Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN cà PHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 30 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN VÀ
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRÀ, CÀ PHÊ, CACAO

Tên đề tài:

Niên khóa: 2012 – 2016
TP.HCM, tháng
11/2014


MỤC LỤC
1.

Lịch sử phát triển cà phê.........................................................................................5
1.1. Trên thế giới........................................................................................................5
1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................6

2.

Lợi ích khi sử dụng cà phê.......................................................................................7

3.

Mục đích sử dụng.....................................................................................................8
3.1. Thỏa mãn nhu cầu vật chất................................................................................8
3.2. Phương tiện trung gian của sự giao tiếp xã hội................................................8

4.

Đối tượng thưởng thức cà phê xưa và nay............................................................10



5.

Xu hướng phát triển các vùng trồng cà phê và tình hình tiêu thụ ở Việt Nam và

thế giới............................................................................................................................. 11
6.

Một số sản phẩm cà phê hiện nay trên thị trườnng.............................................16
6.1. Cà phê rang xay................................................................................................16
6.2. Cà phê hòa tan..................................................................................................17
6.3. Cà phê lon..........................................................................................................21

7.

Một số sự kiện quảng bá và thử cà phê.................................................................22

8.

Khảo sát..................................................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................31


1. Lịch sử phát triển cà phê
1.1. Trên thế giới
Theo những di chỉ khảo cổ, những ghi chép của con người cpng lại cho đến
ngày nay, Ethiopia là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. Từ TK.IX đã có những
ghi nhận ở đây và cho đến TK.XIV những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ
Ethiopia sang Ả Rập.

Đến TK.XV, người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống. Cà
phê từ đây đã trở thành thức uống truyền thống của người Ả Rập.
Từ đầu những năm 90, cà phê trở thành đồ uống phổ thông ở nhiều nước trên
thế giới như Đức, Mỹ, Úc,..cho đến ngày nay.
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê, trong đó có 51 nước xuất
khẩu. Đứng đầu thế giới về cả diện tích và sản lượng là Brazil, tiếp theo là
Colombia, Việt Nam,..
1.2.

Ở Việt Nam

Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam khoảng năm 1875, giống Arabica.
Năm 1925, lần đầu tiên cà phê được trồng ở Tây Nguyên.Sau đó nhờ sự hỗ trợ
vốn từ quốc tế, diện tích trồng cà phê ngày càng gia tăng. Đến năm 2000, Việt Nam
có khoảng 520.000ha cà phê, sản lượng đạt 800.000 tấn.
Cho đến nay, sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp,
chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới,
mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người góp phần ổn định
kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người…


Theo kế hoạch phát triển đến năm 2020, Việt Nam đã lên kế hoạch cắt giảm 13,5%
diện tích, trong khi vẫn giữ sản lượng ổn định.
2. Lợi ích khi sử dụng cà phê
- Cà phê có thể giúp tăng năng lượng:trong cà phê có chứa cafein một loại chất
truyền dẫn kích thích ức chế thần kinh trong não, giúp hưng phấn não bộ.
- Cà phê giúp đốt cháy mỡ thừa: Cafein là chất thường thấy trong tất cả các thực
phẩm giảm cân, bởi vì nó là một trong số ít những chất có khả năng hỗ trợ đốt
cháy chất béo.
- Cafein giúp cải thiện hoạt động thể chất: Cafein kích thích hệ thần kinh, khiến

hệ này phát tín hiệu đốt cháy tế bào mỡ, nhưng nó cũng làm tăng nồng độ
Adrenaline trong máu. Đây là loại hóc môn giúp cơ thể thực hiện các hoạt động
thể chất cường độ mạnh.

- Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II, bệnh Alzheimer, bệnh
Parkinson, bệnh Gout
- Uống cà phê giúp giảm rủi ro mắc các bệnh ung thư: Cà phê có thể bảo vệ cơ
thể chống lại hai loại bệnh ung thư : ung thư gan và ung thư đại trực tràng.
- Cà phê không hề gây hại cho tim mạch mà giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ: Tuy
rằng cafein làm tăng huyết áp, nhưng nồng độ nhỏ (3-4mg/Hg) và tình trạng
này biến mất nếu uống cà phê thường xuyên.


