Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

So sánh một số giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao tại huyện bình giang tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.95 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ VĂN TIẾN

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TSTăng Thị Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu và kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Vũ Văn Tiến

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Tăng Thị Hạnh, người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá
trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban Quản lý Đào tạo; Khoa Nông
học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn cây lương thực, Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam; đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
ủng hộ, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu!
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Vũ Văn Tiến

ii

năm 2016



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................x
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu ..........................................................................................................2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài..............................................2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................2


1.4.

Giới hạn của đề tài ...........................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................3
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trong và ngoài nước ...............................................3

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ..................................................................3

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa trong nước ....................................................................7

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa của Huyện Bình Giang .................................................9

2.1.4.

Cơ cấu giống lúa của huyện Bình Giang .......................................................11

2.2.

Kết quả công tác chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa chất lượng cao .............12


2.2.1.

Kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam .........................................................12

2.2.2.

Kết quả khảo nghiệm giống lúa mới của tỉnh Hải Dương ...............................13

2.3.

Đặc điểm nông sinh học của cây lúa ..............................................................14

2.3.1.

Thời gian sinh trưởng các giống lúa ...............................................................14

2.3.2.

Chiều cao cây ................................................................................................15

2.3.3.

Số nhánh........................................................................................................16

2.3.4.

Chỉ số diện tích lá ..........................................................................................16

2.3.5.


Khối lượng chất khô tích lũy ..........................................................................16

2.3.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................................17
iii


2.4.

Một số tính trạng liên quan đến chất lượng gạo ..............................................18

2.4.1.

Chất lượng xay xát.........................................................................................19

2.4.2.

Chất lượng thương phẩm ...............................................................................20

2.4.3.

Chất lượng nấu nướng ...................................................................................21

2.4.4.

Chất lượng dinh dưỡng ..................................................................................22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................24
3.1.


Vật liệu và thời gian nghiên cứu ....................................................................24

3.1.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................24

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................24

3.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................26

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................27

3.3.1.

Công thức thí nghiệm ....................................................................................27

3.3.2.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................27

3.3.3.

Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: ....................................................................27


3.4.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................28

3.4.1.

Chỉ tiêu sinh trưởng: ......................................................................................28

3.4.2.

Chỉ tiêu sinh lý: .............................................................................................28

3.4.3.

Chỉ tiêu mức độ nhiễm sâu bệnh: ...................................................................29

3.4.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ..................................................30

3.4.5.

Chỉ tiêu chất lượng gạo ..................................................................................31

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................34

4.1.

Điều kiện khí hậu huyện bình giang, hải dương vụ mùa 2015 và vụ xuân
2016 ..............................................................................................................34

4.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh
học của các giống lúa tham gia thí nghiệm. ....................................................35

4.2.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa tham gia thí
nghiệm...........................................................................................................35

4.2.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm ........37

4.2.3.

Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm
trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa tại Bình Giang Hải Dương. ....................40

4.3.

Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa tham gia thí nghiệm .........43

iv



4.3.1.

Chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm ....................................43

4.3.2.

Chất khô tích lũy của các giống lúa tham gia thí nghiệm ................................45

4.4.

Đặc điểm cấu trúc kiểu bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm ..............48

4.5.

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí
nghiệm...........................................................................................................49

4.5.1.

Mức độ chống chịu sâu bệnh của các dòng, giống lúa thí nghiệm ...................49

4.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa tham gia
thí nghiệm......................................................................................................51

4.6.1.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia

thí nghiệm .....................................................................................................52

4.7.

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa tham gia thí
nghiệm...........................................................................................................55

4.7.1.

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thương trường của các giống lúa
tham gia thí nghiệm. ......................................................................................55

4.7.2.

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa tham gia thí
nghiệm...........................................................................................................57

4.7.3.

Đánh giá chất lượng cảm quan của các giống lúa tham gia thí nghiệm ...........59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................62
5.1.

Kết luận .........................................................................................................62

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................62


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................63
Phụ lục ......................................................................................................................66

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCCC

Chiều cao cây cuối cùng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

LAI

Chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index)


NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TB

Trung Bình

TCTK

Tổng cục thống kê

TGST

Thời gian sinh trưởng

TSC

Tuần sau cấy

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của thế giới từ năm 2010
đến năm 2014 ..............................................................................................4
Bảng 2.2. Sản lượng lúa ở một số nước và khu vực trên thế giới qua các năm .............6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam 2008 - 2014 ...............9
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất trồng lúa của huyện Bình Giang .............................10
Bảng 2.5. Cơ cấu giống lúa gieo trồng trên địa bàn huyện Bình Giang ......................11
Bảng 2.6. Phân nhóm các giống lúa ...........................................................................14
Bảng 2.7. phân loại chiều dài hình dạng hạt gạo ........................................................20
Bảng 2.8. Thang đánh giá hàm lượng amylose theo IRRI ..........................................23
Bảng 3.1. Danh sách các giống lúa thuần dùng trong thí nghiệm ...............................24
Bảng 3.2. đánh giá mức độ biểu hiện của sâu bệnh ....................................................29
Bảng 3.3. Đánh giá chất lượng cảm quan cơm theo10TCN590 - 2004 .......................32
Bảng 4.1. Điều kiện khí hậu huyện Bình Giang, Hải Dương Vụ Mùa 2015 và Vụ
Xuân 2016.................................................................................................34
Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm .......37
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa tham gia thí
nghiệmtại Bình Giang – Hải Dương ..........................................................39
Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm .....42
Bảng 4.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa qua các giai đoạn sinh trưởng tại
Bình Giang – Hải Dương...........................................................................44
Bảng 4.6. Khối lượng chất khô tích lũy của giống lúa qua các giai đoạn sinh
trưởng .......................................................................................................47
Bảng 4.7. Đặc điểm cấu trúc kiểu bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm tại

