Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật ( KHKT) cấp tỉnh ảnh hưởng của mạng xã hội và trò chơi điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN SỐ 2
****************

ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP TỈNH
( NĂM HỌC 2018- 2019)

Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ,TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ ĐẾN
HỌC SINH PHỔ THÔNG

Lĩnh vực: Khoa học xã hội hành vi

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên: Nguyễn Lan Thanh
Đơn vị công tác: Trường THPT Việt
Yên số 2

TÁC GIẢ:
1.Nguyễn Thị Hồng Anh
2. Nguyễn văn Đoan
Lớp 10A10
Trường: THPT Việt Yên số 2

Bắc giang , tháng 10 năm 2018
Trang 1


MỤC LỤC

PHẦN 1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.2.Tính mới
2.3. Tính sáng tạo
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.Giả thiết khoa học
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Quá trình nghiên cứu
3.1.1. Mục đích
3.1.2. Nhiệm vụ
3.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
3.4. Những hoạt động cụ thể
3.4.1. Hệ thống khái niệm
3.4.2. Các bước nghiên cứu
3.4.3.Vai trò của mạng xã hội và trò chơi điện tử trong đời sống
3.4.4. Ảnh hưởng mặt trái của mạng xã hội và trờ chơi điện tử đối
với học sinh phổ thông
PHẦN 4 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng ảnh hưởng mạng xã hội đến hành vi của học sinh phổ
thông
4.2. Thực trạng điều tra ở học sinh trường THPT Việt Yên số 2 chơi
game, sử dụng mạng xã hội trên điện thoại Smart Phone và Máy tính
PHẦN 5 : GIẢI PHÁP THAY ĐỔI HÀNH VI
5.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật
5.2 Nhóm giải pháp tuyên truyền
5.3. Nhóm giải pháp quy phạm pháp luật
PHẦN 6 : KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
6.1. Kết luận
6.2. Định hướng phát triển đề tài tương lai


PHẦN 1: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trang 2

Trang
3
4
4
5
5

6


Game không phải điều gì mới nhưng tính chất nghiêm trọng cũng như hậu quả
mà nó để lại khiến cho toàn xã hội hoang mang và lo lắng. Nghiện trò chơi điện tử
trên điện thoại thông minh và trên máy tinh, không những tiêu tốn tiền của mà còn
ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, nhân cách đạo đức, thậm chí còn vi phạm pháp
luật dẫn đến hành vi và thói quen sấu, đã có một số trường hợp gây hậu quả nghiêm
trọng.Thực tế hiện nay, ở nhiều trường THPT trên toàn quốc, trong đó có trường
THPT Việt Yên số 2, tồn tại một số học sinh đã chỉ vì ham mê trò chơi điện tử mà để
bê trễ việc học hành thậm chí sa sút trầm trọng, dẫn đến kết quả học tập không tốt.
Rất nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu vì con ham mê game, thường xuyên sử
dụng facebook, thầy cô giáo cũng phiền lòng vì học sinh lười học, chậm tiến. Thậm
chí có những bạn vì quá say mê trò chơi điện tử, facebook mà mắc phải căn bệnh
hoang tưởng, thần kinh không bình thường.
Trường THPT Việt yên số 2 vốn có bề dày truyền thống hiếu học, Ban giám
hiệu nhà trường luôn coi trọng giáo dục kỹ năng nhận thức nhằm định hướng học
sinh có hành động đúng trước các vấn đề mặt trái của công nghệ 4.0 và của xã hội.
Đứng trước nguy cơ ảnh hưởng của trò chơi điện tử hiện nay chúng ta phải làm như

thế nào? Suy nghĩ của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các bạn học sinh sẽ ra sao?
Đó là vấn đề cần bàn và đưa ra nhiều biện pháp giải quyết.
Bản thân chúng em cũng từng vì ham mê trò chơi điện tử và facebook mà sao
nhãng việc học, đang từ một học sinh giỏi trở thành học lực trung bình, bố mẹ em đã
rất lo lắng. Nhưng nhờ vào buổi chào cờ đầu năm học tháng 9 năm 2018 chúng em và
cả khối sáng được nghe Thầy Hiệu trưởng nhà trường ( Thầy giáo : Nguyễn Văn
Bông) chia sẻ phân tích của việc lạm dụng điện thoại để chơi trò chơi điện tử, lướt
facebook không quan tâm đến Bố, mẹ, ông , Bà,… và không quan tâm đến tình bạn
chân thật trên lớp mà chỉ quan tâm đến bạn ảo trên mạng. Từ đó nhận thức của chúng
em đã thay đổi và bây giờ chúng em đang cùng các bạn trong lớp hoạt động không
nghỉ để giúp đỡ các bạn trong lớp, trong trường, cộng đồng mình sinh sống để các
bạn có hành vi và cách ứng sử phù hợp.
Vì những lý do trên nên chúng em quyết định chọn đề tài
“Ảnh hưởng của mạng xã hội và trò chơi điện tử đến học sinh phổ thông ”