- Cà phê chứa chất chống oxi hóa: cà phê có thể tốt cho sức khỏe vì chứa một
lượng lớn chất chống oxi hóa. Hầu hết cơ thể hấp thụ chất chống oxi hóa từ cà
phê hơn là cả trái cây và rau củ cộng lại.

3. Mục đích sử dụng
3.1. Thỏa mãn nhu cầu vật chất
Cà phê thõa mãn nhu cầu vật chất như là một
thứ đồ uống giải khát, gây hưng phấn cho hệ
thần kinh.

3.2.

Phương tiện trung gian của sự giao tiếp xã hội.

Ở bất kỳ xã hội nào, dù cổ sơ hay hiện đại, giao lưu trực tiếp giữa con người
với con người cũng là một nhu cầu bức thiết. Với ưu thế vừa thỏa mãn nhu cầu giải
khát, vừa tạo ra những hưng phấn cho hệ thần kinh con người, cà phê có sức quyến

rũ, thu hút kỳ lạ ở mọi xã hội dù ở địa vị hay tôn giáo nào. Sức hấp dẫn, khả năng
thu hút của cà phê đã khiến nó trở thành như là một phương tiện giao tiếp hữu ích
của xã hội hiện đại.
Trên thế giới hiện nay có hàng tỷ người uống cà phê mỗi ngày. Cà phê được
dùng ở khắp mọi nơi từ trong gia đình đến ngoài công sở, nơi công cộng; với đủ
các thành phần, tầng lớp xã hội: từ các nhà lãnh đạo, nhà khoa học đến các nghệ sĩ,
bác sĩ, thương gia... và đến cả người dân bình thường nhất. Thói quen uống cà phê
đã trở thành nét văn hóa của mỗi cá nhân, mỗi xã hội và mỗi dân tộc. Ý nghĩa của
cà phê đối với cuộc sống con người, vì thế, không đơn thuần chỉ mang tính sinh
học giống như các đồ uống thông thường, và cũng không đơn thuần chỉ là chất


kích thích hệ thần kinh con người như nó vốn có. Cà phê còn hàm chứa trong nó cả
những ý nghĩa mang tính xã hội, bởi nó biểu thị đẳng cấp, phong cách của các cá
nhân, biểu thị nét văn hóa riêng của mỗi vùng, miền, mỗi dân tộc.
Khác với những phương tiện giao tiếp cơ bản được sử dụng trong mọi xã hội
là ngôn ngữ và những hành vi, cử chỉ (phi ngôn ngữ), cà phê không phải là yếu tố
để con người có thể bộc lộ thái độ, tình cảm, trạng thái tâm lý với một người khác.
Song, nhờ có cà phê mà con người, nhất là những con người sống ở các xã hội hiện
đại, mới có được khoảng thời gian bên nhau tâm tình, trò chuyện.Mối quan hệ giữa
người với người từ đó được củng cố hoặc được thiết lập.Cũng nhờ những ly cà phê
mà nhiều người, cho dù trước đó chưa hề quen biết nhau, đã trở nên thân thiện, gắn
bó và có thể hợp tác với nhau.Đã có không ít các cuộc giao dịch, thương thuyết,
đàm phán thành công, nhờ những đồng cảm có được từ ly cà phê sánh đặc, ấm
nóng. Cũng chẳng ít những hợp đồng kinh tế có giá trị được ký kết trong không khí
thơm nồng của cà phê. Cà phê không trực tiếp giải tỏa những căng thẳng và mệt
mỏi của con người, nhưng hương vị quyến rũ của nó hòa quyện trong một không
gian rất đặc biệt mà nó gián tiếp tạo ra, lại khiến người ta có thể tĩnh tâm, thư giãn,
tạm thoát ra khỏi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống thường nhật, bước vào một
không gian khác thực, bồng bềnh với những mơ ước và dự định.

