Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 19 NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 1939 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.57 KB, 6 trang )

Thiết kế, xây dựng tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh
Tuần: 16
Ngày Soạn : 25/08/2018
Tiết PPCT: 31
Ngày Dạy : 27/08/2018
Chương III
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Bài 19
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
……………………………
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau:
- Khái quát về tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản và hậu
quả của quá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới.
2. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng kỷ năng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu
những vấn đề lịch sử.
- Biết cách so sánh, liên hệ tư duy lôgic, kết nối các sự kiện khác nhau để
hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng diễn ra trong lịch sử.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ
nghĩa phát xít Nhật.
- Giáo dục trung tâm chống chủ nghĩa phát xít,căm thù những tội ác mà chủ
nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại.
II. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh
Thông qua bài học nhằm định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.


- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung
bài; lập bảng so sánh; sử dụng lược đồ, bản đồ để tổng hợp những yếu tố cơ bản….
+ Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với
nhau.
+ So sánh sự khác nhau trong phát triển kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ
+ Nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát
xít Nhật.
III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng
- Thuyết trình
- Làm việc nhóm
- Trực quan sinh động
IV. Phương tiện dạy học
- Bản đồ thế giới (hoặc bản đồ châu Á).
- Tranh ảnh về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.


V. Tổ chức các hoạt học của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
(Hoạt động tạo tình huống hay tình huống xuất phát)
a. Mục tiêu:
Với việc quan sát một số hình ảnh (hoặc video clip) về Nhật Bản Sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), kinh tế Nhật bản phát triển nhưng không ổn
định. Đất nước lại tiếp tục lâm vào khủng hoảng, tuy nhiên các em có thể chưa biết
đầy đủ và chi tiết về đất nước Nhật Bản trong giai đoạn này, cả quá trình Nhật Bản
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao
mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới
của bài học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát một số hình ảnh (hoặc video clip)

về những thành tựu về kinh tế mà nhân dân Nhật Bản đạt được sau chiến tranh thế
giới thứ nhất và những hậu quả của trận động đất tháng 9/1923.

Lược đồ Nhật Bản

Hình 70. Thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất tháng 9-1923

Hình 71. Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931
c. Kết quả mong đợi từ hoạt động: (Gợi ý sản phẩm): Mỗi HS có thể trình
bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS
để làm tình huống kết nối vào bài mới.


2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
(hoạt động)
(đơn vị kiến thức)
I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ NHẤT
Hoạt động 1:
17
I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
phút nhất
* Mục tiêu: Trình bày được tình hình kinh tế,
xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
nhất
* Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: thông tin trong

SGK, thảo luận:
- Hãy nêu những nét khái quát về kinh tế Nhật - Sau chiến tranh thế giới I Nhật
Bản thắng trận nên thu được
Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
nhiều lợi, sau Mĩ. Nhưng nền
kinh tế cũng chỉ phát triển trong
những năm đầu sau chiến tranh.
-Từ năm 1914-1919: công nghiệp
- Cho biết tình hình kinh tế Nhật Bản trong tăng gấp 5 lần, nông nghiệp hầu
như không thay đổi, những tàn dư
những năm 1914-1919?
phong kiến còn tồn tại nặng nề ở
nông thôn, giá cả lúa gạo và thực
Gv giới thiệu hình 70. SGK hậu quả của trận phẩm tăng cao làm cho đời sống
nhân dân rất khó khăn.
động đất tháng 9/1923,
Gv liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.
Gv gọi HS trả lời và cho các em bổ sung hoàn
thiện.
- Nêu những phong trào đấu tranh của nhân - Do sự mất cân đối giữa công
dân Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất nghiệp và nông nghiệp đã dẫn đến
cuộc bạo động lúa gạo bùng nổ
?
vào năm 1918, lôi cuốn 10 triệu
người tham gia.
- Phong trào bãi công của nhân
dân cũng diễn ra sôi nổi.
- Các phong trào đấu tranh của công nhân đã - Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản
Nhật Bản thành lập và trở thành
đưa đến sự thành lập tổ chức nào?

lực lượng lãnh đạo phong trào
GV nhận xét và chốt ý
- Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật công nhân.
trong những năm 1918-1929
Nhấn mạnh: Nền kinh tế cũng chỉ phát triển
trong những năm đầu sau chiến tranh, đời sống
người dân không ổn định, Đảng Cộng sản Nhật
Bản thành lập


* Sản phẫm mong đợi:
- Sau chiến tranh thế giới I Nhật Bản thắng trận
nên thu được nhiều lợi, sau Mĩ. .....
- Giá cả lúa gạo và thực phẩm tăng cao làm cho
đời sống nhân dân rất khó khăn.
- Do sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông
nghiệp đã dẫn đến cuộc bạo động lúa gạo .....
- Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập ...
Hoạt động 2:
II. Nhật bản trong những năm 1929-1939.
* Mục tiêu: Nêu được quá trình khủng hoảng
15
kinh tế Nhật Bản, hậu quả và biện pháp khắc
phút phục.
* Phương thức tổ chức hoạt động:
Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào việc
quan sát hình ảnh và thông tin trong SGK, thảo
luận
- Nêu những dẫn chứng chứng minh cuộc - Cuộc khủng hoảng kinh tế
khủng hoảng đã xảy ra ở Nhật Bản?