Bình Giang – Hải Dương...........................................................................49
Bảng 4.8. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của các giống lúa tham
gia thí nghiệm ...........................................................................................50
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia thí nghiệm ............53
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu về kích thước hạt gạo của các giống lúa trong điều
kiện vụ Mùa 2015 tại Bình Giang – Hải Dương .........................................55

vii


Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu kích thước hạt gạo của các giống lúa trong điều kiện
vụ Xuân 2016 tại Bình Giang – Hải Dương ...............................................56
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các giống lúa chất lượng tham gia
thí nghiệm .................................................................................................57
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá cảm quan cơm và hàm lượng amylose của các giống
lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân ...............................................................59

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Văn Tiến
Tên luận văn: So sánh một số giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao tại
huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương
Ngành: Khoa Học Cây trồng

Mã Số: 60.62.01.10

Tên Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Chọn được 1-2 giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều
kiện sinh thái của huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu bao gồm: 9 giống lúa thuần được chọn tạo trong nước có
triển vọng về năng suất, tính chống chịu cao, chất lượng tốt và Giống đối chứng là Bắc
Thơm số 7 là giống lúa thuần được sử dụng phổ biến tại địa phương. Thí nghiệm được
bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB).
Kết quả chính và kết luận
Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày, chiều cao cây
thuộc dạng bán lùn thích hợp cho thâm canh và canh tác trên các chân đất khác nhau.
Trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa
đều tốt. Các giống bị nhiễm đạo ôn, sâu đục thân, cuối lá ở mức độ nhẹ như Thiên Ưu 8,
RVT, Hương Cốm 4, BT9. Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có năng suất cao hơn
đối chứng ở cả hai vụ gieo cấy, chất lượng gạo ngon, cơm mềm. Hàm lượng amylose
trong vụ mùa của các giống tương đối thấp nằm trong khoảng 13,4 – 17,3%.
Kết quả cho ta thấy giống BT9, Thiên ưu 8 có thể đưa vào cơ cấu cây trồng nhằm
thâm canh tăng vụ tại huyện Bình Giang, Hải Dương.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Vũ Văn Tiến
Thesis titleComparative some rice varieties which have high productivity and good
quality in Binh Giang District - Hai Duong Province.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

The purpose of study:
Choice 1, 2 rice varieties, high quality consistent with the ecological conditions of
Binh Giang district, Hai Duong province
Study method:
Material study: 9 rice varieties which choosen inland and have prospect of
productivity, against the phytodemic, high quality. Control variety is Bac Thom No.7
which is conventional and planted popular in Binh Giang.The study is carried out in 2
season: Fall season in 2015 and Spring season in 2016. The study is arranged by
RCBD with 3 times repeats, area of every slot is 20m2. Estimate growth quota,
contract diseases, product and quality of rice. Main result and conclusion: The result
shows that all of varieties in this study belong to short - day plants, their hight was
half-dwarf and all suitable for intensive farming on difference of soil hight levels. In
spring and fall season condition, the ability of againsting worms and diseases of all
varieties are good. The varieties which catched piricularia, Scripophaga incertulas,
Cnaphalocrocis medinalis at light level like Thien Uu 8, RVT, Huong Com 4, BT9.
All of varieties have productivity higher, quality rice is better, and sorfer rice than
control variety in both two seasons. The rate of amylose in fall season of all varieties
is relatively low, about 13.4 - 17.3%. The result showed that BT9 and Thien Uu 8 may
be used in Binh Giang, Hai Duong.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đối với con người.Trên thế giới có
khoảng một nửa dân số sử dụng lúa gạo và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo cho
nhu cầu lương thực hàng ngày.Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến
90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương lai xu thế sử dụng lúa gạo để ăn sẽ
còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng lượng

khá caokhi xã hội càng phát triển thì nhu cầu lương thực và chất lượng lương thực
của con người sẽ càng tăng. Vì vậy, xu thế nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa
thuần chất lượng cao phục vụ cho người dân càng ngày nâng lên.
Ở Việt Nam, lúa gạo là nguồn lương thực thiết yếu trong bữa ăn hàng
ngày, sản xuất lúa gạo ngày nay đã và đang trở thành một ngành sản xuất hàng
hoá có giá trị nhất định, không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp của đất
nước. Dân số nước ta với số dân gần 92 triệu, với mật độ dân số cao gấp 5,2 lần
mật độ dân số thế giới, gấp 2 lần châu Á – Thái Bình Dương, gấp 2 lần Đông
Nam Á và đứng thứ 3 trên thế giới. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ
còn diễn biến vô cùng phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất lúa gạo trong tương lai
gần. Do vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý và khoa học nông nghiệp là làm
thế nào để đáp ứng được mục tiêu giảm nghèo và an toàn lương thực.
Huyện Bình Giang là một trong những huyện có diện tích trồng lúa cao trong
Tỉnh Hải Dương. Diện tích gieo trồng lúa đến năm 2015 là 12.450ha với năng suất
đạt trung bình 63 tạ/ha/vụ. Trong những năm qua huyện đã có sự chuyển dịch cơ
bản về cơ cấu giống lúa từ sản xuất các giống lúa có năng suất cao (X21; Xi23,
Q5, KD18, ...) sang gieo cấy các giống lúa Lai, lúa có chất lượng giá trị hàng hoá
cao, như Bắc thơm số 7; T10, Nàng xuân,các giống lúa Nếp,... Năm 2010 tỷ lệ
diện tích cấy lúa chất lượng là 49%, đến năm 2013 là 70,8%. Lúa lai giảm 13,5%
(từ 17,5% năm 2010 xuống 4% năm 2013). Đến năm 2015 tỷ lệ diện tích lúa chất
lượng và lúa lai đạt 72 % (tăng 8,4% so với mục tiêu là 63,6%). Tuy nhiên cơ cấu
diện tích giống lúa BT số 7 lớn nhưng tỷ lệ nhiễm sâu bệnh, khả năng chống đổ
kém đang làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Bởi vậy, việc nghiên cứu, tuyển chọn một số giống lúa thuần được chọn tạo
trong nước có năng suất cao, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện canh tác
1


của huyện Bình Giang là hết sức cần thiết. Do vậy, tôi thực hiện đề tài: “So sánh
một số giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao tại huyện Bình Giang, tỉnh

Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU
- Chọn được 1-2 giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao phù hợp với
điều kiện sinh thái của huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của Đề tài sẽ góp phần định hướng cho các nhà chọn tạo giống, lúa
thuần tại Huyện Bình Giang.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của Đề tài sẽ góp phần đa dạng hóa bộ giống lúa thuần cho nông
dân sản xuất lúa và nâng cao sản lượng lương thực cho tỉnh.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số giống lúa
thuần và tiến hành tại huyện Bình Giang là huyện có diện tích sản xuất lúa cao
nhất của tỉnh Hải Dương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trên thế giới có hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo với mức độ
khác nhau. Lượng lúa được sản xuất ra và mức tiêu thụ gạo cao tập trung ở khu
vực Châu Á. Đặc biệt đối với dân nghèo: gạo là nguồn thức ăn chủ yếu. Các
nước nghèo thường dùng gạo làm nguồn lương thực chính, khi thu nhập tăng lên
mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm xuống thay thế bằng các loại thức ăn cung
cấp nhiều protein và vitamin hơn là năng lượng. Bangladesh và Thái Lan có mức
tiêu thụ gạo cao nhất vào những năm 1960 (tương đương 180kg/người/năm), đến
năm 1988 giảm xuống còn khoảng 150kg. Pakistan và Trung Quốc có mức tiêu

thụ gạo bình quân thấp do sử dụng các ngũ cốc thay thế khác như bắp và lúa mì.
Lúa là một cây lương thực quan trọng cho an ninh lương thực và liên hệ đến tình
trạng nghèo khó trên thế giới. Cho nên, nhiều nước đang phát triển đã thực hiện
chính sách tự túc lúa gạo, với nhiều trợ cấp cho cả ngành sản xuất và thị trường
tiêu thụ, nhưng chưa sánh kịp trợ cấp to lớn như các nước công nghiệp. Hai nước
Malaysia và Trung Quốc, trái lại, có chính sách tự túc giới hạn, khôn ngoan, theo
thứ tự ở mức 65% và 90% nhu cầu nội địa.
Ngày nay, sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống hơn một nửa
dân số thế giới và có vị trí quan trọng trong nền kinh vấn đề an ninh lương thực
của nhiều quốc gia. Các nước phát triển ở châu Âu, Nam Mỹ coi lúa gạo là một
nguồn thức ăn tốt nhất cho sức khỏe con người, thậm chí vai trò của nó còn được
tăng lên khi xem xét theo khía cạnh tín ngưỡng và xã hội. Châu Á là châu lục
đứng đầu thế giới về diện tích cũng như sản lượng, tiếp theo là châu Âu và Bắc
Mỹ đến Nam Mỹ.
Năm 1996, lúa gạo đã được tiêu thụ trên 176 quốc gia trên thế giới với 5,8
tỷ dân. Nó là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho 2,89 tỷ người châu Á, 40 triệu
người châu Phi và 1,3 triệu người châu Mỹ. Lúa gạo là nguồn cung cấp năng
lượng lớn nhất cho con người, bình quân lượng lúa gạo được tiêu thụ ở các nước
châu Phi, chân Mỹ và châu Á khoảng 60-100 kg/người/năm, nếu tính ra lượng
calo khoảng 420-700 calo/người/ngày (Widjaja R et al., 1996).

3


Năm 2008, thế giới có 115 nước trồng lúa và sản xuất khoảng gần 610 triệu
tấn thóc mỗi năm. Lúa gạo là thức ăn căn bản của 36 quốc gia và cung cấp từ 20
đến 61% nguồn năng lượng quan trọng mỗi ngày cho hơn phân nửa dân thế giới,
đặc biệt tại nhiều nước châu Á. Việc sản xuất lúa gạo tập trung nhiều ở các nước
châu Á, 85% sản lượng lúa trên thế giới, sản lượng này phụ thuộc vào 8 nước
bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Banglades,

Myanmar và Nhật Bản.
Theo số liệu của IRRI năm 2008, Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lúa
lớn nhất thế giới (44 triệu ha), tuy nhiên năng suất của Ấn Độ đạt 3,37 tấn/ha, do
đó sản lượng của Ấn Độ chỉ đạt 148,37 triệu tấn. Trong khi đó, Trung Quốc có
diện tích đứng thứ 2 nhưng do trình độ thâm canh cao, diện tích lúa lai nhiều
(trên 50%) nên năng suất của Trung Quốc là 6,61 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 193
triệu tấn. Inđônêxia, Banglades, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia sản
xuất lúa gạo lớn của thế giới. Hai nước xuất khẩu gạo chủ yếu của thế giới là
Thái Lan và Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2010, Thái Lan vẫn là nước xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới với khối lượng 8,57 triệu tấn, Việt Nam đứng vị trí
thứ hai với lượng xuất khẩu 5,95 triệu tấn.(AGROINFO, 2010).Hiện nay trên thế
giới có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các châu lục trên thế giới. Việc sản
xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, nơi chiếm hơn 90% về
diện tích gieo trồng cũng như về sản lượng.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của thế giới
từ năm 2010 đến năm 2014
Chỉ tiêu
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)

Năm
2010
161,6
4,33
701,0

Năm
2011
163,1

4,39
722,5

Năm
2012
163,4
4,39
718,3

Năm
2013
166,1
4,48
745,2

Năm
2014
163,0
4,47
744,7

Nguồn: FAOSTA (2015)