Với sự phong phú và đa dạng của các loại nguyên liệu cà phê, cùng với sự kết
hợp của đủ loại phong cách, nghệ thuật pha chế, cà phê không những đáp ứng được
mọi sở thích đa dạng cho người thưởng thức chúng mà còn là một động lực thúc
đẩy trợ giúp con người tạo dựng nhiều kiểu loại không gian cà phê khác nhau, thỏa
mãn những nhu cầu giao tiếp cho nhiều nhóm xã hội khác nhau. Không phải ngẫu
nhiên mà ngày nay, quán cà phê đã trở thành điểm hẹn của các cặp trai gái muốn
tìm hiểu nhau, điểm hẹn của những doanh nhân thành đạt; nơi gặp gỡ của các nhân
viên văn phòng; nơi tụ hội của giới sinh viên; gặp gỡ của những người yêu thích


nhạc Trịnh, thích nhạc cổ điển, hoặc một dòng nhạc nào đó...Cũng chẳng phải bỗng
dưng mà những quán cà phê sách, cà phê hội họa, cà phê thú cưng, cà phê vườn, cà
phê ảnh... lại mọc lên, ngày càng nhiều. Thực tế, mỗi hàng quán cà phê thường bao
giờ cũng nhằm vào một loại nhóm đối tượng khách nhất định, mà nghệ thuật pha
chế và không gian cà phê tương ứng chính là “thông điệp”, để những người có
cùng tâm trạng, cùng sở thích, cùng địa vị xã hội... tìm đến nhau, tụ họp với nhau
trong mối quan tâm chung, hoặc cùng đồng cảm bởi chung sở thích.

Cà phê sách

Cà phê thú cưng

4. Đối tượng thưởng thức cà phê xưa và nay
Ngày xưa cà phê rất đắt, chỉ có tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có mới
được thưởng thức thứ đồ uống thơm ngon này. Ngày nay, đông đảo người dùng có
thể thưởng thức café với giá cả phù hợp với túi tiền.Thậm chí, có những người làm
việc ngay tại quán café thay vì làm việc tại văn phòng.
Ngày nay, ở một số nước, người ta coi việc uống cà phê như một thức uống phổ
thông (loại cà phê có hàm lượng Cafein thấp) và ăn kèm bánh trái hoặc hoa quả.



Ngày xưa người ta chỉ cần ra 1 cái quán cà phê bé góc đường (hay còn gọi là quán
cà phê cóc) gọi 1 ly cà phê đen nhỏ và ngồi ngắm những giọt cà phê tí tách nóng
hổi rơi từ phin cà phê. Phin cà phê là một vật có cấu tạo thích hợp cho việc lọc cà
phê bột tạo thành một ly cà phê nóng có hương vị thật của từng loại cà phê. Tỉ lệ
pha cà phê bột ngày xưa là 10% bắp rang để lấy độ keo và hương còn 90% là cà
phê thứ thiệt. Hương vị cà phê còn tùy thuộc vào loại cà phê đó cộng thêm một số
hương vị riêng đặc biệt của từng nhà chế biến mang lại.

5. Xu hướng phát triển các vùng trồng cà phê và tình hình tiêu thụ ở
Việt Nam và thế giới
 Vùng trồng cà phê
Bảng 1: Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành
Năm 2013

Năm 2014

Mục tiêu 2020

Dak Lak

207.152

210.000

170.000

Lâm Đồng

151.565


153.432

135.000

Dak Nông

122.278

122.278

69.000

Gia Lai

77.627

78.030

73.000

Đồng Nai

20.000

20.800

13.000

Bình Phước


14.938

15.646

8.000

Kontum

12.158

13.381

12.500

Bà Rịa Vũng Tàu

7.071

15.000

5.000

Sơn La

9.000

10.650

5.000


Quảng Trị

5.050

5.050

5.000


Điện Biên

3.385

3.385

Các khu vực khác

5.700

5.700

Tổng

635.924

653.352

4.500


500.000

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam

 Biểu đồ một số khu vực trồng cà phê trong các năm vừa qua và mục tiêu năm 2020


CÁC KHU VỰC TRỒNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM NĂM 2014

CÁC KHU VỰC TRỒNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM MỤC TIÊU 2020


Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê
tiếp tục tăng tại các khu vực chính Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ
NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2013 vào khoảng 633.295 ha, tăng 3% so
với năm ngoái (năm 2012 là 616.407 ha) và tăng 11% so với năm 2011 (571.000 ha).
Chiếm khoảng 76% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước là 3 tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng
và Dak Nông (chủ yếu là mở rộng diện tích trồng cà phê Robusta). Diện tích trồng cà phê
Arabica ước tính vào khoảng 42.000 ha, chiếm khoảng 6,6% tổng diện tích cà phê của cả
nước.
Thời tiết thuận lợi là yếu tố giúp cây cà phê phát triển nhanh và ổn định năm 2013. Mặc
dù có những lo ngaij về thời tiết khô hạn những tháng dầu năm nay, nhưng mùa mưa đến
sớm hơn dự kiến và những cơn mưa bắt dầu từ cuối tháng 3 tại các khu vực khô hạn ở
Tây Nguyên là yếu tố quyết định của mùa vụ bội thu năm 2013 vì đây là thời gian quan
trọng trong chu kỳ phát triển của cà phê nước ta.
Theo số liệu ước tính của sở NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà phê nước ta
năm 2014 ước tính vào khoảng 653000 ha, tăng 2% so với năm 2013 (633000 ha). Tuy


nhiên, thực tế diện tích gieo trồng có thể vượt quá 660000 ha. Sản xuất cà phê nước ta

tăng đều đặn trong vòng 3 năm gần đây do 5 yếu tố chính:
+ Việc mở rộng diện tích trồng cà phê
+ Thời tiết tương đối thuận lợi ( đặc biệt vụ 2013)
+ Việc

nâng cao hiểu biết và

tăng

vốn đầu tư của người

nông

dân như cải thiện kỹ

thuật

trồng trọt, thủy lợi hợp

lý, sử

dụng phân bón thích

hợp.
+ Sử

dụng các giống cây

mới


cho năng suất cao và

kháng
+ Giá

bệnh gỉ sắt
xuất trại và giá xuất

khẩu

ổn đinh, tạo động lực

cho

người nông dân mở

rộng diện tích và thay thế cà phê già cỗi
 Tình hình tiêu thụ cà phê
 Tình hình tiêu thụ cà phê tại Việt Nam
Văn hóa cà phê và các cửa hàng bán lẻ cà phê tiếp tục lan nhanh tại Việt Nam với sự xuất
hiện của các hãng cà phê lớn như Starbucks, Trung Nguyên, Highlands, Vinacafe, Gloria
Jeans và the Coffee Bean. Vừa qua, Hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam (VICOFA) và các
thành viên đã tổ chức một sự kiện "Tháng giới thiệu, quảng bá sản phẩm, và uống thử cà
phê" tại Hà Nội từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2013 nhằm quảng bá các thương hiệu cà
phê của các nhà sản xuất trong nước và hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Tham
gia sự kiện này có 7 doanh nghiệp cà phê là Vinacafe Biên Hòa, Minh Tiến, Nestlé, Mê
Trang, Trung Nguyên, XNK 2/9 Đăk Lăk, và Thái Hòa.


