Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Hoạt động bảo vệ môi trường của giáo hội phật giáo việt nam tỉnh bình phước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 111 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH
BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

TP. Hồ Chí Minh, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH
BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
Ngành : Tôn giáo học
Mã số :

8.22.90.09

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh, 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Quế Hương. Các tài liệu được sử dụng
trong luận văn này là trung thực, đảm bảo có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, có độ
chính xác, được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Lượng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn Luận văn Thạc Sĩ chuyên ngành Tôn giáo học tại Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, không chỉ là thành quả quá
trình học tập, nghiên cứu và sự nỗ lực của bản thân, mà tôi còn nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ trường học, Thầy, Cô giáo, Thầy Tổ, chư Huynh Đệ, Phật tử và gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội đã tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Cảm ơn Thầy cô
giáo, những giảng viên Học viện đã tận tâm giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tôi
học ở Học viện.
Con xin thành kính tri ân đến TT.TS. Thích Đồng Bổn và TS. Nguyễn Quốc Tuấn
đã tạo mọi điều kiện và luôn giúp đỡ, để học viên có thể học tập tại Học viện và
nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quế Hương, cô
đã tận tâm chỉ bảo, dẫn dắt, khích lệ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi và là

người giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Tổ, Chư huynh đệ, bạn bè, quý Phật tử và
gia đình đã động viên, khích lệ, trợ duyên cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi thật sự biết ơn đến những chùa, những cơ quan và những gia đình đã giúp đỡ
cho tôi, để tôi hoàn thành những bài phỏng vấn trong luận văn.
Dù đã cố gắng rất nhiều, xong không thể tránh khỏi thiếu xót và hạn chế nhất
định. Rất mong nhận được những ý kiến xây dựng, đóng góp của quý thầy giáo, cô
giáo, các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng tri ân !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Thu Lượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............13
1.1. Vài nét về địa – tôn giáo của tỉnh Bình Phước hiện nay.......................13
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn.............................................23
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA GHPGVN TẠI BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY.................26
2.1. Quan điểm về bảo vệ môi trường tự nhiên............................................26
2.2. Một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay............................................................ 34
2.3. Một số vấn đề đặt ra..............................................................................54
Chương 3 VAI TRÒ CỦA GHPGVN TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ........................60
3.1. Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự

nhiên hiện nay.............................................................................................. 60
3.2. Một số khuyến nghị...............................................................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................74
PHỤ LỤC.......................................................................................................84


CHỮ VIẾT TẮT

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Bình

GHPGVN Tỉnh Bình

Phước

Phước

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

MTTQVN

Môi trường tự nhiên

MTTN

Bảo vệ môi trường tự nhiên


BVMTTN

Ô nhiễm môi trường

ONMT

Ô nhiễm nguồn nước

ONNN

Kinh tế xã hội

KTXH

Khu công nghiệp

KCN

Ô nhiễm không khí

ONKK

Tài nguyên-Môi trường

TN-MT


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Môi trường tự nhiên có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với
con người. Con người không thể tồn tại khi tách khỏi môi trường tự nhiên. Tất cả
những gì con người có được đều lấy từ môi trường tự nhiên và là điều kiện sinh
tồn, phát triển của xã hội loài người. Hiện nay môi trường đang là vấn đề quan
tâm của nhân loại. Các giới nghiên cứu về môi trường, các cơ quan chức năng
bảo vệ môi trường đang ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải bảo vệ
môi trường tự nhiên. Những năm gần đây, Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung
đã và đang lo lắng về môi trường tự nhiên bị tàn phá do con người, ảnh hưởng
tới cuộc sống của nhân loại. Việt Nam cũng là điểm nóng trong vấn đề này,
dường như không ngày nào, báo chí không phản ánh đây đó môi trường sống bị
ô nhiễm, môi trường tự nhiên bị tàn phá và Bình Phước cũng không nằm ngoài
hệ lụy nói trên.
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ Việt Nam. Đây cũng là
tỉnh có diện tích lớn ở miền Nam (6.872 km2). Tổng diện tích đất lâm nghiệp của
tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Bình Phước là tỉnh
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ đồng thời là cầu nối
của vùng kinh tế với Tây Nguyên và Campuchia [105]. Rừng của tỉnh Bình
Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của
vùng Đông Nam bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông.
Là một tỉnh lỵ, với diện tích đất nông nghiệp rộng, đất đỏ bazan và có diện tích
đất rừng lớn nên Bình Phước là một trong những tỉnh dễ dàng phát huy thế mạnh
về nền kinh tế nông nghiệp: Cao Su, Tiêu, Điều và cây Ăn trái như: Sầu Riêng,
Chôm Chôm, v.v...
Có thể nói, sau khi thành lập tỉnh (năm 1997) Bình Phước từng bước phát
triển nhiều măt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, v.v... trong đó có sự góp
mặt của các tôn giáo ở Bình Phước trong đó có Phật giáo vào phát triển xã hội.

