Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thông tin về nhóm thuốc Glycocorticoid, thuốc Betamethason

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.32 KB, 22 trang )

Bộ Y tế
Trường Đại học Dược Hà Nội

Bộ môn Hóa Dược

Tiểu luận

Đại cương về nhóm thuốc Glucocorticoid
Thuốc Betamethason

Tổ 6- Lớp A4K71
GVHD: Đỗ Thị Thanh Thủy


1.

Đại cương về nhóm thuốc Glucocorticoid
O
HO

CH 3

OH
OH

CH 3

O

1. Phân loại
A, Dựa vào cấu trúc, chia làm 2 nhóm:


1. Nhóm không có delta
Là loại có một đường nối kép C4- C5, loại này giữ muối nước nhiều hơn, tác
dụng hormon mạnh hơn nhưng tác dụng điều trị ngắn.
Gồm:
- Hydrocortison
+ Hydrocortison acetat:
Biệt dược: Acepolcort H, Corticadinol, Hydrocortone- Mỹ, MicrocortCanada, Polcort H- Ba Lan, Scheroson- Đức, Unicort-Anh.
+ Hydrocortison butyrat :
+ Hydrocortison hemisucinat
Biệt dược: Corlan – Anh, Ef-Corlan, Efcorlin, Ef- cortelan soluble,
Hydrocortison intraveineux- Pháp, Solu- cortef( 100mg), Sopolcorcirt H
- Cortison
2. Nhóm delta
Là nhóm có thêm một đường nối kép C1-C2, nhóm này giữ muối và nước ít
hơn, tác dụng chống viêm và dị ứng mạnh hơn, tác dụng điều trị dài hơn.
Gồm :
-Dealta cortison
-Deltahydrocortisol
-Triamcinolon
-Dexamethasol ( corticoid tổng hợp )

Biệt dược: Cortancil, Prednison
Biệt dược: Prednisonol, Hydrocortacyl
Biệt dược: Arcortyl, Cinonide- Mỹ,…
Biệt dược: Decadron, Detancyl,…


B, phân loại theo thời gian tác dụng:
Chia làm 4 loại:
1. Tác dụng ngắn giờ ( 1h )

Hydrocortison, Cortison hemasucinat
2. Tác dụng trung bình ( 18-36h )
Prednisonol , Prednison, methylprednisonol
3. Tác dụng dài ( 36-48h )
Dexamethason, Decadron, Betamethason
4. Tác dụng chậm
Depo- medrol, Kenacort( có nhiều tác dụng phụ )

2. Tác dụng chung
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Chống dị ứng, kháng viêm và ức chế miễn dịch
Tác dụng lên chuyển hóa protein, glucid, lipid
Tác dụng trên chất điện giải và cân bằng nước
Tác dụng lên tim mạch
Tác dụng lên cơ vân
Tác dụng lên hệ thân kinh trung ương
Tác dụng vào máu

3. Cơ chế tác dụng của glucocorticoid
-Cơ chế chống viêm:
 Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin
(interleukin, TMF, GM-CSF) ecosanoid (Prostaglandin, leukotrien) giảm
phóng thích histamin từ tế bào mast. ·



Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào
và giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này.

 GC còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất
collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết. Điều


này góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết
thương.
 Ức chế các men tiểu thể,các gốc tự do,làm giảm hoạt động của các chất hóa
ứng động các chất hoạt hóa của colagenlasel,eslatase,..
-Cơ chế chống dị ứng
 Các phản ứng dị ứng do gắn các IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu ở
dưỡng bào( mastocyle) và bạch cầu base tính dưới tác dụng của dị
nguyên.Sự gắn đó hoạt hóa photpholipase C,chất này tách photphatidylinositol diphosphat ở màng tế bào thành diacyl-glycerol và
inositoltryphosphat có tác dụng giải phóng các chất trung gian hóa học gây
dị ứng.Bằng tác dụng của mình glucocorticoid tác dụng ức chế
photpholipase C đã phong tỏa giải phóng các chất trung gian hóa học của
phản ứng dị ứng.Như vậy các IgE găn trên dưỡng bào nhưng không được
hoát hóa.
-Cơ chế ức chế miễn dịch:
 Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T do sản xuất interleukin1(từ đại thực
bào) và interleukin 2 (từ T4)
 Do ức chế sản xuất interleukin 2 và interferon gamma nên đã làm giảm
hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T và các tế bào diệt tự nhiên
 Do ức chế sản xuất TNF ( yếu tố hoại tử u) và cả interferon,glucocorticoi
làm suy giảm hoạt tính vi khuẩn,gây độc tế bào và nhận dạng kháng
nguyên của đại thực bào.