Ảnh: Các sản phẩm cà phê của VICOFA tại Sự kiện Tháng giới thiệu, quảng bá

sản phẩm và uống thử cà phê (Nguồn: FAS USDA)
FAS USDA vẫn giữ mức dự báo về tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam mùa vụ
2012/13 là 1,83 triệu bao tương đương 110 triệu tấn, chiếm 7% tổng sản lượng cà phê
hàng năm; mùa vụ 2013/14 là 2 triệu bao tương đương 120 triệu tấn, tăng 10% so với
mùa vụ trước. Ngành bán lẻ cà phê phát triển cũng là yếu tố khiến tăng trưởng về tiêu thụ
cà phê trong nước tăng mạnh trong thời gian tới.Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia
đứng đầu Châu Á về lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người một năm, sau Nhật Bản
(2,9 kg), Hàn Quốc (2,42 kg), Thái Lan (1,95 kg).
>> Tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Trong tất cả các sản phẩm cà phê mới được đưa ra thị trường tại Châu Á trong hai năm
qua, cà phê xay, cà phê nguyên hạt Việt Nam chiếm khoảng 1/4 (23%). Con số này gấp
bốn lần so với quá trình phát triển sản phẩm mới ở Trung Quốc (ước tính khoảng 6%)
trong cùng kỳ, theo kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Mintel.
Mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,15 kg cà phê một năm.


Xét về nhu cầu, Việt Nam chiếm 1/10 thị trường sản phẩm cà phê mới được ra mắt tại
Châu Á Thái Bình Dương, đứng thứ 4 sau Hàn Quốc (15%), Nhật Bản (13%), Ấn Độ
(11%).

“Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt hơn 127 triệu USD năm 2008 và tăng lên
khoảng 287 triệu USD năm 2012, chúng tôi dự đoán con số này sẽ tăng đến gần 574 triệu
USD vào năm 2016″, báo cáo của Mintel nêu.
Ông Jonny – Chuyên gia Phân tích đồ uống toàn cầu của Mintel nhận định Việt Nam có
kết cấu dân số vô cùng lý tưởng. 89 triệu người phần lớn thuộc thế hệ trẻ có trình độ.
Tầng lớp trung lưu đang nổi lên nhanh chóng với khát vọng tiếp cận các thương hiệu
quốc tế. Thực tế cho thấy, dòng người xếp hàng dài trong ngày khai trương cửa hàng
Starbucks tại TP HCM thể hiện nhu cầu tiềm tàng của thị trường này.
“Tuy nhiên, Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác về nền văn hóa cà phê lâu
đời và có đòi hỏi cao hơn về hương vị cà phê. Chúng ta có thể tìm thấy cà phê pha phin

tại khắp mọi nẻo đường của quốc gia này. Kết quả thử nghiệm tại thị trường Việt Nam
cho thấy xu thế tiếp theo của các thế hệ khách hàng là hướng đến văn hóa cà phê hiện đại,
hợp thời và hòa nhập quốc tế”, ông Jonny nói.
Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đã hình thành khẩu vị, sở thích cho riêng mình trong
khi nhiều nước khác ở Châu Á, thị hiếu cà phê còn chưa định hình rõ rệt.


“Chìa khóa để các thương hiệu cà phê lớn của quốc tế duy trì thành công lâu dài tại thị
trường Châu Á chính là tạo được sự cân bằng, uyển chuyển và giảm bớt sự kiểm soát
trong khi vẫn giữ được tinh hoa làm nên giá trị thành công toàn cầu của mình”, chuyên
gia đồ uống của Mintel đưa ra kết luận.
Tiêu thụ trước đó:
Trong mùa vụ 2010/2011, sức tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 1,3 triệu bao
tương đương với 80.000 tấn hạt cà phê xanh. Dự báo mùa vụ 2011/2012, con số này sẽ
vào khoảng 1,5 triệu bao tương đương 90.000 tấn hạt cà phê xanh, chiếm khoảng 7%
tổng sản lượng. Mức tiêu thụ cà phê của người dân Việt Nam tăng lên khoảng 0,92kg/ 1
người/1 năm. Tuy nhiên, con số này vẫn được coi là thấp so với các nước sản xuất cà phê
khác.
Trong vài năm gần đây, sức tiêu thụ cà phê của người dân Việt Nam tăng lên đáng kể. Rất
nhiều quán nhãn hiệu cà phê đã được hình thành bao gồm cả phong cách phương tây (như
Highland Coffee, Gloria Jean’s Coffees, Lee’s Coffee) và phong cách Việt (như Trung
Nguyên, S-café). Rất nhiều quán cà phê internet, cà phê đọc sách, các quán cà phê kiểu
mới đã được mở và trở nên phổ biến với những thanh niên từ 16 đến 22 tuổi và giới
doanh nhân. Điều này cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng ở các độ tuổi khác
nhau. Dân số tăng lên khoảng 1% tương đương với khoảng 1 triệu người cũng góp phần
vào việc tăng sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam.


