Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN LA FONTINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.41 KB, 49 trang )

A.MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời

sống tinh thần của con người. Nó không chỉ giúp con người giải trí mà còn phản
ánh thiên nhiên, xã hội, con người một cách tinh tế và sâu sắc. Đối với thiếu nhi
văn học như một món quà vô giá qua những trang viết các em biết yêu thương,
cảm thông, chia sẻ, biết phân biệt đúng sai, biết đạo lý làm người…
Không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp năm châu thế giới, văn học là một món ăn
tinh thần không thể thiếu đối với con người nói chung và thiếu nhi nói riêng
chính vì thế có rất nhiều tác phẩm được đưa vào nhà trường với thể loại đa
dạng, phong phú nhưng có lẽ một trong những tác phẩm độc đáo và đặc sắc
nhất phải kể đến đó chính là tác phẩm Ngụ ngôn La Fontine. La Fontine là một
trong những tác giả viết ngụ ngôn nổi tiếng thế giới. Các câu chuyện về loài vật
của ông có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới bạn đọc, đặc biệt là trẻ em. Đọc Ngụ ngôn
La Fontine, các em nhỏ sẽ được đến với những câu chuyện ngụ ngôn vô cùng
thú vị, dí dỏm và hấp dẫn. Với cách thức chuyển tải nhẹ nhàng, cuốn hút, các
nhân vật gần gũi với thế giới trẻ thơ. Ngụ ngôn La Fontine đã giúp các em trở
nên khôn lớn và trưởng thành hơn.
Qua hình ảnh nhân vật loài vật, ông đã biến ngụ ngôn của mình trở thành
một thứ “hài kịch có cả trăm màn khác nhau” qua đó mô tả mọi tình cảm, mọi
đam mê, mọi hoàn cảnh và mọi ngành nghề của con người.
Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La
Fontine sống, các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẩn bộc lộ bản chất của xã
hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.
Mỗi bài được xây dựng như một vở kịch nhỏ, có xung đột, có cao trào, có thắt


nút, cởi nút, giàu kịch tính và ẩn sâu trong nó là những triết lý sâu xa đầy ý


nghĩa.
Nghiên cứu về Thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn của La Fontine có ý nghĩa
vô cùng to lớn trong công tác giảng dạy sau này. Nó giúp tôi có cái nhìn cụ thể
về thể loại ngụ ngôn và sự yêu thích của thiếu nhi khi tiếp nhận Ngụ ngôn La
Fontine và những giá trị luân lý to lớn mà ông đã để lại cho nhận loại.
Là một giáo viên tương lai gánh vác những sứ mệnh giáo dục những thế hệ
“Mầm xanh của đất nước” với nhiệm vụ không chỉ cung cấp cho các em những
kỹ năng sống, cách ứng xử, giao tiếp trong môi trường từng lứa tuổi trẻ khác
nhau. Gíup các em có cái nhìn, cách đánh giá đúng đắn về môi trường xung
quanh, phân biệt được tốt, xấu, đúng, sai, những việc nên làm, những điều cần
tránh, hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Việc giáo dục các em qua các bài ngụ ngôn là hết sức quan trọng. Hiểu được
giá trị đích thực của ngụ ngôn là cơ sở vững chắc cho việc công tác giảng dạy
tốt cho các em sau này.
2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Jean De La Fontaine (1621 – 1695), tên tiếng Hán La Phụng Tiên hay Lã

Phụng Tiên, là một nhà ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp, những bài ngụ ngôn của
ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. La Fontaine sinh ra tại ChâteauThierry trong một gia đình người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng
sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên,
yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở về quê
hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa phương, sống với những người dân
lao động nghèo khổ.


Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã
khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự
thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài

cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái
bao la của ông đói với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên
nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng,
không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác.
Có lẽ vì vậy ông không được vua Louis XIX của Pháp ưa thích. La Fontaine
sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau như: Truyện, thơ (1665), tiểu
thuyết (Xise, 1664-1674), kịch; nhưng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn
(1666-1694) gồm 12 quyển được in thành 3 tập.
Năm 1668, tập 1, từ quyển 1 đến quyển 6, gồm 124 bài.
Năm 1678-1679, tập 2 từ quyển 7 đến quyển 11, gồm 87 bài.
Năm 1694, tập 3, quyển 12, gồm 27 bài.
Với thể loại ngụ ngôn, ông đã nâng vị trí của mình lên ngang tầm với những
nhà văn, nhà thơ lớn của thời đại – không chỉ của nước Pháp mà là cả thế giới. Ông
đã có công đưa thể loại ngụ ngôn vốn bị coi là “hạ đẳng” lên vị trí xứng đáng, góp
thêm vào vườn hoa văn học của nhân loại một bông hoa tươi thắm, ngát hương, trải
qua hơn 300 năm vẫn giữ nguyên giá trị. Bàn về La Fontaine và những sáng tác
của ông thì từ xưa đến nay đã có nhiều nhà văn, nhà lí luận, nhà phê bình văn học
trên thế giới cũng như trong nước đề cập đến. Theo khảo sát, ở nước ta tài liệu về
La Fontaine cũng như các tác phẩm của ông còn hạn chế, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu chuyên biệt về thơ Ngụ ngôn La Fontaine. Ngụ ngôn của La Fontaine
nói chung và Thế giới nghệ thuật trong Ngụ ngôn La Fontaine nói riêng cho tới
thời điểm này dường như vẫn đang là khoảng trống cho giới nghiên cứu, phê bình


trong cả nước. Trong các tập thơ dịch hay một số cuốn giáo trình, tác giả La
Fotanie thường chỉ được giới thiệu sơ lược. Tuy nhiên ý kiến đánh giá tác phẩm
của ông lại rất cao. Ở đầu quyển 200 Fables – bài ngụ ngôn La Fontaine (song ngữ
do Lê Trọng Bổng chuyển thơ Việt), phần giới thiệu về Jean De La Fontaine có
đoạn: “Về phần nhà thơ, ông tỏ ra khao khát sự hoàn hảo và rất tài ba, bằng nghệ
thuật thơ điêu luyện và ngôn ngữ đa dạng, đã mang lại sắc thái tự nhiên đáng kể

