Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn An sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.49 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Câu 1: Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp....................................2
Câu 2: Quyền lợi của anh B theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện
hành.............................................................................................................................. 3
1. Trợ cấp đối với chế độ ốm đau...........................................................................4
2. Bảo hiểm y tế trong thời gian điều trị:.................................................................5
3. Chế độ ưu đãi xã hội............................................................................................6
* Chế độ thương binh...........................................................................................6
* Chế độ trợ cấp thất nghiệp................................................................................7
4. Trợ cấp mất việc làm............................................................................................8
5. Chế độ hưu trí......................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................12

1


Câu 1: Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp được quy định chi tiết tại Điều 43, Điều 44 Luật
việc làm 2013 và Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP
Theo quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật việc làm năm 2013, các đối tượng
bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ
đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng
lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của
hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”


Có thể hiểu, thất nghiệp là tình trạng đang ở độ tuổi hoặc chưa hết độ tuổi lao
động nhưng không có việc làm, không có thu thập. Vì lý do nào đó mà một cá nhân
rơi vào tình trạng thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp là việc người thất nghiệp được hỗ
trợ một khoản tiền trợ cấp trong thời gian chưa có việc làm, việc này sẽ phần nào giải
quyết những khó khăn trước mắt, hỗ trợ cho cá nhân chi trả chi phí sinh hoạt và tìm
việc làm mới. Tuy nhiên, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cần
đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 43, Luật việc làm 2013:
“2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương
hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Các đối tượng được hưởng lương hưu là những người đã hết độ tuổi lao động,
thỏa mãn đủ các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, đã có khoản trợ cấp hàng tháng là
lương hưu để trang trải cuộc sống khi đến tuổi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tuổi già. Các đối

2


tượng giúp việc gia đình cũng là các đối tượng có thu nhập hàng tháng từ công việc
hỗ trợ cho cá nhân việc làm gia đình; đây là công việc không thuộc sự quản lý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nên không thuộc chế độ trợ cấp của nhà nước, người
làm công việc này không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ theo Điều 44 Luật việc làm 2013 thì người sử dụng lao động phải tham
gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật việc làm 2013:
“3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác,

tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc
hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 thì đối tượng bắt buộc
tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Do đó người sử dụng lao
động phải trích một phần tiền lương để đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động.
Câu 2: Quyền lợi của anh B theo quy định của pháp luật an sinh xã hội
hiện hành
Căn cứ vào quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:

3


“ Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Tai nạn giao thông của anh B nguyên nhân là do trên đường đi thăm gia đình
người bạn. Như vậy, không phải là tai nạn lao động. Căn cứ theo Điều 45 Luật An
toàn, vệ sinh lao động năm 2015 về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì anh B
không được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Anh B đi làm từ năm 1995 đến năm 2016 thì bị tai nạn giao thông, tức
là anh đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được 21 năm, cộng thêm 07 năm
tham gia bảo hiểm xã hội trong lực lượng vũ trang. Tổng cộng tính đến năm
2016, anh đã tham gia bảo hiểm xã hội được 28 năm.
Như vậy, các quyền lợi về an sinh xã hội mà anh B được hưởng đó là:
1. Trợ cấp đối với chế độ ốm đau
Trường hợp của anh B bị tai nạn giao thông trên đường đến nhà thăm một người

bạn, theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 và Khoản 1, Điều 25 Luật Bảo hiểm
xã hội 2015, anh B sẽ được hưởng trợ cấp đối với chế độ ốm đau.

 Về thời gian hưởng:
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp ốm đau được quy định tại Điều 26 Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2015: “Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30
ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm
đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”
Anh B có tổng số năm đóng BHXH là 28 năm. Hơn nữa, anh B chỉ làm việc
trong điều kiện bình thường, không phải công việc độc hại, nặng nhọc hay trợ cấp
khu vực từ 0,7 trở lên. Do đó, anh chỉ được nghỉ tối đa là 40 ngày, không bao
gồm ngày nghỉ lễ và nghỉ hàng tuần. Theo đề bài, anh B nghỉ ốm 20 ngày, là
không vượt quá số ngày nghỉ tối đa cho phép.

