Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

11 đề thi thử THPTQG năm 2019 môn hóa học THPT nguyễn khuyến HCM lần 3 file word có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.69 KB, 11 trang )

SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LẦN 3

TRƯỜNG THCS–THPT NGUYỄN KHUYẾN

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(Đề thi có 04 trang)

Môn thi thành phần: HÓA HỌC

Ngày thi 07/10/2018

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Dung dịch chất X tác dụng với nước brom và làm đổi màu quỳ tím. Vậy X là
A. axit axetic.
B. phenol.
C. vinyl axetat.
D. axit acrylic.
Câu 2: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y
có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên là
A. metyl acrylat.
B. metyl metacrylat.


C. metyl axetat.
D. etyl acrylat.
Câu 3: Trong phân tử triolein có bao nhiêu liên kết C=O?
A. 6.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?
A. CuO.
B. O2.
C. KOH.
D. Na.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol.
Các hợp chất hữu cơ X, Y lần lượt là
A. tinh bột, glucozơ. B. xenlulozơ, glucozơ. C. xenlulozơ, fructozơ. D. glucozơ, etanol.
Câu 6: Cho 2.0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol
HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 4,725.
B. 2,550.
C. 3,425.
D. 3,825.
Câu 7: Amin có tên gọi nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng R-NH3Cl?
A. N-metylmetanamin. B. isopropylamin.
C. metylphenylamin. D. trimetylamin.
Câu 8: Chất nào dưới đây không thuộc loại axit béo?
A. (CH3)2CH[CH2]14COOH.
B. CH3[CH2]14COOH.
C. CH3[CH2]16COOH.
D. CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH.
Câu 9: Cho este no, mạch hở có công thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là

A. m = 2n.
B. m = 2n + 1.
C. m = 2n – 2.
D. m = 2n – 4.
Câu 10: Số nguyên tử hidro có trong một phân tử anilin là
A. 5.
B. 9.
C. 7.
D. 11.
Câu 11: Số đồng phân cấu tạo amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
o
Câu 12: Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t )?
A. Triolein.
B. Glucozơ.
C. Tripanmitin.
D. Vinyl axetat.
Câu 13: Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit aminoaxetic. B. Lysin.
C. Axit glutamic.
D. Metylamin.
Câu 14: Dãy nào say đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?


A. Amoniac, etylamin, anilin.
B. Anilin, metylamin, amoniac.
C. Etylamin, anilin, amoniac.

D. Anilin, amoniac, metylamin.
Câu 15: Tổng số chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch
NaOH nhưng không tráng bạc là
A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol este E tạo bởi axit X và ancol Y. Hấp thụ hết sản phẩm
cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Tên của ancol Y là
A. ancol metylic.
B. ancol etylic.
C. ancol propylic.
D. ancol anlylic.
Câu 17: Chỉ ra phát biểu đúng.
A. Alanin có công thức C6H5NH2.
B. NH3 là amin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. Đốt cháy cacbohidrat luôn cho mol CO2 bằng mol H2O.
D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
Câu 18: Xà phòng hóa chất béo X trong NaOH (dư) thu được 18,4 gam glixerol và 182,4 gam
một muối natri của axit béo. Tên của X?
A. Triolein.
B. Tripanmitin.
C. Triolein.
D. Tristearin.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 42,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và xenlulozơ cần dùng
1,44 mol O2. Nếu đun nóng 42,48 gam X trên với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) thu
được lượng Ag là
A. 8,64 gam.
B. 117,04 gam.
C. 86,40 gam.

D. 43,20 gam.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn amino axit no, mạch hở X (trong phân tử có một nhóm NH2 và một
nhóm COOH), thu được H2O, 5,28 gam CO2 và 4,48 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C2H5O2N.
B. C3H7O2N.
C. C4H9O2N.
D. C5H11O2N.
Câu 21: Để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất phản ứng 90%) cần dùng ít nhất V lít
dung dịch HNO3 97,67% (D = 1,52 g/ml) phản ứng với lượng dư xenlulozơ. Giá trị của V là
A. 27,23.
B. 27,72.
C. 28,29.
D. 24,95.
Câu 22: Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được
muối ntrai của α-amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là
A. 6.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 23: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím


Chuyển màu đỏ

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Có kết tủa Ag

Z

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

T

Dung dịch brom

Có kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. Axit glutamic, saccarozơ, hồ tinh bột, anilin.
B. Axit axetic, glucozơ, hồ tinih bột, anilin.


C. Axit glutamic, frutozơ, xenlulozơ, phenol.
D. Axit α-aminopropionic, glucozơ, tinh bột, anilin.
Câu 24: Một amino axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COO, trong đó oxi chiếm 35,955% khối
lượng. Lấy 26,7 gam X cho tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được bao nhiêu gam rắn khan?

