Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đề thi HSG cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 131 trang )

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 01
MÔN: GDCD - LỚP 9
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG GDCD 9– Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa - Năm học 2017 - 2018
ĐỀ BÀI
Câu 1. (6,0 điểm)
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
"Trên chiếc giường cuối cùng trong Khoa hồi sức, một bé gái bị bệnh nặng đã
điều trị nhiều tháng nay. Mỗi ngày trôi qua, sự sống của em như đang dần ngắn lại, sinh
linh bé nhỏ ấy mới chào đời được hơn một tháng đã bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện. Chưa
được đặt một cái tên cụ thể để ghi dấu sự xuất hiện của mình nơi trần thế, em đã phải
đối mặt với tử thần."
(Trích Câu chuyện từ “Vị sứ thần” 10 tháng tuổi - Báo Dân trí)
a. Việc bỏ rơi con của cha mẹ bé gái gợi cho em nhớ tới nội dung bài học nào trong
chương trình GDCD lớp 8? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nội dung bài
học đó?
b. Theo em, bé gái có vượt qua được cơn nguy kịch không? Vì sao? Việc cha mẹ
của em không bỏ rơi em, lại còn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục em khôn lớn trưởng
thành khiến em có suy nghĩ gì về bổn phận của mình?
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước ta ban hành mấy bản
Hiến pháp? Nêu rõ năm ban hành?
b. Hiến Pháp năm 2013 có bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều? Được Quốc hội
thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
Câu 3. (4,0 điểm)
An cho rằng: “Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta cần tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, không cần kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc”. Ý kiến của An
đúng hay sai? Vì sao?


Câu 4. (4,0 điểm)
Nhà văn Pháp Đi-đơ-rô đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm
được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Nội dung câu nói trên là gì? Câu nói đó muốn đề cập tới một phẩm chất nào cần
có của thanh niên ngày nay? Giải thích vì sao thanh niên cần có phẩm chất này?
Câu 5. (3,0 điểm) Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Huy và Lan cùng làm việc trong một công ty. Họ yêu nhau và quyết định đi đến
hôn nhân. Huy dẫn Lan về quê ra mắt họ hàng và gia đình. Sau khi tìm hiểu, bố mẹ Huy
phát hiện Lan là con Bác ruột của Huy bị thất lạc nhiều năm nay. Hỏi:
a. Huy và Lan có thể kết hôn được không? Vì sao?
b. Nếu em là em gái của Huy, em sẽ làm gì?
---------------------- Hết --------------------- />
1


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 01
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9
(Đề thi HSG GDCD 9– Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa - Năm học 2017 - 2018
.

NỘI DUNG
Câu 1. (6 điểm)
a. * Việc bỏ rơi con của cha mẹ bé gái gợi cho em nhớ tới nội dung bài học:
“Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.”
* Nội dung bài học “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.” :
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình
thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và

nghĩa vụ của các thành viên gia đình như sau:
1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà :
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân
biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm
những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc, giáo dục
cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu
không có người nuôi dưỡng.
2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng,
biết ơn cha mẹ, ông bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,
ông bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có
hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ, ông bà.
3. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và nuôi
dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ
gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu
và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
b. *Bé gái không thể vượt qua cơn nguy kịch.
Bởi vì :
- Em bị bệnh nặng khi còn quá nhỏ, mới có mấy tháng tuổi.
- Em bị bỏ rơi, không được hưởng dòng sữa ngọt lành của mẹ, sự yêu thương,
chăm sóc của cha và người thân trong gia đình.
* Việc cha, mẹ của em không bỏ rơi em, lại còn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
em khôn lớn trưởng thành khiến em có nhiều suy nghĩ về bổn phận của mình :
- Biết ơn, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ.
- Sống xứng đáng với tình cảm của cha mẹ, yêu thương, chăm sóc cha mẹ khi
cha mẹ già yếu, ốm đau.
- Vâng lời cha mẹ, học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt, rèn luyện sức khỏe tốt để
cha mẹ vui lòng.

- Phấn đấu trở thành người có ích đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ,
gia đình. .......
/>
ĐIỂM
0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
2


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)


Câu 2. (3 điểm)
a. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong
hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng,
ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái Hiến pháp.
- Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 5 Hiến pháp:
- Năm ban hành: Hiến pháp năm 1946; Hiến pháp năm 1959; Hiến pháp năm
1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013
b. Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương với 120 điều, được Quốc hội Việt
Nam khóa XIII thông qua trong phiên họp ngày 28 tháng 11 năm 2013. Hiến
pháp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Câu 3. (4 điểm)
Ý kiến của An vừa đúng vừa sai.
- Đúng vì :
+ Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta rất cần tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có những thành tựu nổi bật về kinh
tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những
truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp
thu, phát triển.
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên
con đường xây dựng đất nước giàu mạnh.
+ Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền
văn hóa khác.
- Sai vì: An phủ nhận việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là sai, bởi
vì:
+ Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, mỗi dân tộc cần giữ bản
sắc riêng của mình bởi đó là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc.
Nếu không biết kế thừa và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc sẽ đánh mất
bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi dân tộc khác, các nền văn hóa khác.
+ Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới ở thời kì mở cửa và giao lưu
rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc

dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp
bao đời nay, chúng ta có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy kế
thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yêu tố quan trọng trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Liên hệ: Việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp cá nhân dễ dàng
hòa nhập với cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách trên cơ sở tiếp thu các giá
trị truyền thống và giá trị hiện đại...
Câu 4. (4 điểm)
- Nội dung của câu nói là: Khảng định vai trò của mục đích sống (lý tưởng
sống) đối với sự thành công và phát triển của con người: Sống có mục đích sẽ
giúp con người phát triển, sống không có mục đích con người sẽ không làm
được gì. Có mục đích tốt đẹp, con người mới làm được những việc vĩ đại. Nếu
mục đích tầm thường, con người không thể làm được những việc vĩ đại, lớn
/>
1,0

0,5
0,5
1,0

0,5
0,5

0,5
0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

1,0

3


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

lao”
- Câu nói trên của tác giả muốn đề cập tới: lý tưởng sống của thanh niên

0,5

-Vì sao thanh niên cần có lý tưởng sống:
+ Vì: Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát đạt
được. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động
không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng của dân tộc của nhân loại, vì sự tiến bộ
của bản thân và xã hội....

0,5

+ Thanh niên là những chủ nhân của đất nước, là lực lượng xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

0.5

+ Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi có nhiều ước mơ, hoãi bão cao đẹp.

+ Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, tin yêu và
không ngừng phát triển bản thân.
- Liên hệ bản thân...
Câu 5. (3 điểm)
a. Huy và Lan không thể kết hôn được.
- Vì theo khoản d, mục 1, điều 5 Luật Hôn nhân và gia định Việt Nam năm
2014 quy định cấm kết hôn “[...] giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
[...]”.
- Trong trường hợp này, Huy và Lan là những người có họ trong phạm vi đời
thứ ba (Lan là con bác ruột của Huy).
b. Nếu em là em gái của Huy cần:
- Giải thích cho anh chị hiểu về những quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Động viên, chia sẻ, tâm sự với anh chị để anh chị đỡ buồn, cung cấp những
tài liệu về sự ảnh hưởng đến nòi giống nếu kết hôn thiếu hiểu biết.
-Tỏ thái độ vui mừng khi có thêm một người chị họ.

0.5
0.5
0.5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

---------------------- Hết ----------------------

/>
4



Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 02

(Đề thi HSG GDCD 9– PGD&ĐT huyện Thiệu Hóa, ngày thi 24/10/2017 - Năm học 2017 – 2018)

ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,0 điểm) Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ (....) để hoàn thành nội dung
điều luật sau (Trích Luật giao thông sửa đổi năm 2008)
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức …(1)…, nghiêm chỉnh chấp hành
…(2)… giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và
người …(3) … phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc … (4)… an toàn
của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 2: (3,0 điểm)
Thế nào là bộ máy nhà nước? Nêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực
nhà nước đại biểu của nhân dân trong bộ máy nhà nước ta? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở
gồm những cơ quan nào? Do ai bầu ra?
Câu 3. (3.0 điểm):
Cộng đồng dân cư là gì? Như thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng
đồng dân cư? Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Kể một số
việc làm cụ thể góp phần xây dựng nếp sống văn hóa đó?
Câu 4. (4.0 điểm):
Quyền khiếu nại của công dân là gì? Khi nào thì công dân thực hiện quyền này? Theo

em, khi quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm hay thiệt hại thì người khiếu nại phải
gửi đơn khiếu nại đến người, cơ quan nào? So sánh quyền khiếu nại và tố cáo?
Câu 5: (5,0 điểm)
Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Phân tích ý nghĩa của quan hệ
hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới đối với quan hệ quốc tế và Việt Nam? Để góp
phần thực hiện tình hữu nghị, học sinh cần có trách nhiệm gì?
Câu 6: (3,0 điểm) Tình huống pháp luật:
Bố Lan bị nhiễm HIV, Lan lo lắng và thương bố nên việc học tập ngày càng giảm sút.
Cúc rủ Hoa đến động viên nhưng Hoa bảo: “Tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối
sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng ta gần gũi với họ thì sẽ bị lây
nhiễm và ảnh hưởng đạo đức”.
a) Em có đồng ý với ý kiến của Hoa trong tình huống trên không? Vì sao?
b) Nếu là Cúc trong tình huống này, em sẽ làm gì?
---------------------- Hết --------------------- />
5


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9

ĐỀ SỐ: 02

(Đề thi HSG GDCD 9– PGD&ĐT huyện Thiệu Hóa, ngày thi 24/10/2017 - năm 2017 – 2018)

.
Câu
Nội dung trả lời
Điểm

Học sinh điền đúng các từ sau :
I
(1) Tự giác
0,5
(2) Quy tắc
0,5
2,0
(3) Điều khiển
0,5
điểm
(4) Bảo đảm
0,5
* Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà
0,5
nước cấp trung ương và địa phương có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
* Cơ quan quyền lực nhà nước đại biểu của nhân dân trong bộ máy nhà
0,5
nước ta là: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
* Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
1,0
như sau
- Quốc hội:
+ Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;
0,25
+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những
II
nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt 0,25
động của công dân.
3,0
- Hội đồng nhân dân các cấp:

điểm
+ Bảo đuyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9
ĐỀ SỐ: 23
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
.
Điểm
Nội dung cần đảm bảo
Câu1 (2,0 đ).
* Các yếu tố của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ: Hiệu lệnh của
người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo; Vạch kẻ 1.0đ
đường; Cọc tiêu, tường bảo vệ; Hàng rào chắn
* ý nghĩa của hệ thống đèn tín hiệu giao thông:
1.0đ
- Tín hiệu xanh: được đi
0.25đ
- Tín hiệu đỏ: cấm đi
0.25đ
- Tín hiệu vàng: Báo hiệu có sự thay đổi tín hiệu, khi đèn vàng bật sáng thì
người tham gia giao thông phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường
0.5đ
hợp đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; tín hiệu vàng nhấp nháy: được đi tiếp
nhưng cần chú ý.
Câu2: (4,0 đ)
* Khái niệm di sản văn hoá: bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản
văn hoá vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, 1.0đ
khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
* Các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam: Vịnh Hạ Long; Phong Nha- Kẻ

Bàng (2003); Cao nguyên đá Đồng văn (2010); Quần thể di tích Cố đô Huế
(1993); Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn; Hội Gióng ở Phù Đổng-Sóc Sơn
(2010); Khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long- Hà Nội (nhận bằng
vào lễ khai mạc 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 01/10/2010); Mộc bản triều 2.0đ
Nguyễn; 82 bia tiến sỹ văn miếu Quốc tử giám; Thành nhà Hồ – Thanh Hoá
(Tháng 6 năm 2011); Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hoá cồng
chiêng Tây Nguyên 25-11-2005); Ca trù (2009); Dân ca quan họ Bắc Ninh
(2009)
* Hoạt động văn hoá: Bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7 kì quan thiên
1.0đ
nhiên thế giới
Câu3: (4,0 đ)

/>
104


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

* Những tài sản thuộc sở hữu toàn dân: gồm đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa,
vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp , công
trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội... cùng các tài sản mà pháp luật
qui định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước chịu trách
nhiệm quản lí
* Những tài sản thuộc sở hữu công dân: Nhà ở, thu nhập hợp pháp; của cải
để dành; tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt; Vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản
hợp pháp khác của cá nhân như tài sản thừa kế, vốn góp trong doanh nghiệp,
cửa hàng hoặc trong các tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội.
* Qui định về nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước…

- Tài sản Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lí, chỉ có Nhà
nước mới có quyền sử dụng, quản lí và định đoạt. Không tổ chức, cá nhân
nào được tự ý khai thác, sử dụng Tài sản Nhà nước nếu không được Nhà
nước giao quyền hoặc cho phép sử dụng.
- Tôn trọng và bảo vệ Tài sản Nhà nước có nghĩa là quý trọng, giữ gìn, bảo
quản, không xâm phạm Tài sản Nhà nước .
- Tổ chức, cá nhân được giao quản lí tài sản Nhà nước phải nêu cao tinh
thần trách nhiệm, không để mất mát, hư hỏng, thiếu trách nhiệm dẫn đến mất
mát hư hỏng, hoặc huỷ hoại tài sản, không được xâm phạm tài sản Nhà nướcdủ chỉ là rất nhỏ.
- Tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tài sản Nhà nước phải sử dụng đúng
mục đích, có hiệu quả, không gây lãng phí Tài sản Nhà nước và trong phạm
vi trách nhiệm được giao theo đúng qui định của pháp luật.
- Tổ chức cá nhân được quyền khai thác tài sản Nhà nước thì phải khai thác
đúng mục đích có hiệu quả và phải tuân theo qui định của pháp luật.
Câu4 (3,0đ)
* Khái niệm :
* Học sinh phân biệt điểm khác nhau như sau :
Bản chất pháp luật nước ta
Bản chất pháp luật của chế độ cũ
+ Thể hiện ý chí của người lao động
+ Thể hiện ý chí của giai cấp thống
(Công nhân, nhân dân lao động)
trị (Phong kiến và Tư sản)
+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân
+ Quyền tự do, dân chủ chỉ tập
dân trên tất cả các lĩnh vực của đời
trung trong tay số ít (vua, quý tộc
sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, phong kiến; tư sản), nhân dân bị
giáo dục )
hạn chế mọi quyền tự do, dân chủ.