4. Chỉ định
1. Điều trị thay thế khi thiếu hormon
-Dùng khi vỏ thượng thận không tiết đủ cortisol do thiểu năng vỏ thượng thận cấp
hoặc mạn tính.
2. Điều trị với mục đích không phải thay thế hormon


-Điều trị các bệnh liên quan đến cơ chế bệnh sinh do miễn dịch như lupus ban đỏ
hệ thống, viêm mao mạch dị ứng, viêm khớp dạng thấp...
-Bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như: hen phế quản,dị ứng,…
- Dùng để chống viêm, chống thải ghép, điều trị ung thư,đặc biết trong ung thư bạch
cầu
-Dùng để điều trị một số bệnh về da nhờ tác dụng tiêu sừng,làm mỏng da và biểu
bì hoặc ức chế miễn dịch

5. Tác dụng không mong muốn
 Loãng xương nhất là các xương cột sống, hậu quả là dễ bị gãy xương, lún
xẹp cột sống.
 Giữ nước và muối gây phù và tăng huyết áp, nhất là huyết áp tâm thu.
 Rối loạn dung nạp glucose hoặc đái tháo đường.
 Viêm loét dạ dày, một số trường hợp bị chảy máu dạ dày.
 Dễ bị nhiễm khuẩn do thuốc corticoid ức chế hệ miễn dịch của cơ thể.
 Suy thượng thận: khi điều trị corticoid liều cao và kéo dài (trên 2 tuần), sẽ
ức chế sự sản xuất ACTH của tuyến yên theo cơ chế feedback ngược. Hậu
quả là tuyến thượng thận ngừng hoạt động
 Da mỏng, dễ bị xuất huyết dưới da khi tiêm truyền hoặc va đập.


Các vết loét, vết mổ khó liền do glucocorticoid ức chế quá trình liền vết

mổ.

 Những tác dụng phụ khác có thể gặp là mất ngủ, rối loạn tâm thần, đục thuỷ
tinh thể…


6. Cấu trúc liên quan tác dụng
 Các nhóm chức cần cho hoạt tính cortisol: 11-ceton hoặc 11-OH;
17alpha,21-OH
 Các nhóm chức cần cho cả hoạt tính aldosteron và cortisol: 4-en, 3,20-dion
 Dẫn chất có nối đôi ở vị trí số 1 thường làm tăng tác dụng chống viêm gấp
4 lần
 Dẫn chất gắn thêm –CH3, -F ở vị trí số 6: tăng tác dụng chống viêm
 Dẫn chất gắn thêm -F, -Cl ở vị trí số 9: tăng cả chống viêm và aldosterol
 Dẫn chất có -OH, -CH3 ở vị trí 16: hơi làm giảm tác dụng chống viêm
nhưng làm giảm tác dụng aldosteron. Nếu ester hoá 17,21-OH hoặc
acetonid hoá 16,17-OH sẽ làm tăng tác dụng tại chỗ.
 Cụ thể: Presnisolon (1-en, 11-OH) có hoạt tính gấp 4 lần Pred ( 1-en, 11on) Methyl prednisolon có tác dụng kéo dài (1-en, 6-CH3) Hydrocortisol
acetat có hoạt tính gấp 1,25 lần cortison (ester hoá 21-OH) Desamethason
(1-en, 9-floro, 16-CH3) có hoạt tính gấp 9 lần Pred, gấp 25 lần
Hydrocortisol, gấp 5 lần methyl pred