A. 37,30 gam.
B. 33,30 gam.
C. 44,40 gam.
D. 36,45 gam.
Câu 25: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất
trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với
Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 26: Trong các chất: phenol, etyl axetat, lysin, saccarozơ. Số chất tác dụng được với dung
dịch NaOH, đun nóng là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 27: T là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử C6H10O4. T tác
dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol X và chất Y có công thức C2H3O2Na.
Chất X là
A. ancol etylic.
B. ancol butylic.
C. etylen glicol.
D. propan-1,2-điol.
Câu 28: Cho 0,25 mol lysin vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Dung dịch X
phản ứng vừa đủ với a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,9.
B. 0,5.
C. 0,15.
D. 0,65.

Câu 29: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X + 3NaOH → X1 + X2 + X3 + H2O
o

CaO, t
X1 + 2NaOH (rắn) 
 CH4 + 2Na2CO3
X2 + HCl → Phenol + NaCl
X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.
Công thức phân tử cũa là
A. C11H12O5.
B. C10H12O4.
C. C10H8O4.
D. C11H10O4.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CH3COOC2H3, C2H5COOCH3 và (CH3COO)3C3H5
cần 17,808 lít O2 (đktc) thu được 30,36 gam CO2 và 10,26 gam H2O. Lượng X trên phản ứng tối
đa với bao nhiêu mol NaOH?
A. 0,18.
B. 0,16.
C. 0,12.
D. 0,2.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn triolein, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(b) Glucozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Hợp chất CH3COONH3CH3 là este của aminoaxit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 3.
C. 5.
D. 2.


Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực
(b) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc
(d) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp A chứa C2H5OH và một amin X. Sản phẩm thu
được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn
m gam hỗn hợp A thu được 8,1 gam H2O. Biết sản phẩm của phản ứng cháy gồm CO2, H2O và
N2. Giá trị m là.
A. 9,2 gam.
B. 4,6 gam.
C. 3,45 gam.
D. 6,9 gam.
Câu 34: Hỗn hợp A chứa 2 este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2, chứa vòng benzen (Y
không tham gia phản ứng tráng gương). Cho m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch B chứa
NaOH và KOH (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1) đun nóng. Biết tổng số mol các este có trong A nhỏ
hơn tổng số mol NaOH và KOH có trong dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được dung
dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của X trong A gần với giá trị

nào sau đây:
A. 52,2.
B. 51,1.
C. 53,2.
D. 50,0.
Câu 35: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch
KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc) và
53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3
mol X là
A. 29,4 gam.
B. 31,0 gam.
C. 33,0 gam.
D. 41,0 gam.
Câu 36: Hỗn hợp X chứa metyl acrylat, metylamin, glyxin và 2 hidrocacbon mạch hở. Đốt cháy
0,2 mol X cần vừa đủ x mol O2, thu được 0.48 mol H2O và 1.96 gam N2. Mặt khác, 0,2 mol X tác
dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,7M, giá trị x gần với giá trị nào sau đây.
A. 0,4.
B. 0,5.
C. 0,7.
D. 0,6.
Câu 37: Chất hữu cơ mạch hở X có công thức CxHyO4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư
dung dịch NaOH, thu được (m + a) gam muối Y của amino axit no, mạch hở và hỗn hợp Z gồm
hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn một lượng muối Y bất kì, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O
bằng khối lượng Y. tổng số nguyên tử trong X là
A. 21.
B. 22.
C. 25.
D. 28.
Câu 38: Cho 0.1 mol hỗn hợp A gồm hai amino axit X, Y đều no, mạch hở và không có quá 5
nguyên tử oxi trong phân tử. Cho A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Mặc

khác, cho A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M, cô cạn thu được a gam muối
khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu
được 26 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 17,04.
B. 18,12.
C. 19,20.
D. 17,16.


Câu 39: Hỗn hợp A gồm ancol X no, đơn chức, mạch hở, axit Y mạch hở, chứa 2 liên kết π (pi)
và este E tạo bởi X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam A cần 1,344 lít O2 (vừa đủ), thu được 2,016
lít CO2 (các khí đo đktc). Mặt khác, cho m gam A tác dung hết với 100ml dung dịch KOH 0,75
M, thu được dung dịch B. Cô cạn B được chất rắn T. Phần trăm khối lượng chất (có khối lượng
phân tử nhỏ hơn) trong T gần với giá trị nào sau đây
A. 20%.
B. 15%.
C. 10%.
D. 25%.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T gồm este hai chức, mạch hở X và este đơn chức Y thu
được 6,54 mol CO2 và 3,6 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn T cần dụng 141.285 gam
dung dịch NaOH 50,96%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn Q gồm 3 muối (đều có
phân tử khối lớn > 90 đvC). Ngưng tụ phần hơi thu được 117,875 ml ancol etylic 40o. Biết khối
lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1 g/ml. Phần trăm khối
lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Q là
A. 39,6%.
B. 47,7%.
C. 50,2%.
D. 62,8%.
-----HẾT-----