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của trò chơi game và mạng xã hội
Facebook.
Trang 3


- Khảo sát, đánh giá thực trạng chơi trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội ảo
của học sinh ở trường THPT Việt Yên số 2. Từ đó đề ra một số biện pháp tích cực,
hữu hiệu để ngăn chặn tệ nạn ham mê game, và mạng xã hội giúp học sinh có suy
nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn đối với trò chơi điện tử và mạng xã hội ảo, nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của các bạn học
sinh trong nhà trường.
2.2. Tính mới
Game, mạng xã hội không phải là vấn đề gì mới, đã có rất nhiều tác giả tìm

hiểu về nó nhưng trong đề tài này em đã tập trung vào:
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của game, mạng xã hội đối với xã hội
nói chung và học sinh THPT Việt Yên số 2 nói riêng.
- Đề ra một số biện pháp tích cực, hữu hiệu để ngăn chặn tệ nạn ham mê trò
chơi điện tử và mạng xã hội trên điện thoại thông minh và máy tính, giúp học sinh có
suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn đối với trò chơi game, sử dụng hữu ích
mạng xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối
sống của các bạn học sinh trong nhà trường.
2.3. Tính sáng tạo
Chúng em đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng và những ảnh hưởng của
game, mạng xã hội đối với học sinh ở trường THPT Việt Yên số 2 bằng phiếu điều tra
học sinh 3 khối 10, 11,12. Chúng em đã thu thập thông tin từ phía các thầy cô giáo,
phụ huynh và các bạn học sinh bằng các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp rồi
quay camera để làm minh chứng cho nhật kí nghiên cứu.
Đặc biệt chúng em đã phỏng vấn trực tiếp các bạn ham mê game online hay bỏ
giờ, bỏ tiết đi chơi game online, những bạn ham mê sử dụng mạng xã hội hay vào
mạng trong giờ hoặc tranh thủ những giờ ra chơi để hiểu rõ suy nghĩ của các bạn, từ
đó đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp các bạn xa rời nạn nghiện game, sử dụng mạng
xã hội trong thời gian hợp lý và với mục đích đúng đắn. Chúng em cũng phỏng vấn
trực tiếp mẹ bạn Đặng Tiến Dũng-học sinh lớp 11A6 trường THPT Việt Yên số 2 vì
ham mê game đã bỏ nhà đi từ ngày 19/9/2018 đến nay vẫn chưa về. Em đã đưa clip
đó lên cho tất cả các bạn trong trường xem để rút ra bài học cho bản thân mình. Một
trường hợp nữa của bạn Nguyễn Thị Quỳnh Hương – học sinh lớp 11A1 vì ham mê
sử dụng mạng xã hội trên điện thoại đã bỏ bê việc học hành nhưng nhờ có sự quan
tâm của phụ huynh mẹ Trương Thị Luyến và giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Bích
em đã từ bỏ điện thoại, biết sử dụng hợp lý để học tập bình thường.
Chúng em cũng đưa ra nhiều biện pháp không chỉ đối với các bạn học sinh,
phụ huynh, nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường, thầy cô giáo mà
còn cả với chính quyền địa phương, các chủ quán "net".
Bản thân chúng em, một người cũng đã từng bị nghiện game, một người

thường dành nhiều thời gian cho sử dụng mạng xã hội. Chính vì việc nghiên cứu này
mà chúng em đã từ bỏ được game, biết sử dụng mạng xã hội theo chiều hướng tích
Trang 4


