Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài dự thi tìm hiểu quan hệ lịch sử Việt Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.45 KB, 11 trang )

BÀI DỰ THI
Tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam”
CHỦ ĐỀ 5. Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân
tộc Việt – Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây
cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Tình đoàn kết và hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Lào từ lâu đã trở thành một
mối quan hệ thuỷ chung, trân quý và là niềm tự hào của hai quốc gia. Điều này
cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
''Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt Lào, hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”
(Trích Hồ Chí Minh toàn tập, 2002) 1
Mối tình sâu ấy khắc in bao dấu ấn, kỉ niệm ngợi ca tình hữu nghị cao đẹp của
hai nước dành cho nhau trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước
đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Từ những tháng năm khó khăn, gian khổ của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập
dân tộc, hai nước Việt Lào đã cùng nhau gắn bó, đùm bọc, “đồng cam cộng khổ”
thấm đẫm tình nghĩa anh em như những lời ca thật đẹp mà chân thật của tác giả
Vũ Việt Hùng khi nhớ về những tháng ngày chiến đấu tại Lào “Xiêng Khoảng
ơi, mong nhớ từng ngày, cánh đồng Chum gian nan chưa phai. Phu cụt ơi, một
thời đạn bom, một thời chia lửa, cọng rau, hạt gạo chia đôi” (Trích bài hát
Xiêng Khoảng – nỗi nhớ). Trong đó không thể không kể đến những câu chuyện
cảm động, tình cảm đáng quý giữa hai vị lãnh tụ: Chủ tịch Hồ chí Mính và Chủ
tịch Lào - Hoàng thân Xu-pha-nu-vông.


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Lào Xu-pha-nu-vông
(Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng online, 2011)2
Những ngày đầu tiên được diện kiến Chủ tịch của nước Việt Nam tại Hà Nội vào
năm 1945, Hoàng thân đã được Bác Hồ tiếp đón nồng hậu như người nhà. Rồi


đến những ngày ở chiến khu Việt Bắc, giữa Bác Hồ và Hoàng thân như hai
người bạn tâm giao lâu năm, cùng nằm chung trên sạp lán, cùng ăn chung cơm
rau gian khổ ở chiến khu; cùng chân đất vác cuốc đi trồng rau, trồng khoai tăng
gia sản xuất. Sau khi trở thành Chủ tịch nước, Hoàng thân vẫn nhiều lần kể lại
rằng “Cuộc tiếp kiến lần đầu tiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp tôi khẳng
định dứt khoát phải theo đuổi sự nghiệp cách mạng, đến với Đảng Cộng sản và
dấn thân vào công cuộc chiến đấu cứu dân, cứu nước Lào”.


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Lào Xu-pha-nu-vông
(Nguồn: Báo An Ninh Thế Giới online, 2009)3
Những bức ảnh đã nhuốm màu thời gian vẫn được lưu lại ghi dấu một mối thân
tình thắm thiết giữa hai vị lãnh tụ của hai nước Việt – Lào. Trong mỗi khoảnh
khắc ấy chất chứa những câu chuyện hết sức cảm động, những món quà dung dị
nhưng đầy thân thương.
Trong những trang hồi tưởng của con gái của chủ tịch Xu-pha-nu-vông có kể lại:
Đầu năm 1963, tại nhà 54 trong Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp
Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Thời điểm này,
Hà Nội trở lạnh vì gió mùa đông bắc tràn về. Nhìn thấy hai đồng chí không
quàng khăn trên cổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở tủ lấy ra hai chiếc khăn quàng
mới và nói: "Đồng chí Xu-pha-nu-vông và tôi tuổi cao, đã già, nên để hai khăn
quàng cổ mới này cho chúng tôi, mỗi người một cái". Nói rồi, Người tự tay tháo
chiếc khăn quàng ở cổ mình ra, trao cho đồng chí Cayxỏn Phômvihản, với lời
dặn thân tình: “Đồng chí Cayxỏn, Bác trao lại cái khăn này của Bác cho đồng
chí"4. Những câu nói chân tình đó như vẫn còn vang vọng đâu đây cùng lời dặn
con đầy nghĩa tình của Hoàng thân khiến bao người đọc bồi hồi xúc động:
“Hôm nay là ngày 19 tháng 5. Con đi mua hoa tươi, trái cây về để ta thắp
hương tưởng nhớ Bác Hồ”5.
Những câu chuyện ấy là những minh chứng sinh động cho tình cảm vô cùng
thiêng liêng giữa hai người con ưu tú của hai dân tộc Việt – Lào và trở thành