cho những bài ngụ ngôn luân lý mà ông viết theo tứ của Ésope, của Phèdre và đạo
lí Ấn Độ. Đạo lí này, La Fontaine dường như bộc lộ ra vào cuối đời, khi mà tuy
vẫn luôn luôn làm người triều thần tài giỏi nhưng kém say sưa hơn đối với tự do
của bản thân, ông đã phú cho những bài ngụ ngôn cuối cùng của mình những tư
duy triết học, và miệt mài dịch thuật các thánh vịnh và thánh ca. [Viện hàn lâm
Pháp, 1684]
Ten-nơ triết gia, nhà phê bình văn học Pháp thế kỷ XVII đã nhận xét: “Ông là
nhà thơ. Tôi tin rằng với người Pháp chúng ta, ông thực sự là nhà thơ chân chính.
Hãy chú ý đến tính chất độc đáo trong bản chất cốt cách nghệ thuật của ông. Tác
phẩm của ông là những bức tranh sinh động về cuộc đời và xã hội Pháp cuối thế kỉ
XVII” [20; tr.15]
Xanh - tơ Bơ - vơ - nhà phê bình văn học Pháp thế kỉ XIX thì tìm thấy ở La
Fontaine những cảm xúc chân thành, băn khoăn, trăn trở trước những vấn đề bức
xúc trong xã hội đã bật thành lời nhưng không gay gắt mà nhẹ nhàng, tế nhị: “Ông
suy tưởng và viết bằng trái tim chân thành, có những nhận xét tinh tế, vui, dí dỏm,
dùng các ngôn ngữ dân gian giỏi, khéo chọn, hàm xúc và có vần điệu”. [20;tr.17]
Nhận xét chung về La Fontaine cùng những sáng tác của ông, Lơ Sanoa Lơmơ nhà phê bình văn học Pháp, nhà sư phạm phát biểu: “Có một nhà thơ đã cống hiến
cả đời cho sự làm giàu kho tàng chung của nhân loại bằng sự tìm tòi, quan sát rất


khổ công, bằng trí tưởng tượng tuyệt vời và tài năng độc đáo của mình, cuối cùng
nhà thơ đó đã làm nên một tác phẩm nghệ thuật bất hủ” [20;tr.20]
Nhưng không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của thơ Ngụ ngôn La Fontaine.
Nhà thơ La Mác – tanh cho rằng Ngụ ngôn La Fontaine là “khập khiễng, nhố
nhăng”. Còn Giăng Giắc Rút – Xô thường chê Ngụ ngôn La Fontaine không có
chức năng giáo dục. Ông thường thấy trong tác phẩm toàn những gương xấu, ích
kỉ, cục cằn, vụ lợi và lừa đảo...
Tuy vậy trải qua hơn 300 năm tồn tại, Ngụ ngôn La Fontaine vẫn giữ được sức
hấp dẫn đặc biệt với mọi người. Những bài học luân lí, đạo đức hay những câu
chuyện cười trong các sáng tác của ông luôn khiến người đọc ngạc nhiên và thích

thú.
Tiếp nhận những gợi ý từ những luận điểm trên, kết hợp với những phạm trù
của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát các tác phẩm thơ Ngụ ngôn La
Fontaine, chúng tôi sẽ cố gắng phần nào làm sáng rõ thế giới nhân vật trong thơ
ngụ ngôn của ông.
3.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontine để thấy được sự đa dạng,
phong phú của thế giới nhân vật trong tác phẩm.
4.

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu về La Fontine - Nhà viết ngụ ngôn tài ba của thế giới
- Mô tả phần nào thế giới nhân vật trong ngụ ngôn La Fontine
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1.
Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật trong ngụ ngôn của La Fontine
5.2.

Phạm vi nghiên cứu


6.


7.

-

Thơ ngụ ngôn La Fontine – Nhà xuất bản văn học, Nguyễn Văn Vĩnh

-

biên dịch.
200 Fables – bài ngụ ngôn La Fontine – Nhà xuất bản thế giới, Lê Trọng

Bổng chuyển thể thơ Việt.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống
Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận chia làm 2 chương:
Chương 1: La Fontine – nhà viết ngụ ngôn tài ba của thế giới
Chương 2: Thế giới nhân vật trong ngụ ngôn của La Fontine

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
LA FONTINE – NHÀ VIẾT NGỤ NGÔN TÀI BA CỦA THẾ GIỚI
1.1.
Khái quát về nhà văn La Fontine
1.1.1. Về cuộc đời
Jean de La Fontine (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695) là một
trong những nhà viết ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp và là đệ của quân dz, những bài

thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Theo Gustave Flaubert, ông là


nhà văn Pháp suy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi cuả ngôn ngữ Pháp
trước Victor Hugo.
Ông được sinh ra tại Château – Thierry trong một gia đình người quản lý
rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng được sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố.
Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú vui hoang dã. Học
xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng ở địa phương,
sống với những người dân lao động nghèo khổ.
Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontine. Người ta chỉ
biết rằng ông ta đã học tại trường Cao đẳng ở Château – Thierry cho đến năm thứ
ba, nơi mà ông đã học tiếng Latin, nhưng không phải là tiếng Hy Lạp. Vào năm
1641, ông thăm gia vào tu hội Oratoire, nhưng vào năm 1642 ông đã ra khỏi hội
tôn giáo này.
Ông tiếp tục học chuyên về luật, và tham gia thường xuyên vào hội những
nhà thơ trẻ: kỵ sĩ bàn tròn, nơi mà ông đã gặp Pellisson, Francois Charpentier,
Tallemant des Reaux. Vào năm 1649 Ông đã lấy được bằng luật sư tại quốc hộ
Paris, trong khi đó vào năm 1647 Cha là đệ của Quân dz của ông đã tổ chức cho
ông lễ cưới với Marie Héricart, và ở vào tuổi 24 ông đã có một đứa con tai tên là
Charles.
Năm 1664, Ông chuyển qua làm việc cho duchesse de Bouillon và duchesse
d’Orléans, La Fontaine chia sẻ thời gian làm việc của mình giữ Paris và ChâteauThierry. Đó là khi La Fontaine thực hiện những bước đầu tiên vào văn học bằng
một câu chuyện hoang đường “xử bắn l'Arioste”, Joconde. Sự viết lại này đã tạo
nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự do có thể làm phát triển
lối kể quân dz theo kiểu hoang đường, nơi mà bản viết nháp là cực kỳ chính xác.


Và hai bộ sưu tập về các câu chuyện tiếp theo sau đó, vào năm 1665 và năm
1666, La Fontaine lại tiếp tục dựa trên những kinh nghiệm có được, nhưng lần này

dưới dạng truyện ngắn, đây cũng là thời gian của đạo đức truyền thống, và thể loại
ngụ ngôn đã được chọn lựa và ra đời vào năm 1668 dành riêng cho Grand
Dauphin.
Năm 1669, La Fontaine đã thêm một thể loại mới vào hoạt động của ông ta,
bằng việc cho xuất bản cuốn tuyểu thuyết Tình yêu của Psyché và chàng trai trẻ:
trộn lẫn văn xuôi và thơ, một câu chuyện huyền thoại.
Năm 1672 cái chết của công tước Orléans, và lúc ấy cũng là lúc La Fontaine
gặp khó khăn về tài chính, và đã ở nhờ tại nhà của Marguerite de La Sablière trong
năm 1673.
Vào năm 1674, La Fontaine đã bắt đầu với một thể loại mới đó là opera hợp tác với
Jean-Baptiste Lully.
1.1.2.