Theo số liệu của tổ chức FAO, đến năm 2013 tổng diện tích trồng lúa trên
toàn thế giới khoảng 166,084 triệu ha, năng suất trung bình đạt 4,49 tấn/ha và tổng
sản lượng lúa khoảng 745,18 triệu tấn. Về diện tích, Ấn Độ là nước có diện tích
trồng lúa cao nhất với 43,770 triệu ha, sau đó là Trung Quốc có diện tích trồng lúa
là 29,179 triệu ha. Nước có năng suất lúa cao nhất là Nhật Bản với 6,511 tấn/ha,
sau đến Trung Quốc với 6,022 tấn/ha. Tuy nhiên, xét về sản lượng Trung Quốc là


4


nước đứng đầu đạt 183,276 triệu tấn, tiếp đó là Ấn Độ với sản lượng đạt 139,955
triệu tấn (bảng 2.1).
Tình hình sản xuất lúa trên thế giới đang có xu hướng tăng dần nhưng tăng rất
chậm, sản lượng năm 2010 là 701 triệu tấn và đến năm 2014 là 744,7 triệu tấn. Theo
số liệu dự đoán về sự phát triển dân số thế giới, đến năm 2050 dân số thế giới
khoảng 8,9 tỷ người với tỷ lệ tăng hàng năm 0,4%. Với tốc độ tăng dân số nhanh
chóng, diện tích đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp thì vấn đề an ninh lương thực.
Năm 2011, sản lượng lúa gạo được sản xuất của Châu Á khoảng 651 triệu
tấn lúa (435 tấn gạo) tăng 2,9% so với năm 2010, Châu Phi sản xuất lúa khoảng
26 triệu tấn (17 triệu tấn gạo), tăng 3% so với năm 2010. Năm 2011, Brazil là
nước sản xuất gạo lớn nhất Châu Mỹ đạt đến 13,6 triệu tấn so với năm 2010 là
11,7 triệu tấn. Giao dịch lúa gạo quốc tế 2011 đã tăng đến 34,3 triệu tấn hơn
2010 là 9%. Sử dụng lúa gạo thế giới năm 2011-2012 đạt đến 470 triệu tấn gạo,
tăng 9,7 triệu tấn hơn năm trước 2%, trong đó 397 triệu tấn được dành cho thức
ăn, 12 triệu tấn cho nuôi gia súc, và sử dụng khác như làm giống, biến chế và thất
thóat sau thu họach khoảng 61triệu tấn hay 3%. Nhìn chung sản lượng lúa trên
thế giới vẫn tăng đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
Hiện nay tăng trưởng sản xuất lúa gạo Philippines là cao nhất ở châu Á và
đã vượt qua các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và
Việt Nam, theo một thông cáo báo chí của Viện nghiên cứu lúa gạo Philippines
(PhilRice). PhilRice cho rằng Philippines đã trở thành nước sản xuất gạo nhanh
nhất của châu Á do công tác nghiên cứu mặc dù chỉ đạt được 97% mục tiêu tự
cung tự cấp trong năm 2013. Dựa trên số liệu từ báo cáo thị trường thương mại
thế giới của USDA vào tháng 4/2014, PhilRice cho rằng sản xuất lúa gạo
Philippines có thể tăng khoảng 8,7 % so với năm trước lên khoảng 11,64 triệu tấn
trong năm 2013-2014 (tháng 7/2013-6/2014) và là tốc độ tăng trưởng cao nhất
trong số các nhà sản xuất hàng đầu khác của châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ,

Bangladesh và Indonesia.
Campuchia xuất khẩu khoảng 120.291 tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2014,
tăng khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm 2013, theo số liệu của Ban Thư ký của
dịch vụ của xuất khẩu gạo một cửa (SHOW- REF). Trong tháng 4/2014,
Campuchia đã xuất khẩu khoảng 35.961 tấn gạo, tăng khoảng 54,5% so với cùng
kỳ năm 2013 và tăng khoảng 1% so với tháng 3/2014 . Trong tháng 4,

5


Campuchia xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng hạt dài (khoảng 17.264 tấn), gạo thơm
(khoảng 11.157 tấn) và gạo đồ hạt dài (khoảng 3.255 tấn).
Bảng 2.2. Sản lượng lúa ở một số nước và khu vực trên thế giới qua các năm
Quốc gia

2008

2009

2010

624,50
191,83
148,04

619,21
195,10
135,67

Việt Nam

Thái Lan

38,73
31,65

Philippines
Nhật Bản
Malaysia

16,82
11,03
2,35
36,04
12,06
9,24
24,36
7,25
4,18
3,48
688,41

Châu Á
Trung Quốc
Ấn Độ

Châu Mỹ
Brazil
Hoa Kỳ
Châu Phi
Ai Cập

Nigeria
Châu Âu
Thế giới

2011

2012

633,75
195,76
143,96

653,84
201,00
157,90

650,06
204,29
152,60

38,95
32,12

40,01
35,58

42,40
34,59

43,66

37,80

16,27
8,47
2,51
37,77
12,65
9,97
23,53
5,52
3,55
4,23
684,81

15,77
8,48
2,46
36,86
11,24
11,03
25,91
4,33
4,47
4,31
701,05

16,68
8,40
2,67
37,55

13,48
8,39
26,06
5,68
4,57
4,37
722,56

18,03
8,52
2,82
35,79
11,39
9,05
27,3
6,50
4,83
4,30
718,35

Nguồn: FAOSTAT (2013)

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo khối lượng xuất khẩu
gạo của Thái Lan sẽ đạt khoảng 8,7 triệu tấn trong năm 2014, đứng thứ hai sau Ấn
Độ. Trong khi đó, FAO dự báo xuất khẩu của Ấn Độ sẽ đạt 9,5 triệu tấn năm 2014.
Theo dự đoán của chuyên gia dân số thế giới thì dân số thế giới đến năm
2030 là 8,47 tỷ người. Với dân số như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn là
vấn đề cấp bách, trong đó, lúa đóng một vai trò quan trọng số một.Nhu cầu gạo
nhập khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương đối khác nhau, châu Âu, châu
Mỹ thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao, trong khi đó châu Phi lại

có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình và thấp. Trong những năm qua,
Inđônêxia là nước luôn có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hiện nay,
lượng gạo trao đổi trên thị trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cung
(dưới 4%) và giá gạo chịu ảnh hưởng rất lớn vào lượng mua vào của một số nước
nhập khẩu chính như: Inđônêxia, Philippine, Trung Quốc,...

