Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo chuyên đề độc học - Thảm họa Bhopal - Ấn Độ - năm 1984

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.71 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---- oOo ----

CHUYÊN ĐỀ NHÓM 2

THẢM HỌA BHOPAL
ẤN ĐỘ - NĂM 1984
MÔN HỌC: ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
GVHD: TS NGUYỄN THỊ THANH KIỀU

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2018


MỤC LỤC

2
2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BMA

: Bhopal Medical Appeal

CPCB

: Ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương

CSE


: Trung tâm Phi lợi nhuận và Khoa học môi trường Delhi

DCL

: Dow Chemical Limited

ICJB

: Chiến dịch quốc tế vì công lý ở Bhopal

ICMR

: Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ

MAA

: Monomethylamine

MCC

: Methylcarbamoyl chloride

MIC

: Methyl isocyanate

UCC

: Union Carbide Corporation


UCIL

: Union Carbide India Limited

US-EPA

:

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
United States Environmental Protection Agency

3
3


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

4
4


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong vài thập niên trở lại đây cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người
gần như làm chủ được thiên nhiên và khoa học, tạo ra cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn, trong đó là quá trình phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp góp phần tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần phát
triển kinh tế nâng cao cuộc sống của con người, tuy nhiên quá trình phát triển đó cũng

gây ra những thảm họa công nghiệp nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất
hóa chất công nghiệp.
Năm 1984, thảm họa công nghiệp lớn nhất thế giới đã xảy ra ở Bhopal, Ấn Độ, gây
nên cái chết của hàng nghìn người dân. Mặc dù đã hơn 30 năm trôi qua nhưng di
chứng của vụ rò rỉ khí độc vẫn còn hết sức nặng nề.
Thảm họa Bhopal xảy ra vào đêm ngày 2/12/1984 và rạng sáng ngày 3/12/1984 tại nhà
máy sản xuất thuốc trừ sâu, thuộc sở hữu của Union Carbide Corporation (UCC) ở
Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ. Thảm họa xảy ra tại Ấn Độ là một hồi chuông cảnh
báo về tầm quan trọng của công tác an toàn lao động trong lĩnh vực công nghiệp sản
xuất thuốc trừ sâu nói riêng và ngành công nghiệp hóa chất nói chung.
Việc nghiên cứu, đánh giá về thảm họa này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc
nhận diện được quy mô, những tác động cũng như hậu quả của nó đến đời sống, sức
khỏe cộng đồng và môi trường để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để phòng
ngừa, khắc phục các thảm họa ở các mức độ khác nhau. Do đó, nhóm đã chọn chuyên
đề “Thảm họa Bhopal - Ấn Độ, năm 1984” làm chủ đề nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp đã thực hiện để khắc phục hậu quả
của thảm họa Bhopal – Ấn Độ, năm 1984;
- Rút ra các bài học kinh nghiệm thực hiện để phòng ngừa các thảm họa tương tự trong
tương lai.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định trình tự diễn biến của thảm họa Bhopal - Ấn Độ, năm 1984;
- Xác định nguyên nhân và hậu quả của thảm họa;
- Xác định các hệ lụy của thảm họa cho đến ngày nay;
- Xác định các biện pháp thực hiện để khắc phục hậu quả của thảm họa;
- Rút ra các bài học kinh nghiệm để phòng ngừa các sự cố tương tự trong tương lai.

5



1.3. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Là phương pháp thu thập thông tin cần thiết từ những tài liệu, ảnh, các công trình
nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu. Tài liệu thu thập được xử lý, đưa lên
thành bảng biểu và phân tích, phân loại để từ đó xác định những vấn đề cần đánh giá.
- Phương pháp kế thừa
Thu thập tài liệu, xử lý và biên hội phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu của
chuyên đề.
1.4. Phân công thực hiện
Danh sách các học viên tham gia thực hiện chuyên đề “Thảm họa Bhopa - Ấn Độ, năm
1984” được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Phân công thực hiện chuyên đề
Stt
1
2
3
4
5

Họ và tên

Nội dung phụ trách
Mở đầu, tổng quan khu vực, điều kiện làm việc, cảnh
Đinh Kim Chi
báo rò rỉ, slides trình bày
Nguyễn Thị Thu Hiền Đánh giá diễn biến, hệ lụy sau 30 năm
Nguyễn Thanh Hiếu
Nguyên nhân và hậu quả (sức khỏe con người và
môi trường)

Nghiệp Thị Hồng
Các biện pháp khắc phục
Tổng quan quy trình sản xuất, bài học kinh nghiệm,
Nguyễn Vũ Phong
kết luận và tổng hợp.

2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Tổng quan
Trong những năm 1969, chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng các chính sách khuyến khích
các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp địa phương. Union Carbide
Corporation (UCC) đã yêu cầu xây dựng một nhà máy sản xuất Sevin (tên thương mại
cho carbaryl), một loại thuốc trừ sâu thường được sử dụng trên khắp châu Á. Là một
phần của thỏa thuận, chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh rằng một tỷ lệ phần trăm đáng kể
của khoản đầu tư đến từ các cổ đông địa phương. Chính phủ đã sở hữu 22% cổ phần
của công ty con, Union Carbide India Limited (UCIL) [3].
Nhà máy ban đầu được phê duyệt chỉ để xây dựng thuốc trừ sâu từ hóa chất thành
phẩm, như methyl isocyanate (MIC) nhập khẩu từ công ty mẹ, với số lượng tương đối
nhỏ. Tuy nhiên, áp lực từ cạnh tranh trong ngành công nghiệp hóa chất đã dẫn UCIL
thực hiện "tích hợp lạc hậu" - sản xuất nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian để sản
xuất sản phẩm cuối cùng trong cùng một cơ sở. Đây vốn là một quá trình phức tạp và
nguy hiểm.

6


Năm 1984, nhà máy chỉ sản xuất Sevin ở một phần tư năng lực sản xuất do nhu cầu về
thuốc trừ sâu giảm. Mất mát mùa màng lan rộng và nạn đói trên tiểu lục địa trong
những năm 1980 đã làm tăng nợ và giảm vốn cho nông dân đầu tư vào thuốc trừ sâu.
Các nhà quản lý địa phương được hướng dẫn đóng cửa nhà máy và chuẩn bị được bán
vào tháng 7 năm 1984 do giảm lợi nhuận.

Khi không tìm thấy người mua, UCIL đã lên kế hoạch tháo dỡ các đơn vị sản xuất
chính của cơ sở để giao đến một nước đang phát triển khác. Trong khi chờ đợi, cơ sở
tiếp tục hoạt động với các thiết bị an toàn và các quy trình thấp hơn nhiều so với các
tiêu chuẩn thiết kế tương tự như nhà máy ở Tây Virginia.
Chính quyền địa phương đã nhận thức được vấn đề an toàn nhưng rất thận trọng siết
chặt vấn đề an toàn công nghiệp và kiểm soát ô nhiễm vào lúc công ty đang gặp khó
khăn vì lo ngại về hiệu quả kinh tế của việc mất một nhà đầu tư lớn như vậy đã dẫn
đến thảm họa hóa học tồi tệ nhất trong lịch sử có tên Bhopal [6].
2.1.1. Tổng quan khu vực xảy ra thảm họa
Nhà máy UCIL ở Bhopal chọn vị trí trung tâm vì dễ tiếp cận cơ sở hạ tầng giao thông.
Khi họ xây dựng một nhà xưởng sản xuất Methyl isocyanate (MIC), họ đã được cung
cấp một khu vực bên ngoài thị trấn. Tuy nhiên, họ khăng khăng đòi sử dụng địa điểm
hiện tại do gần với ga đường sắt.

Vị

trí

của

Bhopal



Ấn

Độ.

Bản đồ của Bhopal cho thấy vị trí của nhà máy
UCIL và các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất

(bóng mờ).