7. Một số thông tin khác

Các lưu ý khi sử dụng thuốc
1. Để tránh suy vỏ thượng thận do uống thuốc kéo dài, chỉ nên uống thuốc vào
buổi sáng ( khoảng 8h ) , đều đặn hoặc cách ngày, uống sau khi ăn no
2. Không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm từ từ: liều tấn công  củng cố  duy
trì.
3. Nguyên tắc sử dụng

Dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, ưu tiên các cách dùng ít
tác dụng phụ mà vẫn hiệu quả như bôi ngoài da, hít mũi
Về liều dùng:


-

Liều sinh lí: prednisonol 5mg
Liều trên sinh lí trung bình : 0.5mg/kg/ngày
Liều trên sinh lí cao : 1-3 mg/kg/ngày
Liều trên sinh lí rất cao : 15-30 mg/kg/ngày

Cách dùng trong lâm sàng:
-

Liều cao: 1 lần/ ngày vào buổi sáng hoặc 2/3 liều buổi sáng + 1/3 buổi
chiều. áp dụng cho bệnh nhân nặng, phải dùng thuốc kéo dài, dựa vào nhịp

-

sinh lí ngày đêm của nồng độ corticoid trong huyết tương.
Liều nhỏ, đợt ngắn ( dưới 2 tuần )
Liều trung bình cách ngày 1 lần/ ngày vào buổi sáng
Tăng liều khi có stress
Chế độ liều cách ngày khi dùng thuốc kéo dài
Về hoạt lực của GC:
So sánh lực và liều dùng của một số GC thường dùng:

Tên thuốc


Thời

Thời

Tác

Tác

Liều

gian

gian

dụng

dụng

sinh lí chống

bán

tác

chống

giữ Na

(mg)


hủy(h)

dụng

viêm

Cortisol
Hydrocortisol
Prednison
Prednisonol
Methylprednisono

0.5
1.5
1.0
2.5
2.5

l
Triamcinolon
Dexamethasol
betamethasol

3.5
3.5
5.0

(h)
8-12
Ngắn


Liều
viêm
(mg)

12-36
TB

0.8
1
4
4
5

0.8
1
0.8
0.8
0.5

25
20
5
5
4

100
80
20
20

15

36-72
dài

5
25
25

0
0
0

4
0.75
0.75

15
3
3

Cortisol và hydrocortisol là những GC thiên nhiên, có thời gian tác dụng
ngắn, tác dụng chống viêm thấp và được dùng với liều cao.
Betamethasol và dexamethasol có hiệu lực chống viêm cao, không giữ
nước, rất hữu hiệu trong các liệu pháp đòi hỏi liều cao GC


Methylprednisonol thời gian tác dụng trung bình,ít giữ muối, nước, ít gây
nhược cơ.
 Để hạn chế tác dụng phụ, cần kiểm tra bệnh sử, thăm khám kĩ và cân nhắc trước

khi sử dụng. ngoài ra cần tư vấn, dặn dò bệnh nhân kĩ cách sử dụng
 Thực trạng sử dụng thuốc hiện nay: số lượng, tỉ lệ bệnh nhân sử dụng GC không
theo chỉ định của bác sĩ mà tự ý mua hoặc chỉ dẫn sơ sài của người bán thuốc
chiếm tỉ lệ cao
 Tình trạng báo động về lạm dụng GC, đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm
trọng, đặc biệt đối với các trường hợp mắc gout, hen,…

2.

Thuốc Betamethason
1. CTCT, Tên khoa học, tên khác

Công thức cấu tạo

Tên IUPAC
8S,9R,10S,11S,13S,14S,16S,17R)-9-Fluoro- 11,17-dihydroxy-17-(2-hydroxyacetyl)10,13,16-trimethyl- 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17-dodecahydro- 3H-cyclopenta [a]
phenanthren-3-on