6


Năm 2035, tổng sản lượng thóc phải tăng thêm so với bây giờ là 114 triệu
tấn. Năng suất trung bình có xu hướng đứng lại (hoặc tăng rất chậm). Nhưng có 3
điều đáng lo: đất lúa mất dần, người lao động trồng lúa giảm dần, nước tưới cho
lúa thiếu, khiến cho mục tiêu tăng thêm 114 triệu tấn: trở nên vô cùng khó khăn.
Điều đáng lo nữa là chỉ có ít hơn 5% vật liệu di truyền trong ngân hàng gen của
IRRI được sử dụng trong các chương trình cải tiến giống lúa (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang, 2000).
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam là nước có điều kiện cho sự sinh
trưởng và phát triển của các loại cây trồng, trong đó có cây lúa. Mặt khác, do sự
bồi đắp của các con sông đã hình thành nhiều đồng bằng châu thổ tương đối bằng
phẳng, màu mỡ.Đây là điều kiện rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là sản xuất lúa. Từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có ý
nghĩa đáng kể trong nền kinh tế xã hội của đất nước cũng như đảm bảo an ninh
lương thực cho quốc gia. Cây lúa, một trong những cây trồng quan trọng hàng
đầu trong sản xuất nông nghiệp, nó không chỉ cung cấp lương thực cho người
dân Việt Nam mà còn là cây trồngcó giá trị xuất khẩu đem lại nguồn doanh thu
đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Sau năm 1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã
có những bước phát triển đáng kể, đã góp phần đưa đất nước ta từ một nước nhập
khẩu khoảng 0,8 triệu tấn trở thành một nước tự túc lương thực cho 70 triệu dân,

ngoài ra cũng có một phần dành cho xuất khẩu. (Nguyễn Đình Giao và
cs,1975).Từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 của thế kỉ
trước thì Việt Nam trong những năm 2005-2008 có sản lượng gạo sản xuất khá
ổn định trên 4,5 triệu tấn và đột phá từ những năm 2009. Mùa vụ 2010/2011,
Việt Nam đã xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn cao
hơn so với mùa vụ 2009/2010 là 6,73 triệu tấn. Với sản lượng này, Việt Nam tiếp
tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan. Năm 2012 Việt
Nam đã xuất khẩu được 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ xuất khẩu 5
triệu tấn đứng thứ nhất, Thái Lan đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn. Các quốc gia
Châu Á vẫn là những thị trường chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012
chiếm 77,7% vm…tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Nhờ các biện pháp kĩ
thuật canh tác tốt mà sản lượng lúa gạo của Việt Nam không ngừng tăng trong
mấy năm gần đây.
7


Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang
nước tự túc gạo. Năm 1989 nước ta xuất khẩu 1,37 triệu tấn gạo, giá trị sản lượng
gạo xuất khẩu thu được 310,29 triệu USD. Kể từ năm 1989, năm đầu tiên có gạo
xuất khẩu đến nay Việt Nam đã đóng góp với thế giới trên 40,7 triệu tấn gạo với
giá trị trên 9 tỷ USD, từng bước vươn lên trở thành quốc gia đứng thứ 2 trên thế
giới về xuất khẩu gạo (TCTK, 2012). tấn/ha, tăng hơn 1,1 lần so với năm 1996,
đạt tốc độ tăng bình quân 2,4 %/năm. Khoảng 1 triệu đồng bào niền núi quanh
năm ăn ngô, sắn thay cơm; khả năng tiếp cận lúa gạo còn hạn chế do thu nhập thấp
và cơ sở hạ tầng kém phát triển (Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2012). Do vậy trong
chiến lược phát triển, cần dành ưu tiên cao cho đảm bảo an ninh lương thực, bởi vì
dữ vững an ninh lương thực không chỉ đảm bảo cuộc sống người dân mà còn góp
phần rất quan trọng trong việc ổn định an ninh quốc gia và ổn định xã hội (Nguyễn
Văn Bộ, 2012).
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã có những thành công lớn trong những

năm gần đây. Cơm gạo là thức ăn chính và sản xuất lúa gạo đã là căn bản của nền
kinh tế Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử, sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nông thôn Việt Nam, với 80% dân số Việt Nam làm nông
nghiệp. Hầu hết người dân vẫn coi công việc trồng lúa đem lại nguồn thu nhập
chính của hộ. Trong những năm gần đây, tuy diện tích trồng lúa có xu hướng
giảm dần từ 7,586 triệu ha năm 2000 xuống còn 7,440 triệu ha năm 2009 nhưng
năng suất lại tăng từ 4,243 tấn/ha năm 2000 lên 5,229 triệu tấn/ha năm 2009, do
đó sản lượng lương thực đã tăng từ 32,530 triệu tấn năm 2000 lên 38,896 triệu
tấn năm 2009, không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất
khẩu đứng thứ hai thế giới. Ở Việt Nam lúa thơm được phân bố từ Bắc vào nam
từ đồng bằng đến miền núi. Lúa tẻ thơm được chia làm hai nhóm: lúa tám và lúa
nương (Lê Vĩnh Thảo, 2004).
Cùng với sự tăng năng suất thì sản lượng lúa của Việt Nam trong những
năm gần đây cũng có xu hướng tăng nhanh từ 38,63 triệu tấn năm 2008 lên tới
42,33 triệu tấn năm 2011, diện tích trồng lúa cũng tăng nhưng không đáng kể
năm 2008 đến năm 2011 tăng 0,25 triệu ha. Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương
thực tăng mạnh năm 2008 sản lượng đạt 38,63 triệu tấn nhưng đến năm 2011 sản
lượng đạt 42,33 triệu tấn, lượng xuất khẩu tăng đáng kể qua các năm, năm 2008
lượng xuất khẩu đạt 4,72 triệu tấn đến năm 2011 đã đạt 7,11 triệu tấn đây là một
dấu hiệu đáng mừng cho ngành nông nghiệp Việt Nam, là nguồn thu nhập đáng
kể của nền kinh tế quốc doanh với lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới.