Về sự nghiệp

Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã
khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự
thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài
cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái
bao la của ông đói với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên
và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích
gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác. Có lẽ vì vậy ông không được
vua Louis XIX của Pháp ưa thích.


La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện,
thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch, nhưng ông nổi tiếng thế giới với
tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm
1683.
Văn phong của La Fontaine giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa.

Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật với tài kể chuyện. Thơ ngụ
ngôn của nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước,
dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu
sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp.
La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và
cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông
già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma
sư tử, Hội đồng chuột,... Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các
tình huống của cuộc sống.
Nhà thơ kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà thơ ngụ ngôn trước ông
như Edov (Hy Lạp), Brabiux (Syria), Phedro (La Mã) và sáng tạo nhiều hình tượng
mới có tính chất thời đại.
Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La
Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã
hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.
La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và
ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc.
1.2.

Ngụ ngôn La Fontine


1.2.1.

Hoàn cảnh sáng tác

La Fontaine sinh ra tại Châuteau- Thierry trong một gia đình người quản lý
rừng. Mẹ mất sớm, La Fontaine chịu ảnh hưởng giáo dục đầy tự do và sâu rộng của
bố. Từ bé, ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã.
Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân khiến cho thơ

văn của ông sau này giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và thật sự tinh
tế, sinh động.
Thơ ngụ ngôn mang tính chất dân tộc sâu sắc của La Fontaine là biểu tượng
của nền văn hóa Pháp. Rất nhiều bài nổi tiếng được truyền tụng từ đời này qua đời
khác và trở thành điển hình cho các tính cách và những tình huống khác nhau của
cuộc sống: “Ve và kiến”, “Quạ và cáo”, “Chó sói và cừu non”, “Thần chết và lão
tiều phu”, “Con cáo và chùm nho”, “Gà trống và cáo”, “Ông già và các con”, “Gà
mái đẻ trứng vàng”, “Thỏ và rùa”, “Chó thả mồi bắt bóng”, “Đám ma sư tử”, “Hội
đồng chuột”...
La Fontaine kế thừa truyền thống sáng tác của các nhà ngụ ngôn trước ông
như Ésope, Phèdre, ngạn ngữ của người Hindu hay truyện phương Đông và sáng
tạo nên nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại. Ông dùng hình ảnh loài vật giỏi
như một nhà thiên nhiên học. Qua hình ảnh loài vật, ông đã biến thơ ngụ ngôn của
mình thành những “vở hài kịch có cả trăm hồi khác nhau” mô tả mọi cung bậc tình
cảm, đam mê, hoàn cảnh và ngành nghề của con người.
Mỗi bài ngụ ngôn của ông gồm hai phần: phần chính giống như một màn
kịch nhỏ có thắt nút, cởi nút và phần rút ra bài học thường chỉ là một vài câu ngắn
gọn. Dưới ngòi bút của ông, các con vật như sư tử, hổ, báo, cáo, gà, mèo,
chuột... được nhân cách hóa, cũng biết yêu, ghét, thiện hoặc ác.


Vì đặc trưng của xã hội Pháp thời La Fontine sống với đủ mọi cung bậc,
tầng lớp với những mâu thuẩn bộc lộ bản chất của xã hội đó, từ tầng lớp người thấp
cổ bé họng đến những kẻ quyền cao chức trọng. Để lên án cho xã hội Pháp thời đó,
La Fontine đã xây dựng nên một xã hội loài vật trong Ngụ ngôn La Fontine, qua
hình ảnh những nhân vật đó Ông ca ngợi trí thông minh, lòng nhân hậu của người
lao động, phê phán thói kiêu căng của bọn quý tộc, thói đạo đức giả của giới tu sĩ
thái độ nịnh trên nạt dưới của bọn quan lại, tính hiếu danh, xu thời của tầng lớp tư
sản. Ví dụ như hình ảnh Vua - Sư tử trong ngụ ngôn của ông tượng trưng cho sự
tác oai, tác quái của giai cấp thống trị, còn hình ảnh Lừa, chó, mèo, gà, vịt, bồ câu

thì đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động cực khổ bị tầng giai cấp thống trị bốc
lột. Trong thơ La Fontaine, ngay cả những vật vô tri như cánh rừng, dòng suối
cũng có tiếng nói và tâm tình như con người khiến thơ ông ngoài tính chất phê
phán, chiến đấu còn mang tính trữ tình sâu sắc.
Chẳng hạn, qua câu chuyện “Bầy thú mắc bệnh dịch”, La Fontaine đã nói lên tấn
bi kịch luôn luôn diễn ra trong một xã hội mà kẻ nghèo hèn lúc nào cũng bị chèn
ép bởi đám người quyền quý gian manh, sẵn sàng dựng chuyện từ không thành có,
đưa kẻ thật thà mộc mạc vào chốn lao đao đau khổ nhằm mục đích được hưởng lấy
cảnh giàu sang quyền quý...
Trong câu chuyện “Đám ma sư tử”, La Fontaine muốn khuyên con người nên thận
trọng đề phòng kẻ khác và nên có ý thức rõ ràng về khả năng, tầm vóc của chính
mình. Hay qua truyện “Chó thả mồi bắt bóng”, chúng ta thấy được thói so bì ganh
tị chẳng những không đem lại kết quả gì mà còn làm hại bản thân; trong khi cuộc
đọ sức của “Sư tử và Muỗi” giúp chúng ta hiểu được trong cuộc sống không thể
chắc chắn ai mạnh hơn ai, nên chớ vội tự phụ và kiêu căng…
1.2.2.