Nhà máy Bhopal

Vào 02/12/1984, hướng gió Tây Bắc, kết hợp nhiệt độ
thấp, MIC rò rỉ và lan rộng về phía Đông Nam bao phủ
một diện tích khoảng 40 km2 trong thành phố nơi dân số
đông đúc nhất

Hình 1. Vị trí nhà máy và sơ đồ các khu vực bị ảnh hưởng
Bhopal, bang Madya Pradesh là thành phố trung tâm của Ấn Độ có dân số khoảng 1
triệu người. Khu vực nhà máy trong một khu đất rộng 30ha mà chung quanh là những
7


khu nhà ở ổ chuột đông người. Khoảng một phần ba trong số một triệu cư dân sống
trong căn nhà nhỏ ở các huyện phía bắc và trung tâm. Nó được gọi là thành phố xanh
nhất ở Ấn Độ. Ít nhất là trước khi thảm họa Bhopal diễn ra vào rạng sáng ngày 3 tháng
12 năm 1984 [1].
2.1.2. Tổng quan nhà máy Union Carbide India Limited
(UCIL)
2.1.2.1. Quy trình sản xuất của nhà máy
Vào năm 1969, UCC đã xây dựng nhà máy thuốc trừ sâu tại thành phố Bhopal, nhà máy
sản xuất thuốc trừ sâu carbaryl, có thương hiệu Sevin, làm từ hóa chất methyl isocyanate
(MIC). Ban đầu, MIC, một nguyên liệu đầu vào cực độc và rất khó bảo quản, được nhập
cảng trực tiếp từ Mỹ. Tuy nhiên, kể từ cuối thập niên 70, UCIL bắt đầu tự sản xuất lấy
hóa chất này tại nhà máy Bhopal của mình nhằm tiết kiệm chi phí.

Hình 2. Quy trình sản xuất của nhà máy
Quy trình hóa học sử dụng trong nhà máy Bhopal thực hiện phản ứng

monomethylamine (MMA) với phosgene dư (khí hơi ngạt được sử dụng để giết người
trong chiến tranh thế giới I, nó được sản xuất tại chỗ bằng clo và carbon monoxit) để
sản xuất methylcarbamoyl chloride (MCC) và hydrogen chloride theo phản ứng sau:

(1)
Phosgene được làm nóng đến 205 C rồi cho vào lò phản ứng với MMA đã được làm
nóng đến 240oC, tỷ lệ mol giữ phosgene và MMA là 1,25:1. Cần một lượng dư
phosgene để ngăn chặn sự hình thành methylamine hydrochloride trong pha khí.
Phosgene dư thừa được tách ra khỏi dung môi và làm nguội. Phản ứng pha khí không
cần xúc tác (1) tỏa nhiệt mạnh và phản ứng rất nhanh (thời gian lưu trong lò phản ứng
o

8


chỉ kéo dài 1,5 giây), nhiệt độ có thể lên đến 260 oC ở áp suất thường. Tại cửa ra của lò,
methylcarbamoyl chloride có độ tinh khiết đến 100% và phosgene không phản ứng
được hấp thụ và làm nguội trong chloroform (5oC) xuống dưới 40oC. Phosgene không
phản ứng sau đó được chưng cất từ dung dịch và tái nạp vào lò phản ứng. Phần chất
lỏng từ quá trình chưng cất đưa vào lò nhiệt phân và tạo thành methy isocyanate
(MIC). Phản ứng nhiệt phân như sau:

(2)
Đây là phản ứng hai chiều ở pha lỏng. Nhiệt độ tăng lên làm thay đổi trạng thái cân
bằng tạo thành MIC. Phản ứng (2) không sử dụng xúc tác, tuy nhiên sự hiện diện của
hydro clorua trong hỗn hợp xúc tác phản ứng phụ của quá trình trùng hợp methyl
isocyanate nên cần phải thêm vào các chất ức chế quá trình trùng hợp. Phản ứng nhiệt
phân diễn ra ở nhiệt độ 90ºC, áp suất từ 9,5-10 bar và thời gian lưu khoảng 21 giờ.
Khoảng 80% MCC bị phân hủy thành MIC và HCl. Hơi từ các lò phản ứng nhiệt phân
được làm lạnh để loại bỏ hầu hết HCl và cô đặc để tạo thành một hỗn hợp của

chloroform, MCC, MIC và HCl. Hỗn hợp này được chưng cất trong tháp (45-plate), tại
đó khoảng 60% metyl isocyanate được thu hồi; 40% còn lại kết hợp với HCl tạo thành
MCC và tiếp tục đưa vào lò nhiệt phân. Từ dưới cùng của tháp, cloroform được lấy ra,
cho bốc hơi, cô đặc và tái chế. Các hợp chất nặng hơn thải ra được thiêu đốt.
MIC sau đó được dẫn đến bồn lưu trữ. Tại đây, tại một trong các bồn lưu trữ, phản ứng
thủy phân diễn ra tỏa nhiệt lớn vào rạng sáng ngày 3/12/1984, dẫn đến thảm họa
Bhopal.
Từ bể chứa MIC được dẫn vào lò phản ứng thứ ba, nó sẽ phản ứng với α-naphthol để
tạo thành sản phẩm cuối cùng là carbaryl.
Tên hoá học của carbaryl là 1-naphthyl-n-methyl carbamate, có công thức
C10H7OOCHNCH3. Đây là một loại thuốc diệt côn trùng ở dạng bột. Con người có thể
bị nhiễm độc qua đường tiêu hoá và khí quản, hoặc do hấp thụ qua da. Giới hạn nguy
hiểm trong không khí là 5mg/m3.
Phản ứng tạo Carbaryl từ Methy isocyanate (MIC):

(3)
Sử dụng nhựa trao đổi anion (ví dụ: Amberlite) làm chất xúc tác để chuyển đổi các gốc
yếu thành dạng amin tự do hoạt hóa, đồng thời duy trì bất kỳ gốc mạnh nào trong dạng
muối không hoạt động. Quá trình này được thực hiện trong một hệ thống dòng chảy
liên tục.
9


Carbon tetraclorua, CCl4, được sử dụng làm dung môi. Phản ứng giữa các hợp chất
hữu cơ thay thế hydroxy và các hợp chất chứa nhóm isocyanate tỏa nhiệt và do đó,
thiết bị cần được duy trì nhiệt độ dưới giới hạn trên cho phép (<83oC) [13].
Lưu ý:
Dữ liệu kỹ thuật và hoạt động chi tiết đầy đủ của nhà máy Union Carbide ở Bhopal
không được phổ biến rộng rãi. Do đó, trong dữ liệu hiện có của quy trình dựa trên các
bài báo đã được xuất bản, tài liệu sáng chế và báo cáo SRI về công nghệ carbaryl của

Union Carbide. Những dữ liệu này có thể không tái tạo tình hình ở Bhopal với độ
chính xác 100%. Trong bất kỳ trường hợp thiếu thông tin nào, dự kiến sẽ đưa ra các
giả định dựa trên suy luận logic.
Trong đầu những năm 1980s, nhu cầu về thuốc trừ sâu giảm, mặc dù vậy quá trình sản
xuất vẫn được duy trì, do đó phải xây dựng các kho chứa để lưu trữ MIC chưa sử
dụng. MIC được lưu trữ trong những thùng chứa không đạt tiêu chuẩn nên đây cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra vụ thảm họa.
Hộp 1. Tác động của khí Methyl isocyanate (MIC)
* Công thức cấu tạo:

Methyl isocyanate là một chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, rất dễ cháy mà bốc
hơi nhanh chóng khi tiếp xúc với không khí. Là chất cực kỳ độc hại, dễ bay hơi khi
phản ứng với nước trong khoảng 10 phút, phản ứng phát sinh nhiệt.
Ngoài ra Methyl isocyanate (MIC) còn có những tên gọi khác như isocyanatomethane,
carbylamine methyl, và MIC. Methyl isocyanate là một hóa chất trung gian trong sản
xuất carbamate thuốc trừ sâu (như carbaryl, carbofuran, methomyl, và một số loại
thuốc trừ ), nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su và chất kết dính.
Phản ứng sa lắng của MIC:

* Cơ chế tác động đến sức khỏe của MIC:
Hít thở Methyl isocyanate có hại cho sức khỏe, nhưng phụ thuộc vào thời gian tiếp
xúc. Tiếp xúc với nồng độ thấp, thời gian ngắn có thể gây sưng mắt và rát cổ họng, ho
hoặc thở khò khè. Tiếp xúc với nồng độ cao hơn có thể gây sưng phổi dẫn đến khó thở.
10


Tiếp xúc với nồng độ cao có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng đến phổi cũng có thể
gây tử vong. Tiếp xúc lâu dài với methyl isocyanate có thể dẫn đến tổn thương phổi
nghiêm trọng, khó chữa trị.
Khí hoặc dung dịch methyl isocyanate tiếp xúc với da hay mắt có thể gây bỏng hóa

học, dẫn tới bong da và mù mắt, đục thủy tinh thể, loét giác mạc,… Nếu nuốt phải
dung dịch methyl isocyanate có thể làm bỏng miệng, thực quản, thủng dạ dày…
Phụ nữ có thai khi họ tiếp xúc với methyl isocyanate sẽ bị hư thai, con sinh ra dễ bị
chết non hoặc chậm phát triển, hở hàm ếch và các dị tật bẩm sinh khác.
Mắc các bệnh phụ khoa như: leucorrhoea, bệnh viêm vùng chậu, chảy máu kinh
nguyệt quá nhiều. Hoặc các chứng bệnh khác như: lo âu, trầm cảm, thường xuyên bị
sốt, mệt mỏi mãn tính.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ (1) Trichloroethene, một chất có ảnh hưởng đến sự
phát triển không bình thường của thai nhi, có độ cao, trong đất, gấp 50 lần mức an toàn
cho phép (2) nước ngầm ở khu vực này chứa chất thủy ngân cao từ 20 ngàn tới 6 triệu
lần mức bình thường (3) có các chất chì, thủy ngân, trichlorobenzene,
dichloromethane, chloroform, quá mức an toàn nhiều lần, trong sữa của các bà mẹ
đang có con cho bú.
Các ảnh hưởng khi hít phải MIC:
Tại nồng độ 0,4 ppm

-

Khó thở
Nghẹt thở
Suyễn
Đau rát họng
Đau mắt
Tổn thương da
Ói mửa
Suy nhược cơ bắp
Tổn thương trí não

Tại nồng độ 21 ppm


-

Sưng phổi
Bệnh khí thũng
Xuất huyết
Viêm phổi, phế quản
Tử vong

* MIC trong môi trường:
Khi phát tán vào không khí, nó sẽ tồn tại ở dạng khí. Lượng khí Methyl isocyanate
giảm nhanh chóng trong không khí do phản ứng với các chất trong không khí. Methyl
isocyanate bị phân hủy bởi độ ẩm từ các đám mây và mưa, nó chỉ tồn tại trong khí
quyển một vài giờ đến vài ngày.
Methyl isocyanate nhanh chóng mất tác hại trong nước (vài phút đến vài giờ) do phân
hủy thành các hợp chất khác.
Hầu hết các methyl isocyanate phát tán vào đất sẽ được phá vỡ thành các chất khác khi
tiếp xúc với hơi ẩm. Một lượng nhỏ methyl isocyanate có thể bay hơi vào không khí.
11


Methyl isocyanate không tích tụ trong chuỗi thức ăn.
2.1.2.2. Điều kiện làm việc, trang thiết bị và những quy tắc an toàn trong nhà máy
(1). Điều kiện làm việc
Nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí đã ảnh hưởng đến những công nhân nhà máy và
điều kiện làm việc của họ.
- Kurzman lập luận rằng "cắt giảm... có nghĩa là giảm sự quản lý chất lượng nghiêm
nghặt và do đó nới lỏng những quy tắc an toàn. Một đường ống bị rò rỉ? Đừng thay thế
nó, công nhân nói họ được yêu cầu như vậy... Những công nhân sản xuất MIC cần
được đào tạo thêm? Họ có thể làm việc mà không cần được đào tạo nhiều như vậy.
- Công nhân trong nhà máy không được đào tạo về chuyên môn và những quy tắc an

toàn lao động khi làm việc trong nhà máy.
- Công nhân bắt buộc phải sử dụng những sách hướng dẫn bằng tiếng Anh, thậm chí
khi chỉ có một vài trong số họ hiểu được thứ tiếng này.
- Năm 1984, chỉ còn 6 trong số 12 người thợ máy ban đầu làm việc với MIC và số
lượng những nhân viên giám sát bị cắt xuống còn một nửa. Không có người giám sát
duy trì nào được phân công vào ca đêm, việc đọc thông tin chỉ thị được thực hiện 2 giờ
một lần. - Công nhân than phiền về việc cắt giảm lên công đoàn nhưng đã bị phớt lờ.
Một công nhân bị đuổi việc sau 15 ngày đình công. 70% công nhân nhà máy bị phạt vì
từ chối thay đổi những quy tắc an toàn thích hợp dưới áp lực ban quản đốc.
- Thêm vào đó, theo một vài quan sát, như đã được ghi trong Trade Environmental
Database (TED) Case Studies, một phần của dự án Mandale của đại học American, đã
chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng về giao tiếp và những vết rạn lớn về quản lý giữa
Union Carbide và nhà máy ở Ấn Độ, tiêu biểu như việc "những công ty mẹ [nguyên
văn] tiếp cận một cách gián tiếp đến những nhà máy ở đặt ở nước ngoài" và "những
rào cản giữa các nền văn hóa".
- Chính sách quản lý nhân viên dẫn đến sự bỏ việc của nhưng nhân viên có kinh
nghiệm. Cho thấy Chính sách quản lý yếu kém, gây mất lòng tin ở công nhân. Bên
cạnh đó còn có một số mâu thuẫn giữa nhà máy với công ty mẹ ở Hoa Kỳ [13].
(2). Trang thiết bị và những quy tắc an toàn
- Công nhân trong nhà máy không được đào tạo về chuyên môn và những quy tắc an
toàn lao động khi làm việc trong nhà máy.
- Đội ngũ giám sát làm việc trong nhà máy ít, không phân công người giám sát làm ca
đêm nhằm ứng cứu với các sự cố bất ngờ có thể xảy ra.
- Chính sách quản lý yếu kém, gây mất lòng tin ở công nhân. Bên cạnh đó còn có một
số mâu thuẫn giữa nhà máy với công ty mẹ ở Hoa Kỳ.

12


- Nhà máy ở Ấn Độ không lập kế hoạch để ứng phó với những sự cố có thể xảy ra, bên