ĐÁP ÁN
1-D

2-A

3-C

4-C

5-B

6-D

7-B

8-A

9-D

10-C

11-D

12-C

13-A

14-D

15-C


16-A

17-D

18-A

19-D

20-B

21-C

22-C

23-B

24-A

25-A

26-C

27-C

28-A

29-D

30-A


31-D

32-D

33-D

34-A

35-C

36-B

37-C

38-A

39-B

40-B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: B
Câu 6: D
Bảo toàn khối lượng:

mmuối  mX  mHCl  2  0,05.36,5  3,825 gam
Câu 7: B
Câu 8: A
Câu 9: D
Este có 6 oxi => Có 3 chức COO=> có k=3
 m  2n  2  2k  2n  4


Câu 10: C
Câu 11: D
Các đồng phân amino axit :
CH3  CH2  CHNH2  COOH

CH3  CHNH2  CH2  COOH

CH2 NH2  CH2  CH2  COOH
NH 2  CH 2  CH 2 CH3   COOH

CH3 2 C  NH 2   COOH
Câu 12: C
Câu 13: A
Câu 14: D
Câu 15: C
Các chất C4H8O2 thỏa mãn:
+ Đơn chức
+ Có phản ứng với NaOH
+ Không tráng gương

CH3  CH2  CH2  COOH


 CH3 2 CH  COOH
CH3  COO  C2 H5
C2 H5  COO  CH3

Câu 27: C

 2CH 3COONa  C2 H 4 OH 2
CH3COO 2 C2 H 4  2NaOH 

 X là etylen glicol
Câu 28: A


nHCl  2nLys  nKOH  0,9
Câu 29: D Cho
Phản ứng (1)  X1 là CH2  COONa 2
Phản ứng (2)  X 2 là C6 H5ONa
Phản ứng (3)  X 3 là CH3CHO
=> X là CH2  CH  OOC  CH2  COO  C6 H5
X là C11H10O4.
Câu 30: A
nO2  0,795; nCO2  0,69 và nH2O  0,57
Bảo toàn O :

nO X   2nO2  2nCO2  nH2O
 nO X   0,36
 nNaOH  nCOO 

nO X 
2




0,36
 0,18
2

Câu 31: D
(a) sai, triolein có k=6 nên nCO2  nH2O
(b) sai, glucozo không bị thủy phân.
(c) Đúng: HCOOCH  CH2  H2O 
 HCOOH  CH3CHO
(d) sai, đây là muối meyl amoni axetat
(e) đúng, metylamin làm quỳ hóa xanh, glutamic làm quỳ hóa đỏ, valin làm quỳ không đổi màu.
(g) sai, phenylamin không tan trong dung dịch NaOH
Câu 32: D
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) sai, glucozo có tráng bạc, saccarozo không tráng bạc
(d) sai, có 3 chất đơn chức: HCOOC2 H5 , CH3CCH3 , C2 H5COOH
(e) sai
(g) sai, muối amoni luôn tan.
Câu 33: D
H2 SO4 hấp thụ H 2O nên khí thoát ra là nCO2  nN2  0,2

 nCO2  0,2
C 

nCO2
nX


2

 X là CH x  4Nx


Trong 0,1 mol A gồm C2 H5OH  u  và CH x  4N x  v 

nA  u  v  0,1
nCO2  nN2  2u  v  0,5x.v  0,2
Dễ thấy hệ chỉ có nghiệm khi x  2
=>A gồm C2 H6O và CH6 N2
Do các chất trong A có cùng 6H và cùng M=46 nên:

nH 2O  0, 45  nA 

nH 2O



3
 mA  0,15.46  6,9 gam

0, 45
 0,15
3

Câu 34: A

nNaOH : nKOH  3:1  Thay bằng kiềm chung MOH với M 


 23.3  39   27
4

nA  nNaOH  nKOH  A chứ este của phenol
Tự chọn nA  1 , gồm este của ancol ( u mol) và este của phenol (v mol)

nA  u  v  1 1

nMOH  u  2v; nAncol  u; nH2O  v
Do mA  mmuoi  m nên mMOH  mAncol  mH2O

 Ancol phải là C6 H5CH2OH

 44 u  2v   108u  18
Từ (1) và (2)  u 

 2

35
32
;v 
67
67

Y không tráng gương nên X là HCOOCH 2  C6 H5

35 / 67

 Y là CH3COOC6 H5  32 / 67 

 % X  52, 24%

Câu 35: C
nKOH  0,5  X gồm este của ancol ( a mol) và este của phenol (b mol)