Tên khác: Betamethason

2. Nguồn gốc và các phương pháp điều chế chính:
a, Nguồn gốc:
Trước đây, trong lĩnh vực tổng hợp các loại thuốc có nguồn gốc teroid, diosgenin và
solasodine chiết xuất từ Dioscorea (chi củ nâu) và Solanum (chi cà) tương ứng đươc coi
là các nguyên liệu số một. Tuy nhiên các cây này phải trồng trên đất nông nghiệp nhiều
năm mới có thu hoạch, do vậy giá thành cao. Từ lâu người ta đã ra sức tìm kiếm các
nguồn nguyên liệu rẻ tiền hơn. Các sterol thực vật (phytosterol) được chú ý đến nhiều
nhất vì chúng có trữ lượng rất lớn và có thể thu hồi từ phế phụ thải công nghiệp giấy,
công nghiệp mía đường và công nghiệp dầu đậu tương. Điều này đã trở thành hiện thực

sau khi phát minh ra một số chủng vi sinh phân cắt chọn lọc mạch nhánh các sterol đến
các 17-ketosteroid: androstenedione (AD), androstadienedione (ADD) và 9hydroxyandrostenedione (9- OH AD). Một số công ty dược lớn trên thế giới đã đưa ra
thị trường một số dược phẩm steroid được bán tổng hợp từ sterol thông qua 17ketosteroid trung gian.

b, Phương pháp điều chế chính:
Bán tổng hợp
- Phương pháp cũ: đi từ diosgenin và solasodin có trong dioscorea và solanum
- Phương pháp mới: đi từ phytosterol  9-hydroxyandrostenedione (9- OH AD)
(nhờ vi sinh vật)  betamethasone

+ Điều kiện phản ứng: 1: H3PO4 85%, CHCl3 2: KCN, MeOH, AcOH, toptn hoặc
Me2C(CN)OH, MeOH, OH- /36-40oC ; 3: Me2C(CH2OH)2, (EtO)3CH, p-TSA, 0-5 oC
hoặc C2H4(OH)2, 21 (MeO)3CH, p-TSA, 40oC


a: POCl3, Py, 45-50oC;
b: 1.MeMgBr(Cl) 3M, Toluene, 65oC; 2.AcOH, 0oC;
c: H2O2 60%, THF, MeOH, OH- , 45oC;
d: Me2C(CH2OH)2, (EtO)3CH, p-TSA, 0-5 oC hoặc C2H4(OH)2, (EtO)3CH, p-TSA, toptn;
e: MeMgBr 3,4M, THF, 70oC;
f: H+ , H2O, acetone, 60oC;
g: SeO2, t-BuOH, Py, hồi lưu;
h: I2, MeOH, OH- , CaCl2, 40oC;
i: AcOK, AcOH, DMF, acetone, hồi lưu;
j: NBS, THF, HClO4, H2O, 0oC hoặc Dibromantin, acetone, HClO4, H2O, 10oC;
k: NaOH 1M, H2O, MeOH, CHCl3, 0-5 oC;
l: HF hoặc HCl;
m: I2, MeOH, OH- , CaCl2, 40oC;
n: AcOK, AcOH, DMF, acetone, hồi lưu;
o: SeO2, t-BuOH, Py, hồi lưu



Tổng hợp betamethasone từ 9α-OH AD

3. Ứng dụng tính chất lý hoá trong kiểm nghiệm, bào chế
1. Trong bào chế
-

Bào chế dưới dạng thuốc viên, kem, tiêm

2. Kiểm nghiệm
a, Định tính
-

Hấp thụ ánh sáng hồng ngoại => phổ IR đặc trưng

-

Có nhiều C bất đối -> xác định [a]D ( có thể giúp để thử tinh khiết)

-

Có nối đôi liên hợp điện tử -> hấp thụ UV (có thể giúp thử tinh khiết)