tượng đài bất tử trong lịch sử quan hệ của hai Đảng, hai nước, giống như lời Chủ
tịch Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã khẳng định “Tình hữu nghị Lào - Việt Nam
cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát thơm hơn
bất cứ đóa hoa nào thơm nhất”.
Không chỉ lãnh tụ của hai nước gắn bó keo sơn mà các cán bộ, chiến sĩ, nhân
dân hai nước cũng một lòng chung sức, cùng nhau vượt lên mọi chông gai thử
thách, trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có của quân dân Việt – Lào.


Đó là câu chuyện về người mẹ Kanchia mới 18 tuổi, đang nuôi đứa con đầu
lòng, vượt qua xấu hổ, vượt qua những điều cấm kỵ của phong tục dân tộc Lào,
nhường một phần sữa của con cho người lính tình nguyện Việt Nam bị kiệt sức
vì sốt rét và có thể mất mạng. Mẹ nói“Tôi nghĩ người Việt cũng như người Lào,
tôi thương đồng chí đó vì sợ nếu chết đi sẽ bỏ lại bố, mẹ, vợ, con ở quê nhà. Tôi
thương vì họ đều là bộ đội tình nguyện Việt Nam sang giúp Lào chiến đấu.
Trước đó, tôi cũng chưa từng biết đất nước Việt Nam ở chỗ nào, nhưng khi thấy
anh em Việt Nam sang giúp đất nước mình, tôi thương và yêu quý nên tôi quyết
định vượt qua mọi ái ngại và cho sữa”6.
Hơn nửa thế kỉ trước, những bà mẹ Lào vĩ đại như mẹ Kanchia đã cưu mang biết
bao đứa con Việt trên mỗi chặng hành quân trên đất nước Lào. Khi hoà bình lặp
lại, những người mẹ Lào lại một lần nữa cùng bộ đội Việt Nam đi tìm những
người con vẫn đang nằm lại trên đất nước này. Họ không sinh ra bộ đội Việt
Nam nhưng nghĩa tình và những hành động cao cả của họ dành cho quân tình
nguyện bộ đội Việt Nam thì “bao la như biển Thái Bình”.
Chiến tranh qua đi, những cái tên Mẹ Xổm Đi, mẹ Phẹt vẫn thường được quân
tình nguyện bộ đội Việt Nam nhắc đến trong công cuộc tìm đồng đội của mình
tại Lào. Mẹ Xổm Đi luôn dặn các con đi đào sắt vụn khi gặp di vật như bình
tông, tăng, võng... thì phải đào nhẹ tay, có lần đào được hài cốt của chiến sĩ, mẹ
nói “mẹ vui lắm, mẹ đã khóc vì tìm được các anh. Đã lớn tuổi rồi mà sao cả mấy
ngày sau đó mẹ cứ hồi hộp như thời con gái. Mẹ thương các anh vô cùng”. Còn

mẹ Phẹt nhà nghèo lắm nhưng có lần biết tin bộ đội Việt tìm mộ ở bản Àng, mẹ
Phẹt hằng ngày nấu xôi mang vào rừng cho bội đội, có chục trứng gà cũng
không bán mà dành cho bộ đội ăn cùng xôi7.
Những câu chuyện đi vào huyền thoại ấy đã bước qua biết bao tháng năm, bao
thế hệ, đến với những vần thơ, câu hát của các thi sĩ, nhạc sĩ Lào:
“Chiếc áo rách vai chúng mình chung mặc
Hạt muối cắn chung, trái ướt bẻ đôi