1



Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước thành lập vào tháng
12/1997. Trong quá trình thành lập và phát triển, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình
Phước tham gia vào các hoạt động văn hóa – xã hội, nhất là hoạt động bảo vệ
môi trường tự nhiên, bằng cách kết hợp với chính quyền tuyên truyền công tác
bảo vệ môi trường. Có thể nhắc đến Hội nghị tập huấn tuyên truyền về vấn đề
biến đổi khí hậu và thu gom xử lý rác thải (23/6/2017) cho tín đồ Phật giáo tỉnh
Bình Phước tại chùa Thanh Long (huyện Đồng Phú), v.v…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, xuất hiện ngày càng nhiều các
hiện tượng phá hoại môi trường, ngập lụt, cạn kiệt nguồn tài nguyên do phá rừng
bừa bãi và còn tồn tại nhiều do các tộc người thiểu số di cư đến. Ý thức người
dân còn kém, cuộc sống khổ cực nên phá vườn cây ăn trái và phá rừng để trồng
cao su, xả rác bừa bãi, v.v... Do đó, việc bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Phước
đang gặp nhiều khó khăn, cần có sự chung tay giúp sức của các ban ngành liên
quan trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường sống xanh
- sạch - đẹp cho người dân trong tỉnh.
Đặc biệt, Bình Phước là tỉnh có diện tích rộng, rừng chiếm phần nhiều và
nhiều dân tộc sinh sống, có nhiều khu sinh thái, nhiều con sông, thác nước là
điểm du lịch lý tưởng, hấp dẫn cần được khai thác, đẩy mạnh tiềm năng vốn có
của tỉnh nhà để Bình Phước ngày một phát triển từ văn hóa du lịch, du lịch sinh
thái, du lịch tâm linh… cho đến vườn cây ăn trái, đồng thời hạn chế thiên tai, cạn
kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở Bình Phước hiện nay. Vậy việc
bảo vệ môi trường tự nhiên của tỉnh Bình Phước hiện nay đã được triển khai ra
sao? hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Bình Phước diễn ra như thế nào?. Vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Bình Phước trong hoạt động đó thể hiện như thế nào? Sự ảnh hưởng của hoạt
động này đến cộng đồng trong bảo vệ môi trường đến đâu?. Đó là những câu hỏi
cần được trả lời trong luận văn này.

2



Với những lí do trên, em chọn đề tài Hoạt động bảo vệ môi trường tự
nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay làm đề tài
luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hoạt động bảo vệ môi trường nói chung của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam nói riêng cũng đã có nhiều công trình đề cập đến, tuy nhiên bảo
vệ môi trường tự nhiên tại một tỉnh, thành thì chưa có công trình nào do
GHPGVN của tỉnh đề cập đến vấn đề này, đây cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ nên tài
liệu cũng chưa có nhiều, do đó, trong luận văn này, chúng tôi tạm thời phân loại
những tài liệu đã thu thập trong nước cho đến thời điểm hiện tạ thành các phần
sau:
2.1. Nghiên cứu về bảo vệ môi trường của giới ngoài GHPGVN
Trước hết cần nhắc đến tác giả Hoàng Ngọc Kỷ với cuốn An ninh môi
trường hiểm họa và biện pháp phòng chống, Nxb. Công An Nhân Dân. Tp.HCM,
xuất bản vào năm (2014). Trong cuốn sách này ông đã nói trọng tâm đến sự phá
hủy môi trường không ai khác mà chính là con người. “Do quá trình mưu sinh và
do chưa hiểu biết đầy đủ nguồn gốc phát sinh, con người đã tự gây ra hảm họa
hay tự mình dấn thân vào chỗ nguy hiểm mà không biết” (tr 15) và cách để
phòng chống những hiểm họa đó. Cuốn sách đã được dịch sanh tiếng Anh. Cuốn
sách có giá trị bởi những lập luận nhạy bén, logic và tầm hiểu biết về thiên văn
khi ông nói đến sự biến hóa của Thiên thạch trên trái đất. Có thể nói, cuốn sách
cho ta biết thêm những hiểm họa mà con người gặp phải và cách để phòng
chống. Cuốn sách như là lời kêu gọi con người rằng hiểm họa đang đến gần,
chúng ta hãy ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.
Trong cuốn Sinh thái môi trường ứng dụng của Lê Huy Bá và Lâm Minh
Triết, Nxb. Đại Học Quốc Gia, vào năm 2015 có đề cập đến môi trường hiện nay
do con người tác động vào hệ sinh thái như: nguồn nước bị ô nhiễm dầu khí do
kinh doanh, người dân trồng cây bỏ nhiều phân hóa học, do đó môi trường đang