-

Phản ứng với H2SO4 đặc cho màu huỳnh quang đặc trưng

b, Định lượng
-


Có nối đôi liên hợp điện tử -> hấp thụ UV


Định tính BETAMETHASON Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, C. Nhóm II: B, C, D, H. ,
A Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phùu hợp với phổ
hấp thụ hồng ngoại của betamethạson chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại của mẫu thử
và mẫu chuẩn ở trạng thái rắn khác nhau, thi hòa tan riêng biệt chế phẩm và
betamethason chuẩn trong một lượng tối thiểu methylen clorid (TT), bốc hơi đến
khô trên nồi cách thủy. Ghi phổ mới của các cắn thu được.
B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml
với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dich cho vào ống nghiệm có nút mài, thêm
10,0 ml dung dịch phenylhydrazin trong acid sulfuric (TT), trộn đều và đun trong
cách thủy ở 60 °C trong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của
dung dịch thu được đo ở bước sóng 419 nm không được lớn hơn 0,10.
C. Phương pháp sắc kỷ lớp mỏng(
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Butanol đã bão hòa với nước – toluen ether (5 : 10: 85).
Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanog – methylen
cgorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg betamethason chuẩn trong hỗn hợp
methanol – methylen clorid(1 : 9) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp
dung môi.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg dexamethason chuẩn trong dung dịch
đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Triển khai sắc kí sau đó quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ờ bước
sóng 254 nm. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT)
Yêu cầu: vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, kích
thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

D. So sánh màu
Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong
chén nung đến khi cắn hầu như trắng hoàn toàn (thường ít hơn 5 min). Để nguội,
thêm 1 ml nước 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và khoảng 1 ml dung
dịch acid hydrocloric 1 loãng (TT) để làm cho dung dịch mất màu. Lọc. Thêm


1,0 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT)
và 0,1 ml dung dịch zinconyl nitrat (TT). Trộn đều, để yên 5 min và so sánh
màu của dung dịch thu được với màu của mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng
điều kiện.
Yêu cầu: Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mẫu trắng có màu đỏ.
E.
Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) vả lắc cho tan. Trong
vòng 5 min, màu nâu đỏ xuất hiện. Thêm dung dịch trên vào 10 ml nước và trộn
đều. Màu biến mất và dung dịch vẫn trong.
Góc quay cực riêng Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong methanol (77) và pha
loãng thành 25,0 ml với cùng đung môi.
YC: Góc quay cực riêng phải từ + 118° đên +126°, tính theo chế phẩm khan
(Phụ lục 6.4).
Tạp chất liên quan: Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động A: Trong một bình định mức dung tích 1000 ml trộn 250 ml acetonitril
(TT) với 700 ml nước và để cân bằng, điều chỉnh thể tích đến 1000 ml bằng nước
và lại trộn đều.
Pha động B: Acetonitril (TT). Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong
một hỗn hợp đồng thể tích acetonitril (TT) và methanol (77) và pha loãng thành
10,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg betamethason chuẩn và 2 mg
methylprednisolon chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với
cùng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với pha
động A.
Giới hạn: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử: Diện tích của bất kỳ pic
phụ nào, ngoài pic chính không được lớn hơn diện tích pic chính trong sắc ký đồ
thu được của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %) và chỉ được phép có 1 pic có diện
tích lớn hơn một nửa diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
(2) (0,5 %). Tổng diện tích các pic, ngoài pic chính không được lớn hơn hai lần
diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (2,0


%). Bỏ qua pic tương ứng với mẫu trắng và pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần
diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).
Mất khối lượng do làm khô: Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6). (0,500 g,
100 °c đến 105 °C).
Định lượng Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng
thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch này thành 100,0
ml với ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở
bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C22H29FO5, lấy giá trị A (1 %, 1
cm) ở bước sóng 238,5 nm là 395.

4. Dược động học
 Betamethason dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Thuốc cũng dễ được hấp
thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc
khi thụt trực tràng, có thể có một lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác
dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh
mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tác dụng
kéo dài hơn.
 Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua
nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Trong tuần hoàn,
betamethason liên kết rộng rãi với các protein huyết tương, chủ yếu là với

globulin còn với albumin thì ít hơn. Các corticosteroid tổng hợp bao gồm
betamethason, ít liên kết rộng rãi với protein hơn so với hydrocortison. Nửa
đời của chúng cũng có chiều hướng dài hơn; betamethason là một
glucocorticoid tác dụng kéo dài. Các corticosteroid được chuyển hóa chủ yếu ở


gan nhưng cũng cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu. Chuyển hóa của các
corticosteroid tổng hợp, bao gồm betamethason, chậm hơn và ái lực liên kết
protein của chúng thấp hơn, điều đó có thể giải thích hiệu lực mạnh hơn so với
các corticosteroid tự nhiên.