4


 Mức tiền lương được hưởng trong 20 ngày nằm điều trị:
Mức hưởng trợ cấp ốm đau được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 28 Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2015. Theo đó:
“Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a
khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức
tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”
Như vậy, anh B sẽ được hưởng 75% mức lương cơ sở với mỗi ngày nghỉ
trong 20 ngày nghỉ ốm tương đương:
{ ( 75% x 1.210.000đ) / 30} x 20 = 605.000.đ
(trong đó: 30 là số ngày bình quân 1 tháng; 20 là số ngày anh B
nghỉ ốm)
2. Bảo hiểm y tế trong thời gian điều trị:
Khoản 1 và khoản 9 Điều 12 Luật Bảo y tế năm 2008 quy định về đối tượng

tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp
luật về lao động;

9. Người có công với cách mạng”.
Theo đề bài, anh B là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn; đồng thời, theo điểm g khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng sửa đổi bổ sung năm năm 2012, anh cũng là thương binh, được coi là
người có công với cách mạng nên anh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Theo đó, khi bị ốm đau phải nằm viện 20 ngày anh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế
thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh với tư cách là người có công với cách
mạng theo khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014:

5


“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm
a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài
phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều
12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành
cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này
không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;”
3. Chế độ ưu đãi xã hội
* Chế độ thương binh
Theo hồ sơ, anh B là thương binh bị suy giảm 51% khả năng lao động. Do
đó, anh thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội theo quy định tại điểm g khoản

1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi bổ sung năm
2012: “g) Thương binh;”
Anh B thuộc đối tượng thương binh nên anh sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp
theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh này:
“Chế độ ưu dãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực
hiện theo nguyên tắc sau đây:
1. Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được
hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10,
khoản 5 Điều 26 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này;”
Các chế độ ưu đãi thương binh mà anh B được hưởng quy định cụ thể tại
Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi bổ sung năm 2012.

6


Bên cạnh những chế độ ưu đãi dành cho những người có công với cách
mạng pháp luật cũng quy định cụ thể những chế độ ưu đãi cho con em của những
đối tượng này nhằm giúp cuộc sống của họ bớt khó khăn.
Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, Nhà nước và xã hội còn quan tâm chăm lo
đến đời sống tinh thần của những người có công với cách mạng như anh B. Những
ngày lễ tết, ngày 27-7 hàng năm, chính quyền địa phương và nhân dân sẽ đến thăm
hỏi, động viên và quan tâm đến cuộc sống của anh.
* Chế độ trợ cấp thất nghiệp
Theo dữ kiện của đề bài, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh B bị mất
việc làm chứ không phải do anh B xin nghỉ hưu sớm.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 43, Luật việc làm 2013 về các đối
tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì anh B thuộc đối tượng này.
Chế độ trợ cấp thất nghiệp được quy định tại điều 42, luật việc làm 2013
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại điều 49, Luật việc làm

2013. Theo đó, anh B đủ các điều kiện này.
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại điều 50,
Luật việc làm 2013:
“1.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định... tại thời điểm chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp

7


thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày
nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật
này.”
Anh B làm ở doanh nghiệp 21 năm 5 tháng nên anh có 21 năm 5 tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, anh B sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 6.050.000đ
(5 lần mức lương cơ sở 1.210.000đ) và được hưởng 12 tháng tính từ ngày thứ 16,
kể từ ngày anh nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Trợ cấp mất việc làm
Tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 có quy định: Trường hợp thay đổi
cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, người sử
dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động
thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Doanh nghiệp tỉnh H thay đổi về công nghệ; khi thay đổi này dẫn tới việc phải

cho anh B thôi việc. Do đó doanh nghiệp phải trả trợ cấp mất việc làm cho người
lao động là anh B.
Thời gian để tính hưởng trợ cấp mất việc và mức hưởng trợ cấp mất việc
được xác định theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã
làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định
tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương
nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao
động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động