3


đứng trước thách thức và hiểm họa. Đồng thời hai tác giả cũng đưa ra một vài
ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề môi trường sinh thái.
Phạm Quỳnh Hoa và Dương Minh Hào (dịch), (2016) với tác phẩm Sống
hòa hợp với môi trường, do Nxb Giáo dục đã nhắc nhở lứa tuổi học sinh nhận
thức môi trường quan trọng đối với chúng ta như thế nào, cho nên chúng ta cần
phải mỗi người một hành động cụ thể để bảo vệ môi trường.
Ngoài ra còn có các báo cáo, các bài viết nghiên cứu đăng trên tạp chí Môi
trường cũng đề cập đến vấn đề BVMTTN. Cụ thể trong Báo cáo hiện trạng môi
trường của tỉnh Bình Phước do sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước
(giai đoạn 2011-2015) ban hành vào tháng 5/2015. Báo cáo này không những nói
đến vấn đề môi trường hiện nay và biện pháp khắc phục mà còn nói đến tình
hình môi trường trước đó và những vấn đề môi trường đã giải quyết được cũng
như những vấn đề bất cập hạn chế.
Đặt biệt trong Tạp chí Môi trường cho chúng ta thấy hiện thực sống động
hơn về MT, BVMT, nhất là việc con người chưa ý thức cao trong vấn đề bảo vệ
môi trường, dẫn đến những điều đáng tiếc xảy ra như hiện nay. Tạp chí cập nhật
những thông tin hàng ngày xung quanh vấn đề môi trường và việc BVMTTN.
Điển hình một số bài như: Hoa Vũ (2018), Tiềm năng phát triển du lịch tâm linhsinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Tạp chí Môi Trường, số 2,
trang 49. Nói đến nhiều Di tích, khu du lịch đã bị tàn phế theo thời gian và chiến
tranh. Và có những lời kêu gọi người dân giữ gìn và bảo tồn những khu vực đó.
Hay tác giả Mai Hương (2018) có bài Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra,
kiểm tra về Tài nguyên và Môi Trường, tạp chí môi trường, số 1,trang 6. Bộ TNMT kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hãy đồng hành với Bộ/ ngành địa
phương trong BVMT thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên nước. Hồng Nhung (2018),
có bài “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Mậu Tuất 2018, Tạp chí
Môi Trường, số 2, trang 4, nói đến sự kiện ngày 21/2/2018 Chủ tịch nước kêu
gọi nhân dân cả nước hăng hái tham gia trồng cây, gây rừng nâng cao


4


ý thức bảo vệ rừng, và có nhiều biện pháp cụ thể, để bảo vệ rừng, cũng như, đưa
ra những khuyến nghị để các xí nghiệp, nhà đầu tư hạn chế tối đa ONMT, v.v…
Có thể nói các tác phẩm nói trên đề cập đến vấn đề môi trường, bảo vệ
môi trường trên phạm vi toàn cầu, tầm vĩ mô, chưa có đề cập đến một trường
hợp cụ thể của tỉnh nào về bảo vệ môi trường tự nhiên.
2.2. Nghiên cứu về bảo vệ môi trường của giới trong GHPGVN
Trong hoạt động của Giáo hội hay đời sống tăng già thì việc bảo vệ môi
trường, tôn trọng sự sống của muôn loài là nền tảng, là giá trị được lưu truyền
trong các bộ kinh, luật. Trong Đại tạng kinh Việt Nam. Năm bộ Nikaya. Đức
Phật nhắc đến vấn đề môi trường nhưng nằm rải rác ở các phần, kinh. Chính yếu
ngay bản thân của Đức Phật hàng ngày Ngài tu tập, hành thiền hay thuyết pháp ở
trong rừng núi, một phần vì nó thanh tịnh nhưng một phần cho các loài hữu tình
nghe vì cỏ cây muôn thú đều có Phật tính và quan trọng là sống gần gũi với thiên
nhiên, hoàn mình với thiên nhiên.
Trong những bộ kinh như: Pháp Hoa, Pháp cú, Hoa nghiêm, Địa Tạng,
Nhân Quả, Ngài đều dùng Pháp Ẩn dụ mà nói đến việc bảo vệ môi trường như:
kinh Pháp Hoa “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” ý nói tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh. Như trong kinh Pháp Cú Ngài lấy thiên nhiên làm
điểm tựa để tu tập.
“ Như đất, không sân
hận. Như trụ đá, kiên trì
Như hồ, không bùn nhơ
Vị ấy không luân hồi”.[45, tr 50]
Hay trong kinh Địa Tạng Ngài dạy nghiệp nhân quả cho chúng sanh hiểu
mà diệt trừ ngay trong hiện tại Phẩm thứ tư Ngài đã chỉ rõ điều đó.
Như vậy, đạo Phật tán dương một nếp sống hài hòa với thiên nhiên hài hòa
với loài người, tán thán lòng từ bi, khích lệ thương người thương vật, đề cao


5


hạnh thiểu dục tri túc, sống lành mạnh và giản dị, với mục đích xây dựng một
môi trường xanh và sạch. Đây là cơ sở để thiết lập nền hòa bình cho nhân loại.
Cuốn Đạo Phật và môi trường được tác giả Thích Nhuận Đạt sưu tầm và
chuyển ngữ từ những tiếng như: Anh, Hoa và Nhật sang ngôn ngữ Việt Nam do
Nxb. Tổng Hợp Tp. HCM, (2010). Trong cuốn sách này, tác giả đã sưu tầm
những bài rất hay và ý nghĩa, phù hợp đối với vấn đề môi trường hiện nay. Cuốn
sách không những nói đến môi trường của toàn cầu mà còn nói đến sự liên hệ
giữa con người đối với môi trường. Áp dụng giáo lý duyên khởi của đạo Phật đối
với sự hiện hữu của môi trường. Sự phát triển hay suy thoái của môi trường đều
liên quan đến con người và chính con người đã góp phần không nhỏ đến sự thay
đổi đó. Phật giáo nhận định thế giới là Duyên Khởi. Sự tồn tại và hủy diệt của
thế giới là do sự hình thành và tan rã của các điều kiện. Đó gọi là: “có nhân có
duyên thế giới tập thành, có nhân có duyên thế giới hủy diệt. Nghĩa là: cái này có
nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này không nên cái kia không, cái
này diệt nên cái kia diệt”. [23, tr 30]. Cuốn sách không những dành cho tín đồ
Phật giáo mà cho cả mọi người. Bởi nội dung cuốn sách đòi hỏi sự nhận thức cao
của con người đối với môi trường. Đồng thời đã chỉ ra một vài hành động cụ thể
đề bảo vệ môi trường. Hoạt động đó đòi hỏi con người tự giác, tự nhận thức để
hành động.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho ra đời cuốn sách Phật giáo vùng
Mê Công - Ý thức môi trường và toàn cầu hóa, năm 2015, cuốn sách đã cho
người đọc biết được tầm quan trọng của nguồn nước và con sông đối với người
miền Tây như thế nào?. Đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm cũng như biến đối khí hậu
hiện nay thì giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung phải làm thế nào? Trong
cuốn sách đã chỉ ra những hoạt động cụ thể như: muốn thanh lọc nguồn nước
trước tiên phải thanh lọc thân tâm. Hay giảm cường độ tiêu thụ vật chất sử dụng