5. Tác dụng
 Betamethason có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.
Thuốc dùng đường uống, tiêm, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi để trị nhiều bệnh cần
chỉ định dùng corticosteroid, trừ các trạng thái suy thượng thận thì ưa dùng
hydrocortison kèm bổ sung fludrocortison.
 Do ít có tác dụng mineralocorticoid, nên betamethason rất phù hợp trong
những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi. Dùng liều cao, betamethason
có tác dụng ức chế miễn dịch.

6. Cơ chế tác dụng
 Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất
mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể. 0,75 mg
betamethason có tác dụng chống viêm tương đương với khoảng 5 mg
prednisolon
 Cơ chế tác dụng của Corticosteroid liên quan đến rất nhiều quá trình sinh
lý bao gồm đáp ứng stress, đáp ứng miễn dịch, viêm, chuyển
hóa carbohydrate, quá trình dị hóa protein, các mức chất điện giải trong
máu, và hành vi.


 Các glucocorticoid ví dụ như cortisol kiểm soát chuyển hóa carbohydrate,
chất béo, và protein, và là chất kháng viêm bằng cách ngăn phóng
thích phospholipid, giảm hoạt động của bạch cầu hạt ái toan và một số cơ
chế khác.[1]


 Các corticoid khoáng như là aldosterone kiểm soát các mức chất điện giải
và nước, chủ yêu bằng cách tăng tái hấp thu muối ở thận.

7.

Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn của betamethason liên quan cả đến liều
và thời gian điều trị. Giống như với các corticosteroid khác, các tác
dụng không mong muốn bao gồm: các rối loạn về nước và điện giải, cơ
xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt, chuyển hóa và tâm thần.
 Thường gặp, ADR > 1/100
 Chuyển hóa: Mất kali, giữ natri, giữ nước.

 Nội tiết: Kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức
chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp
glucose, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ
đường huyết ở người đái tháo đường.

 Cơ xương: Yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp
xe vô khuẩn.
 Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
 Tâm thần: Sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ.

 Mắt: Glôcôm, đục thể thủy tinh.

 Tiêu hóa: Loét dạ dày và có thể sau đó bị thủng và chảy máu, viêm tụy,
trướng bụng, viêm loét thực quản.


Hiếm gặp, ADR < 1/1000

 Da: Viêm da dị ứng, mày đay, phù thần kinh mạch.
 Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ lành tính.
 Khác: Các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn và giảm huyết áp hoặc
tương tự sốc.


8.
Chỉ định
Dùng trong nhiều bệnh như thấp khớp, bệnh colagen, dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh nội
tiết, bệnh ở mắt, hô hấp, máu, ung thư và nhiều bệnh khác có đáp ứng với liệu pháp
corticosteroid.

 Các bệnh thấp khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp,
viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm cơ, viêm mô xơ,
viêm gân, viêm khớp vảy nến.

 Các bệnh colagen: Luput ban đỏ toàn thân, bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ.
 Các trạng thái dị ứng: Cơn hen, hen phế quản mạn, viêm mũi dị ứng theo mùa
hoặc quanh năm, viêm phế quản dị ứng nặng, viêm da dị ứng, phản ứng quá
mẫn với thuốc và vết côn trùng đốt (cắn).

 Các bệnh da: Thương tổn thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken (lichen)
phẳng, ban vảy nến, sẹo lồi, luput ban dạng đĩa, ban đỏ đa dạng (hội chứng
Stevens - Johnson), viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc.

 Các bệnh nội tiết: Suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát (dùng phối hợp
với mineralocorticoid), tăng sản thượng thận bẩm sinh, viêm tuyến giáp không
mưng mủ và tăng calci huyết do ung thư.
 Các bệnh mắt: Các quá trình viêm và dị ứng ở mắt và phần phụ, thí dụ viêm
kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, viêm màng mạch nho sau và màng mạc mạch
lan tỏa, viêm dây thần kinh thị giác.
 Các bệnh hô hấp: Bệnh sarcoid triệu chứng, tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi.
 Các bệnh máu: Giảm tiểu cầu tự phát hoặc thứ phát ở người lớn, thiếu máu tan
máu mắc phải (tự miễn), phản ứng truyền máu.
 Các bệnh tiêu hóa: Các bệnh viêm gan mạn tính tự miễn và các bệnh đại tràng,
đợt tiến triển của bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng chảy máu.
 Các bệnh ung thư: Ðiều trị tạm thời bệnh bạch cầu và u lympho ở người lớn và
bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em.