8


đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời
gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp
đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm của anh B là từ năm 1995
đến năm 2016. Do đề bài không cung cấp số liệu cụ thể về tiền lương bình quân
theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc
làm của anh B nên không thể tính cụ thể khoản trợ cấp mất việc làm.
5. Chế độ hưu trí
Thứ nhất, anh B có tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội là 28 năm. Do đó,
anh B đã đủ điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm xã hội;
Thứ hai, công việc của anh B không phải là công việc nặng nhọc hay độc hại
được liệt kê trong Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao độngThương binh và Xã hội ban hành, cũng không được hưởng phụ cấp khu vực từ 0,7
trở lên;
Tuy nhiên, anh B xin nghỉ việc vào năm 52 tuổi. Lúc này, anh chưa đủ tuổi
nghỉ hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với nam

là 60 năm) và công việc của anh không mang tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm; hơn nữa, mức suy giảm của anh là 51%, dưới mức 61% theo quy định
của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Vì vậy, anh B chưa đủ điều kiện để hưởng
lương hưu hàng tháng.
Ngoài ra, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về Bảo hiểm
xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng thì
anh B cũng không thuộc các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một
lần lần.

9


Do vậy nếu muốn bảo vệ quyền lợi của mình và được hưởng lương hưu hàng
tháng thì anh B có thể thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
"Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo
quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một
lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm
xã hội."
Như vậy, anh B hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tức là
chốt sổ để đợi đến khi đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp
luật mà không cần phải đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Về cách tính lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH 2014 về mức
hưởng lương hưu hằng tháng thì: Năm nay anh B 52 tuổi tức là 8 năm nữa anh B sẽ đủ
điều kiện hưởng lương hưu vào khoảng sau năm 2022. Do đó áp dụng Điều 56, Luật
BHXH 2014 thì tại thời điểm anh B đủ điều kiện về tuổi để hưởng, mức lương hưu
hàng tháng của anh B là :
tổng số năm đóng bảo hiểm: 28,5 năm (từ 1/1/1995 đến tháng 5/2016, dư 5 tháng làm
tròn thành 6 tháng, nghĩa là 0,5 năm)
20 năm đầu: 45%

8 năm tiếp theo: 16%
8 năm nghỉ hưu sớm: bị trừ đi 16%
[ 45% + (t – 20) x 2% ] – l x 2% + 1%
= [ 45%+ (28,5- 20) x 2% ] - 8 x 2% = 46% của mức bình quân tiền lương tháng đóng
BHXH
(t : số năm đóng BHXH
m: số năm nghỉ hưu sớm)
Như vậy mức lương hưu hàng tháng mà anh B nhận được nếu tiến hành
bảo lưu sẽ là 46% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

10


Trong khoảng thời gian thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã
hội, anh B vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho đến khi bắt đầu đủ điều
kiện được hưởng lương hưu.
Anh B thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; có
toàn bộ thời gian đóng BHXH trong khoảng từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000
nên bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, các
quyền lợi mà anh B được hưởng đó là:
1. Được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc trong 20 ngày (không bao gồm ngày nghỉ lễ và nghỉ hàng tuần)
tương đương 605.000đ
2. Được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí điều trị trong 20 ngày nằm viện;
3. Được hưởng 02 chế độ ưu đãi xã hội, trong đó, có ưu đãi đối với thương
binh và chế độ trợ cấp thất nghiệp với thời gian 12 tháng và không quá 6.050.000đ
4. Được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp H
5. Có thể thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương
hưu, đồng thời vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian bảo lưu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
11


1.

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

2.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

3.

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014

4.

Luật Việc làm 2013

5.

Luật Lao động 2012

6.

Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công

với cách mạng năm 2012

7.

Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động- Thương binh và

Xã hội

8.

12



×