cạnh đó cơ quan quản lý tại địa phương không được báo cáo về lượng hóa chất hóa
học nguy hiểm đang lưu trữ tại nhà máy.
- Thiết bị cảnh báo bồn chứa MIC đã không hoạt động trong 4 năm, trước khi sự cố
xảy ra.
- Nhà máy chỉ có một hệ thống dự phòng thủ công, không phải là hệ thống 4 giai đoạn
được sử dụng như ở Hoa Kỳ.
- Tháp loe và máy lọc khí được thiết kế chưa hợp lý và đã ngừng hoạt động 5 tháng
trước khi thảm họa xảy ra, chính vì vậy nếu có một lượng khí độc thoát ra sẽ không
được xử lý để giảm nồng độ của khí độc.
- Để giảm chi phí năng lượng, hệ thống làm lạnh, vốn được thiết kế để ngăn sự bay hơi
của MIC, đã bị tắt. MIC được giữ ở nhiệt độ 20 0C (nhiệt độ phòng), thay vì 4.50C theo
quy định.
- Lò hơi, được sử dụng để làm sạch đường ống, đã ngừng hoạt động trước đó.
- Những tấm chắn để ngăn nước từ những đường ống đang được làm sạch rò rỉ vào
trong thùng chứa MIC qua những van hỏng đã không được lắp đặt.
- Bồn chứa MIC đã bị hỏng khoảng một tuần trước đó. Những bồn chứa khác được sử
dụng thay thế, thay vì việc sửa bồn chứa bị vỡ.
- UCIL thừa nhận trong báo cáo điều tra rằng hầu hết các hệ thống an toàn đã không
làm việc vào đêm 3 tháng 12 năm 1984 [10].
2.2. Những cảnh báo và diễn biến của thảm họa
2.2.1. Những cảnh báo về tai nạn trước đó
- Năm 1976, 2 tổ chức công đoàn đã có những phản ứng về tình trạng ô nhiễm trong
nhà máy, tuy nhiên lãnh đạo cấp cao không quan tâm.
- Năm 1981, một công nhân vô tình bị văng phosgene khi ông đang thực hiện một
công việc bảo trì các đường ống của nhà máy. Trong cơn hoảng sợ, anh tháo mặt nạ
khí và hít một lượng lớn khí độc phosgene, dẫn đến cái chết của anh chỉ 72 giờ sau
đó [4].
- Theo sau những sự kiện này, nhà báo Rajkumar Keswani bắt đầu điều tra và công bố
những phát hiện của ông trong bài báo Rapat của Bhopal , trong đó ông kêu gọi "Đánh
thức người Bhopal, bạn đang ở trên một ngọn núi lửa".

- Tháng 1 năm 1982, trong một vụ rò rỉ Phosgene, 24 công nhân bị phơi nhiễm và đã
phải nhập viện. Không một công nhân nào được yêu cầu đeo mặt nạ bảo vệ.
- Một tháng sau, Tháng 2 năm 1982, 18 công nhân bị ảnh hưởng bởi một vụ rò rỉ khí
MIC.
13


- Tháng 8 năm 1982, một kỹ sư hóa học bị bỏng 30% cơ thể do tiếp xúc với MIC ở
trạng thái lỏng.
- Tháng 9 năm 1982, đã xảy ra một vụ rò rỉ MIC, Methlcarbaryl Choloride,
Chloroform và Axit hydrochloric. Trong nỗ lực để ngăn chặn sự rò rỉ, giám sát MIC bị
bỏng hóa chất nghiêm trọng và hai công nhân khác đã bị phơi nhiễm nghiêm trọng với
khí.
- Trong các năm 1983 và 1984, có sự rò rỉ của MIC, clo, monometylamin, phosgene
và carbon tetraclorua , đôi khi kết hợp.
- Những báo cáo được đưa ra vài tháng trước vụ tai nạn bởi các nhà khoa học thuộc tập
đoàn Union Carbide cảnh báo về khả năng xảy ra một vụ rò rỉ gần như chính xác với
những gì đã xảy ra ở Bhopal; khả năng xảy ra một phản ứng tỏa nhiệt trong những
thùng chứa MIC và nhà chức trách địa phương cũng cảnh báo công ty về những vụ tai
nạn xảy ra từ 1979. Tuy nhiên những cảnh báo cáo đó đã không được lãnh đạo quan
tâm [2, 5].
2.2.2. Vụ rò rỉ và tóm tắt diễn biến thời gian xảy ra thảm
họa
Tháng 11-1984, tất cả các hệ thống an toàn của nhà máy đều không làm việc. Rất
nhiều van và đường ống ở trong tình trạng rất xấu. Bồn chứa 610 chứa 42 tấn MIC,
nhiều hơn nhiều so với quy định an toàn cho phép.
Trong đêm 2 – 3 tháng 12, một lượng lớn nước tràn vào bồn chứa 610, trong thùng
đang chứa 42 tấn Methyl Isocyanate, phản ứng tỏa nhiệt xảy ra, gây nên sự tăng nhiệt
độ bên trong bồn chứa lên tới trên 200°C (392°F), áp suất tăng lên ngoài khả năng mà
bồn chứa có thể chịu được, chính vì vậy để giảm áp suất bồn chứa, một lượng lớn hơi

khí độc thải vào không khí. Thép không rỉ của những đường ống bị ăn mòn làm cho
tốc độ phản ứng tăng nhanh hơn, một hỗn hợp khí ga độc tràn ra khắp thành phố
Bhopal. Vụ tràn khí ga độc đã làm hàng ngàn người chết sau đó và rất nhiều người bị
ảnh hưởng về sau.
Phản ứng giữa MIC và H2O:

14


Hình 3. Hoạt động của hệ thống khi sự cố xảy ra
Tóm tắt thời gian xảy ra hỏa hoạn
(1). Tại nhà máy
- 21:00 Bắt đầu vệ sinh đường ống bằng nước.
- 22:00 Nước lọt vào bồn chứa 610, phản ứng tỏa nhiệt xảy ra.
- 22:30 Khí ga bắt đầu thoát ra từ tháp làm sạch
- 00:30 Còi báo động kêu và đã bị tắt đi.
- 00:50 Tiếng còi báo động chỉ có thể nghe thấy ở khu vực bên trong nhà máy, công
nhân thoát ra khỏi nhà máy.
(2). Bên ngoài khu dân cư
- 22:30 Những cảm giác đầu tiên do khí ga gây ra - nghẹt thở, ho, mắt tấy đỏ, nôn
mửa.
- 1:00 Cảnh sát được báo động. Cư dân ở khu vực nhà máy di cư.
- 2:00 Những người đầu tiên đến bệnh viện Hamidia. Các triệu chứng bao gồm suy
giảm thị lực, khó thở, sùi bọt mép, nôn mửa.
- 2:10 Tiếng còi báo động được nghe thấy từ bên ngoài nhà máy.
- 4:00 Vụ rò rỉ đã được kiểm soát.
15


2.3. Nguyên nhân và Hậu quả của thảm họa

2.3.1. Nguyên nhân
Trong một thời gian khá dài sau năm 1984, hàng loạt vấn đề liên quan đến nhà máy
thuốc trừ sâu ở Bhopal được các nhà nghiên cứu về môi trường và an toàn lao động ở
nhiều nơi trên thế giới đặt lên kính hiển vi, thu thập dữ liệu, điều tra, mổ xẻ và phân
tích rất tỉ mỉ; trong đó, một phần không nhỏ, đề cập đến một số nguyên nhân chính
trực tiếp dẫn đến thảm họa.
2.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
Một lượng lớn nước tràn vào bồn chứa Methyl Isocyanate, phản ứng tỏa nhiệt xảy ra,
gây nên sự tăng nhiệt độ bên trong thùng chứa, áp suất tăng lên ngoài khả năng mà
thùng chứa có thể chịu được, van khóa tự động xả khí ra ngoài. Thép không rỉ của
những đường ống bị ăn mòn làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh hơn, một hỗn hợp
khí ga độc tràn ra khắp thành phố Bhopal.
2.3.1.2. Nguyên nhân gián tiếp
(1). Về mặt chi phí
Nhà máy tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng cách sử dụng MIC thay vì
những chất hóa học khác ít nguy hiểm hơn với giá thành đắt hơn.
Bên cạnh đó, việc lưu trữ cũng được cắt giảm bớt thay vì phải lưu hóa chất trong 200
thùng thép nhỏ, nhà máy đã chứa trong thùng chứa lớn hơn và việc kiểm soát càng
thêm khó khăn hơn.
Khi thiết kế nhà máy, UCC đã chọn một công nghệ lỗi thời nhằm tiết kiệm vốn đầu tư
và giảm giá thành của sản phẩm. Khi xây dựng, đã không lắp đặt đầy đủ các bộ phận
cần thiết để bảo đảm an toàn theo đúng tiêu chuẩn qui định.
Để giảm chi phí năng lượng, hệ thống làm lạnh vốn được thiết kế để ngăn sự bay hơi
của MIC, đã bị tắt. Và nhà máy nỗ lực cắt giảm số lượng công nhân và điều kiện làm
việc khiến sự quản lý bị nới lỏng.
(2). Về mặt kỹ thuật, vận hành hệ thống