Câu5 (3,0)
/>
1.0đ

1.0đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

1.0đ

1.0đ

1.0đ

105


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

* Khái niệm hợp tác :
1.0đ
+ Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ… vì mục tiêu chung
0.75đ
+ Hợp tác dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi nhưng không

0.25đ
làm phương hại đến người khác
* Giải thích:
2.0đ
+ Để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu (bảo vệ
môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo,
phòng ngừa, đẩy lùi bệnh hiểm nghèo, chống khủng bố, tội phạm quốc tế, 0.5đ
giải quyết khủng hoảng... mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải
quyết được.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển
0.5đ
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy
cơ chiến tranh, góp phần bảo vệ hoà bình. Từ đó đê đạt được mục tiêu hoà 0.5đ
bình cho nhân loại
+ Hậu quả của việc thiếu tính hợp tác: Với đòi hỏi khách quan đó, nếu một
quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đứng ngoài cuộc thì nước đó sẽ rơi vào tình
0.5đ
trạng trì trệ, khủng hoảng rất khó phát triển, do đó ảnh hưởng đến việc nâng
cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Câu 6 (4,0 đ)
Cần đảm bảo những ý sau:
- Nhận xét hành vi của Nam: Thiếu tính kỷ luật nghề nghiệp và thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Biểu hiện :
+ Là bảo vệ đang trong ca trực nhưng bỏ vị trí, vi phạm qui định của cơ quan
1,5
+ Việc bỏ vị trí bảo vệ của Nam gây hậu quả nghiêm trọng đó là không phát
hiện kịp thời vụ cháy để ngăn chặn kịp thời làm thất thoát tài sản nhà nước
hàng trăm triệu đồng.
- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 144, bộ luật hình sự qui định: Người nào có
trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lí tài sản của nhà nước vì thiếu

trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí, gây thiệt hại cho thiệt hại của
Nhà nước có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
1,5
Anh Nam đã thiếu trách nhiệm gây thiệt hại của nhà nước 197 triệu đồng.
Chiếu theo qui định tại khoản 1, Điều 144 nêu trên anh có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt
tù từ 6 tháng đến 3 năm.

/>
106


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

- Liên hệ bản thân :
+ Khi được tập thể giao nhiệm vụ phải hoàn thành tốt, phải trung thực, hết
mình với mục tiêu tất cả vì lợi ích của tập thể.
1,0
+ Không chủ quan, mất cảnh giác khiến mất mát, hư hỏng tài sản của tập thể.
+ Đấu tranh, phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm với công tác tập thể
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

/>
107


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

MÔN: GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 24

ĐỀ BÀI
Câu 1 ( 2 điểm )
Xác định trường hợp nào sau đây trẻ em là công dân Việt Nam ?
1. Trẻ em có cha mẹ là người nước ngoài sinh ra ở Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam .
3. Trẻ sơ sinh, bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ
là ai.
4. Trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi.
5. Trẻ em là người nước ngoàit heo cha mẹ sang sinh sống và làm ăn lâu dài ở Việt
Nam.
6. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi.
Câu 2 ( 3 điểm )
Di sản văn hoá là gì ? Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá ?
Câu 3 ( 2 điểm )
Điền những từ thích hợp vào chỗ ( ........... ) để hoàn thiện nội dung điều luật sau:
Hiến pháp năm 1992
Điều 58:
"Công dân có quyền ( ...........) về thu nhập hợp pháp , của cải để dành, ( ..........) tư
liệu sản xuất, vốn và (..........) khác trong ( .......) hoặc trong tổ chức kinh tế khác"
Câu 4 (4điểm)
Pháp luật là gì ? Hãy nêu đặc điểm, bản chất và vai trò của Pháp luật Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Câu 5 ( 6 điểm)
a. Dân chủ là gì ? Kỷ luật là gì? Phân tích mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật ?
b. Nêu nguyên tắc hợp tác Quốc tế của Đảng và Nhà nước ta? Công dân học sinh

cần làm gì để rèn luyện tinh thần hợp tác?
Câu 6 ( 3 điểm)
Người kinh doanh đúng Pháp luật cần tuân thủ những yêu cầu nào sau đây?
1. Kê khai đúng số vốn
/>
108


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

2. Kinh doanh đúng ngành, đúng mặt hàng ghi trong giấy phép
3. Thuê trẻ em dưới 14 tuổi làm những công việc nặng
4. Đóng thuế đúng quy định
5. Kinh doanh thuốc nổ
6. Kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng
7. Không kinh doanh thuốc nổ, ma tuý, mại dâm.
8. Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký
9. Kinh doanh bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động
10. Kinh doanh cả những mặt hàng không ghi trong giấy phép .
---------------------- Hết ----------------------

/>
109


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


ĐỀ SỐ: 24

Câu 1: (2 điểm)
Các trường hợp (2), (3), (6): trẻ em là công dân Việt Nam
- Đúng cả 3 trường hợp : 2điểm
- Đúng 2 trường hợp : 1.25 điểm
- Đúng 1 trường hợp : 0.5 điểm
Câu 2 ( 3điểm)
Bài làm cần đảm bảo các ý sau :
* Khái niệm : Di sản văn hoá bao gồm : Di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn
hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác :
+ Di sản văn hoá phi vật thể
+ Di sản văn hóa vật thể gồm :
- Di sản lịch sử, văn hoá
- Danh lam thắng cảnh
* Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá:
- Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công
đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh
nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực
- Những di sản văn hoá đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và
đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới.
Câu 3: ( 2 điểm )
Điền đúng thứ tự :
(1) Sở hữu
(3) Tài sản
(2) Nhà ở
(4) Doanh nghiệp