8


Bảng 2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam 2008 - 2014
Năm
2008
2009
2010

2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

7,40
7,44
7,51
7,65
7,76
7,90
7,81

52,3
52,4
53,4
55,4
46,4
55,7
57,6


38,72
38,95
40,00
42,39
43,74
44,03
44,97

Trị giá
(triệu
USD)
4,72
2902
6,10
2664
6,80
2912
7,11
3657
7,72
3500
6,74
2950
6,06
2807
6,57
285
Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
Lượng xuất khẩu

(triệu tấn)

ĐBSH là vùng sản xuất lúa đứng thứ 2 sau vùng ĐBSCL, diện tích gieo
trồng lúa hàng năm của vùng chiếm khoảng 15 - 16% diện tích gieo trồng lúa cả
nước; giai đoạn 2000 - 2010 diện tích canh tác lúa giảm nhiều (giảm 80.765 ha).
Diện tích gieo trồng lúa của vùng giảm nhẹ, bình quân 6,2 ngàn ha/năm do tăng
diện tích chuyên trồng lúa nước (ruộng 2 vụ lúa), góp phần ổn định sản lượng
lúa, chiếm trên 17% tổng sản lượng lúa cả nước. Diện tích lúa cả năm của vùng
năm 2010 đạt 1.150,1 ngàn ha (chiếm 17% diện tích gieo trồng lúa cả nước); sản
lượng đạt 6.803,2 ngàn tấn (chiếm 17% sản lượng thóc cả nước). ĐBSH là vùng
có năng suất lúa bình quân cao nhất cả nước đạt 59,2tạ/ha.
ĐBSCL là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước, diện tích gieo trồng lúa hàng
năm của vùng chiếm trên 53% diện tích gieo trồng lúa cả nước; giai đoạn 2000 2010, diện tích canh tác lúa giảm nhiều (171.776 ha) do đó diện tích gieo trồng
lúa của vùng cũng giảm. Tuy nhiên, do tăng năng suất lúa nên sản lượng lúa toàn
vùng vẫn có xu hướng tăng, đạt trên 20 triệu tấn/năm, chiếm 54% tổng sản lượng
lúa cả nước. Năm 2010, diện tích gieo trồng lúa cả năm của vùng là 3.970,8
nghìn ha (chiếm 53% diện tích gieo trồng lúa cả nước); sản lượng đạt 21.569,7
ngàn tấn (chiếm 54% sản lượng lúa cả nước).
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa của Huyện Bình Giang
- Diện tích gieo cấy lúa từ đầu nhiệm kỳ đến nay ổn định đạt 6.355 ha, năng
suất lúa bình quân hàng năm đạt trên 123 tạ/ha. Những năm qua mặc dù thời tiết
đầu vụ chiêm xuân thường có rét đậm rét hại kéo dài. Vụ mùa thường bị ngập
úng. Song được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,

9


các cơ quan chuyên môn đã tuyên truyền khuyến cáo chỉ đạo nông dân, thực hiện
tốt việc gieo cấy, đúng thời vụ, cơ cấu giống, nên năng suất một số cây trồng
chính ngày được nâng lên và ổn định qua các năm.

Bảng 2.4. Diện tích và năng suất trồng lúa của huyện Bình Giang
Chỉ tiêu

Năng suất bình
Diện tích (ha)

quân ( tấn/ha)

Sản lượng cả
năm (tấn)

Năm

Xuân

Mùa

Xuân

Mùa

2011

6300

6300

70,07

60,53


82.278

2012

6300

6355

68,9

63,0

83.443

2013

6355

6355

65,8

57,5

78.357

2014

6355


6355

66,1

56,5

77.912

2015

5987

6038

66,8

58,08

75.061

Năm 2011 năng suất lúa cả năm đạt 130,6 tạ/ha (Trong đó vụ chiêm xuân
đạt 70,07 tạ/ha; vụ mùa đạt 60,53 tạ/ha; Tăng 6,53 tạ/ha so với năm 2010 (đây là
năm năng suất lúa vụ chiêm xuân cao nhất từ trước đến nay), sản lượng lương
thực đạt 82.278 tấn; Năm 2012 năng suất lúa cả năm đạt 131,9 tạ/ha,sản lượng
lương thực đạt 83.443 tấn; Năm 2013 năng suất cả năm đạt 123,3 tạ/ha, sản
lượng lương thực đạt 78.357 tấn.
Vụ chiêm Xuân 2015 sau khi thực hiện việc dồn ô đổi thửa, chỉnh trang
đồng ruộng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, năng suất và sản lượng
lúa không ổn định như hiện nay. Chủ trương của tỉnh là phải giảm thời gian sản

xuất lúa trên một vụ đểgiảm chi phí đầu vào, tránh các điều kiện bất thuận của tự
nhiên, Phát triển các cây rau màu vụ đông kèm bổ sung trồng các cây họ Đậu
theo hướng sản xuất hàng hóa để cải tạo đất, tránh sâu bệnh cho vụ lúa tiếp theo,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Phát huy thế mạnh của từng địa
phương có trình độ thâm canh cao như huyện: Bình Giang, Thanh Miện, Kinh
Môn có đồng đất phù hợp với cây lúa, chi phí sản xuất thấp để tăng năng sản
lượng lúa chung cho toàn tỉnh.Việc sử dụng giống ngắn ngày với năng suất và
chất lượng tương đương hoặc cao hơn không chỉ giúp nông dân tiến kiệm các chi
phí đầu vào, giảm thời gian sản xuất lúa trên một vụ, đỡ vất vả hơn trong vụ
Xuân, tránh được rét cho mạ và thuận lợi hơn trong canh tác vụ Đông.