 nX  a  b  0,3 và nKOH  a  2b  0,5
 a  0,1 và b  0, 2

 nY  0,1
Y là andehit dạng Cn H2nO
Cn H 2 nO 

 3n  1 
n
2O2

0,1.............0, 25

 n  2 
CH3CHO

CO2

 nH 2O


X  KOH 
 muối + CH3CHO  H2O

nH2O  b  0,2

Bảo toàn khối lượng  mX  33
Câu 36: B Hỗn

CH2  CH  CH  COO  CH3  C3H6  CO2
NH2  CH2  COOH  CH3 NH2  CO2
Bỏ CO2 ra khổi hỗn hợp, xét 0,2 mol X ' gồm C3H6 , CH3NH 2 và 2 hidricacbon.
Số H 

2 nH 2 O

2 nN 2

 0,7

Số

nX '

nX '

 4,8

Độ không no k 

nBr2
nX '

 0,35

Số H  2C  2  2k  N  C  1, 4


 nCO2  1,4nX '  0,28
Bảo toàn O: 2nO2  2nO2  nH2O

 nO2  x  0,52
Câu 37: C
X  NaOH 
 muối Y  2 ancol

 Y dạng Cn H2n3 NO4 Na2

Cn H 2n3 NO4 Na2  ? O2 
 n  1 CO2   n  1,5 H 2O  Na2CO3  0,5 N2

 14n  121  44  n  1  18  n  1,5
n4

 Y là NaOOC  CH 2  CH  NH 2   COONa
X có dạng R  COOR '2
Do mRCOOR '  mRCOONa   2R '  2 Na  R'  23
2

2

Vậy có 1 ancol là CH3OH , ancol còn lại là AOH
Do 2 ancol có số mol bằng nhau nên R ' 

15  A  23
2


 A  31  C2 H5OH là nghiệm duy nhất.
Vậy X là CH3  OOC  CH2  NH2   COO  C2 H5

 Tổng 25 nguyên tử


Câu 38: A
nH2SO4  0,05  nH   0,1

nA  nH   X , Y đều có 1 NH 2
nBaOH   0,06  nOH   0,12
2

 nX  0,08 và nY  0,02
Đặt n, m là số C của X,Y

 nC  0,08n  0,02m  0,26
 n  2 và m  5 là nghiệm duy nhất.
X là C2 H5 NO2  0,08 và Y là C5 H9 NO4  0,02

nH2O  nOH   0,12
Bảo toàn khối lượng :

mA  mBaOH   m
2

muối  mH O
2

 m muối = 17,04

Câu 39: B Hỗn

X là Cn H2n2O  a mol 
Y,E là Cm H 2m2Oz bmol 

nCO2  na  mb  0,09 1
nO2  1,5na  b 1,5m  0,5  0,5z   0,06  2

11,5   2  b  0,5z  0,5  0,075
Khi z  2  b  0,05

1  mb  0,09  m  1,8(loai)
Khi z  4  b  0,03

1  mb  0,09  m  3
Khi đó X là CH3OH ,Y là  COOH 2 và Z là  COOCH 3 2 là nghiệm duy nhất.

 T gồm  COOK 2 (0,03) và KOH dư (0,015)

 %KOHdu  14,43%
Câu 40: B
Trong dung dich NaOH: nNaOH  1,8 mol và mH2O  69,285 gam
Trong ancol etylic 400 : nC2 H5OH  0,82 và mH2O  70,725

 T  NaOH đã tạo ra nH 2O 

 nY  0,08

 70,725  69, 285  0,08 mol
18



nNaOH  2nX  2nY  nX  0,82
Do X chỉ tạo C2 H5OH  0,82 và 3 muối nên:
X là RCOO  A  COO  C2 H5  0,82
Y là ROOP  0,08

mX  mC  mH  mO  140,72
Bảo toàn khối lượng  mmuoi  mX  mNaOH  mC2H5OH  mH2O ( tạo ra từ T)=173,56
Muối gồm RCOONa  0,09 , HO  A  COONa  0,82 và PONa (0,08)

mmuoi  0,9  R  67   0,82  A  84  0,08  P  39  173,56
45R  41A  4P  2063
Các muối đều có M>90 nên R>23; A  14; P  77
 R  25; A  14 và P  91 là nghiệm duy nhất.

Muối gồm CH  C  COONa  0,09 , HO  CH 2  COONa  0,82 và CH3  C6 H 4  ONa  0,08
 %CH  C  COONa  47,71%



×