Hình 1: Sức tiêu thụ cà phê trên đầu người tại một số quốc gia trong giai đoạn
2000 đến 2010


Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO);
Cà phê pha sẵn đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước vì tính thuận lợi và
tiết kiệm thời gian mà nó mang lại. Một số cách chế biến cà phê khác như mô-ca, ca-puchi-nô hay espresso đã được những cửa hàng cà phê mang phong cách phương Tây giới
thiệu cho người tiêu dùng. Cà phê đóng hộp đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam
nhờ vào tính tiện lợi và sự dễ dàng trong việc phân phối và bảo quản.
Ảnh một số sản phẩm cà phê tại siêu thị Hà Nội


 Tình hình tiêu thụ của thế giới

Tiêu thụ cà phê của 10 thị trường dẫn đầu chiếm 81% tổng lượng cà phê
được tiêu thụ trên thế giới trong mùa vụ 2014/15.Không kể Liên minh châu
Âu thì Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất.

Bảng 2: 10 thị trường tiêu thụ nhiều cà phê
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.


45

10 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

40

NHIỀU CÀ PHÊ 2014/2015

35
30
25


45

20
15

24.5

10
5
0
Liên minh châu Âu

6.7
Nhật

2.5

2.4
Nga

2.35

2.25
Algeria

2

1.3


1.15

Malaysia

Nhập khẩu cà phê của 10 thị trường dẫn đầu chiếm 90% tổng lượng cà phê được
nhập khẩu trong mùa vụ 2014/15. Ba thị trường dẫn đầu là Liên minh châu Âu, Mỹ
và Nhật chiếm 76% lượng cà phê nhập khẩu trên thế giới.


Bảng 3: 10 thị trường nhập khẩu nhiều cà phê
Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade.
45
45

10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

40

NHIỀU CÀ PHÊ 2014/2015

35 bao
Ngàn
30
25

24.5

20
15
10


6.7
2.5

5
0
Liên minh châu Âu

Nhật

2.4
Nga

2.35

2.25
Algeria

2

1.3

1.15

Malaysia

6. Một số sản phẩm cà phê hiện nay trên thị trườnng
6.1. Cà phê rang xay.
 Cà phê Premium Blend (Trung Nguyên)
Cà phê rang xay Premium Blend là một sản phẩm cà phê đặc biệt được chắt lọc từ

những vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới kết hợp công nghệ sản xuất hàng đầu


và phương thức rang xay độc đáo không thể sao chép của Trung Nguyên, mang
đến hương vị quyến rũ, đậm đà.
Thành phần gồm 4 loại hạt cà phê Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor ngon nhất.
Đặc tính:
+ Nước pha màu nâu đậm.
+ Mùi thơm đặc trưng, bền, đầm.
+ Vị đậm đà.
+ Hàm lượng Caffeine: ≥ 1 %

 Cà phê Chế Phin (Trung Nguyên)
Được chế biến từ những hạt cà phê Culi Robusta ngon nhất của vùng đất Thánh địa
cà phê Buôn Ma Thuột cùng những công nghệ hiện đại nhất thế giới và bí quyết
riêng không thể sao chép.Cà phê Chế Phin Loại 1 mang hương thơm dịu lưu luyến,
vị đậm đà mân mê vị giác chuyên dành cho những người sành cà phê và các quán
cà phê muốn sở hữu gu cà phê riêng biệt.Đặc biệt, phối trộn các loại Chế Phin theo
công thức và hướng dẫn đặc biệt từ các chuyên gia cà phê Trung Nguyên còn có
thể giúp tạo ra gu uống cà phê riêng, mang hương vị đặc trưng.
Sản phẩm thích hợp với nhiều cách pha chế khác nhau.
Đặc tính:
+ Nước pha có màu nâu cánh gián đậm.
+ Mùi thơm dịu nhẹ.
+ Vị đậm đà.