- Mỗi chổ điền đúng được 0.5 điểm
Câu 4: ( 4 điểm )
- Học sinh trả lời đảm bảo các ý sau :
+ Khái niệm Pháp luật : Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do
Nhà nước ban hành, được Nhà nước bản đảm thực hiện bàng các biện pháp giáo dục,
thuyết phục, cưỡng chế
+ Đặc điểm của Pháp luật :
/>
110


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

- Tinh quy phạm phổ biến
- Tính xác định chắt chẻ
- Tính bắt buộc (Cưỡng chế)
+ Bản chất Pháp luật:
- Thể hiện ý chí của gia cấp công nhân và nhân dân lao động
- Thể hiện quyền làm chủ nhân dân Việt Nam
+ Vai trò của pháp luật
- Là công cụ để quản lý Nhà nước.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân .
- Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.
Câu 5: ( 6 điểm )
a. Cần đảm bảo các ý sau
- Dân chủ là mọi người được làm chủ tập thể, làm chủ đất nước
- Lỷ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc tổ chức xã hội
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật :
+ Dân chủ và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ.
+ Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào

công việc chung.
+ Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức của mọi
người, xây dưng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao chất lượng lao động.
b. Gồm các ý sau:
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nươc XHCN, các nước
trong khu vực và trên thế giới.
- Việc hợp tác Quốc tế theo các nguyên tắc sau:
+ Tôn trọng độc lập , chủ quyền, toàn ven lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
+ Bình đẳng và 2 bên cùng có lợi
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
+ Phản đối mọi âm mưu và hoạt động gây sức ép, áp đặt và cường quyền
- Công dân - học sinh cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung
quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Câu 6 : ( 3điểm)
Các câu đúng là : (1) , (2), (4) , (7) , (8), (9) .
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

/>
111


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
ĐỀ SỐ: 25
MÔN: GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI

Câu 1: (2đ)
Hãy điền vào chỗ trống …… để hoàn chỉnh nội dung các điều luật sau:
Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm
2, Đào, khoan, xẻ đường…….; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải
vật nhọn, đổ chất …… trên đường; để trái phép vật liệt, phế thải, thải rác ra đường, mở
đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép của đường
bộ, hành lang……. đường bộ; tự ý tháo mở nắp cấm, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc
làm …..công trình đường bộ.
Câu 2: (3đ)
Trước tình trạng các di sản văn hóa đang bị xâm hại, Nhà nước ta đã có những quy
định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa như thế nào? Là công dân – học sinh em cần
phải làm gì để bảo vệ các di sản đó?
Câu 3: (4đ)
Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Quyền sở hữu gồm những quyền gì? Theo
em, công dân có những nghĩa vụ gì?
Câu 4: (3đ)
Để phòng ngừa và hạn chế tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, Nhà nước đã
có những quy định như thế nào? Là công dân học sinh, em cần phải làm gì để hạn chế và
phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
Câu 5: (5đ)
Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
ta là gì? Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay
đòi hỏi thanh niên học sinh phải làm gì?
Câu 6: (3đ)
Khi lâm trường giao đất trồng cà phê cho cán bộ, công nhân viên, gia đình ông Phan
được nhận 8 sào đất, ông tranh thủ lán thêm được 2 sào nữa. Sau đó, ông xây nhà và bán
ngôi nhà đó cho ông Lanh. Hỏi:
Việc làm của ông Phan là đúng hay sai? Vì sao?
---------------------- Hết ----------------------


/>
112


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 25

Câu 1 (2đ)
Trái phép;
gây trơn;
an toàn;
sai lệch.
Câu 2 (3đ)
Trước tình trạng các di sản văn hóa đang bị xâm hại, Nhà nước ta đã có những quy
định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, ban hành Luật Di sản văn hóa năm 2001:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, chủ sở
hữu văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Điều 5. “Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công
nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư
nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật….”
- Nghiêm cấm các hành vi: (Quy định trong điều 13)
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Hủy hoại hoặc gây guy cơ hủy hoại di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, XD trái phép, lần chiếm đất đai thuộc si tích

lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật quốc gia ra
nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy gia trị di sản văn hóa để thực hiện những hành
vi trái pháp luật.
- Trách nhiệm của công dân- học sinh.
+ Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương.
+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
+ Không vứt rác bừa bãi các khu di tích.
+ Tham gia các lễ hội truyền thống.
+ Tôn trọng học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để
làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Câu 3 (4,0đ)
a) Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình.
b) Quyền sở hữu tài sản gồm những quyền sau:
- Quyền chiếm hữu: là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.
/>
113


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

- Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các
giá trị sử dụng tài sản đó.
- Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng cho, để
lại thừa kế, pháp hủy, vứt bỏ.
c) Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm
phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước, cụ thể là:

- Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách
nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
- Khi vay, nợ phải trả đầy đủ đúng hạn.
- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm
hỏng phải sữa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản.
- Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 4. (3đ)
Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại, Nhà nước
đã ban hành luật Phòng cháy và Chữa cháy, bộ luật Hình sự và một số văn bản quy
phạm pháp luật khác, trong đó quy định:
- Cấm tàng trữ, vậng chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất
nổ, chất chay, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép
mới được giữ, chuyển chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất
độc hại.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí,
chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn,
có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
* Trách nhiệm của công dân và học sinh:
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh cá quy định về phòng ngừa tai nạn vũ
khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt
các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc
hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định
trên.
Câu 5 (5đ)
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một quá trình ứng dụng công nghệ mới
nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… vào các lĩnh
vực sản xuất và hoạt động xã hội.