10


2.1.4. Cơ cấu giống lúa của huyện Bình Giang
Bảng 2.5. Cơ cấu giống lúa gieo trồng trên địa bàn huyện Bình Giang
(tính đến vụ Xuân 2015)
Nhóm giống

Diện tích

Tỷ lệ %

BiO 404, Syn 6

295,8

4,95%

Thiên ưu


380,5

6,38%

Lúa thuần chất

BT7

2769

46,32%

lượng cao

T10

299,5

5,01%

1129,7

18,90%

Q5

670

11,20%


Khang dân 18

128

2,14%

TBR1

240

4,02%

BC15

64,5

1,08%

Lúa Lai

Tên giống

Nếp 87, 415, 97
Lúa Thuần năng
suất cao
Lúa Khác

- Trong những năm qua huyện có sự chuyển dịch cơ bản về cơ cấu giống
lúa từ sản xuất các giống lúa có năng suất cao (X21; Xi23, Q5, KD18, ...) sang

gieo cấy các giống lúa Lai, lúa có chất lượng giá trị hàng hoá cao, như Bắc thơm
số 7; T10, Nàng xuân, RVT; các giống lúa Nếp,... Năm 2010 tỷ lệ diện tích cấy
lúa chất lượng là 49%, đến năm 2013 là 70,8%. Lúa lai giảm 13,5% (từ 17,5%
năm 2010 xuống 4% năm 2013). Dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ diện tích lúa chất
lượng và lúa lai đạt 72 % (tăng 8,4% so với mục tiêu là 63,6%).
- Cơ cấu các trà lúa, giống lúa: Cơ cấu trà lúa tiếp tục chuyển biến tích cực
theo hướng tăng diện tích trà xuân muộn, giảm diện tích trà xuân sớm, tăng mùa
sớm, mùa trung, bỏ hẳn trà mùa muộn, chủ động gieo trồng cây vụ đông vùng
truyền thống, cụ thể như trà xuân sớm dài ngày giảm từ 18% năm 2010 xuống
còn 5% năm 2013, trà xuân muộn tăng từ 82% năm 2010 lên 95% năm 2013. Dự
kiến đến 2015 giảm trà xuân sớm còn 3%.
- Phương thức gieo cấy cũng có chuyển biến rõ nét: Lãnh đạo UBND
huyện nhận thấy việc tăng diện tích gieo vãi, cấy mạ non (mạ sân, mạ gieo cấy
trên nền đất cứng), giảm tỷ lệ mạ dược là điều kiện tăng năng suất lúa. Từ vụ
chiêm xuân năm 2010 tỷ lệ mạ dược - mạ sân - gieo thẳng là 18% - 38,4% 43,6%, đến năm 2013 là 5% - 44,46 - 50,54%. Dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ là 2%
- 46,5% - 51,5%; so với năm 2010 tỷ lệ cấy mạ dược giảm 15%, tỷ lệ cấy mạ sân
tăng 8,1%, tỷ lệ gieo thẳng tăng 7,9%.

11


- Về cơ cấu giống: Nhiều giống lúa ngắn ngày, chất lượng, năng suất cao,
chống chịu sâu bệnh tốt tiếp tục được duy trì như Bắc thơm số 7, Q5, KD18, Nếp
97, lúa lai Thục Hưng 6, Bio404, Syn6…và thường xuyên lựa chọn bổ sung cho
cơ cấu giống mới. Đặc biệt để phục vụ cho việc tăng diện tích lúa chất lượng đã
bổ sung vào cơ cấu các giống lúa giống lúa chất lượng chống chịu tốt với sâu
bệnh nhất là bệnh bạc lá, năng suất cao hơn BT7 10-20%, chất lượng tốt như
QR1, … Đưa các giống lúa lai năng suất cao, chất lượng khá, chống chịu bạc lá
tốt vào sản xuất như Bio404, N.69…
- Về chất lượng giống: Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp tiếp

tục được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giống trên địa bàn. Hàng vụ,
hàng năm phòng Nông nghiệp & PTNT kết hợp với liên ngành của sở Nông
nghiệp & PTNT tỉnh đi kiểm tra các công ty, đại lý, các cửa hàng kinh doanh vật
tư nông nghiệp.
- Các tiến bộ kỹ thuật mới tiếp tục được áp dụng vào sản xuất góp phần
nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa trong điều kiện giá vật tư nông
nghiệp cao, thời tiết diễn biến bất thường, tiếp tục chuyển dịch lao động sang
công nghiệp dịch vụ nhưng chưa bền vững…như máy làm đất liên hợp, máy gặt
đập liên hợp, máy cấy…
2.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM GIỐNG
LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
2.2.1. Kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam
Các giống lúa chất lượng đã và đang phát triển mở rộng ở hầu hết các tỉnh
thành của nước ta. Với yêu cầu ngày càng cao của người dân về chất lượng bữa
ăn hàng ngày thì hàng loạt các giống lúa mới chất lượng được nghiên cứu và
chọn tạo. Giống lúa Hương cốm được lai tạo từ quần thể phân ly từ các giống
Hương 125s, MR357, Tám Xoan đột biến (TX93), Maogô và R9311 có hàm lượng
amylose 17,5%, hàm lượng protein 8,7%, nhiệt hóa hồ thấp, độ bền thể gel mềm,
chống đổ ngã rất tốt (PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm và cs., 2006).Bằng kỹ thuật này
thì Nguyễn Thanh Tuyền và cs. (2007) thực hiện tổ hợp lai giữa DT10 và Amber
đã chọn tạo được giống Tẻ Thơm số 10 có đặc điểm chính tương đương với
giống lúa Bắc Thơm số 7 như thơm ngon, cơm mềm dẻo, ráo rời, gạo trắng đục.
Bằng phương pháp lai Backcross và chọn lọc phân lý theo phả hệ Pidegree Viện
Nghiên cứu và Phát triển cây trồng chọn tạo thành công giống lúa Bắc thơm 7
kháng bạc lá (Nguyễn Thị Lệ và cs., 2014).
12