+ Hàm lượng Caffeine: khoảng 2.5%.

6.2.


Cà phê hòa tan.

Cà phê hòa tan hay cà phê uống liền (instant coffee) là một loại đồ uống bắt nguồn
từ cà phê dưới dạng bột cà phê và đã được nêm nếm sẵn theo khẩu vị và được chế
biến bằng phương pháp rang xay sấy khô. Cà phê hòa tan được sử dụng ngay bằng
cách chế với nước sôi và khuấy đều là có thể sử dụng. Loại cà phê này rất tiện sử
dụng, có thể bảo quản được lâu và dễ sử dụng.
Cà phê hòa tan xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950 và đã phát triển
nhanh chóng và trở thành một trong những loại hình cà phê phổ biến nhất.
 Cà phê G7 3in1
Cà phê G7 3in1 được chiết xuất từ những phần tinh túy nhất có trong từng hạt cà
phê, trên công nghệ hàng đầu và bí quyết không thể sao chép để cho ra đời sản
phẩm cà phê hòa tan thượng hạng, với hương vị khác biệt, đậm đà, hương thơm
độc đáo quyến rũ mà không một sản phẩm cà phê hòa tan nào khác đạt được. Sản
phẩm được 89% người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm yêu thích hơn các loại
cà phê hòa tan khác tại sự kiện thử mùi trực tiếp năm 2003.


G7 là sản phẩm cà phê hòa tan duy nhất được
chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia tại APEC,
ASEM 5.
Thành phần: Cà phê - sữa - đường.
Đặc điểm: Cà phê G7 3in1 mang đến sự tiện lợi
cho người sử dụng: bạn không mất nhiều thời
gian nhưng vẫn có được ly cà phê với hương vị đậm đà, quyến rũ.
 Cà phê G7 Passiona 4in1 - Cà phê dành cho phái đẹp
Các chuyên gia Trung Nguyên đã nghiên cứu và cho ra đời cà phê Passiona 4in1 –
Cà phê dành cho phái đẹp. Với hàm lượng caffein thấp, collagen lên tới 2% trong
thành phần, cùng với các chất chống lão hóa, đường ăn kiêng, Passiona 4in1 trở

thành cà phê đặc biệt, đầu tiên và duy nhất dành cho những người phụ nữ đam mê
hương vị cà phê. Chính vì vậy khi sử dụng Passiona, chị em phụ nữ sẽ có một tinh
thần sảng khoái, làn da khỏe đẹp mà lại không lo tăng cân vì đường sữa.
Passiona là kết quả của hơn 9 năm nghiên cứu nhằm đem đến cho người đẹp một
bí quyết riêng thúc đẩy đam mê, sự sáng tạo và thành công. Sự kết hợp tinh tế giữa
cà phê và những dưỡng chất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp tạo nên một công thức đặc
biệt, duy nhất chỉ có ở Passiona. Cùng với hàm lượng caffeine phù hợp đáp ứng gu
thưởng thức cà phê dịu nhẹ, thành phần Passiona còn có collagen, vitamin PP, thảo
mộc phương đông cũng như sử dụng đường ăn kiêng thích hợp với chế độ chăm
sóc sắc vóc của những người đẹp. Vì vậy, không chỉ hỗ trợ sự sáng tạo, theo đuổi
niềm đam mê của phái đẹp, Passiona còn giúp phái đẹp tự tin và đẹp hơn với một
bí quyết của riêng mình. Đặc biệt, ít ai biết rằng, Passiona là tên gọi xuất phát từ
“passion” trong tiếng Anh với nghĩa “đam mê”, cũng như Passiona được viết tắt P-


S-A ghép từ “Passion – Smart – Ambitious” mang nghĩa “Đam mê – Thông minh –
Khát khao”, những nét đẹp mới của người phụ nữ hiện đại.