Ý nghĩa của Ngụ ngôn La Fontine


Đọc ngụ ngôn của La Fontaine, độc giả nhỏ tuổi vô cùng thích thú với thế
giới nhân vật ngộ nghĩnh của ông: Chó, Mèo, Gà, vịt, Cáo, Sói, Sư Tử, Báo, Gấu,
Chuột, ếch, Nhái, Cò, Diệc, Thỏ, Rùa, Dê, Cừu,...; với những rừng cây, con suối,
những đồ vật vô tri, vô giác cũng biết nói năng, suy nghĩ như con người. Những
câu chuyện được kể lại bằng giọng vui tươi, hóm hỉnh với những bài học đạo đức
nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đọc mỗi tác phẩm, trẻ thường bắt chước các con vật
diễn trò theo các tình tiết trong truyện kể. Điều quan trọng là giáo viên cần giúp đỡ
để các em đi đúng hướng, biết đứng về phía người lương thiện chống kẻ gian ác;
người khiêm nhường chống kẻ hợm hĩnh; biết yêu, biết ghét để từ đó giáo dục các
em, cung cấp cho trẻ những bài học về luân lí, đạo đức, giúp trẻ nhận thức đúng thế

giới khách quan, học cách ứng xử phù hợp, đúng với chuẩn mực xã hội đề ra.
Ngoài những tác phẩm đã được đưa vào chương trình chính khóa, việc đưa Ngụ
ngôn La Fontaine vào kể trong các hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết, bởi toàn
bộ những bài ngụ ngôn của ông đều tràn đầy tình yêu với cuộc sống, với con
người, tình yêu với quê hương đất nước. Ông chỉ trích, phê phán, châm biếm, giễu
cợt những cái xấu xa, những thói hư tật xấu cũng là nhằm hướng tới xây dựng một
cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” (phỏng theo Ngụ ngôn La Fontaine) là
một ví dụ. Qua câu chuyện này, các em nhỏ đã thấy rằng ngoan ngoãn, nghe lời mẹ
dặn là một đức tính tốt. Dê là một loài động vật thường được nuôi thành bầy, sống
trên các trang trại. Ở câu chuyện này, tác giả đã đưa các em đến với một gia đình
nhỏ nhà Dê, chỉ có Dê mẹ và Dê con. Cũng giống như những bà mẹ khác, Dê mẹ
phải tần tảo kiếm sống để nuôi các con. Nhưng Sói xuất hiện, phá tan sự yên bình
trong cuộc sống của mẹ con nhà Dê. Sói nham hiểm và độc ác luôn là kẻ thù của
họ hàng nhà Dê. Để bảo vệ đàn Dê con trước nanh vuốt của kẻ thù, mỗi khi đi
kiếm ăn, Dê mẹ lại dặn dò các con rất cẩn thận và dạy các con một bài hát để làm


“ám hiệu” giúp các con nhận ra mẹ. Thế nhưng chó Sói lại nghe lỏm được lời dặn
dò của Dê mẹ. Điều gì đã xảy ra với lũ Dê con? Liệu sự ranh mãnh có giúp Sói mở
cửa vào nhà được không? Liệu các chú Dê bé nhỏ ấy có bị mắc mưu Sói hay
không? Câu chuyện đã khiến sự hồi hộp và lo lắng của các em lên đến đỉnh điểm.
Cuối cùng, chính sự ngoan ngoãn, thông minh, cảnh giác của những chú Dê con đã
khiến Sói phải chịu thất bại. Con đường đi tới triết lí của Ngụ ngôn thường là
thông qua sự phê phán, phủ nhận rồi rút ra kết luận. Những bài ngụ ngôn của La
Fontaine cũng không nằm ngoài đặc trưng đó. Răn dạy bằng mặt trái của cuộc
sống, bằng sự phê phán sai lầm của người đời, chỉ ra cho trẻ thấy những sai lầm
trong nhận thức và hành động sẽ dẫn tới sự thất bại chua cay; Ngụ ngôn La
Fontaine đã tạo ra một sự cuốn hút, một sự thuyết phục khá mạnh đối với trẻ em.
Bài Con gà đẻ trứng vàng đề cập đến vấn đề sai lầm trong nhận thức; từ đó

dẫn đến hành động sai lầm mà hậu quả thì tai hại không thể lường trước được.
Truyện kể rằng: Một anh chàng có con gà quý, mỗi ngày nó đẻ cho anh một quả
trứng vàng. Những tưởng rằng anh sẽ vui lòng với món quà quý giá đó và cùng với
thời gian thì anh sẽ giàu lên. Nhưg không, do nhận thức sai lầm, lòng tham đã làm
cho anh ta mù quáng nên tưởng rằng trong bụng Gà là cả một kho vàng, anh ta đã
giết phăng gà đi để lấy ngay kho báu ấy ra, mong mình được giàu nhanh chóng.
Kết quả là Gà chết mà trứng quý cũng chẳng còn. Câu chuyện được xuất phát từ
một vấn đề được hư cấu và bài học đưa ra có tính khái quát cao. Kinh nghiệm thực
tiễn đã nâng lên thành kinh nghiệm triết học: Quá trình chuyển biến của các sự vật
– hiện tượng trong thế giới khách quan luôn tuân theo một quy luật nhất định, phù
hợp với những điều kiện nhất định. Mọi hành động nôn nóng, đốt cháy giai đoạn
đều dẫn đến những thất bại bi thảm. Bài học này đâu chỉ dành riêng cho anh hám
lợi giết gà mà dành cho tất cả mọi người trong những công việc khác. Ngoài
những bài học về giáo dục nhận thức thì Ngụ ngôn La Fontaine còn đặc biệt phê


phán, lên án những thói hư, tật xấu của con người, từ đó giúp người đọc rút ra
những bài học về tư tưởng đạo đức. Đó là sự kiêu ngạo, hợm hĩnh, lười biếng, khoe
khoang, khoác lác, ưa phỉnh nịnh..... Tuổi nhỏ, các em thường hiếu thắng, thích
được khen ngợi, lại luôn đề cao mình. Người lớn cần có thời gian để uốn nắn các
em biết sống khiêm nhường, cởi mở, hòa đồng nhưng không hợm hĩnh. Những thói
xấu đó được tác giả châm biếm qua hình ảnh một con Cáo đói meo lủi thủi tránh xa
khỏi giàn nho có những chùm quả chín mọng, đỏ chót mà miệng vẫn lẩm nhẩm chê
bai: “Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu” (Con Cáo và giàn nho).
Hay bài “Hai con Dê cái” không chỉ là chuyện riêng của loài vật mà cũng là
lời nhắn nhủ đến những ai tham lam, hợm hĩnh. Với trẻ em, bài học thật dễ hiểu:
hãy biết kính trên nhường dưới, cần biết nhường nhịn nhau, không nên tranh giành
đồ với bạn bè, đặc biệt là các em nhỏ.
Trong lao động, thói lười biếng thật đáng chê trách, một người nông dân lười
biếng – lười làm việc, lười suy nghĩ, tính toán thì chắc chắn sẽ không gặt hái được

một vụ mùa bội thu; một nhà khoa học lười nghiên cứu thì làm sao có được những
phát minh phục vụ cho đời sống con người…. Trong thực tế, trong con mắt của
mọi người, kẻ lười biếng, người lao động cần cù, chăm chỉ có vị thế khác nhau
nhiều. Trong bài Con ve và con kiến ai cũng quý trọng con Kiến bé nhỏ, hiền lành,
chăm chỉ lại biết lo phòng xa cho lúc gặp bất trắc, khó khăn. Chắc chẳng ai có thể
thương được con Ve lười biếng suốt ngày rong chơi. La Fontaine còn có những bài
đề cao, ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người mà giáo viên có thể xen kẽ
đưa vào kể trong các tiết hoạt động ngoại khóa để giáo dục trẻ. Giáo dục lao động,
ông có bài ngụ ngôn rất hay Người nông phu và các con hay Ông cụ già và ba
người trai trẻ. Sự chăm chỉ, cần mẫn, hăng say được coi là chìa khóa để đạt được
kho báu vàng. Ngoài ra, vấn đề giáo dục tình cảm cũng là vấn đề quan trọng, La