/>
114


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một quá trình lâu dài, khó
khăn, phức tạp, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ học vấn nhất định, có hiểu
biết kỉ thuật hiện đại, có năng lực hoạt động trên nhiều lĩnh vực, có phẩm chất thái độ
khác hẳn với người lao động trong thời kỳ văn minh nông nghiệp.
- Vì vậy trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước là:
+ Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị,
có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kỹ năng phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện
sức khỏe.
+ Thanh niên phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, lao
động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng
nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản
xuất tiến bộ, đời sống vật chất tinh và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Xây dựng thành công và bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Để thực hiện tốt trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng hiện nay đỏi
hỏi thanh niên học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông cần phải:
+ Ra sức học tập, tu dưỡng rèn luyện toàn diện về đức, trí, thể, mĩ để chuẩn bị hành
trang vào đời thực hiện lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay đó là phấn đấu thực
hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
dân chủ, văn minh. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Trước mắt là học sinh lớp 9, phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, có thái độ,

động cơ và xây dựng kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn. Phấn đấu hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của người học sinh, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan
Bác Hồ kính yêu.
Câu 6. (3đ)
Những việc làm của ông Phan đã vi phạm nghĩa vụ tông trọng bảo vệ tài sản của
Nhà nước và lợi ích công cộng. Cụ thể là vi phạm pháp luật về quản lí sử dụng đất đai.
Theo quy định tại điều 5 của Luật đất đai, thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại hiện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai trong đó
có 3 quyền:
- Quyết định mục đích sử dụng đất.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất.
Theo quy định tại điều 107 của Luật đất đai, người sử dụng đất có các nghĩa vụ sau
đây:
/>
115


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới …
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê,… theo quy định của pháp luật.
Việc làm của ông Phan lấn chiếm đất trái phép của lâm trường và tự ý chuyển đổi
mục đích sử dụng đất từ đất trồng cà phê sang đất ở rồi bán cho người khác là vi phạm
pháp luật.
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

/>
116



Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 26

ĐỀ BÀI
Câu 1 (3đ) Việt Nam có những di sản văn hóa nào được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới? Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh?
Câu 2 (3đ) Tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện qua những hành vi nào?
Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?
Câu 3 (3đ) Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Thế nào là tông trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Hãy nêu các hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do
tìn ngưỡng, tôn giáo?
Câu 4. (3đ) Vì sao xã hội cần phải có pháp luật? vì sao mọi người phải nghiên chỉnh
chấp hành pháp luật?
Câu 5. (4đ) Khẩu hiệu hành động của mọi công dân Việt Nam là: “Sống và làm việc
theo Hiến pháp và Pháp luật”. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm rõ quan điểm
trên (theo những gợi ý dưới đây)
a. Hiến pháp là gì?
b. Pháp luật là gì?
c. Vì sao phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”?
d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào?
Câu 6. (2đ) Em hãy phân loại các hành vi sau đây, hành vi nào là vi phạm đạo đức,
hành vi nào là vi phạm pháp luật.

Cha mẹ đối xử không công bằng với con cái; vượt đèn đỏ; cao cái đối xử bạc bẻo
với ông bà cha mẹ; đua xe trái phép; do nóng giận N đã vô ý gây thương tích cho cha
mình; hối lộ người thi hành công vụ; anh em trong gia đình luôn tỏ thái độ hiềm khích
lần nhau.
Câu 7. (2đ) Cho tình huống sau:
Đi tham quan viện bảo tàng lịch sử, tại đây trưng bày các hiện vật quí hiếm. Khi
xem các hiện vật cổ, một số bạn cười đùa, chế nhạo và tự ý cầm hiện vật lêm xem.
A. Theo em, hành vi của các bạn đó có đúng không? Vì sao?
B. Nếu chứng kiến hành vi đó thì em sẽ làm gì?
---------------------- Hết ----------------------

/>
117


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 26

Câu 1. (3đ)
a. Việt Nam có những di sản văn hóa nào được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới:
- Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh);
- Cao nguyên đá Đồng Văn;
- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; (Quảng - Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc – Thanh Hóa
Bình);

- Quần thể di tích cố đô Huế;
- Nhã nhạc cung đình Huế;
- Phố cổ Hội An (Quảng Nam);
-Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; - Hát ca trù;
- Dân ca quan họ Bắc Ninh;
- Hội gióng ở Phù Đổng – Sóc Sơn;
- Hoàng Thành Thăng Long;
- 82 bia tiến sỹ ở Văn miếu Quốc Tử
Giám;
b. Những việc có thể làm để góp phần bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa:
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương.
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
- Không vứt rác bừa bãi ở các khu di tích;
- Tố giác kẻ gian ăn cắp cổ vật, di vật;
- Tham gia các lễ hội truyền thống;
- Tôn trọng học hỏi; tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới để
làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Câu 2. (3đ)
+ Tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện qua những hành vi
- Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách
nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
- Khi vay, nợ phải trả đầy đủ đúng hạn.
- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu, nếu làm
hỏng phải sữa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản.
- Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Phải tôn trọng tài sản của người khác vì đó là nghĩa vụ công dân, xâm phạm tài
sản của người khác là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lí theo luật định
Câu 3 (3đ)
/>