tài nguyên hiệu quả và không chất thải. Từ những nhận thức thiết thực đến hành
động cụ thể. Đó là những gì mà giáo lý Phật giáo truyền tải. Cuốn sách bàn đến

6


những hoạt động bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Đây là một trong
những cuốn sách hữu ích và sát với chủ đề mà chúng tôi nghiên cứu.
Với sự chuyển ngữ của Chân Hội Nghiêm về Hướng đi của đạo Bụt cho
hòa bình và sinh môi, (2017), của Tác giả Thích Nhất Hạnh, do Nxb Lao Động,
Hà Nội in ấn đã đưa ra những giới luật, những bản kinh để làm minh chứng cho
mối quan hệ giữa con người với môi sinh. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở,
khuyên nhủ chúng ta sống có chánh niệm để trang trải tình thương đến muôn
loài, trên tinh thần đó thiết lập những giá trị đạo đức làm căn bản cho hạnh phúc
con người.
Có thể nói, các tác phẩm của giới Phật giáo viết về hoạt động bảo vệ môi
trường không nhiều. Đa phần là những bài viết ngắn trong sách báo, tạp chí hay
những bài tham luận trong các cuộc hội nghị, hội thảo, đại hội của Phật giáo về
vấn đề môi trường. Thường những bài này tác giả nói đến môi trường hiện nay, ô
nhiễm không khí, nguồn nước, phá hoại rừng hay động thực vật, đặt biệt là biến
đổi khí hậu. Đây cũng là cái khó của học viên trong quá tình thực hiện đề tài.
Gần đây nhất là Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII (nhiệm kỳ 20172022) có hai tham luận trình bày trong Đại hội về môi trường là Công tác trồng
Rừng của Liên tông Tịnh độ Non bồng của Thích Thiện Huy và Biến đổi khí hậu
và suy thoái môi trường tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay của
Dương Hoàng Lộc. Hai tác giả đã cho chúng ta nhìn nhận được hiện trạng của
môi trường tự nhiên hiện nay, sự biến đổi khí hậu chính là nạn phá rừng. Chúng
ta mỗi người một hành động để bảo vệ môi trường. Người con của Phật thì phải
biết lấy tâm từ để ứng xử với muôn loài, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta.
GHPGVN tỉnh Bình Phước là một giáo hội còn non yếu về nhiều mặt hoạt

động cũng như tổ chức giáo hội. Những tài liệu về Bình Phước nói chung và bảo
vệ MTTN của GHPGVN tỉnh Bình Phước nói riêng còn rất hạn chế. Tuy nhiên
những năm gần đây Bình Phước đang từng bước chuyển mình. Nhiều tài nguyên

7


được phát hiện được bảo vệ. Người dân nói chung, tộc người thiểu số như Sóc
Bompo nói riêng đang dần chuyển biến về ý thức trong môi trường sống. Có thể
kể đến nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phát động hằng năm. Bên cạnh đó, nhiều
bài báo không những nêu ra thực trạng của môi trường Bình Phước hiện nay mà
còn kêu gọi nhân dân giữ gìn và bảo vệ môi trường đặt biệt là rừng. Hiện nay,
Giáo hội Phật giáo Bình Phước luôn chủ trưởng áp dụng giáo lý Phật đà trong
việc bảo về môi trường. Trong những bài thuyết pháp, giảng sư đều đề cập đến
vấn đề bảo vệ môi trường, như hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang giữ gìn vệ sinh
chung, trồng cây xanh trong nhà. Tạo một môi trường sinh thái lành mạnh cho
cuộc sống ở mọi nơi.
Từ những trình bày nêu trên, có thể thấy vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên ở Bình Phước chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, liền mạch về thực
trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như vai trò của GHPGVN tỉnh
Bình Phước trong các hoạt động bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ căn bản của
luận văn cần phải giải quyết, để từ đó đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước để nêu bật vai trò của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay.
Trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần xây dựng cảnh quan
môi trường sống trong lành, phát triển kinh tế xanh-sạch-đẹp tại Bình Phước

trong hiện tại và tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, những quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Đảng và Nhà
nước cũng như của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, GHPGVN tỉnh Bình
Phước nói riêng về bảo vệ MTTN.