• Việc cắt giảm nguồn nhân lực của nhà máy dẫn đến việc thiếu cả về số lượng lẫn
nhân lực có trình độ; đa số không được huấn luyện an toàn đầy đủ, nhất là ở cấp
quản lý

Tất cả các cẩm nang kỹ thuật vận hành đều được in bằng tiếng Anh trong khi hầu hết
nhân viên trong nhà máy là người Ấn. Vì thiếu nhân lực nên các công tác tuần tra, bảo
trì, bảo dưỡng không được tiến hành đủ và đúng quy cách, để theo dõi kịp thời các chỉ
số an toàn khác nhau ở nhiều bộ phận trong nhà máy; ban quản lý đã không biết được
rằng đang có sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và áp suất tại bồn chứa MIC mang số
E610.
16


• UCIL vi phạm nhiều nguyên tắc cơ bản về an toàn trong lúc vận hành nhà máy
Theo nguyên tắc an toàn, trong trường hợp áp suất bồn chứa tăng cao quá mức cho
phép, để tránh nổ, van an toàn sẽ tự động mở, dẫn khí MIC qua một bộ lọc dùng
Sodium Hydroxide để được trung hòa. Một đường ống sẽ mang lượng MIC còn sót lại
sau khi lọc, lên một tháp cao, khoảng 30 mét để đốt bỏ. Sau đó, phần MIC chưa cháy
hết sẽ được một hệ thống phun sương phủ trùm tháp đốt bằng một màng nước, làm
giảm nồng độ. Cuối cùng, lượng khí độc còn lại nồng độ thấp sẽ theo gió phân tán ra
xa và lên cao, không còn khả năng gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, có một số nguyên tắc an toàn không được tuân thủ, cụ thể như sau:

a. Bộ lọc dùng Sodium hydroxide quá nhỏ, không đáp ứng đầy đủ với lượng MIC quá
b.
c.

d.
e.
f.

g.

h.


lớn trong bồn.
Hệ thống phun sương không đủ mạnh để có thể tạo ra một màng nước phủ trùm được
tháp đốt.
Hệ thống trung hòa bồn chứa MIC để phòng ngừa khí này thất thoát vào không khí
cũng ở vị trí đóng vì còn đang sửa chữa. Ngay cả nếu hệ thống này hoạt động cũng
không ngăn được lượng khí MIC thoát ra ngoài vì khối lượng khí quá lớn không thể
làm lạnh ngay được.
Nhiệt kế và áp kế của bồn E610 không hoạt động, trước đó đã được phát hiện là hiển
thị không chính xác nhưng không được thay mới.
Thay vì giữ ở nhiệt độ 4,50C theo tiêu chuẩn, nhiệt độ của bồn này thường xuyên để ở
mức 200C nhằm tiết kiệm điện.
Dung tích an toàn không được quá 50% thể tích bồn, nhưng vào lúc thảm họa xảy ra,
bồn E610 đã chứa tới 80% dung tích của nó. Sử dụng một bồn chứa lớn đến 42 tấn,
trong khi theo tiêu chuẩn châu Âu, không được chứa quá 1/2 tấn MIC trong mỗi bồn
nhằm giảm mức độ rủi ro tới mức tối thiểu trong trường hợp để xảy ra tai nạn.
Không thiết kế và xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn qui định: (1) bồn liên thông để
trống; khi bồn chính bị "sôi", MIC dạng lỏng có nơi thoát qua an toàn, không tràn ra
ngoài; (2) tháp đốt thứ hai dự phòng khi một tháp không sử dụng được, tháp khác thay
thế ngay.
Sau cùng, hệ thống cảnh báo không hoạt động do đó không có báo động khẩn cấp khi
áp suất trong bồn tăng cao.
(3). Về mặt quản lý của nhà máy và chính quyền địa phương

• Việc quy hoạch và xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất độc hại ngay trong khu dân
cư đông đúc là một rủi ro không thể chấp nhận được
Từ năm 1975, Giám đốc quy hoạch thành phố Bhopal đã thấy được mối nguy của một
cơ sở sản xuất hóa chất độc hại ngay bên cạnh những khu cư dân đông đúc, nên đã ký
lệnh buộc UCIL phải di dời nhà máy. Không những không chấp hành mà công ty này
còn làm áp lực với chính quyền địa phương điều chuyển ông này đi nơi khác.


17


Trong khi đó, công đoàn, đại diện cho nhân viên làm việc trong nhà máy, đã nhiều lần
phân phát tài liệu cho cư dân trong vùng bị ảnh hưởng, cảnh báo về những rủi ro có thể
xảy ra. Có nhân viên đã bị đuổi việc khi tuyệt thực nhằm phản đối phương cách vận
hành nhà máy không an toàn của ban quản lý.
Năm 1982, đã có 5 nhân viên phải nhập viện sau khi tiếp xúc với khí độc nhưng không
có cuộc điều tra nào để làm rõ vụ việc này. Cùng năm đó, nhà báo Raj Keswani đã viết
"Hãy cứu thành phố của chúng ta"; "Bhopal đang đứng trên miệng núi lửa", "Bhopal
bên bờ vực của một thảm họa" và "Nếu chúng ta không ý thức được vấn đề này thì
chúng ta sẽ bị tiêu diệt".
Ngay cả nghị viện của bang Madhya Pradesh, năm 1983, cũng đã đưa ra một nghị
quyết yêu cầu di dời nhà máy này đến nơi ít dân cư hơn; nhưng UCIL vẫn một mực từ
chối, viện lý do quá tốn kém, không chịu nổi chi phí.
Sau khi có nhiều phản ứng gay gắt từ báo chí và các nhà lập pháp Ấn Độ , UCC từ Mỹ
đã cử một nhóm chuyên viên sang Bhopal để kiểm tra tình hình thực tế. Họ đã đưa ra
một bản báo cáo chỉ rõ 61 điểm vi phạm về an toàn, trong đó có 30 điểm bị coi là
nghiêm trọng và 11 vấn đề đặc biệt nguy hiểm. Nhóm nói trên cũng không ngần ngại
kết luận rằng nhà máy này "đang hoạt động trong những điều kiện không an toàn và
một tai nạn, qui mô lớn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào".
Tuy vậy, ban quản lý của UCC lại âm thầm xếp tài liệu này vào loại "mật", không
được công bố. Đồng thời không đưa ra các biện pháp khắc phục mà còn cắt giảm hơn
300 nhân viên để tiết kiệm 1,25 triệu USD với lý do đang thua lỗ làm tình trạng an
toàn của nhà máy càng trở nên tồi tệ.

• Thanh tra không phát hiện được những sai phạm của nhà máy; khi phát hiện
được, đã không có các biện pháp chế tài kịp thời và thích đáng.
• UCIL không thông báo cho chính quyền địa phương biết chính xác về các loại hóa

chất độc hại được chế tạo và tồn trữ trong nhà máy; ảnh hưởng của chúng ra sao
đối với sức khỏe của con người; và các phương pháp cứu chữa hữu hiệu trong
trường hợp bị phơi nhiễm.
UCC thực hiện một chiến dịch nhiễu tin nhằm thoái thác trách nhiệm và bảo vệ hình
ảnh cũng như uy tín của mình. Công ty này chỉ lập lờ thông báo cho các cơ quan y tế
Ấn Độ rằng "có thể dùng thuốc ho và thuốc nhỏ mắt thông thường để điều trị cho các
nạn nhân" và nhiều lần khẳng định "không có chất độc nào liên quan, chỉ là một chất
hơi cay, chẳng có gì là nguy hiểm cả, có thể dùng nước lã để rửa sẽ khỏi".
Ít lâu sau khi thảm họa xảy ra, một nhóm 4 người, được gọi là "chuyên gia hàng đầu"
của Mỹ đến Bhopal để xem xét tình hình họ nêu chính danh tên của chất hóa học đã
phát tán ra từ nhà máy, khi tuyên bố rằng: "chất MIC không phải là loại khí độc, chỉ
gây rát cổ, chảy nước mắt xoàng như hơi cay mà thôi".