Nỗi buồn vui vì chung quý giọt mồ hôi
Ở trong tôi không biết tự thuở nào
Thấm máu anh những ngày đi đánh giặc”.
(Trích Hợp tuyển Văn học Lào, 1981)8
Hay
“Anh đi trước, gương sáng dân Lào soi
Đẹp tuyệt vời người đồng chí của tôi”.
(Trích Hai anh em sinh đôi - Văn nghệ 8/10/1966).
Thơ ca chịu sự rung động, đi vào tâm hồn người đọc bởi những ngôn từ sắc bén
mà chân thực tựa thước phim đến thế. Ấy là tấm chân tình của nhân dân Lào hay
cũng chính là tình đồng chí đầy keo sơn, đoàn kết như anh em máu thịt của họ
dành cho các chiến sĩ Việt Nam.
Bên cạnh những hành động cao cả đầy nghĩa tình của những người mẹ, người
dân Lào dành cho dân quân Việt sang Lào chiến đấu, cũng có không ít những
câu chuyện vô cùng xúc động và những ân tình sâu sắc của những người con
Việt dành cho quân dân Lào. Trong đó phải kể đến câu chuyện nữ y tá Việt cứu
sống tướng Lào.


Bài viết "Người tướng và nữ y tá: Chuyện cảm động của tình hữu nghị"
trên báo Vientiane Times về cô y tá Ngọc cứu sống vị tướng Lào Khăm Xỉ

trong chiến tranh (Ảnh: Ngọc Trang)
Chuyện được kể lại rằng, mùa đông năm 1972 vị tướng Lào mang tên Khăm Xỉ
được xác nhận bị sốt xét ác tính và được đưa vào nhà xác sau khi xác nhận là
tim đã ngừng đập. Nhưng sau khi hoàn thành công việc, linh tính mách bảo cô y
tá tên Ngọc vào nhà xác kiểm tra và đã nhận thấy những biểu hiện sự sống của
Khăm Xỉ. Cô đã không ngần ngại cõng vị tướng ấy quay lại phòng khám và cấp
cứu. Nhờ sự chăm sóc tận tình và kịp thời của cô mà một cơ thể tưởng như đã
chết lại có 70% khả năng sống. Sau khi hoà bình lặp lại, vị tướng ấy đã dành
hơn 30 năm đi tìm lại vị ân nhân đã hồi sinh mình từ nhà xác9.
Đúng là “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm” (Trích
“Ba mươi năm đời ta có Đảng” – Tố Hữu)10, vậy nên cũng vào những tháng năm
bom đạn ấy, hình ảnh cô bộ đội trẻ Việt Nam cứu bé gái Lào khi mẹ bé bị quân
Trung Quốc xâm lược giết hại11, chuyện bộ đội cụ Hồ cứu hai em bé Lào 12,
chuyện đồng chí Lê Thiện Huy hi sinh thân mình cứu Hoàng thân
Xuphanuvông13 cùng rất nhiều những bài ca hùng tráng và cảm động nữa vẫn


còn để lại biết bao nghẹn ngào và ngân nga mãi trong lòng các thế hệ đi sau của
hai dân tộc.
“…Ngày mai tôi trở về tổ quốc
Chào nước Lào tình nghĩa thủy chung
Chào tất cả bạn đường chiến đấu
Chào Chammpa đẹp đóa hoa rừng.
Xin gửi lại ngàn lần thương nhớ
Cả nước Lào trong tình nghĩa Việt Nam”.
(Trích bài thơ dự thi “Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử
quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam 2012”)14
Sẽ còn hàng ngàn, hàng vạn những câu chuyện cảm động, những vần thơ, lời hát
khác còn vang vọng trong quan hệ Việt – Lào chưa được kể, còn rất nhiều cái
tên chưa được nhắc đến nhưng có lẽ trong lòng mỗi người con đất Việt và dân