8


- Phân tích thực trạng các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo
hội Phật giáo tỉnh Bình Phước, chỉ ra những điểm tích cực để phát huy và những
điểm hạn chế cần rút kinh nghiệm. Nêu vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay.
- Từ những vấn đề cần giải quyết trong hiện tại luận văn đưa ra những quan
điểm, giải pháp và đóng góp ý kiến cho GHPGVN cũng như chính quyền địa
phương trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên tốt hơn, góp phần nâng
cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường và BVMT xanh-sạch-đẹp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tại Bình Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài khảo sát các hoạt động bảo vệ môi trường tự
nhiên của một số chùa thuộc tỉnh Bình Phước. Cụ thể: chùa Từ Quang, H. Lộc
Ninh (chùa ngay thị trấn, trước cổng chùa là chợ, sau lưng chùa là Xí nghiệp chế
biến mũ cao su) chùa Quan Âm, H. Lộc Ninh, (là nơi có hai đạo tràng tu tập:
Thanh Thiếu niên và các Cụ già lớn tuổi) chùa Thanh An, H. Bù Đăng, (là nơi có
đồng bào thiểu số sinh sống), chùa Thanh Tường, H. Bù Đốp (nơi tiếp giáp biên
giới Campuchia), Chùa Sóc Lớn, H. Lộc Ninh (nơi di tích lịch sử và là nơi tu tập
của PG Nguyên Thủy) và một số gia đình tín đồ Phật tử cũng như người dân nói

chung.
- Pham vi nội dung nghiên cứu: Do khuôn khổ của một Luận văn nên nội
dung nghiên cứu tập trung về các vấn đề MTTN tại Bình Phước có tác động, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân như: rừng, nguồn nước,
khai thác khoáng sản.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận

9


- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa - Lê Nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo và công tác
tôn giáo.
- Luận văn sử dụng cách tiếp cận thực thể tôn giáo (là tổng thể niềm tin
tôn giáo, thực hành tôn giáo của cá nhân và cộng đồng tôn giáo), đây là cách tiếp
cận để chúng ta nhìn tôn giáo một cách toàn diện trong tổng thể các quan hệ xã
hội. Với cách tiếp cận này có thể thấy rõ niềm tin cũng như thực hành của tín đồ
Phật giáo trong các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên như thế nào?. Tức là
xem xét từ việc nhận thức của Tăng Ni, Phật tử hay người dân về vấn đề MTTN,
ONMT được giảng giải trong các buổi thuyết pháp có lồng nghép vấn đề MT, từ
đó sẽ cho thấy kết quả của việc BVMT thông qua các hoạt động BVMTTN của
Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh. Do đó, tác giả luận văn đã đi khảo sát tại 04 cơ sở
Phật giáo (đã nêu cụ thể trong phần phạm vi nghiên cứu) về các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, tác giả tiến hành phỏng vấn 18 cuộc với
các Tăng, Ni, Phật tử (có theo các tiêu chí: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, dân
tộc,… khác nhau, ) tại một số chùa trong tỉnh Bình Phước về nhận thức cũng như
hành động trong bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Tập hợp những quan điểm bảo vệ môi

trường tự nhiên của Phật giáo, mối tương quan giữa Phật giáo với môi trường.
Những phân tích này sẽ giúp ích cho chương 1 giải quyết các vấn đề đã đề ra.
- Phương pháp tham dự, quan sát, phỏng vấn sâu để có được những
chứng cứ xác thực, khoa học và có tính thực tiễn cho đề tài luận văn. Với tư liệu
này sẽ giúp cho việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong chương 2 về lí do tại sao
các tín đồ Phật giáo lại có những hoạt động bảo vệ môi trường?. Những căn cứ
nào để họ tin và thực hành theo?.
Qua quan sát, tham dự cũng như phỏng vấn sâu các chư Tăng, Ni và Phật
tử cùng người dân về vấn đề BVMTTN ở một số chùa trong địa bàn tỉnh Bình

10


Phước cho thấy chư Tăng Ni (là người thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni trở lên) rất am
tường giáo lý Phật Đà và hiểu thế nào là BVMTTN là bảo vệ sự sống của con
người. Bởi giữa con người với tự nhiên có sự liên kết hữu cơ. Đối với giới tại gia
thì việc BVMTTN là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nhưng với sự nhận thức còn
hạn chế, có người nghe nhưng vẫn chưa hiểu (chủ yếu là dân tộc thiểu số và
thiếu nhi dưới 13tuổi). Tuổi từ 13-17 tuy có hiểu nhưng chưa sâu, vẫn còn mập
mờ, còn lại đa số những người ở độ tuổi 18 tuổi trở lên đến 60 trở lại thì nhận
thức đúng đắn về vấn đề BVMTTN. Qua khảo sát thực tế cho thấy tín đồ Phật
giáo tỉnh Bình Phước có khoảng 65% là người hiểu và nhận thức được vấn đề
BVMT cũng như BVMT là bảo vệ chính chúng ta. Cho nên việc từ nhận thức để
đưa đến hành động việc làm đối với dân Bình Phước là mối lo ngại đối với các
cấp lãnh đạo tỉnh cũng như với GHPGVN tỉnh Bình Phước hiện nay.
- Phương pháp So sánh. Với phương pháp này, luận văn sẽ sử dụng trong
chương 2 để trả lời cho câu hỏi: Những tín đồ Phật giáo Bình Phước hoạt động bảo
về môi trường có gì khác so với người dân thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường
như: trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cây ăn trái hay trồng hoa màu v.v.. và
việc áp dụng các hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo có mang lại hiệu quả

thiết thực hơn những người không thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường
của Phật giáo không?. Ý thức của tín đồ Phật giáo và người dân có gì khác?

