Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 môn tiếng Việt lớp 5 năm học 20182019 theo thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI
ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018

Họ và tên:……………………….…….

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

Lớp: …. .......…. .. ...………..……….
Trường:…………………………….....
Điểm
Bằng số

(Thời gian làm bài: 40 phút, không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 3 trang
Học sinh làm bài trực tiếp vào đề

Lời nhận xét của giám khảo

Bằng chữ

Chữ kí của GK
GK 1

GK 2

I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC


Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một
người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy
vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi.
Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu
tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả
cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho
mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết
được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không
thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của
mình chỉ với 3 đô la”.
Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Đọc thầm bài đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ
cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới
đây:
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Sáu tuổi trở lên.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bảy tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.


Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.
C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi.
Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
B. Vì ông ta rất giàu, nếu ông ta bị phát hiện ra thì xấu hổ.
C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.
B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng.
C. Không nên bán đi sự kính trọng chỉ vì đồng tiền.
Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là:
A. thẳng thắn

B. gian dối

C. trung hiếu

D. thực lòng

Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy?
A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn, đau đớn.
Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết
được.” có đại từ xưng hô là:
A. tôi

B. ông

C. tôi, ông


Câu 9. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Vuốt của hổ rất sắc./ Em thích vuốt má em bé.
B. Cô đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc./ Tiếng chim vuốt mỏng nắng ra/.
C. Bạn Nam đá bóng rất giỏi./ Cái ghế đá bị gãy chân.
Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô
la” có mấy quan hệ từ ?
A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ………………………………………)
B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: …………….. và từ : .........................)
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả một người bạn hoặc một người thân trong gia đình của em.
Bài làm



HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
I. ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG (10 điểm)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc
tốc độ đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/ phút. (9-10 điểm).
- Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (7-8 điểm).
- Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo
yêu cầu (5-6 điểm).
- Đọc còn phải đánh vần, ấp úng…(dưới 5 điểm).
+ Trả lời được câu hỏi của Giáo viên (1 điểm).
II. BÀI ĐỌC HIỂU (10 điểm)
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
(1đ)
(1đ)
(1đ)

(1đ)
B

A

B

C

Câu
Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9
5
(1đ)
(1đ)
(1đ)
(1đ)
(1đ)
A

B

C

C

B

Câu 10 (1đ)
B (0,5đ)
Có hai quan hệ từ :

của, với (0,5đ)

III. BÀI TẬP LÀM VĂN: (10 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung: (8 điểm).
- Viết đúng nội dung bài văn tả người theo yêu cầu với đủ 3 phần:
+ Mở bài: (1 điểm) Mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp.
Giới thiệu được người bạn hoặc người thân mình định tả. (Là ai? Quan hệ với mình
như thế nào?...)
+ Thân bài: (6 điểm)
Tả bao quát về hình dáng, chọn những đặc điểm nổi bật hoặc những nét riêng biệt về
ngoại hình phù hợp với người mình tả, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so
sánh… để câu văn thêm sinh động.
Tả những việc làm hàng ngày của người bạn hoặc người thân, trong đó chọn tả chi
tiết một vài công việc chính, qua đó thể hiện được tính cách và các phẩm chất của người
được tả.
Các câu trong đoạn văn sắp xếp lôgic, biết sử dụng một số câu văn có sáng tạo, thể
hiện được tình cảm với người được tả.
- HS có thể tả hình dáng xen kẽ tính cách thông qua việc làm, tính tính của người
được tả.
+ Kết bài: (1 điểm) Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
Nêu tình cảm của em với người bạn hoặc người thân đó.
2. Yêu cầu về trình bày (2 điểm).
- Viết đủ 3 phần, sử dụng câu đúng cấu trúc: 1 điểm.
- Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết đúng kĩ thuật, đẹp: 1 điểm.
* Trừ các lỗi sai:
- Viết sai phụ âm đầu, vần, tiếng, dấu thanh; không viết hoa hoặc viết hoa tự do;
viết thiếu chữ, thừa chữ: Mỗi lỗi sai trừ 0,5 điểm.
- Trình bày chưa đẹp, chữ viết chưa đúng kĩ thuật: trừ toàn bài 0,5 điểm.
- Trình bày bài văn chưa đúng quy định, trừ 0,5 điểm.





×