118


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc không
theo 1 tín ngưỡng tôn giáo nào đó. Người đã theo tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có
quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được
cưỡng bức cản trở.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:
+ Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tông giáo như đền, chùa, miếu thờ,
nhà thờ.
+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tín ngưỡng, tôn
giáo những người không có tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau.
- Các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:
+ Phân biệt đối xử người theo đạo;
+ Gây chia rẽ giữa những người theo tôn giáo khác nhau;
+ Xây dựng nhà trái phép trên đất của nhà thờ;
+ Phá phách, đập phá, thiếu tôn trọng những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Đánh cắp các cổ vật của chùa, nhà thờ;
+ Lợi dụng lòng tin tín ngưỡng, tôn giáo để làm những điều nhảm nhí có hại cho
con người…
Câu 4 (3đ)
- Xã hội cần phải có pháp luật vì:
+ Để xã hội tồn tại và phát triển bình thường thì phải có các quy định của pháp luật
để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong
xã hội diễn ra trong vòng trật tự, để bất cứ ai vi phạm điều bị xử lý nghiêm minh.
+ Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; nếu không có pháp luật xã hội sẽ bị rối loạn,
tính mạng của người dân sẽ bị đe dọa, xã hội ấy sẽ không tồn tại được.
- Mọi người phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, vì trước hết là nghĩa vụ của
công dân khi chúng ta nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật không những đảm bảo quyền lợi
cho mình và mọi người mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát
triển.
Câu 5 (4đ)
a. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản của pháp luật khác đều được xây dựng ban hành
trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, khong được trái với Hiến pháp.
b. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo
đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
/>
119


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

c. Chúng ta phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”, vì Nhà nước ta là
nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp
luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều có quyền và
nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo
pháp luật và bắt buộc phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên là:
- Trong học tập luôn thực hiện những nhiệm vụ được thầy cô giáo giao cho, thực
hiện đúng nội quy của nhà trường, hoàn thành nghĩa vụ phổ cập giáo dục…
- Trong gia đình phải kính trọng, lễ phép, vâng lời, biết ơn và chăm sóc ông bà, cha
mẹ.
- Thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội, nếp sống văn
hóa, văn minh đô thị; đảm bảo trật tự an toàn xã hội như không gây gổ đánh nhau, nói

tục, chửi thề, bảo vệ môi trường…
Câu 6. (2đ)
- Hành vi vi phạm đạo đức là
Cha mẹ đối xử không công bằng với con cái; con cái đối xử bạc bẻo với ông bà, cha
mẹ; anh em trong gia đình luôn tỏ thái độ hiềm khích lẫn nhau;
- Hành vi vi phạm pháp luật là
Vượt đèn đỏ; đuea xe trái phép; do nóng giận N đã vô ý gây thương tích cho cho
minh; hối lộ người thi hành công vụ;
Câu 7 (2đ) Tình huống
Hành vi của các bạn đó là không đúng
- Vì các hiện vật cổ quí hiếm là di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học của tổ tiên để lại, cười đùa, chế nhạo là tỏ thái độ vô ơn bất
kính đối với tổ tiên;
- Tự ý cầm hiện vật lên xem là thái độ vi phạm quy định của viện bảo tàng có thể
làm hư hại đến hiện vật.
- Mọi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di
sản văn hóa.
B. Nếu chứng kiến hành vi đó em sẽ:
- Nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn thực hiện nội quy của bảo tàng, không cười đùa ầm ỉ,
không sờ tay vào hiện vật.
- Vận động các bạn cùng khuyên giải những người vi phạm.
- Báo với cán bộ của viện bảo tàng hoặc thầy các cô giáo, các hướng dẫn viên du
lịch để can thiệp, xử lí những hành vi sai phạm đó.
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

/>
120


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 27

ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,5 điểm)
Phân tích ý nghĩa của việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
tôn trọng, học hỏi, cũng như hợp tác quốc tế. Chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta về các vấn đề đó.
Câu 2: (3,5 điểm )
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về những phẩm chất đạo đức “cần , kiệm
, liêm , chính , chí công vô tư”. Hiện nay, chúng ta đang hưởng ứng thực hiện cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . Vậy em hiểu thế nào về
những phẩm chất đạo đức đó ? Bản thân em đã thực hiện ra sao ?
Câu 3: (4 điểm)
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân là gì? Nêu sự giống nhau và khác
nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo? ý nghĩa của quyền khiếu nại và quyền tố cáo
?
Câu 4: (4 điểm)
Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân
tộc trên thế giới? Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo
những nguyên tắc nào?
Em hiểu như thế nào về quan điểm: “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ
giao lưu hợp tác quốc tế?
Câu 2: (3 điểm)
Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật (về cơ sở hình thành,
hình thức thể hện, biện pháp bảo đảm thực hiện)

