ, bi thảm của người nhân Việt Nam
ta xưa và cuộc sống nghèo túng đã để lại những cảm động sâu sắc trong lòng người đọc.
Tác giả tập chung miêu tả nhân vật chính Lão Hạc và số phận đau thương của Lão.
Dường như những đức tính tốt đẹp ấy hội tụ đầy đủ trong nhân vật lão Hạc. Trước hết,
lão là một người cha mẫu mực, trọn đời sống vì con, chăm lo cho con, yêu thương con
trai một cách tha thiết. Sau khi không lo nổi đám cưới cho con để nó quẫn chí phải bỏ đi,
Lão Hạc luôn sống trong dằn vặt đau khổ. Lão ngày đêm trăn trở vì con, tính toán lo toan
cho cuộc sống của con khi nó trở về dù chẳng biết là đến khi nào. Tình yêu lão Hạc dành
cho con chính là những cung bậc cao đẹp nhất, tuyệt vời nhất của tình phụ tử thiêng
liêng. Tình yêu con được lão Hạc truyền cả vào tình yêu con chó Vàng mà con lão để lại.
Dù nó chỉ là một con chó nhưng lão đối với nó như con người, ăn chung, ngủ cùng, tâm
sự như những người bạn. Dường như cao trào của câu chuyện chính là đoạn Nam Cao
miêu tả sự đau khổ tột cùng của lão Hạc khi phải bán con chó. Lão yêu nó là thế, thương
nó là thế mà phải bán nó đi. Còn gì đau khổ hơn khi phải bán đi người bạn của mình?
Nhưng lão Hạc làm thế, tất cả cũng chỉ vì lo cho tương lai của đứa con ở xa. Lão không
thể che dấu được nỗi buồn của mình, Lão thì cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước
mắt. Mặt Lão đột nhiên co rúm lại, các vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chãy
ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão
hu hu khóc… Những suy nghĩ lương thiện của Lão làm cho người đọc vô cùng cảm


động: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Nhưng không chỉ
có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức
về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp
chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có
sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán


chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh
phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã
dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người
bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho
cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của
chính mình. Không làm ra tiền, lại rơi vào tình cảnh (tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của
cháu) , lão Hạc quyết định chỉ ăn khoai lang, hết khoai ăn củ chuối, rồi ăn sung luộc, rau
má, củ ráy… Nghĩa là vớ được thứ gì lão dùng thứ ấy. Những lời gửi gắm và món tiền
trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục
số phận của lão Hạc là đành phải ăn bả chó để kết thúc cuộc đời mình. Cái chết của lão
đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa. Lão chết để bảo toàn
lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái nghèo dồn vào con đường tha
hóa. Nghệ thuật phân tích tâm lý già dặn, bút pháp linh hoạt, kể chuyện một cách chân
thực, đậm sắc trữ tình đồng thời tăng hàm lượng triết lý qua lời kể của nhân vật “tôi” là
một thành công lớn của Nam Cao.
Câu truyện đã lên án và phê phán mạnh xã hội cũ đã đẩy dân ta vào bước đường cùng
của sự khốn khổ. Với sự quan sát tỉ mỉ thực tế cuộc sống, với cảm nhận tinh tế về số phận
con người, và nhất là với tấm lòng yêu thương trân trọng con người đến thiết tha sâu
nặng, Nam Cao đã viết nên những tác phẩm bất hủ đến muôn đời.

(*) Có tài liệu ghi ông sinh năm 1915 còn có tài liệu ghi ông sinh năm 1917.




×