 Hội chứng thận hư: Ðể hạ protein niệu và phù trong hội chứng thận hư không
tăng urê huyết tiên phát hoặc do luput ban đỏ.

Chống chỉ định

9.

Như với các corticosteroid khác, chống chỉ định dùng betamethason cho người
bệnh bị tiểu đường, tâm thần, loét dạ dày và hành tá tràng, trong nhiễm khuẩn và
nhiễm virus, trong nhiễm nấm toàn thân và ở người bệnh quá mẫn với
betamethason hoặc với các corticosteroid khác hoặc với bất kỳ thành phần nào
trong chế phẩm

Một số dạng bào chế thường gặp


10.

+ Viên nén
+ Kem bôi da
+ Dung dịch tiêm
+ Thuốc mỡ,gel
+Siro
-Một số sản phẩm chứa hoạt chất trên:
Tên sản phẩm
Thuốc mỡ
Betacylic

Công thức bào chế
-Hộp 1 tuýp 15g thuốc mỡ bôi da
-Thành phần:
+Betamethason dipropionat
0,0075 g/ tuýp
+ acid salicylic 0,45g/tuýp

Cơ sở sản xuất
Công ty cổ phần hóa - Dược
phẩm Mekophar - VIỆT NAM

Diprospan

-Hỗn dịch tiêm
hộp 1 Lọ 1ml
-Thành phần:
+Betamethasone dipropionate
+Betamethasone Dinatri Phosphate


Schering-Plough Labo N.V - BỈ

Daleston-D

-Siro
Hộp 1 chai 30 ml
-Thành phần
+Betamethason
1,5 mg
+Dexclorpheniramin maleat
12 mg
+Tá Dược

Công ty Cổ phần Dược phẩm
trung ương 3


Metasone 0.5
mg

11.

-Hộp 10 vỉ x 10 viên
-Mỗi viên Metasone 0.5 mg chứa :
Betamethason 0,5mg

BRAWN LABORATORIES, Ấn
Độ


Các thông tin cập nhật khác:

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, liệu pháp sử dụng
betamethasone trước sinh sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng hô hấp trong
nhóm trẻ sinh non muộn từ 34-36 tuần tuổi.
Những phụ nữ tham gia nghiên cứu đều đang mang thai từ tuần 34 – tuần 36 và có nguy
cơ cao phải sinh sớm (trước tuần 37). Các nhà khoa học đã phân chia ngẫu nhiên 2,831
những người tham gia vào 2 nhóm:
+ Một nhóm được nhận 2 mũi tiêm steroid betamethason
+Nhóm còn lại được nhận giả dược.
Khoảng cách giữa hai lần tiêm là 24 giờ.

Các nhà nghiên cứu phân loại kết quả nghiên cứu vào một tiêu chuẩn tổng hợp duy nhất,
một kết cục chính xuất phát từ nhu cầu về bất kỳ liệu pháp nào được sử dụng để điều trị
khó thở ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

+Thở áp lực dương liên tục (CPAP) - sử dụng áp lực không khí nhẹ, sao cho có đủ không
khí đến phổi.
+Liệu pháp oxy - oxy với nồng độ cao hơn nồng độ trong phòng được đi vào phổi trẻ.
+Thở máy - một ống được đặt vào khí quản của trẻ và cung cấp oxy cho phổi của trẻ.
Kết quả chính cũng bao gồm việc trẻ có bị chết lưu hay chết trước 72 giờ tuổi hay không.