Câu 5 : (1,0 điểm )
Vì sao nói : “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba
gây ra cái chết và thương vong cho loài người” ? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình
trạng đó ?
---------------------- Hết --------------------- />
121


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN GDCD - LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 27

Câu 1 ( 4,5 điểm) HS cần nêu:
- Sức mạnh của việc kết hợp giữa kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc với việc tôn trọng học hỏi và hợp tác quốc tế : là điều kiện thuận lợi cho các quốc gia,
dân tộc phát triển . Ngày nay thế giới đang có xu thế như vậy ( 0,75 điểm)
HS phân tích
+ Kế thừa , phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là làm theo, phát huy những
giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành từ rất lâu đời. Nhờ có việc kế thừa, phát huy
truyền thống đó mà chúng ta giữ được bản sắc riêng của mình, không bị đánh mất mình.
Thực tế cho thấy những quốc gia dân tộc bỏ qua yếu tố này sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Nứơc
ta đã chiến thắng biết bao kẻ thù bởi nhờ có việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
như : truyền thống yêu nước, căm thù giặc, yêu hòa bình, yêu tự do, độc lập, đoàn kết,
cần cù trong lao động, anh dũng, mưu trí trong chiến đấu.... (1.25 điểm)
+ Tôn trọng, học hỏi, hợp tác quốc tế cũng không thể bỏ qua trên con đường xây
dựng nước nhà. Bởi lẽ thế giới có nhiều kinh nghiệm quý báu về các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hoá.. Hơn nữa, chúng ta học hỏi, hợp tác quốc tế chúng ta sẽ thu hoạch
đựoc nhiều kinh nghiệm, giải quyết đựơc các vấn đề cấp bách. Nhờ học hỏi, hợp tác
chúng ta có kinh nghiệm trong xây dựng cầu, đường, những ngôi nhà cao tầng, giáo dục,
y tế...: cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, cầu Mỹ Thuận mang lợi đến hàng tỉ đồng,
đường quốc lộ Bắc Nam thông suốt, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam Dung Quất Quảng Ngãi, các ca mổ tim, ghép gan, ghép thận..... ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS…
(1.25 điểm)
+ Tuy nhiên chúng ta học hỏi cần phải có chọn lọc, phù hợp với đất nước con
người Việt Nam. Nếu không học hỏi sẽ tự bó mình, cô độc, tự cung tự cấp và đương
nhiên không phát triển. Nếu học hỏi, hợp tác một cách thoái qúa(sính ngoại), ta sẽ đánh
mất mình. Nếu ta cứ khư khư giữ lại những gì của dân tộc không còn phù hợp (xã hội
luôn phát triển) thì ta lại trở thành một đất nước, dân tộc lạc hậu, mà lạc hậu thì dễ bề bị
cai trị.Hiện nay thế giới đang có xu thế hội nhập, nếu ta cứ bó mình là đi ngược lại xu
thế. (0.75 điểm)
- Chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về các vấn đề đó :
+ Tích cực tuyên truyền , giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong nhân dân
để nhân dân hiểu, học tập và làm theo.

/>
122


Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn GDCD lớp 9 (25 đề kèm đáp án chi tiết)

+ Khuyến khích phát triển những làng nghề truyền thống, cho phép khôi phục lại
những nét văn hoá tiêu biểu nhớ ơn cội nguồn...., dẹp bỏ, bài trừ các tập tục lạc hậu như
chữa bệnh bằng cúng bái, hành nghề mê tín dị đoan, cưới hỏi linh đình....
+ Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước
XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và

tranh chấp bằng thương lượng, hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép,
áp đặt và cường quyền. ( 1.0 điểm)
Câu 2 : ( 3,5điểm )
Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về những phẩm chất đạo đức “ cần
, kiệm , liêm , chính , chí công vô tư” . Hiện nay cả nước chúng ta đang tích cực hưởng
ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
* Em hiểu về những phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh đó cũng chính là những
chuẩn mực chung nhất của đạo đức cách mạng Việt Nam trong thời đại mới . Cụ thể là :
- Cần: Tức là lao động cân cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng
suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không
dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh
phúc của chúng ta”. ( 0,5 điểm )
- Kiệm: Tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của
nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đếncái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành
cái to; “ không xa xỉ , không hoang phí , không bừa bãi” không phô trương hình thức,
không liên hoan, chè chén lu bù. (( 0,5 điểm )
- Liêm: Tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; phải trong sạch,
không tham lam, không hám danh, không hám lợi, quang minh chính đại, không hủ hoá,
không nhỏ nhen ích kỉ. ( 0,5 điểm )
- Chính: nghĩa là không tà , nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình - không tự
cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay,
sửa đổi điều dở của bản thân mình .. ( 0,5 điểm ).
- Chí công vô tư: có nghĩa là công bằng không, thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ
phải , xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .
Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công vô tư, một lòng
vì nước vì dân vì đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm , chính và có
nhiều tính tốt khác .
(1 điểm )
Bản thân em luôn phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,.
( HS nêu 1 số việc làm cụ thể ) . (0,5điểm )


/>
123


×