Lào đều cảm nhận được sâu sắc mối tình nghĩa sâu đậm ấy được vun đắp lên từ
biết bao mồ hôi và xương máu của nhiều thế hệ quân dân hai nước. Những câu
chuyện ấy làm nên mối tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc, vượt
qua thời gian, vượt qua khó khăn gian khổ để viết lên những trang sử mới trong
thời đại mới.
Đánh dấu các mốc thời gian gắn liền với mối quan hệ lịch sử giữa hai quốc gia
phải kể đến sự kiện Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
(5/9/1962) và hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào được ký kết vào
ngày 18/7/1977 mở ra một chương mới của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước15.
Kế thừa những trang sử vàng quân dân hai nước đã dày công vụ đắp, thời bình,
quan hệ hai quốc gia Việt – Lào càng trở lên khăng khít và toàn diện hơn, cùng
hỗ trợ nhau khắc phục hậu quả của chiến tranh về an ninh, cải thiện đời sống
nhân dân và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thỏa thuận về Kế hoạch hợp tác


Việt Nam- Lào năm 2016 đã ký giữa hai Chính phủ cũng được thực hiện và về
cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Các mối quan hệ chính trị, an ninh-quốc
phòng, hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư, giao thông vận tải, du lịch, y tế,
đào tạo… của hai quốc gia trong công cuộc đổi mới đều được đẩy mạnh và đạt
được nhiều thành quả đáng ghi nhận.
Cụ thể là các cuộc gặp gỡ tiếp đón giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính phủ và địa phương của hai bên thường xuyên diễn ra; các hoạt động giao
lưu giữa các tổ chức, các tầng lớp nhân dân được đẩy mạnh với nhiều hình thức
đa dạng; đặc biệt là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên trên cương vị
mới nhiệm kỳ 2016-2020 của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Bounnhang Volachit tới Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng tới Lào16.
Bên cạnh đó, tính đến 2017, vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại
Lào đạt khoảng 5,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào; năm

2016 đã có thêm một số dự án lớn được đưa vào vận hành khai thác, nổi bật là:
Thủy điện Xê-ka-mản 1 đã hoàn thành và phát điện, khách sạn Mường Thanh
Viêng Chăn cũng kịp thời hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ khách Hội nghị
cấp cao ASEAN vào tháng 9/201617.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá với nhiều cơ hội và thách thức cho cả hai quốc gia,
Việt Nam và Lào càng cần duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết và gắn bó
như chủ tịch Kaysone Phomvihane cũng đã khẳng định: “Sông có thể cạn, núi
có thể mòn nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào mãi mãi bền
vững.” Điều này càng được khẳng định thêm một lần nữa trong lời phát biểu của
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam: “Hơn bao giờ, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước cần tiếp tục
củng cố, tăng cường hơn nữa tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện
Việt Nam - Lào, coi đây là lẽ sống, là nghĩa tình thân thiết, trước sau như một,
dù gian nan nguy hiểm cũng không hề lay chuyển. Việt Nam và Lào sẽ cùng


nhau giữ gìn, bảo vệ mối quan hệ đặc biệt đó, như giữ gìn và bảo vệ con ngươi
của mắt mình, làm sâu sắc, phong phú thêm và đưa mối quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, coi đây là tài sản
thiêng liêng vô giá, cần trao truyền lại mãi mãi cho các thế hệ mai sau”18.
Cùng với đó, trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam tại
Vientian, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Chummaly Sayasỏn nhấn mạnh sự gắn kết giữa Lào và Việt Nam là sự gắn kết
tự nhiên và là mối quan hệ sống chết có nhau: “Hai nước chúng ta phải cùng
nhau phát triển. Các đồng chí Việt Nam giầu mạnh phát triển, chúng tôi coi đó
cũng chính là đất nước Lào giầu mạnh phát triển. Hai nước chúng ta là láng
giềng có chung biên giới, núi liền núi, sông liền sông, lại có truyền thống đoàn
kết lâu đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kyason Phonvihan đã dày
công xây dựng và vun đắp”19. Điều này càng cho thấy lãnh đạo hai Đảng và nhà
nước luôn rất quan tâm, chú trọng giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, hữu