Trong kết luận của nghiên cứu, 11.6% trẻ sơ sinh trong nhóm sử dụng betamethason đáp
ứng tiêu chuẩn cho kết quả chính - và giảm 20% về nhu cầu hỗ trợ hô hấp tại thời điểm
72 giờ tuổi, so với nhóm dùng giả dược. Hai trẻ trong nhóm betamethason chết trước 72
giờ tuổi, nhưng nguyên nhân tử vong không phải do biến chứng hô hấp. Một trẻ tử vong
do dị tật tim bẩm sinh và một là do nhiễm trùng huyết. Tỷ lệ bị nhiễm trùng huyết trong
cả hai nhóm là tương đương nhau.
Các nhà khoa học cũng đánh giá trẻ sơ sinh theo một số kết quả phụ. Thứ nhất, bệnh hô

hấp nặng, bao gồm sự cần thiết phải điều trị bằng CPAP hoặc thở oxy trong ít nhất 12 giờ
liên tục, nồng độ oxy cao trong ít nhất 24 giờ, hoặc thở máy. Một lần nữa, nhóm
betamethason ở tình trạng tốt hơn, với 8.1% đủ tiêu chuẩn cho kết quả phụ này – giảm
33% bệnh hô hấp nghiêm trọng so với nhóm giả dược. Trẻ sơ sinh trong nhóm dùng
betamethasone cũng có vẻ như ít bị thở nhanh thoáng qua (có dịch trong phổi) hoặc loạn
sản phế quản phổi - tổn thương mô và sẹo có thể dẫn đến phải thở oxy hoặc hỗ trợ thở
máy.

Ths Hồng Khánh - Viện y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical newstoday)
12-7-2016

PHỤ LỤC
Giải đáp thắc mắc
Câu 1: Thuốc Betamethason là một thuốc sử dụng thường xuyên. Vậy nếu như khi quên
uống thì lần tiếp theo uống bổ sung với liều gấp đôi có được không?


Trả lời: Vì hàm lượng dược chất có trong thuốc đã được nghiên cứu cho phù hợp nhất đối
với người dùng nên khi mà ta quên uống thì không được sử dụng thuốc với liều gấp đôi
được, dùng như vậy là đã vượt quá mức an toàn chứ không phải là để bổ sung.
Câu 2: Tại sao Betamethason được dùng dạng phun mũi nhiều hơn dạng tiêm?
Trả lời: Tuỳ vào mục đích sử dụng mà người ta chọn từng loại để sử dụng, nếu muốn tác
dụng nhanh tại chỗ thì dùng dạng khí dung, còn nếu muốn tác dụng toàn thân thì dùng
dạng tiêm. Vậy không thể kết luận được dùng loại nào nhiều hơn
Câu 3: Tại sao dùng corticoid kéo dài lại gây loãng xương?
Trả lời: Do làm tăng đào thải Ca2+ ở thận,giảm hấp thu Ca2+ ở ruột do đối kháng
vitamin D.Khuynh hướng làm giảm Ca2+ ở máu dẫn tới cường cận giáp trạng phản ứng
để kéo Ca2+ ở xương ra làm xương thưa ra. Corticoid còn làm teo các thảm mô liên kết
(là nới các chất vô cơ lắng đọng nên khung xương) do đó xương dài dễ bị gãy,đốt sống bị
lún,hoại tử vô khuẩn với cổ xương đùi.

Câu 4: Tại sao thuốc có điều chế dạng viên nén? Thuốc sử dụng theo đường nào sẽ cho
tác dụng tốt hơn?
Trả lời: Thuốc bào chế dạng viên vì thuốc hấp thi tốt qua đường tiêu hoá, tiện lợi, dễ sử
dụng đáp ứng nhu cầu ng sử dụng.
Dạng tiêm tĩnh mạch tác dụng tốt nhất vì thuốc sẽ được đưa trực tiếp vào máu và đi đến
các cơ quan nhanh hơn và mạnh hơn.
Câu 5: Tại sao Betamethason không dùng cho nhóm bệnh nhiễm virus, nhiễm khuẩn?
Trả lời: Vì Betamethason là thuốc corticoid, có tác dụng ức chế miễn dịch. Khi cơ thể
nhiễm VR, nếu sử dụng Beta sẽ ức chế HT miễn dịch- ức chế cơ chế bảo vệ tự nhiên của
cơ thể và VK, VR sẽ làm các cq bị tổn thg, cơ thể sẽ bị mắc bệnh.
Câu 6: Giới hạn định lượng dạng viên nén so với hàm lượng thuốc trên nhãn?


Người thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH HẬU



×