 Nescafé 3in1
NESCAFÉ 3 in 1 là cà phê hòa tan được làm từ những hạt cà phê 100% Việt Nam
thơm ngon và chất lượng, kết hợp hài hòa với bột kem pha cà phê NESTLÉ
COFFEE MATE và đường. Hiện nay, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu
dùng, NESCAFÉ 3 in 1 có ba khẩu vị sau:
- NESCAFÉ 3 in 1 Đậm đà: Hương vị cà phê đậm đà hài hòa giữa vị cà phê và vị
sữa, thật đúng gu cho bạn thưởng thức mỗi ngày.
- NESCAFÉ 3 in 1 Đậm đà hơn: Hương vị cà phê và vị sữa hài hòa, nhưng đậm
đà vị cà phê hơn dành cho người yêu thích cà phê thực sự.
- NESCAFÉ 3 in 1 Hương Đậm Đà: Cà phê có hương đậm đà và vị ngon quyến
rũ, với khẩu vị đặc trưng của người tiêu dùng phía Bắc.



 NESCAFÉ CAFÉ VIỆT
Hiện nay, NESCAFÉ CAFÉ VIỆT có các hương vị sau:
- NESCAFÉ CAFÉ VIỆT - Cà phê Đen có đường:Hương vị cà phê đen đậm đà
và mạnh mẽ với hương thơm lôi cuốn, cho bạn thỏa mãn niềm đam mê thưởng
thức cà phê đen đá thuần túy Việt Nam với một phong cách hiện đại.
- NESCAFÉ CAFÉ VIỆT - Cà Phê Sữa Đá: Hương vị cà phê sữa đá thuần túy
Việt Nam, hài hòa giữa hương thơm, vị đắng cà phê và vị béo ngọt quyến rũ mà
không người Việt Nam nào cưỡng lại được
NESCAFÉ CAFÉ VIỆT - Dạng Nước Đậm Đặc là một sự đột phá vượt bậc về
công nghệ và sản phẩm của Nestle Việt Nam – cho ra đời một thế hệ cà phê mạnh
mẽ :


Được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những hạt cà phê chất lượng cao



Rang vàng ươm ở nhiệt độ lý tưởng



Chắt lọc tinh chất cà phê thuần khiết



Đóng gói trong một kiểu dáng bao bì độc đáo, cho một lần sử dụng, đảm
bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất



6.3.

Cà phê lon.

 Nescafé lon
Trong những năm gần đây, ngoài những sản
phẩm cafe rang xay và cafe hòa tan thông
thường, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt
đầu làm quen với sản phẩm cafe đóng lon
có thể uống ngay mà không cần pha chế.
Loại sản phẩm này thu hút được nhiều
người vì tính tiện dụng và phù hợp với cuộc
sống hiện đại luôn bận rộn. Tuy nhiên, cho
đến nay các sản phẩm cafe uống liền đóng
lon tại thị trường Việt Nam hầu hết là những
sản phẩm nhập khẩu và vì vậy, NESCAFÉ
tự hào là người đi tiên phong để mang đến
cho cafe Việt một hình thức mới tiện dụng
và mang đậm phong cách dùng cafe của các
nước phát triển.
 Cà phê lon Birdy
- Birdy là sản phẩm cà phê uống liền mang phong cách hiện đại. Được sản xuất từ
100% hạt cà phê Robusta Việt thượng hạng. Birdy® mang đến cho chúng ta một
hương vị cà phê mới – đậm đà hơn, sảng khoái hơn, đặc trưng cho phong cách cà
phê Việt Nam.


×