Fontaine cũng đưa khá nhiều bài đề cập đến tình cảm gia đình, tình anh em, tình
cảm bạn bè….
Bài Bồ Câu và Kiến kể về việc Bồ Câu và Kiến đã giúp đỡ nhau trong hoàn
cảnh hiểm nguy. Kiến chẳng may sa xuống suối, sắp chết đuối thì được Bồ Câu thả
một cành cây nhỏ xuống cứu. Lòng nhân từ của Bồ Câu đã giúp Kiến thoát nạn.
Rồi bồ Câu lâm vào cảnh hiểm nguy, trở thành mồi của gã đi săn. Thấy vậy, Kiến
đã đốt vào gót chàng thợ săn khiến chàng giật mình. Nghe động, Bồ Câu bay đi và
thoát nạn. Trẻ dễ dàng nhận thấy việc giúp người khác là một việc nên làm. Khi
giúp người, ta chẳng mong được đền ơn, nhưng người đã giúp ta thì ta không thể
nào không nhớ (Sư tử và Chuột nhắt).
Bài Cáo và Cò chê trách con Cáo xấu chơi, nó mời Cò ăn cháo trong đĩa. Mỏ
Cò dài mà cháo lại loãng nên nó không ăn được, gã Cáo xấu bụng được một phen
đắc thắng vì đã lừa được bạn mình. Nhưng rồi vào một dịp khác, Cò mới Cáo đến
dự tiệc. Cò đựng đồ ăn của Cáo trong chiếc bình cổ cao, miệng nhỏ. Than ôi! Cái
mõm to bè của Cáo làm sao thò vào bình mà ăn được; thế là Cáo phải tức tối vác
bụng về không. Kết cục của câu chuyện làm bật lên tiếng cười khoái trá. Chắc chắn
những độc giả nhỏ tuổi sẽ cảm thấy rất vui sướng vì con Cáo xấu bụng đối xử

không tốt với bạn bè rồi cũng có lúc biết được thế nào là “gậy ông đập lưng ông”.
Tuy nhiên, phê phán những thói hư, tật xấu để rút ra kết luận về tư tưởng, đao đức
vẫn chiếm ưu thế hơn trong các bài Ngụ ngôn La Fontaine. Giáo dục tình cảm cho
mọi người, dạy các em biết phân biệt cái Thiện, cái Ác để cho họ biết yêu, biết
ghét là rất quan trọng.
Bài Chó Sói trá hình Chăn chiên kể về một con Sói gian tham định bắt cả
đàn Cừu ăn thịt. Lợi dụng lúc mục đồng và chó chăn Cừu ngủ, nó đóng giả người
chăn cừu, định lùa đàn gia súc về hang. Thế nhưng:
“Có ngờ đâu hỏng việc tỏng tòng tong


Không làm sao mạo giọng mục đồng
Nó vừa ông ổng, cả khu rừng vang giật
Thế là lộ toạc mưu mô bí mật
Tất cả choàng lên vì tiếng rú inh tai
Nào chiên, nào chó, nào ngƣời
Con sói khốn trong cơn lộn xộn
Vướng áo choàng, không thể nào chạy trốn
Cũng không còn biết chống cự vào đâu”
(Chó Sói trá hình Chăn chiên)
Chó Sói đã phải trả giá đích đáng về hành động của mình. Câu chuyện trên
cho thấy lũ gian ác bạo tàn dù nhiều mưu ma, quỷ quyệt đến đâu rồi cũng sẽ gặp
thất bại khi đụng độ với những người dân chân chính, thông minh, dũng cảm.
Tiếng cười bật ra khoái trá, hả hê. Bọn gian ác tất bị trừng trị, người lương thiện
giành chiến thắng là điều tất yếu, phù hợp với chân lí: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp
ác”.
Qua những câu chuyện như vậy, giáo viên gợi mở để các em hướng tới các
thiện, biết đồng tình, ủng hộ, yêu mến những con người lương thiện, những việc
làm tốt, những nhận thức đúng đắn về con người; biết căm ghét bất công, lên án,
đấu tranh với những hành động bạo ngược, đè nén, áp bức quần chúng, từ bỏ cái

xấu, cái ác, hình thành “bản tính thiện” trong mỗi trẻ em. Việc giáo dục nhận thức,
giáo dục tình cảm cho các em không thể thực hiện trong gày một ngày hai với một
vài tác phẩm văn chương hoặc một vài vốn sống, vốn kinh nghiệm ngoài đời. Đó là
cả một quá trình lâu dài gắn với quá trình học tập và cuộc sống của mỗi con người.
Người giáo viên mầm non chú ý bồi đắp, giáo dục cho các em sẽ giúp hình thành
nên những thế hệ tương lai có đủ phẩm chất và năng lực trong công việc, trong
cuộc sống, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện nay. Những con vật trong
ngụ ngôn La Fontaine luôn có sức cuốn hút kì lạ với các em. Giáo viên nên chọn


lọc những tác phẩm phù hợp để giới thiệu tới trẻ, góp phần giúp các em hướng tới
cái Đẹp, cái Thiện, cái chân thật như con người La Fontaine vậy.

CHƯƠNG 2:
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGỤ NGÔN LA FONTINE
2.1. Các loại nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontine
Các nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontaine vô cùng phong phú và đa dạng, có
con người, có thần thánh, có đồ vật, con vật, cây cối ... Tất cả các nhân vật này qua
ngòi bút La Fontaine đều trở thành diễn viên trên sân khấu cuộc đời:
“Một tấn trò cười rộng lớn
Với trăm màn đổi khác
Mà sân khấu là cả thế gian...”
Dù nhân vật là người hay không phải là người thì đều hướng tới mục đích
cuối cùng là để nói chuyện người, như chính tác giả đã khẳng định: “Tôi dùng loài
vật để dạy người đời”. Có thể chia thế giới nhân vật của ngụ ngôn La Fontaine ra
làm ba loại, đó là loại nhân vật là con người; loại nhân vật là loài vật (đồ vật, con


vật, cây cối), loại nhân vật là thần thánh. Trong đó giống như đặc trưng của thể loại
ngụ ngôn, nhân vật chiếm đa số vẫn là nhân vật loài vật.