18


Việc UCC không những bưng bít mà còn cố tình gây nhiễu thông tin đã làm cho ngành
y tế Ấn Độ thật sự lúng túng, không phát huy được năng lực để cứu chữa kịp thời và
hiệu quả cho làn sóng bệnh nhân tràn ngập các nơi; làm thương tật của họ trở nên trầm
trọng hơn và hàng loạt người đã phải mất mạng một cách oan uổng.

• Không có sự phối hợp giữa nhà máy, dân cư xung quanh và chính quyền địa
phương để đề ra các kế hoạch nhằm báo động, di dời, cứu chữa và cứu trợ nạn
nhân kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
Bất ngờ trước một hình huống chưa từng thấy, ban quản lý "ca đêm", thiếu khả năng
và ít kinh nghiệm, không nhận thức được đầy đủ thực tế của tình hình và do đó đã
không có những quyết định thích hợp và kịp thời. Thay vì cho hụ còi báo động ngay
lập tức và tìm cách tốt nhất để hướng dẫn dân cư nhằm: (1) di tản nhanh chóng ra khỏi
vùng ảnh hưởng của chất độc, tức vùng ngược chiều gió, nhằm giảm số thương vong
(2) dùng khăn nhúng nước che mũi và mắt để làm giảm nồng độ của MIC và do đó có

thể tránh hoặc giảm bị tổn thương; họ lại im lặng, loay hoay suốt 3 tiếng đồng hồ, tìm
cách ngăn chặn sự phát tán trong vô vọng.
(4). Về mặt xã hội

1. Chính quyền địa phương đã trải thảm đỏ cho nhà đầu tư một cách mù quáng. Do thiếu
thông tin và không nắm vững về kỹ thuật, các viên chức Ấn Độ, đã mắc mưu, khi nghe
theo lời hứa suông của nhà đầu tư về công nghệ "tiên tiến" và độ "an toàn tuyệt đối"
của nhà máy. Chính phủ Ấn Độ chỉ nhắm vào tăng trưởng kinh tế và số lượng đầu tư,
chỉ chú ý đến giải quyết một số vấn đề được cho là cấp bách trước mắt mà quên hẳn hệ
quả của tình trạng mất an toàn lao động và môi trường.
2. Phần lớn dân cư xung quanh nhà máy mù chữ và nghèo khó, không ý thức được quyền
dân sự của mình là được sống trong một môi trường trong lành. Họ không nhận thức
được rằng sinh mạng của họ đang bị đe dọa nên không chủ động có những hành động
cần thiết để buộc nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.
3. Ngay cả các nhà chính trị cũng vậy, họ chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của an toàn môi
trường và lao động.
Nhìn chung, nguyên nhân xảy ra thảm họa Bhobal là tổng hợp của nhiều lỗi lầm do
con người, do tổ chức quản trị nhà máy, do công nghệ, và do cả quy chế pháp lý .
Nhà máy hoàn toàn không có quy định cũng như huấn luyện nhân viên trong trường
hợp khẩn cấp. Chính vì lý do này mà số lượng nạn nhân quá cao so với mức độ tai nạn
xảy ra. Thêm nữa, mức an toàn lao động cũng như việc bảo quản các máy móc định kỳ
hoàn toàn bị bỏ qua trong một thời gian dài.
Vấn đề đặt ra là mức an toàn lao động và tiêu chuẩn môi trường có được tuân thủ và
áp dụng cho những nhà máy sản xuất hóa chất độc hại hay không, cũng như trách
nhiệm xã hội và của công ty UCC?

19


Do đó, cho dù vị trí của nhà máy sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tại một quốc

gia đang phát triển hay tại một nước tiên tiến, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Đó là do lỗi
của con người [9].
2.3.2. Hậu quả
2.3.2.1. Tính mạng và sức khỏe con người
Thảm họa Bhopal xảy ra vào đêm ngày 2 và rạng sáng ngày 3-12-1984, tại nhà máy
sản xuất thuốc trừ sâu, thuộc sở hữu của Union Carbide (UCIL), nay đã thuộc sở hữu
của Tập đoàn hóa chất Dow Chemicals. Nhà máy đã để rò rỉ khí methyl isocyanate
(MIC) và các khí độc khác, làm ngay lập tức 4.000 người chết và 600.000 người bị
phơi nhiễm chỉ trong vài ngày. Chưa dừng lại ở đó, các hóa chất độc hại này tiếp tục rò
rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Một vài năm sau đó, số lượng người thiệt mạng
đã lên đến 15.000 người. Song, các nhà hoạt động địa phương khẳng định: số người
chết gấp đôi như thế và cho rằng công ty cũng như chính quyền đã thất bại trong việc
làm sạch hóa chất độc hại tại khu vực xảy ra thảm họa. Nhà máy hóa chất của Union
Carbide buộc phải đóng cửa. Tổng cộng có 36 khu vực được nhà chức trách đánh dấu
là “chịu ảnh hưởng khí gas” với số dân 520.000 người. Trong số đó, 200.000 người
dưới 15 tuổi, 3.000 phụ nữ mang thai.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra y tế của đại học KEM sau 100 ngày tiếp xúc
Chỉ tiêu

Người trưởng Người
trưởng
thành
trong thành trong nhóm
nhóm I (%)
II (%)

- Respiratory symptoms (Hô hấp)

79,7


27,6

- Eye symptoms (Mắt)

65,6

31,5

- Gastrointestinal symptoms (Tiêu hóa)

60,3

23,6

- Neuromuscular symptoms (Thần kinh)

54,5

10,5

- Gynaecological symptoms (Phụ khoa)

75,5

53,84

Trong số 250.000 người bị phơi nhiễm, số người bị các triệu chứng về y tế: từ nhẹ đến
trung bình chiếm 43,864%; nặng chiếm 63,385%
Ghi chú: - nhóm I: người dân sống cách nhà máy từ 0,5 đến 2 km.
- Nhóm II: những người dân sống cách nhà máy trên 8 km.

Union Carbide đã sử dụng bí mật thương mại làm đặc quyền để giữ lại thông tin về
thành phần chính xác của khí bị rò rỉ. Mặc dù người ta biết rằng MIC, khi phản ứng
với nước ở nhiệt độ cao, có thể giải phóng tới hơn 300 loại hóa chất độc hại cao, trong
khi nghiên cứu chỉ được thực hiện để kiểm tra độc tính của MIC nguyên chất cũng như
chỉ được tiến hành trên động vật. Vì vậy, việc điều trị chỉ được tiến hành điều trị triệu
chứng. Trong vài ngày đầu, triệu chứng cho thấy giống như bị nhiễm độc xianua nên
20