(1929-1939) đã giáng một đòn
mạnh mẽ vào kinh tế Nhật Bản.
- Từ năm 19291931 công
nghiệp giảm 32,5 %, ngoại
thương giảm 80 %, 3 triêu người
thất nghiệp, phong trào đấu tranh
Gv nhận xét và chốt ý:
của công nhân, nông dân diễn ra
Nhấn mạnh: Nhiệm vụ của Nhật Bản là đưa quết liệt.
đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Để đưa Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng - Để đưa Nhật Bản ra khỏi khủng
giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
hoảng kinh tế, giải quyết những
- Em hiểu như thế nào về chủ nghĩa phát xít ? khó khăn do thiếu nguồn nguyên
liệu và thị trường tiêu thụ hàng
hóa, giới cầm quyền Nhật Bản
tăng cường chính sách quân sự
hóa đất nước, gây chiến tranh
xâm lược, bành trướng ra bên
ngoài.
- Thái độ của nhân dân Nhật Bản đối với chủ - Dưới sự lãnh đạo của Đảng
nghĩa phát xít như thế nào?
Cộng sản, nhân dân nhân dân đấu
tranh dưới nhiều hình thức, lôi
Gv phân tích: Sự quyết tâm đấu tranh của nhân cuốn nhiều tầng lớp tham gia.
dân Nhật Bản để chống chủ nghĩa phát xít
Cuộc đấu tranh chống phát xít đã
góp phần làm chậm lại quá trình
Gv giới thiệu hình 71. SGK Nhật Bản thể hiện phát xít hóa ở Nhật Bản.
chính sách đối ngoại là gây chiến tranh xâm

lược các nước bên ngoài


- Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành
chiến tranh xâm lược, bành trướng bên ngoài?
- Gv liên hệ giáo dục tinh thần phản đối chiến
tranh yêu chuộng hòa bình.
* Sản phẫm mong đợi:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1939) đã
giáng một đòn mạnh mẽ vào kinh tế Nhật Bản.
- Từ năm 19291931, phong trào đấu tranh
của công nhân, nông dân diễn ra quết liệt.
- Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế, Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự
hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành
trướng ra bên ngoài.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân
dân nhân dân đấu tranh dưới nhiều hình thức,
lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia.…
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS
đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới thứ nhất và Nhật Bản trong 1929-1939
.b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
và tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1. Cũng giống như Mĩ, nước nào sau đây thu nhiều lợi và không
mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đức
B. Áo-Hung

C. Nhật Bản
D. Nga
Câu 2: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, nhà cầm quyền Nhật
Bản đã lựa chọn giải pháp nào dưới đây?
A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
B. Quân sự hóa đất nước, bành trướng ra bên ngoài.
C. Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Cải tổ hệ thống ngân hàng.
Câu 3: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhật Bản, cuộc đấu tranh
của nhân dân đã đạt được những kết quả nào dưới đây?
A. Làm thất bại âm mưu phát xít hóa đất nước của giới cầm quyền
B. Làm chậm lại quá trình phát xít hóa
C. Thu hút được một số binh lính tham gia đấu tranh.
D. Dân nghèo chết đói hàng loạt.
Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ngành kinh tế nào ở Nhật Bản
vẫn còn lạc hậu?


A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp
C. Dịch vụ
D. Thương nghiệp.
Câu 5: So sánh sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản (1918-1939)?

c. Gợi ý sản phẩm:
1. C; 2. B; 3. B; 4. B
5. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và chắc chắn, còn kinh tế Nhật Bản thì
phát triển không ổn định, chỉ phát triển một vài năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ
nhất.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (1 phút)

a. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:
+ Xác định được tình hình kinh tế ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1939.
+ Xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù của nhân loại.
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện thể
chất, tham gia lao động trong gia đình, nhà trường và xã hội.
+ Xác định mối liên hệ các sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới và xã hội
Việt Nam.
- HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan
b. Phương thức:
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Đối với quá trình phát xít hóa ở nhật Bản là học sinh em có thái độ như thế
nào?
2. Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với các hoạt động lao động trong nhà
trường, gia đình, xã hội.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi…
c. Sản phẩm mong đợi: (Gợi ý sản phẩm)
1. Học tập tinh thần yêu chuộng hòa bình, cần cù sáng tạo của nhân dân Nhật
Bản
2. Nêu được trách nhiệm:
- Nhà trường: tham gia tốt các phong trào “xanh-sạch-đẹp”.
- Gia đình: Giúp bố mẹ, tự làm các công việc nhà phục vụ bản thân.
- Xã hội: Tham gia tình nguyện các phong trào như: vệ sinh đường phố, phụ
giúp các gia đình neo đơn,…
Lưu ý: Ra những câu hỏi khó để phân hóa HS, Giao nhiệm vụ cho HS giỏi đã
hoàn thành xong câu hỏi thảo luận.




×