Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

thuyết minh về kính đeo mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.14 KB, 2 trang )

Đề: Thuyết minh về kính đeo mắt
Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà
họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có
tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính
đeo mắt. Kính đeo mắt là vật dụng cần thiết, hữu ích được sử dụng rộng rãi trong đời sống, ở mọi lứa
tuổi, mọi tầng lớp, đặc biệt là học sinh, sinh viên và người cao tuổi.
Chiếc kính đeo mắt đã trải qua rất nhiều quá trình để hoàn chỉnh và không ai biết tên người làm ra
chiếc kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266, một người tên là Rodger Bear đã dùng kính lúp để có
thể đọc rõ các chữ trên trang sách. Còn vào năm 1352, trong một bức chân dung của Hồng y Giáo chủ
Jugon, người ta thấy ngài có đeo một cặp kính với hai mắt kính gắn vào một cái gọng. Như vậy chúng
ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó vào khoảng thế kỉ XIII - XIV. Khi nhiều cuốn
sách in được ra đời, kính trở nên rất cần thiết. Vì vậy đến thế kỉ XV, kính bắt đầu được sản xuất tại
miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức. Đây là nơi tập trung rất nhiều người thợ giỏi và tài năng.
Vào năm 1629, vua Charles I của nước Anh đã kí sắc lệnh cho phép lập hiệp hội các thợ làm kính đeo
mắt. Còn vào năm 1784, một người thợ làm kính tên là Bedzamin Franklin đã sáng tạo ra được chiếc
kính có hai tiêu điểm. Tiếp đến năm 1920, một người thợ ở Ý đã cho ra đời loại kính đeo mắt gồm hai
mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây đè lên mũi. Sau đó mười năm, năm 1930, một chuyên gia
quang học ở Luân Đôn đã sáng chế ra hai gọng gắn vào mắt kính giống như những loại mắt kính hiện
nay.
Cấu tạo của kính không xa lạ gì đối với chúng ta ngày nay. Một chiếc kính đeo mắt gồm hai bộ phận
chính: tròng kính và gọng kính. Tròng kính gồm hai mắt kính làm bằng thủy tinh trong suốt hoặc có
tráng một lớp màu có thể chống tia UV. Thường có hình tròn, ô van hoặc hình chữ nhật. Gọng kính chủ
yếu được làm bằng nhựa dẻo cao cấp, có tính đàn hồi hoặc bằng kim loại nhẹ. Gọng kính còn đóng vai
trò quan trọng trong việc nâng đỡ tròng kính, chiếm tới 80 phần trăm giá trị và vẻ đẹp của kính. Gắn
với hai gọng kính dài là hai gọng tròn hoặc hình chữ nhật để đỡ mắt kính, đầu còn lại của hai gọng kính
kéo dài được uốn cong ôm sát vào vành tai. Nơi tiếp giáp giữa hai tròng kính có một thanh nhỏ khoảng
1.5 cm và hai miếng nhựa mềm, êm để khi đeo kính không bị cọ xát vào sống mũi gây ra cảm giác khó
chịu.
Về phân loại mắt kính thì chúng ta thường phân thành bốn đến năm loại chính, tùy theo chức năng
của kính và nhu cầu của người sử dụng. Kính cận là loại kính được sử dụng nhiều nhất, dùng thường
xuyên cho những người có thị lực yếu, nhìn không rõ. Loại này được sử dụng nhiều ở lứa tuổi học sinh,


sinh viên. Kính viễn thường dùng rộng rãi cho người lớn tuổi hoặc những người nhìn xa thấy mà nhìn
gần lại không. Kính râm – kính mát giúp người đi đường tránh bị chói nắng khi trời nắng hoặc để tránh
bụi bay vào mắt. Loại kính này có đủ kiểu dáng, màu sắc, thường thì là màu nâu hoặc đen. Loại cuối
cùng là kính thời trang, loại này chủ yếu để tạo phong cách thời trang cho khuôn mặt, thường sử dụng
phù hợp với trang phục. Loại này đắt tiền và liên tục thay đổi mốt theo thời gian. Gần đây, người ta còn
tạo ra kính áp trọng – một loại kính vừa đơn giản vừa tiện lợi, khắc phục những bất tiện mà người đeo
kính thường xuyên gặp phải.


Tiếp đến là công dụng của mắt kính. Kính cận, viễn giúp chúng ta nhìn rõ mọi thứ xung quanh để đọc
sách báo, xem phim, ghi chép bài… Có khả năng chống tia UV, cản nắng, cản khói bụi để bảo vệ cho
đôi mắt được khỏe đẹp. Hay tạo vẻ đẹp thời trang, thẩm mĩ hoặc giúp các vận động viên, phi công, thợ
hàn… bào vệ được đôi mắt và làm tốt công việc hơn.
Để kính mắt lâu hỏng thì chúng ta phải biết sử dụng và bào quản đúng cách. Khi dùng xong thì phải
gập gọng kính lại, bọc kính trong miếng vải mềm rồi bỏ vào hộp để kính không bị gãy gọng, mắt kính
không bị xước. Thường xuyên lau mắt kính bằng vải mềm để mắt kính được trong suốt. Còn đối với
những người bị cận thị thì phải thường xuyên đi khám, đo độ để chọn loại kính phù hợp với mắt.
Ngày nay xã hội càng phát triển, môi trường bị ô nhiễm, nhu cầu học tập tăng cao, học sinh, sinh viên
bị cận thị nhiều nên kính đeo mắt càng được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, mọi người cần tạo cho
mình một thế ngồi đúng , hạn chế sử dụng laptop, điện thoại… để giúp bảo vệ đôi mắt.



×