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Đề tài sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, những quan điểm của Phật
Giáo, của GHPGVN trong việc bảo vệ môi trường cũng như các hoạt động bảo
vệ môi trường tự nhiên.
- Đưa ra những ứng dụng, quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của Phật
giáo vào các hoạt động tái tạo môi trường tự nhiên và tạo ra môi trường sinh thái
của tín đồ Phật giáo, góp phần làm cho tỉnh Bình Phước ngày một phát triển hơn
về đời sống kinh tế, cũng như xã hội. Qua đó, góp phần hạn chế thiên tai, bão lũ,

11


ô nhiễm môi trường... nhằm tạo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người
trong đời sống hiện nay và cả mai sau.
- Từ việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của một số
chùa trong tỉnh Bình Phước, có thể nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh và một số
tỉnh lân cận góp phần xây dựng môi trường sống ngày một sạch, đẹp hơn, có
nhiều khu vườn cây ăn trái không độc hại, vườn rau sạch được nhiều người biết
đến từ đó làm gia tăng kinh tế cho người dân địa phương.
- Nâng cao nhận thức của người dân cũng như Tăng Ni, Phật tử về môi
trường cũng như việc thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường tự nhiên
với con người trong đời sống sinh hoạt.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu khoa học hữu ích, thiết thực cho
những ai muốn khảo cứu về quan điểm của Phật giáo, GHPGVN về môi trường
và hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Việt Nam và tỉnh Bình Phước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

luận văn gồm 3 chương với 7 tiết, cụ thể:
Chương 1: Tình hình chung về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của
GHPGVN tại Bình Phước hiện nay
Chương 3: Vai trò của GHPGVN tỉnh Bình Phước trong bảo vệ môi
trường và một số khuyến nghị.

12


Chương 1
TÌNH HÌNH CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về địa – tôn giáo của tỉnh Bình Phước hiện nay
1.1.1. Về vị trí địa lý, xã hội và môi trường tự nhiên của Bình Phước hiện nay
1.1.1.1. Về vị trí địa lý và xã hội
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam
Bộ, vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam
bộ. Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và
Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và
Campuchia. Có thể thấy, “Bình Phước được xem là bản lề chiến lược, tiếp giáp
giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 270
km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. Trong đó 3
tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri, là cửa ngõ đồng thời là
cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia”[105].
Hiện nay, Bình Phước có 07 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản,
Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long,
Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và 103 xã. Theo thống kê của Bình Phước
tính đến tháng 12/2014, dân số toàn tỉnh là 937.962 người và mật độ trung bình
là 136 người/km2. [59, tr 15-16].
Bình Phước có địa hình tương đối cao, là nơi bắt nguồn của nhiều sông,

suối, có mạng lưới sông suối khá dày đặc 0,7 - 0,8 km/km2, lớn nhất là sông Bé,
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối
bằng phẳng nhưng độ cao và độ dốc biến động lớn, phân bố không đều, phong
phú về địa mạo, một số nơi địa hình bị chia cắt, gồm dạng địa hình đồng bằng và
bán đồng bằng, trung du, đồi bát úp, núi thấp, cao nguyên thấp, phần lớn diện
tích tỉnh Bình Phước là đồi đất đỏ bazan nối tiếp nhau, có địa hình tương đối
thoải lượng sóng nhẹ với đỉnh bằng, độ cao trung bình chung của tỉnh không
vượt quá 200 m [105].

13


Như vậy, có thể thấy Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, vừa
có địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ
hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía
Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch, suối
khá dày dạng cành cây nên cũng rất dễ bị lũ lụt, xạt lở nếu MTTN không được
bảo vệ.
Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ % dân số khu vực thành thị tăng dần
hàng năm, trong khi dân số khu vực nông thôn giảm, dân số đô thị tỉnh Bình
Phước tuy có gia tăng nhưng tăng lên không đáng kể so với dân số nông thôn do
đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, tốc độ đô thị hoá,
công nghiệp hoá chậm nên lượng dân di cư từ nông thôn vào đô thị là không
đáng kể. Nguyên nhân của quá trình chuyển dịch là do những năm gần đây, Bình
Phước đang trong quá trình đô thị hoá, các nhà máy, khu công nghiệp (KCN)
hình thành và đi vào hoạt động như KCN Bắc Đồng Phú, KCN Minh Hưng Hàn Quốc, KCN Tân Thành, KCN Chơn Thành I, II, ngoài ra còn do khu vực
thành thị có điều kiện sống cao, sinh hoạt và giao thông thuận tiện nên đã thu hút
được nhiều lao động khu vực nông thôn và lao động ngoài tỉnh.
Bình Phước là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bộ, có cửa khẩu thông thương với Campuchia nên Bình Phước có rất nhiều

cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu... So với các vùng khác trên
cả nước, Bình Phước được xem là một vùng đất trẻ. Nơi đây chỉ thực sự được coi
là “thức tỉnh” kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kỳ (trong đó có
vùng đất Bình Phước), thiết lập ách cai trị, xây dựng đồn điền cao su, thực hiện
công cuộc khai thác thuộc địa.
Cùng với cả nước, Bình Phước đang trong tiến trình xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới xứng tầm với khu vực và quốc tế. Cơ
cấu kinh tế của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự

14


chuyển dịch vẫn còn chậm và chưa thật vững chắc. Từ khi Bình Phước gia nhập
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ phát
triển kinh tế của tỉnh. Với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
nhất là đứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như
hiện nay, đòi hỏi cơ cấu kinh tế phải được chuyển dịch nhanh và hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
Đặc biệt, con người nơi đây rất hiếu khách và nhân hậu. Tất cả những nét
đó tạo nên một Bình Phước vừa thơ mộng vừa cổ kính lại đa dạng về bản sắc văn
hóa. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có niên đại cách đây
2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn
minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử của trung
ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với
phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống
Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm
những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam. Ngoài những di tích in đậm dấu
ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình
trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích

suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, vườn quốc gia Cát Tiên.... Khu du lịch
thác số 4, Khu du lịch suối Lam, kho xăng Lộc Quang, và có rất nhiều lễ hội văn
hóa.
Bình Phước cũng là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau,
trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Khmer, và Xtiêng, một số
ít người Hoa, Nùng, Tày,... vì vậy, Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người
Xtiêng. Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn
hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người
Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ
mừng lúa mới của người Khmer[104].

15


Trải qua gần 20 năm xây dựng kể từ ngày tái lập tỉnh, từ xuất phát điểm
rất thấp về kinh tế, Bình Phước ngày nay đang từng ngày đổi mới; cơ sở hạ tầng
ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông thông suốt, kinh tế nông nghiệp
phát triển nhanh chóng, hình thành những khu công nghiệp; văn hóa - giáo dục
phát triển vượt bậc, cộng đồng các dân tộc đoàn kết cùng phát triển... tạo nên
một diện mạo xã hội mới. Tuy nhiên, là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản
xuất còn thấp, nên mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, Bình
Phước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển
xã hội bền vững.
1.1.1.2. Về môi trường tự nhiên
Bình Phước là một tỉnh có môi trường tự nhiên khá đặt biệt, vừa là đồi
núi, vừa là đồng bằng, nên thuận lợi cả về chăn nuôi và trồng trọt. Theo thống kê
cho biết: “Phần lớn đất đai của tỉnh thuộc loại đất tốt, đất có chất lượng trung
bình trở lên chiếm 74,43% diện tích tự nhiên, trong đó đất có chất lượng cao
chiếm 60,69% diện tích tự nhiên” [105].

Tỉnh Bình Phước có vị trí là thượng nguồn của khu vực Đông Nam Bộ, có
hệ thống sông suối, kênh rạch lớn và là nơi duy trì nguồn nước, nhưng khả năng
cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước
có 04 sông lớn: sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Măng.
Rừng của tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà
dòng chảy của các con sông. Hiện nay, rừng nguyên sinh ở Huyện Bù Gia Mập
có khoảng 21.376 ha, ở Tà Thiết, huyện Lộc Ninh thì, khu bảo vệ và phát triển
rừng tự nhiên 545 ha [105]. Qua các thời kỳ, rừng Bình Phước theo tài liệu cổ và
Địa chí Bình Phước, vùng đất Đồng Nai xưa (bao gồm cả Bình Dương và Bình
Phước ngày nay) là một vùng hoang vu, phần lớn đất đai được bao phủ bởi rừng
rậm với những cây cổ thụ to lớn với nhiều loại thú dữ, khí hậu ẩm thấp.

16


Trong 10 năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh suy giảm đáng
kể. nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, diện tích rừng tự nhiên Bình
Phước vẫn thuộc loại lớn tại khu vực Đông Nam bộ [103]. Tỉnh đã tập trung phát
triển rừng một cách bền vững, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa phát triển rừng với
môi trường sinh thái, sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của nhân dân
trước mắt và lâu dài với mục tiêu bảo vệ và phát triển 03 loại rừng: rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trồng
mới và khoanh nuôi tái sinh, quản lý và khai thác có tái tạo diện tích rừng trồng,
chính là đang BVMT tự nhiên tại Bình Phước hiện nay.
Hoạt động canh tác nông nghiệp với việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất không phù hợp, tình hình chặt phá rừng, đặt biệt là các dân tộc ít người ở
Bình Phước vẫn còn giữ phương thức canh tác du canh du cư, chặt cây đốn rừng
làm rẫy. Tác hại của phương thức này là hủy hoại môi trường của nó, biến đất
rừng thành đất trống đồi trọc, hoang hóa, xói mòn làm suy thoái đất đai và môi

trường... xói mòn đất là một trong những nguyên nhân gây trượt lỡ đất, lũ bùn
đá, bồi lấp dòng chảy làm giảm khả năng thoát lũ, gây ô nhiễm nguồn nước trên
địa bàn tỉnh.
Có thể thấy rõ, vị trí địa lý tỉnh Bình Phước thuộc vùng chuyển tiếp từ Tây
Nguyên xuống đồng bằng và thuộc sườn tây Nam của dãy Trường Sơn, có điều
kiện địa hình, địa mạo và thủy văn đa dạng. Về mặt sinh thái thuộc vùng sinh
thái Nam Trường sơn và vùng sinh thái rừng khô trung tâm Đông Dương, do đó
thảm thực vật có các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió
mùa, có lượng mưa lớn và phân mùa rõ rệt, ánh sáng dồi dào, độ ẩm không khí
cao và chế độ thủy văn khá thuận lợi. Phần lớn diện tích đất thuộc nhóm đất đỏ
vàng trên nền đá bazan, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại động thực vật
sinh sôi và phát triển, hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển nhiều hệ sinh thái
đặc sắc cũng như số lượng loài thực vật, động vật hết sức phong phú và đa dạng.