2.1.1 Nhân vật là con người
Trong Ngụ ngôn La Fontaine, nhân vật con người xuất hiện khá ít. Khi đề
cập đến loại nhân vật này, tác giả không chỉ đích danh một con người, hay một
tầng lớp nào trong xã hội, dường như ông muốn hướng tới con người với ý nghĩa
chung nhất, đó là con người của cuộc đời. Nhân vật là con người trong Ngụ ngôn
La Fontaine vì thế mà cũng đa dạng vô cùng, đủ hạng người, đủ tầng lớp, nghề
nghiệp, đủ các thành phần, các giai cấp trong xã hội: Từ những người cùng khổ
như bác nông dân, bác tiều phu, anh thợ khóa đến những kẻ giàu có; từ những
người thấp cổ bé họng đến những người quyền cao chức trọng; hay có khi chỉ
khiêm tốn là những bộ phận trên cơ thể người như Lưỡi, Dạ dày (Chân tay và dạ
dày),...Chính sự tham gia đóng góp của con người đã làm nên nét độc đáo trong
Ngụ ngôn La Fontaine, tạo nên sự phong phú đa dạng của thế giới nhân vật trong
Ngụ ngôn La Fontaine (không chỉ có các nhân vật là loài vật như trong các truyện
ngụ ngôn xưa nay). Gắn mình vào cuộc sống thực tiễn, ông đã khám phá ra được ở
đây cái bản chất của con người, của thời đại và dựng nó lên như một phòng triển
lãm mênh mông với những bức tranh khác nhau của xã hội đương thời. Những kẻ
thuộc giai cấp thống trị với hình dáng bề ngoài oai nghiêm, oai hùng, dũng mãnh
nhưng tâm địa độc ác, gian ngoan, hống hách, nham hiểm... và cũng có cả sự ngu
dốt nữa:
“Bọn quan tác phúc tác uy trong triều
Dùng mọi thủ đoạn đặt điều
Làm vua suy nghĩ trái chiều
Về người đã có rất nhiều công lao
Và chân thành trước sau như một,


Rồi nghi ngờ bác hốt của công.
Âm mưu, gợi ý đi cùng:
Những kẻ mà bác đã từng ra tay
Làm thua lỗ thì nay buộc tội.

Của mọi người – chúng nói – bị ngài
Tước đoạt xây riêng lâu đài.”
(Bác chăn chiên và đức vua)
Còn những người thuộc giai cấp bị trị, thấp cổ bé họng thường có bề ngoài nhỏ bé,
yếu ớt, có lòng trung hậu, trí thông minh và lòng dũng cảm nhưng không phải
không có những thói xấu như ích kỉ, ghen tỵ, tham lam.... Bài thơ Hai người tranh
nhau con sò đã vẽ lên cảnh kiện tụng - một hiện tượng phổ biến trong xã hội bấy
giờ:
“Kiện tụng xưa nay tốn kém to,
Chẳng qua đục nước chỉ nuôi cò,
Mới hay gan ruột quan moi hết,
Trơ lại còn đôi cái vỏ sò!
Đồng thời đây cũng là bài học cho những kẻ tham lam, ích kỉ, hiếu thắng:
Cầm sò quan đứng quan nhìn,
Tách đôi mảnh vỏ hút liền ruột trong.
Khi quan vừa nuốt trôi xong,
Ngài bèn lên giọng
Bao Công phán truyền:
Xử cho bên bị, bên nguyên,
Quân phân đôi vỏ, hai bên xử hòa
Còn tiền phí tổn thì tha.”
Rồi anh chàng trong Con gà đẻ trứng vàng cũng là tấm gương soi cho những
những kẻ tham lam, ngu dốt, không muốn làm mà muốn giàu có ngay:
“Mỗi hôm gà nọ đẻ rơi trứng vàng.


Chủ ngỡ có bảo tàng trong bụng,
Mổ phăng ra chắc cũng mau giàu.
Ai ngờ có cóc chi đâu,
Gà thường cũng vậy, khác nhau chút nào,

Chủ biết dại, kêu gào tiếc của;
Làm gương soi cho đứa tham tâm,
Mới đây có kẻ nghĩ lầm,
Được mười lại muốn có ngay trăm nghìn.
Trơ ra hết nhẵn ngồi nhìn.”
Hay hai bác lái trong Con gấu và hai bác lái để lại cho những kẻ bất tài,
hợm hĩnh, lười làm, chuyên ngồi “đếm cua trong lỗ” một bài học xương máu:
“Da gấu kia hễ chưa bắt được
Chớ vội đem kết ước bán đi.”
Trong xã hội cũng không thiếu những người luôn mong chờ những ảo tưởng
hão huyền mà không nhìn vào thực tại để rồi như Cô Bê - rét trong Chuyện cô
hàng sữa:
“Cô Bê-rét nói rồi cũng nhảy;
Sữa đổ nhào hết thảy còn chi:
Nào bò, nào lợn, nào bê,
Nào gà, nào trứng cùng đi đằng đời.”
Có thể nói, con người trong Ngụ ngôn La Fontaine đã đem những bài học
luân lí, đạo đức đi vào lòng người đọc một cách tự nhiên. Đó là bài học về lao
động mà người đi trước muốn nhắc nhở các con, cháu (Lão nông và các con; Ông
cụ già và ba người trai trẻ...). Bài Lão nông và các con là một minh chứng rất rõ:
Một bác nông dân lúc hấp hối đã rất mực không ngoan khuyên dạy các con “lao
động là vàng”. Yêu lao động là đức tính đáng trân trọng ở người nông dân. Chính
nhờ sức lao động mà các con ông đã trở nên giàu có và sung túc, và điều quan
trọng là họ đã biết yêu lao động. Từ trong lao động, La Fontaine đã hiểu được con
ngừơi lao động, hiểu nỗi vất vả, cùng quẫn của họ (Thần Chết và lão tiều phu).