nghị của dân tộc hai nước, từ đó đưa ra những chính sách ưu tiên hỗ trợ, các
hoạt động gắn kết để hai dân tộc Việt - Lào cùng trân trọng và chung tay vun
đắp tình nghĩa anh em vô cùng đáng quý này.
Qua nhiều thời kỳ khác nhau của dòng lịch sử, tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt
của hai dân tộc Việt – Lào vẫn trước sau như một, đặc biệt trong bối cảnh thế
giới đang diễn biến phức tạp, mối quan hệ đáng quý ấy lại càng đi vào chiều sâu,
toàn diện, chất lượng và hiệu quả. Những kỉ niệm sâu sắc và những thành tựu
mà Đảng, chỉnh phủ và nhân dân hai nước đã cùng nhau gây dựng lên sẽ mãi là
ngọn đèn soi sáng cho con đường xây dựng và phát triển của hai quốc gia được
xanh tươi và bền vững.


1Chú

thích
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.2002, t.9, tr.314.

2 Trần Công Tấn. “Bác Hồ với Hoàng thân Xuphanuvông” (2011)
(truy cập
ngày 25 tháng 7 năm 2017)

3 Văn Thanh Mai. “Tình cảm đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân
Xuphanuvông” (2009) (truy cập ngày 25
tháng 7 năm 2017)
Sự kiện và Nhân chứng, số tháng 5/1998, tr.3.
5 Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam- Lào, truyền thống và triển vọng, Sđd,
4

tr.79.


6 Phạm Kiên, Xuân Tú. “Chuyện về mẹ Lào chia sữa của con cứu bộ đội tình
nguyện Việt Nam” (2017) (truy cập ngày 25 tháng 7
năm 2017).
7

Phạm Việt Thắng, “Mẹ Lào đi tìm con Việt” (2010) />
su/me-lao-di-tim-con-viet-39250.bld (truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2017).
8

Hợp tuyển văn học Lào, Nxb Văn học, H, 1981.

9

Ngọc Trang, Hồng Nhung, “Chuyện cảm động về nữ y tá Việt cứu sống tướng Lào”

(2010) (truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017).
10

Thơ Tố Hữu, Nxb Giáo Dục, 2003.

11 Mai Thanh Hải, “Cuộc hội ngộ sau 37 năm” (2016) (truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017)


12 Quang Đạo, “Chuyện cảm động về Bộ đội Cụ Hồ với 2 em bé Lào” (2010)

(truy cập ngày 26 tháng 7
năm 2017).

13 Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, “Người chiến sĩ Việt Nam hy sinh thân mình
cứu Hoàng thân Xuphanuvông” (2017) (truy cập

ngày 26 tháng 7 năm 2017).
14

Trích trong bài thơ dự thi “Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam –

Lào, Lào - Việt Nam2012” của Nguyễn Thành Chức (2012)
(truy cập ngày 26 tháng 7
năm 2017).
15

Bộ Ngoại Giao Việt Nam, “Thông tin cơ bản về Lào và quan hệ Việt Nam-Lào”

(2017)
/>311 (truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017).
16

GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, “55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn

diện Việt Nam – Lào” (2017) (Truy
cập ngày 26 tháng 7 năm 2017).

17 Nguyễn Hồng Điệp, “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào phát triển toàn diện và
hiệu quả” (2017) (truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017).
18

Báo Nhân dân số ra ngày 19/7/2012, tr.2.

19 Hương Giang, “Tình hữu nghị Việt-Lào trong giai đoạn mới” (2012)
(truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017).




×