Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vắc xin trong phòng bệnh cho vật nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.93 KB, 3 trang )

Vắc xin trong phòng bệnh cho vật nuôi

Hiện nay vấn đề lựa chọn vắc xin và cách cấp vắc xin cho gia súc, gia cầm ở trại chăn nuôi chưa được
thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này đã gây thiệt hại rất nhiều trong công tác phòng chống
dịch bệnh…


1. Khái quát về vắc xin
- Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh cần
phòng. Trong vắc xin có 2 thành phần:
+ Kháng nguyên (là thành phần chủ yếu): gồm có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm
yếu đi.
+ Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại
lâu trong cơ thể, tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở vật nuôi. Thường dùng là keo phèn (gọi là vắc
xin keo phèn), dầu khoáng, dầu thực vật (gọi là vắc xin nhũ hóa).
2. Phân loại vắc xin
1. Vắc xin nhược độc (vắc xin sống nhược độc)
- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm
cho cơ thể nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh
thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên.
- Có nhiều cách để làm giảm độc lực của vi khuẩn hoặc virut
+ Nuôi cấy trong những điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42 °C hoặc trong môi
trường CO , nuôi vi khuẩn lao trong môi trường có mật bò)
+ Làm khô môi trường sống của vi khuẩn hoặc virut (vắc xin dại Pasteur)
+ Để cho vi khuẩn già đi (vắc xin tụ huyết trùng của Pasteur)
+ Tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên (vắc xin nhược độc dịch tả trâu bò qua
thỏ hoặc qua lợn, vaccine nhược độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê)
+ Tiếp đời qua thai, trứng (vắc xin Newcastle, vắc xin dịch tả vịt, vắc xin đậu gà)
+ Ngoài ra còn có một số vắc xin được chế từ các chủng mầm bệnh nhược độc tự nhiên (vắc xin
Newcastle V4 chịu nhiệt, vắc xin bệnh Marek)
- Các vắc xin nhược độc có khả năng gây miễn dịch tốt hơn vắc xin vô hoạt. Vắc xin virut nhược độc


thường gây miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những
loại vắc xin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển
hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.
2. Vắc xin vô hoạt (hay còn gọi là vắc xin chết)
- Là loại vắc xin được chế từ vi khuẩn, virut đã bị giết chết. Đây là loại vắc xin an toàn, ổn định và dễ sử
dụng, nhưng hiệu lực thường kém và thời gian sử dụng ngắn.
- Sử dụng các tác nhân vật lý để giết chết vi khuẩn hoặc virut (tia cực tím, các chất hóa học như axit
phenic, formol, crystal violet,... )
- Gồm các loại vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, vắc xin ung khí thán...
3. Nguyên tắc dùng vắc xin khi tiêm phòng
Dùng vắc xin chủ yếu là phòng bệnh và sau khi tiêm vắc xin một thời gian nhất định heo mới có khả
năng tự miễn dịch, vì vậy khi tiêm vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:
- Đối tượng tiêm phòng
+ Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm
phát sinh theo mùa.
+ Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vắc xin đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng
kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì
bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh
nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vắc xin (nhưng ở vị trí khác
nhau trên cơ thể).
+ Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vắc xin chết.
+ Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30
ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
+ Vắc xin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
- Hiệu lực của vắc xin
+ Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vắc xin. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe
mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vắc xin cho những con đang
nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến
chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn). Cũng không nên tiêm vắc xin
virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).

+ Một số trường hợp khi tiêm vắc xin cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn
dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả
2




×