Con người luôn có khát vọng sống mãnh liệt khi đứng giữa ranh giới của sự sống
và cái chết, ngay cả khi họ lâm vào tình thế khó khăn nhất, bi đát nhất. Hay bài học
dành cho những kẻ hà tiện, keo kiệt (Đống của với hai người), không nên mê tín,

theo các thày lang (Các thầy lang)...cũng dễ dàng được tiếp nhận Con người trong
Ngụ ngôn La Fontine luôn chiếm vị trí trang trọng, có tính cách cụ thể. Mọi đức
tính tốt, xấu của con người đều được ông khai thác nên những câu chuyện của ông
luôn hấp dẫn người đọc. Ông đã dùng ngòi bút của mình để quất mạnh vào chế độ,
vào những thói hư tật xấu của đủ mọi hạng người trong xã hội. Những câu chuyện
đời thường của ông đã giúp mọi người nhẹ nhàng thấy: Những tính xấu của con
người thường chỉ đem lại tai họa, đồng thời đó cũng là khúc ca khích lệ đạo đức
trong sáng, ngợi ca lao động, tình yêu thương cùng khát khao tự do như nền tảng
của nhân phẩm con người.
2.1.2 Nhân vật là loài vật
La Fontaine sáng tác ngụ ngôn với phương châm: “Tôi dùng loài vật để nói
chuyện loài người”. Chính vì vậy, đúng như đặc trưng của thể loại ngụ ngôn số
đông các nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontaine là loài vật, chiếm tỉ lệ khoảng
66,7% ( xin xem bảng khảo sát). Loài vật trong Ngụ ngôn La Fontaine gồm cả:
thú, chim, cá, côn trùng, cây cối... Hầu hết các bài Ngụ ngôn La Fontaine đều có
sự xuất hiện của các con vật. Nhìn bề ngoài, các con vật trong Ngụ ngôn La
Fontaine cũng giống như các con vật trong truyện cổ tích về loài vật. Chúng cũng
nói năng, ứng xử và có tâm tính như con người. Đó là những con vật quen thuộc,
gần gũi với con người như: Chó, Mèo, Gà, Vịt, Bồ câu... hay những con vật của
chốn rừng xanh như: Cáo, Sói, Sư Tử, Dơi..., và có cả những con côn trùng nhỏ bé
như: Kiến, Muỗi, Ve.... Các con vật trong Ngụ ngôn La Fontaine không có tên cụ
thể, chỉ là tên của loài nhưng lại mang những đặc trưng tính cách của loài vật đó:
con Hổ thì hung ác, con Cáo thì ranh mãnh, con Lừa ngu si, con Chuột láu cá.....


Sư Tử, Sói, Cáo là 3 nhân vật đựơc xuất hiện nhiều lần trong Ngụ ngôn La
Fontaine. Chúng đại diện cho giai cấp thống trị tàn bạo, xảo quyệt, độc ác, chuyên
quyền trong xã hội Pháp thời bấy giờ. Là chúa tể của vùng rừng núi, đồng cỏ, Sư
Tử bộc lộ được tính cách độ lượng kiểu bề trên (Sư Tử và chuột nhắt); có tài quân
sự, có tầm nhìn bao quát, thông minh, sâu sắc (Sư Tử xuất quân; Sư Tử và người

đi săn). Hình tượng Sư Tử trong Ngụ ngôn La Fontaine còn đại diện cho những giá
trị lớn của một đức tính, một vấn đề mà ai cũng phải kính nể, khiến những kẻ hợm
hĩnh luôn ảo tưởng được “ăn cắp” lốt để lừa bịp người khác (Lừa đội lốt Sư Tử).
Vì được coi là chúa tể của muôn loài, Sư Tử sống phè phỡn trên sự đói khổ của
loài khác; đã vậy nó còn luôn dùng uy lực của mình để bắt nạt kẻ yếu (Bò cái, Dê
cái, Cừu cái lập hội với Sư Tử). Sư Tử luôn muốn bành trướng thế lực khiến
muôn dân phải khổ (Triều đình vua Sư Tử). Sư Tử có thói ngông nghênh, kiêu
căng nhiều khi lại khiến nó bị chuốc vạ vào thân (Sư Tử và con Muỗi mắt). Nó
cùng với bè lũ tay chân thiết lập một chế độ chính trị hà khắc, bất công, che đậy
bằng những trò bịp bợm, xảo trá (Các loài vật bị bệnh dịch hạch). Thế nhưng đôi
khi nó lại tỏ ra ngây thơ, ngốc nghếch si tình đến mức mu muội, mù quáng bỏ hết
cả nanh vuốt rồi chịu chết (Chàng Sư Tử si tình). Ngoài Sư Tử, chúng ta không
thể không nhắc tới những nhân vật – con vật đại diện cho giai cấp thống trị, bè lũ
triều thần của vua – lũ quý tộc ăn bám, độc ác, bất nhân, nịnh trên, nạt dưới mà
hình ảnh tiêu biểu là Sói và Cáo. Có lẽ bởi Sói và Cáo đều là những con vật thuộc
loài ăn thịt và đều là lũ xảo quyệt. Con chó Sói là nỗi kinh hoàng của đàn gia súc,
gia cầm, là sự căm ghét truyền đời của bọn chó chăn Cừu. Nó là những tên cướp
chuyên dùng sức mạnh để cướp đoạt miếng mồi và đôi khi nó còn ranh mãnh, tinh
ma (Chó sói, Dê mẹ và Dê con). Với loài Sói, việc sử dụng bạo lực để săn mồi là
thường xuyên hơn cả. Còn Cáo cũng là loài vật ăn thịt nhưng con mồi của nó
thường là những con vật nhỏ bé như Gà, Thỏ..., thức ăn mà Cáo đặc biệt ưa thích là
các loài gia cầm. Tuy nhiên những con vật này thường được bảo vệ sau cánh cửa


chuồng gia súc, gia cầm vững chắc, được Chó canh chừng cẩn thận nên Cáo trở
thành kẻ ăn cắp. Vì lẽ đó mà Cáo luôn ranh ma, tinh khôn, xảo quyệt để kiếm vừa
kiếm được ăn mà vẫn thoát được mũi tên, viên đạn hay gậy gộc của con người.
Cáo luôn sẵn sàng trở thành tên cướp đối với những kẻ yếu hơn. Sói và Cáo là hai
con vật xuất hiện với tần số lớn trong Ngụ ngôn La Fontaine và đa phần đều là
nhân vật chính. Có thể thấy rằng loại người mà hai con vật này đại diện được tồn