đã tiêm tĩnh mạch natri thiosulphate, một thuốc giải độc có tác dụng trên bệnh này.
Nhưng ngay sau đó, nó đã bị ngưng lại dưới áp lực của UCC và đội ngũ luật sư của họ.
Trong vòng vài tuần sau tai nạn, nhiều người đã tuyên bố rằng điều tồi tệ nhất đã kết
thúc, nhưng cho đến nay không ai biết được tác động sức khỏe, độc tốc của MIC,
thuốc giải độc và cách điều trị bệnh nhân tiếp xúc với nó. Gánh nặng sức khỏe được
tạo thành bởi hai yếu tố: (1) trẻ em sinh ra sau thảm họa cũng là nạn nhân của nó vì
tiếp xúc với khí thải từ trong bụng mẹ; (2) chất thải hóa học tràn đổ trong và xung
quanh cơ sở của nhà máy UCIL chưa được thu gom, làm ô nhiễm nguồn nước uống.
Theo một báo cáo Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) năm 1987, tỷ lệ tử
vong trong cộng đồng bị phơi nhiễm là 9,98/1000 và trong cộng đồng chưa phơi nhiễm
là 6,03/1000, có nghĩa là khoảng 150 ca tử vong/tháng liên quan đến khí thải năm
1986.
Năm 1991, có 3.928 người chết đã được xác nhận. Những tổ chức độc lập ghi nhận có
8.000 người chết trong ngày đầu tiên, khoảng 100.000 đến 200.000 người khác đã chịu
những tổn thương vĩnh viễn ở các mức độ khác nhau, trong khi đó, Union Carbide
cũng như chính phủ Ấn Độ trong một khoảng thời gian dài phủ nhận những tổn
thương vĩnh viễn liên quan đến MIC và các loại khí khác.
Tháng 1 – 1994, Ủy ban Y học quốc tế về Bhopal (IMCB) đã đến Bhopal để điều tra
tình trạng sức khỏe những người sống sót, chăm sóc sức khỏe và tái phục hồi kinh tế xã hội.
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) chỉ ra cho đến năm 1994, có 25.000
người thiệt mạng do ảnh hưởng của thảm họa. Và thống kê của Chính phủ sau năm

1994 cho thấy có ít nhất 100.000 người dân sống gần nhà máy ở miền Trung bang
Madhya Pradesh bị bệnh tật, hơn 3.000 người sống ở các khu vực nước bị nhiễm bẩn.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Phục hồi chức năng (một văn phòng của Bộ phận Phục
hồi và Cứu trợ khí Bhopal của chính phủ Madhya Pradesh), báo cáo thường niên năm
1998, tỷ lệ tử vong trong cộng đồng tiếp xúc năm 1997 là 6,70/1000, trong khi cộng
đồng chưa phơi nhiễm là 5,37/1000, với con số 665 người chết trên trong cộng đồng bị
phơi nhiễm (tương đương 55 ca tử vong/tháng). Giả sử tỷ lệ này giảm ổn định 6% mỗi
năm thì đến năm 2003 vẫn có hơn 30 người chết mỗi tháng do tiếp xúc với khí rò rỉ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sau nghiên cứu về bệnh tật được tiến hành bởi ICMR từ năm
1987-1991 cho thấy số người mắc các triệu chứng liên quan đến khí rò rỉ thực sự tăng
lên trong giai đoạn đó.
Nhiều người ở Bhopal cho rằng tại một số cộng đồng tỉ lệ mắc bệnh cao, cũng như tỉ lệ
dị tật và chậm phát triển trí tuệ bẩm sinh cao là do các chất độc vẫn còn tồn tại trong
môi trường. Tình trạng vẫn không được cải thiện sau khi chính quyền bang Madhya
Pradesh quốc hữu hóa nhà máy năm 1998.

21


2.3.2.2. Môi trường và động, thực vật
(1). Động vật
Một nhóm nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR), đã đến
Bhopal vào ngày 11, tháng 12 nhận thấy rằng động vật chết trong vòng ba phút hít
phải khí. Chúng có biểu hiện sùi bọt từ miệng, chảy nước mắt và khó thở; nhiều con
bò bị sảy thai.
Khám lâm sàng động vật bị bệnh, họ thấy rằng sản lượng sữa của bò đã giảm từ
khoảng 8-10 kg/ngày xuống còn 0,5 kg/ngày, thậm chí là không.
Có khoảng 1.047 gia súc, dê, cừu,… bị chết, khoảng 7.000 nhiễm bệnh. Gia cầm thì ít
bị ảnh hưởng hơn nhưng không thể giải thích lý do.
Các loài cá trong vùng bị ảnh hưởng khí độc thì bị thiếu máu, các nhà khoa học Hội

đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) đã tiếp tục thu thập dữ liệu về ảnh hưởng
trên cá chép Ấn Độ như catla và mrigal. Như với trường hợp của con người, không có
dữ liệu khoa học về tác động lâu dài của MIC trên động vật, côn trùng và thực vật.
Nhiều loài chim thoát chết có lẽ vì đặc tính khi ngủ của chúng.
Bộ phận y tế đã ghi nhận các khu vực bị ảnh hưởng khí độc cũng làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh sốt rét vì sự sinh sản của muỗi có vẻ bị ảnh hưởng bởi MIC.
(2). Thực vật và đất
Các tác động của MIC đối với thực vật và đất cũng đã được nghiên cứu bởi các Hội
đồng Phòng ngừa và Xử lý ô nhiễm Nước (The Central Board for the Prevention and
Control of Water Pollution). Kết quả cho thấy các thảm thực vật trên diện tích 3,5 km 2
quanh Nhà máy đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 10,5 km 2 đã bị ảnh hưởng xấu, 6 km 2
đã bị ảnh hưởng ở mức trung bình và 5 km² tiếp theo là bị ảnh hưởng nhẹ.
Lá cây là bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất: ở giống cây methi và brinjal, là 2 loài
nhạy cảm nhất với khí độc, có các biểu hiện như lá bị cháy xém và tất cả các đầu lá bị
héo. Những loài thực vật cách nhà máy khoảng từ 3 – 4 km hoàn toàn bị phá hủy. Sau
8 ngày, không có cây methi và brinjal nào có dấu hiệu phục hồi. Những cây thầu dầu,
cây neem, karanja và ber cũng bị thiệt hại nặng, lá bị rụng, bị tẩy trắng và uốn cong.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng các mô tiếp xúc bị chết tức khắc.
Có một điều đặc biệt là có một số loài thực vật phát triển, sinh trưởng gần khu vực hồ
nước lại ít hoặc không bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy nước đã có tác dụng giảm tác
động của khí MIC lan rộng.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy một số loài thực vật hoang dã ít bị thiệt hại hơn cây
trồng. Thực vật thủy sinh ít bị ảnh hưởng bởi khí độc hơn những loài thực vật nổi thì lá
bị cháy xém.

22


Nhóm nghiên cứu khuyến cáo không nên dùng các loại trái cây từ các cây ở địa
phương bị ảnh hưởng - đặc biệt là ber, xoài, đu đủ và me ít nhất một mùa vì có thể bị

ảnh hưởng.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Banaras Hindu cũng đã cảnh báo người
dân Bhopal không sử dụng các loại rau tại địa phương.
Hộp 2: Nồng độ chất ô nhiễm khu vực nhà máy và xung quanh
Một cuộc điều tra cho thấy: từ năm 1969 đến 1984, đã thải ra môi trường 22 loại hóa
chất độc hại khác nhau với khối lượng không dưới 2.000 tấn, trong đó: 500 tấn orthoidichlorobenzene, 500 tấn carbon tetrachloride, 500 chloroform, 100 tấn methylene
chloride,... làm cho đất đai, không khí và nước ở ao hồ sông rạch xung quanh bị ô
nhiễm một cách trầm trọng. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo của cơ quan thanh tra Ấn
lúc bấy giờ đều "chứng nhận" không có bất cứ vi phạm nào đến môi trường.
Năm 1999, nghiên cứu của Tổ chức Hòa bình Xanh cho thấy: đất và nước ở khu vực
Atal Ayub Nagar có lượng carbon tetrachloride ở mức vượt giới hạn cho phép đến 682
lần theo tiêu chuẩn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US-EPA); các hóa chất gây
ung thư như là chloroform và carbon tetrachloride trong khu vực quanh nhà máy và
nước ngầm, mức thủy ngân trong một số khu vực cao hơn mức an toàn 6 lần.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng carbon tetrachloride tại một số nguồn nước
uống ở Bhopal cao hơn từ 900 cho đến 2.400 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế
Thế giới.
Một cuộc nghiên cứu khác được thực hiện bởi Trung tâm Khoa học và Môi trường,
một nhóm hỗ trợ có trụ sở tại New Delhi, kết luận rằng nguồn nước ngầm cách địa
điểm của nhà máy 3km có chứa thuốc diệt côn trùng ở mức cao hơn tiêu chuẩn an toàn
của Ấn Độ 40 lần.
Theo Đài phát thanh BBC Radio 5, nhân kỷ niệm 20 năm (1984 – 2004) qua một cuộc
điều tra đã cho biết có đến 9.000 tấn các loại chất hóa học khác nhau vẫn còn vương
vãi, không được bảo quản và kiểm soát, trong khuôn viên nhà máy. Đáng kể nhất là
các chất Benzene hexachloride, thủy ngân,... đựng trong các thùng chứa không có nắp
đậy hoặc đổ tràn trên mặt đất. Ở nhiều khu vực, nồng độ hóa chất cao đến nổi, có thể
làm cho một người bất tỉnh chỉ trong vòng 10 phút.
Tháng 8-2009, một mẫu nước ở khu vực Atal Ayub Nagar được xét nghiệm trong
phòng thí nghiệm của tổ chức Hòa bình Xanh ở Anh. Kết quả cho thấy, mức carbon
tetrachloride vượt giới hạn của EPA đến 4.880 lần.