17


Như vậy, có thể thấy môi trường tự nhiên ở Bình Phước rất phong phú và
đa dạng. Rừng, sông ngòi và khoáng sản… có tiềm năng phát triển kinh tế cao.
Song song đó, môi trường tự nhiên của tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, đặt biệt là
rừng. Những năm gần đây, tuy nhà nước cũng như các cấp lãnh đạo tỉnh đã có kế
hoạch bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rất nghiêm ngặt, nhưng vẫn không thể ngăn
chặn được lòng tham cũng như nhu cầu cuộc sống của con người dẫn đến gây tác
hại không nhỏ đến môi trường, nhất là đối với những người chưa có ý thức
BVMT.
1.1.2. Lược sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước
Năm 1997, Sông Bé được tách làm hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Vì thế, hệ thống của Giáo hội cũng phải tách làm hai. Những ngày đầu Ban trị sự
GHPGVN lâm thời tỉnh Bình Phước được ra đời do Cố Thượng tọa Thích Huệ
Quang làm trưởng ban lâm thời. Sau đó, Toàn thể Tăng, Ni tỉnh Bình Phước đã

cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhuận Thanh (lúc đó còn là Thượng tọa Thích
Nhuận Thanh) đang giữ chức vụ: Trưởng ban kiểm soát Phật giáo tỉnh Sông Bé,
chánh đại diện Phật giáo huyện Tân Uyên lên làm Trưởng ban trị sự GHPGVN
tỉnh Bình Phước. Tại Đại hội Phật giáo tỉnh Bình Phước lần thứ I, đã suy cử Hòa
Thượng Thích Nhuận Thanh làm Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Bình Phước,
với 16 vị tham gia trong Ban trị sự Phật giáo tỉnh lần thứ I. Kể từ đó, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước được thành lập, đại diện cho Tăng Ni, Phật
tử Tỉnh Phước để thực hiện các hoạt động Phật sự theo hướng đi lên của tỉnh
nhà, đến nay đã tròn 20 năm, trải qua 04 nhiệm kỳ.
1.1.2.1. GHPGVN tỉnh Bình Phước từ khi thành lập cho đến năm 2004
Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ I ngày 23/12/1997 (nhằm ngày 24 tháng 11
năm Đinh Sửu), nhiệm kỳ đầu là thời kỳ xây dựng, Ban trị sự GHPGVN tỉnh
Bình Phước có 16 thành viên. Từ nhiệm kỳ II đến nhiệm kỳ III là thời kỳ củng
cố và phát triển GHPGVN tỉnh Bình Phước.

18


Nhiệm kì đầu do mới tách tỉnh nên gặp nhiều khó khăn trong việc phân
chia các ban. Nhân lực thiếu, cơ sở vật chất cũng còn khó khăn. Mỗi vị kiêm từ
02 đến 03 chức vụ. Trong việc phân công nhân sự vào các khâu chuyên môn,
một số vị còn bị hạn chế về trình độ nghiệp vụ, chưa phục vụ hết tâm huyết của
mình. Do đó, việc phát huy cũng như giải quyết các hoạt động gặp nhiều khó
khăn [95, tr 13]. Trụ sở vẫn đặt tại chùa Thanh Long, lúc này chưa có ban thông
tin truyền thông, còn ban Văn hóa chỉ là góp sức tổ chức các sự kiện, các buổi lễ.
Vấn đề BVMT vẫn chưa có cơ hội vận động và tuyên truyền một cách mạnh mẽ.
Nhưng Tăng Ni lúc này đã một lòng thương tưởng chúng sanh, luôn hướng cho
con người nếp sống tích cực, không hại mình hại người, và thường xuyên tổ
chức các buổi lễ Quy Y cho những ai theo đạo Phật. Hướng dẫn Phật tử phát
nguyện ăn chay, tránh sát sanh hại vật.

Đến nhiệm kì thứ hai tức là từ năm (2001-2006) trước và sau khi Quốc
Hội ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004). Các chùa trong tỉnh dần đi
vào ổn định và phát triển. Nhiều ngôi chùa được thành lập và GHPGVN tỉnh suy
cử đầy đủ các ban như: Tăng sự, Giáo dục Tăng Ni, Hướng dẫn Phật tử, Hoằng
pháp, Nghi lễ, Văn hóa, Kinh tế Tài chánh, Từ thiện xã hội, Kiểm soát. Trong đó
có ban Hoằng Pháp, ban Hướng dẫn Phật tử và ban Văn hóa có trách nhiệm
truyền tải những giáo lí Phật Đà đến cho các tín đồ. Vấn đề môi trường đã được
các ban nhiều lần nhắc đến. Như trong các bài giảng những vị tu sĩ nhiều lần
nhắc đến vấn đề sát sanh, thương chúng sanh như thương chính bản thân mình.
Đồng thời hướng cho Phật tử lai tạo những giống cây trồng có nhiều lợi ích cho
kinh tế cũng như môi trường sống. Bản thân các Tăng Ni đã tự mình tu tập cũng
như áp dụng giáo lí qua các việc làm thiết thực. Vẫn thực hiện đúng luật Bảo vệ
môi trường mà Quốc hội nước ta ban hành. Giữ vững những giáo lí cũng như
giới luật mà mỗi tu sĩ thọ nhận. Mỗi một ngôi chùa đều có những khuôn viên
khác nhau và tất cả các chùa đều trồng cây xanh vườn rau, vệ sinh sạch sẽ, đặc

19


×