tại song song nhưng giữa chúng cũng có những mâu thuẫn khó có thể dung hòa với
nhau. Tùy theo đặc tính của từng loài mà mặc dù chúng cùng đại diện cho gia cấp
thống trị, chúng lại tiêu biểu cho những loại người khác nhau. Vì vậy, trong từng
bài, chúng được dùng làm biểu tượng cho một nội dung, một ý tưởng mà tác giả
muốn bày tỏ. Con Sói (Chó rừng), một trong những con thú rừng dũng mãnh mà ít
dùng mưu mẹo được đại diện cho tầng lớp quý tộc nông thôn, quý tộc tỉnh lẻ vì
bản tính cục cằn, thô lỗ, hống hách, tham lam và ngu xuẩn (Con sói và chàng thợ
săn). Sói còn có bản tính hung tàn, ỷ mạnh, hiếp yếu (Chó Sói và Cừu non) và
cũng thích được phỉnh nịnh, lại còn bịp bợm, vong ân bội nghĩa (Con chó rừng và
con Cò). Nó là kẻ cướp nhưng cũng sẵn sàng trở thành một kẻ lừa gạt khi có cơ hội
(Họ sói và họ cừu). Tuy nhiên vẫn có lúc Sói bộc lộ sự khờ khạo, tin vào lời của
bà mẹ dọa con (Chó sói, bà mẹ và đứa con), thậm chí ngu ngốc đến mức không
biết tính toán, không biết tận dụng cơ hội, miếng mồi có trong tay lại để tuột mất
(Chó rừng và chó giữ nhà còm). Đôi khi Sói còn được dùng làm biểu tượng cho
con người có khát vộng sống tự do, tuy thanh bần vất vả nhưng thanh thản, không
luồn cúi, xu nịnh, không phải lo lắng những cạm bẫy, gièm pha, những mối nguy
hiểm (Chó rừng và chó giữ nhà).
Khác với Sói cả về hình dáng lẫn tính cách, Cáo (hồ ly) toát lên vẻ gian
tham, quỷ quyệt có trí tuệ. Nó được sử dụng như một hình tượng tiêu biểu cho bọn
quý tộc chốn cung đình. Nó thích hợp với vai trò cận thần được sủng ái của vị chúa


tể chuyên quyền, độc đoán nhưng ưa phỉnh nịnh. Nó có đầy đủ những tính cách
tiêu biểu của giai cấp thống trị: nịnh trên, nạt dưới, gian tham nhưng khôn khéo,
nham hiểm và xảo quyệt (Quạ và Cáo). Cáo là đại diện cho những kẻ vong ân bội
nghĩa (Cáo và Dê); khoác lác, hợm hĩnh (Con Cáo và giàn nho, Mèo và Cáo). Tuy
nhiên cái ác không bao giờ thắng mãi. Tính khôn vặt của Cáo đôi khi cũng phản lại
nó, khiến nó nếm mùi thất bại khi vấp phải trí thông minh, sắc sảo của loài vật
khác (Gà trống và Cáo; Cáo và Cò). Trong Ngụ ngôn La Fontaine, sự tinh ranh
của Sói và Cáo cũng chính là thế mạnh của loài vật này. Chúng được đề cao vì có

nhận thức sâu sắc, biết đánh giá đúng sự vật, sự việc một cách khách quan mà
không nhìn phiến diện, dựa vào bề ngoài sự vật (Chó Sói và bức tượng; Chàng
cáo và bức tượng bán thân). Ngoài Sư Tử, Sói, Cáo là những nhân vật đại diện
cho giai cấp thống trị còn có các con vật khác đại diện cho tầng lớp nhân dân, giai
cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, tiểu thương...Đại diện cho họ là những con vật
hiền lành, nhỏ bé, những con mồi bị các loài thú dữ săn đuổi như: Lừa, Thỏ, Cừu,
Gà, Dê, Ếch... Dưới gánh nặng chuyên chế, những con vật nhỏ bé, hiền lành ấy chỉ
còn biết chịu đựng, không dám phản kháng (Các loài vật phải bệnh dịch hạch, Bò
cái, Dê cái, Cừu cái lập hội với Sư Tử). Bị đè nén, áp bức bóc lột, với những thủ
đoạn nham hiểm của kẻ thống trị, của quyền thần tôn giáo, người dân trở thành
những con Cừu khờ dại, cả tin dưới nanh vuốt chuyên chế. Xã hội cũ đã tạo nên
bầu không khí nghẹt thở làm cho người dân luôn sống trong cảnh hoang mang, lo
sợ:
“Bị nỗi sợ ngày đêm
Làm cho hao mòn thêm.”
(Thỏ rừng và Ếch nhái)
Người ta lo sợ đến mức không còn muốn sống, để được yên thân chỉ còn
một con đường đó là cái chết. Thế nhưng trên đường đến với cái chết, họ lại thấy
nhiều kẻ khác sợ mình (Thỏ rừng và Ếch nhái). Tính nhát sợ được chế độ tạo nên


đã tiêu diệt ý chí phản kháng và khát vọng tự do của họ, làm cho cho người ta chỉ
biết cúi đầu tuân phục. Tuy nhiên không phải hoàn toàn là như vậy, trong xã hội
vẫn còn những người nung nấu trong trái tim khát vọng tự do, coi cuộc sống giàu
sang, nhưng lụa là tù ngục (Chó rừng và Chó giữ nhà còm, Chuột thành thị và
Chuột đồng). Chó rừng sống tự do trong rừng rú, chuột sống ngoài đồng tuy không
no đủ nhưng không bị phụ thuộc, không phải luồn cúi, nịnh bợ hay sống trong sự
bất an, luôn phải đề phòng kẻ khác hoặc bị xích cổ. Trước những rối ren, phức tạp
của xã hội, những người lao động trong nhân dân cũng nảy sinh ra biết bao tính
xấu. Có những kẻ mưu mô, hiểm độc, sống bất lương, bất chấp luân thường đạo lý

như Ếch trong bài “Ếch và chuột”; hay có những kẻ ảo tưởng hão huyền, khoe
khoang, hợm hĩnh (Con nhái muốn to bằng con bò; Con lừa mang hòm sắc),
khoác lác học đòi (Sáo mượn lông công). Không chỉ có con vật, cây cối trong thơ
ông cũng trở thành nhân vật chính. Đó là cây Sồi cao lớn, hiên ngang, thân cứng
cáp và cành to khỏe, với cây Sậy nhỏ bé khiêm nhường, chỉ cần một cơn gió nhẹ
cũng lung lay. Kẻ to lớn thường vênh váo, cậy mình và tự đắc còn những kẻ nhỏ bé
lại khiêm nhường. Và tất nhiên những tính xấu của con người luôn mang lại tai họa
(Cây Sồi và cây Sậy). Cả những vật vô tri vô giác cũng bật lên tiếng nói trong Ngụ
ngôn La Fontaine. Chúng cũng suy nghĩ, hành động, cũng sống cuộc sống của con
người (Vò đất và vò sắt; Núi đẻ).
Dưới ngòi bút của La Foatine, mọi vật đều có hồn, đều được tác giả thổi vào
một luồng sinh khí mới để đề cập đến một trải nghiệm trong cuộc sống mà La
Fontaine muốn gửi gắm đến người đọc. La Fontaine thật sâu sắc khi nhận thấu
được cái xấu xa của xã hội và bản chất của nó. Ông đã xây dựng hệ thống nhân vật
là loài vật với đầy đủ những tính cách đặc trưng của xã hội loài người. Những câu
chuyện về loài vật trong thơ ông cũng chính là những câu chuyện, những bài học
kinh nghiệm sâu sắc cho con người (Rùa và Thỏ, Ve sầu và Kiến, Hai con la...).


×