Còn theo báo cáo mới được công bố của Tổ chức phi chính phủ Bhopal Medical
Appeal (BMA) thì mức carbon tetrafluoride và một số chất độc hại khác vượt mức cho
phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến 2.400 lần.

23


2.3.3. Hệ lụy sau hơn 30 năm
2.3.3.1. Sức khỏe con người
Nhà máy Bhopal của Union Carbide India Limited (UCIL), hoạt động trong 15 năm
(1969-1984) và kết thúc bằng thảm họa đêm ngày 2/12/1984. Cho đến nay, theo chính
quyền địa phương, số người chết chính thức được cập nhật vì hậu quả của thảm họa là
hơn 20.000 người, trong khi theo nghiên cứu không chính thức của Chiến dịch quốc tế
vì công lý ở Bhopal (ICJB) năm 2014, cho thấy có ít nhất 30.000 người đã chết.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các ca tử vong liên quan đến thảm họa đều
được lưu lại. Sau thảm họa, nhiều người bệnh nặng đã rời khỏi Bhopal và không được
thống kê vào số liệu. Bên cạnh đó, Bhopal cũng giống như nhiều thành phố của Ấn
Độ, là nơi xuất phát của bệnh lao và các bệnh nặng khác liên quan đến đường hô hấp.
Những căn bệnh này trở nên trầm trọng hơn bởi khí rò rỉ từ nhà máy nhưng những
người chết vì nguyên nhân thứ cấp này lại không được thống kê là nạn nhân của thảm
họa.
Ngay cả bây giờ, nhiều thập kỷ sau thảm họa, người ta ước tính rằng vẫn còn một
người/ngày chết tại Bhopal từ những gì họ bị ảnh hưởng trong thảm họa và việc ngộ
độc do ô nhiễm nước từ các chất thải tồn lưu tại nhà máy của Union Carbide.
Chính phủ đã tiến hành nghiên cứu các triệu chứng bệnh để hiểu được tác động lâu dài
của khí rò rỉ. Trách nhiệm được giao cho Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR)
và họ đã tiến hành 24 nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi
và mắt chiếm tỷ lệ cao ở các nạn nhân. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã bị ngưng lại vào
năm 1994. Tất cả các công trình nghiên cứu đều được chuyển đến Trung tâm Nghiên
cứu Phục hồi Chức năng của chính phủ Madhya Pradesh và được kết luận là không có

giá trị. Trong khi đó, một số nghiên cứu độc lập đã chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng, như ung thư, thần kinh và các dị tật bẩm sinh. Nhưng vì không có nghiên cứu
dịch tễ học lâm sàng, nên hầu hết đã bị loại bỏ và chuyển thành các bệnh do nghèo đói
và thiếu vệ sinh. Tòa án tối cao đã phải nhiều lần yêu cầu hồ sơ bệnh án được số hóa
để dễ dàng nghiên cứu, xác định tác động đến sức khỏe của sự tiếp xúc với chất độc
hại này.
Hiện nay, còn khoảng 20 ngàn người vẫn còn lưu trú xung quanh nhà máy bỏ hoang
này. Họ phải sống chung với hàng loạt hóa chất độc hại có thể gây tổn thương hệ thần
kinh, gan, thận,.... Số người bị ung thư ngày càng tăng. Nhiều phụ nữ mới 30 - 35 tuổi
đã bị tắt kinh; có chứng khó thở; sinh con bị dị tật về cơ thể, tâm thần và khả năng trí
tuệ. Hơn nữa, có sự thay đổi rất lớn về gien di truyền mà ảnh hưởng của nó đến các thế
hệ tương lai không thể lường trước được.
Đến bây giờ, y học vẫn chưa biết phải điều trị như thế nào cho bệnh nhân hít phải khí
MIC, mặc dù, qua nhiều cuộc giảo nghiệm cho thấy rằng hầu hết các tử thi đều có

24


chung các đặc điểm: (1) máu ngã màu bầm tím, đặc sệt; (2) phổi có màu xám tro, đầy
dịch; (3) cuống phổi thì khô như bị sấy bằng hơi nóng.
2.3.3.2. Môi trường
Nhà máy được sử dụng để sản xuất ba loại thuốc trừ sâu: carbaryl (tên thương mại là
Sevin), aldicarb (tên thương mại là Temik) và một công thức khác của carbaryl là
gamma hexachlorocyclohexane (g-HCH), được bán dưới tên thương mại là Sevidol.
15 năm sau thảm họa, các chất thải, phụ phẩm, dung môi, sản phẩm phụ, chất thải từ
máy móc và nước bị ô nhiễm vẫn được chứa tại các kho chứa bên trong và bên ngoài
nhà máy.
Chất thải độc hại trong và ngoài nhà máy đã được phòng thí nghiệm phân tích của
Trung tâm Khoa học và Môi trường cho thấy các hóa chất được sử dụng trong quá
trình vận hành - xử lý chất thải, phụ phẩm, dung môi, sản phẩm phụ, chất thải từ máy

móc.
Sau nghiên cứu của Trung tâm Phi lợi nhuận và Khoa học môi trường Delhi (CSE) và
Ban kiểm soát ô nhiễm Trung ương (CPCB), một vấn đề khác được đặt ra là ô nhiễm
có lan truyền qua nước ngầm hay không? Hầu hết các nghiên cứu đều xác định nước
ngầm xung quanh khu vực UCIL bị ô nhiễm do các dẫn xuất clo benzen và gốc
carbamate như carbaryl, aldicarb, carbon tetraclorua và chloroform. Tất cả những chất
này đều liên quan đến chất thải của nhà máy UCIL.
Người dân Bhopal đang chịu đựng một di sản khác của UCIL. Di sản này — được gọi
với tên: Bhopal Disaster 2.0 — hiện đang tiềm ẩn mối nguy hại đe dọa nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe dân chúng thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với thảm họa
đầu tiên. Có khoảng 350 tấn chất thải khác vẫn được lưu giữ trong các nhà kho bị rò rỉ
đang gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Nhiều hóa chất có thời gian bán rã lâu, có khả
năng tồn lưu trong môi trường hàng trăm năm, chúng sẽ tiếp tục lan rộng trừ khi tìm
được phương pháp khử nhiễm thích hợp.
2.4. Các biện pháp khắc phục đã được áp dụng
2.4.1. Công ty
2.4.1.1. Công ty Union Carbide India Limited (UCIL) - Ấn Độ
Ngay sau sự cố xảy ra, phía công ty không có bất cứ sự thông báo và hướng dẫn cho
người dân xung quanh và chính quyền địa phương để có biện pháp ứng phó. Họ cố
tình không khai báo thông tin hóa chất rò rỉ.
Sau thảm họa, nhà máy hóa chất Bhopal ngưng hoạt động nhưng hàng ngàn tấn thuốc
trừ sâu và chất thải vẫn còn nằm trong nhà máy, không có biện pháp bảo quản nhằm
tránh rò rỉ ra môi trường.

25


×