Với kỹ thuật chọn lọc dòng thuần thì các giống lúa thuần chất lượng như
Nàng Hương 2, Nàng Thơm Chợ Đào 5 được chọn thành công từ giống lúa thơm

nổi tiến là Nàng Hương và Nàng Thơm Chợ Đào. ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2005). Bên cạnh phương pháp chọn lọc truyền thống thì sử dụng biện
pháp gây đột biến bằng phóng xạ cũng được sử dụng như một biện pháp để chọn
tạo thành công các giống lúa chất lượng. Từ đầu thập niên 90, nhiều tác giả đã cố
gắng nghiên cứu cải tiến các giống lúa Tám đặc sản của Việt Nam bằng phương
pháp chiếu xạ tia gamma trên các giống như: Tám Rồng, Tám Cổ Ngỗng, Tám
Thơm Nam Định, Tám Ấp Bẹ Xuân Đài (Lê Xuân Thám và cs., 2004). ,… bằng
khai thác biến dị soma từ các giống lúa nếp địa phương miền Nam, nếp Thái Lan,
Viện lúa ĐBSCL đã chọn tạo ra các dòng, giống nếp có triển vọng như OM
4661, OM 4662, OM 4672… đang được nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất,
dòng Nếp cái hoa vàng vừa mang gen mùi thơm, vừa cấy được cả hai vụ, khắc
phục được nhược điểm phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, dễ đổ…Dương Văn
Chín (2009) cho biết Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã chọn được giống
lúa OM4600 có mùi thơm nhẹ từ tổ hợp lai Jasmine 85 và Lemont, Võ Công
Thành (Trường Đại học Cần Thơ) chọn ra giống TP5 và TP8. Các giống lúa
thơm ST cũng được chọn tạo thành công ở tỉnh Sóc Trăng. Giống lúa thơm
Jasmine 85 có nhiệt hóa hồ và hàm lượng amylose thấp tương tự lúa thơm của
Thái Lan, có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày), thấp cây hơn IR841, và
năng suất khá (5-6 tấn/ha).
2.2.2. Kết quả khảo nghiệm giống lúa mới của tỉnh Hải Dương
Với điều kiện thuận lợi là nơi Viện cây lương thực và cây thực phẩm thuộc
tỉnh Hải Dương. Đây cũng là cơ quan nghiên cứu và chọn tạo được nhiều giống
lúa thuần chất lượng phục vụ cho các tỉnh phía Bắc nước ta, như P6, P6 đột biến,
T1, T2,..... Nguyễn Xuân Dũng và cs. (2010) báo cáo đã chọn tạo được 7 giống
lúa tẻ thơm mới như AC5, T10, HT6, TL6, HT9, PC5, SH4 có chất lượng cao
phục vụ cho vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc trung bộ.
Một trong những đơn vị có tiềm lực về khảo nghiệm các giống lúa mới
phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của tỉnh là công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên giống cây trồng Hải Dương. Hàng năm công ty khảo nghiệm gần
60 giống lúa mới tiến bộ kỹ thuật, sản xuất thử 5-7 giống lúa thuần và lúa lai có

triển vọng. Từ những kết quả khảo nghiệm công ty chọn được từ 1-2 giống lúa
mới chất lượng, năng suất đề nghị bổ sung vào cơ cấu thời vụ. Những giống lúa

13


đã được khảo nghiệm và ứng dụng vào sản xuất thành công tại tỉnh như: NX30,
Xi23, HT1, Bắc thơm 7 kháng bạc lá, Nếp 87, 97,.......
2.3. ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÂY LÚA
2.3.1.Thời gian sinh trưởng các giống lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc nảy mầm cho đến
khi chín thường thay đổi từ: 90 - 180 ngày tùy theo giống và điều kiện ngoại
cảnh (Nguyễn Hữu Tề và cs.,1979).Trong canh tác lúa hiện đại, các nhà nông
học hết sức quan tâm đến thời gian sinh trưởng của các giống lúa.Vì đây là
yếu tố có tương quan chặt đến năng suất và việc bố trí thời vụ, cơ cấu luân
canh của người nông dân trong cả một năm.
Quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của
giống lúa (DUS - 10 TCN 554-2002) của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành năm 2002, phụ lục II, Tính trạng 45 (thời gian chín, giống cảm
ôn): Từ gieo đến khi có 85 % số hạt chín, có quy định rõ về cách phân nhóm
giống như sau:
Bảng 2.6. Phân nhóm các giống lúa
Phân nhóm
giống
Cực ngắn
Ngắn
Trung bình
Dài

Các tỉnh phía Bắc

Đông Xuân
Tên gọi
Số ngày
Xuân muộn
Xuân CV
Xuân sớm

< 115
115-135
136-160
>160

Các tỉnh phía
Nam

Mùa
Tên gọi
Số ngày Tên gọi
Mùa sớm
Mùa trung
Mùa muộn

<100
100-115
116 -130
>130

A0
A1
A2

B

Số ngày
< 90
90-105
106-120
>120

Theo Nguyễn Văn Luật (2009), những giống mẫn cảm với nhiệt độ được
phân chia như sau:
Nhóm giống lúa dài ngày (nhóm B): Đó là những giống có thời gian sinh
trưởng từ 125-150 ngày (IRRI ký hiệu là M- Medium).
Nhóm giống lúa chín sớm (Nhóm A): Nhóm này bao gồm:
Nhóm A2: Nhóm trung ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 105-125 ngày
(IRRI ký hiệu là E – early).
Nhóm A1: Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90-105 ngày
(IRRI ký hiệu là VE – very early).

14


×