cực hơn. Chúng em mong muốn có thể giúp các bạn khác tránh xa ảnh hưởng tiêu
cực của game,mạng xã hội như chúng em. Đề tài này của chúng em sẽ làm tài liệu
tham khảo cho các bậc cha mẹ về việc quản lí chơi game online, mạng xã hội của con
cái sao cho thật đúng cách.
PHẦN 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Giả thuyết khoa học
- Nếu đề tài áp dụng thành công thì nó sẽ giúp các bạn học sinh nâng cao chất
lượng học tập được tốt hơn.
- Có ý thức trau dồi kiến thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức, nếp sống văn minh
thanh lịch của người học sinh.
- Đưa ra các biện pháp tích cực để ngăn chặn và giảm nạn ham mê game, thường
xuyên sử dụng mạng xã hội ở học sinh hiện nay.
- Góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
- Đề tài sẽ làm hiện lên một bức tranh thật sinh động về sự ảnh hưởng của game,
mạng xã hội đối với hành vi của học sinh THPT Việt Yên số 2.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
*Nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu mặt tác dụng và tác hại của trò chơi game online, mạng xã hội.
*Nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát
- Điều tra bằng phiếu trắc nghiệm
- Phỏng vấn trực tiếp
- Thống kê số liệu
- Đề xuất biện pháp khắc phục
3.3. Quá trình nghiên cứu

3.3.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng về sự ảnh hưởng của game và mạng xã hội.
- Đề ra một số biện pháp tích cực, hữu hiệu để ngăn chặn tệ nạn ham mê game,
thường xuyên sử dụng mạng xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập,
rèn luyện đạo đức, lối sống của các bạn học sinh trong nhà trường.
- Giúp học sinh có suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn đối với trò chơi game
và mạng xã hội.
3.3.2 Nhiệm vụ
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của trò chơi game online, mạng xã hội.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng chơi game và sử dụng mạng xã hội của học sinh ở
trường và thu thập thông tin từ phía các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các bạn
học sinh.
Trang 5


- Đề xuất một số biện pháp hạn chế nạn chơi game, và sử dụng mạng xã hội đúng
cách.
3.3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
*Khách thể nghiên cứu
Hiện tượng chơi game và sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT Việt Yên số 2.
*Đối tượng nghiên cứu
- Nạn ham mê mạng xã hội ảo và trò chơi điện tử của học sinh THPT Việt Yên số2
- Một số biện pháp ngăn chặn nạn ham mê mạng xã hội ảo và trò chơi điện tử.
3.3.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu thực trạng chơi game của học sinh ở trường THPT Việt Yên
số 2.
- Quan sát, điều tra ở phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, các bạn học sinh 3 khối 10,
11, 12.
3.4. Những hoạt động cụ thể
3.4.1. Hệ thống khái niệm

a. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội học sinh thường hay sử dụng là facebook, phần mềm này muốn
sử dụng được cần phải được cài đặt vào máy tính hoặc điện thoại và phải được kết
nối Internet.
b. Khái niệm về trò chơi điện tử
Game online là một loại trò chơi trực tuyến được chơi chủ yếu thông qua mạng của
máy tính. Mạng máy tính này thông thường là Internet hoặc Wifi hoặc các công nghệ
có cùng chức năng như trên.
Game offline là một loại trò chơi ngoại tuyến, điện thoại hoặc máy tính chỉ cần có
phần mềm trò chơi mà không cần phải kết nối Internet.
c. Khái niệm học sinh THPT
Học sinh THPT là học sinh đang trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi đang học tập
tại các phổ thông giáo dục.
d. Khái niệm sự ảnh hưởng của game, mạng xã hội đối với học sinh THPT
Sự ảnh hưởng của game online đối với học sinh THPT là tác động của game, mạng
xã hội trong cuộc sống (học tập, rèn luyện, phát triển, sức khoẻ…) sau này của học
sinh. Những tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
3.4.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của game
online đối với học sinh THPT Việt Yên số 2
Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các
khối 10, 11,12 các bạn học sinh ham mê game trong trường, phụ huynh học sinh và
các thầy cô giáo.
Bước 4: Đưa ra các giải pháp:
Trang 6


Khảo sát toàn trường cho thấy, đa số học sinh có biểu hiện tiêu cực liên quan đến
game online là chủ yếu. Như một hồi chuông báo cảnh giác tới cha mẹ, nhà trường và

toàn xã hội, mọi người hãy giúp học sinh, con em của mình phòng tránh, không để
game online tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới nhân cách.
3.4.3. Vai trò mạng xã hội và trò chơi điện tử trong đời sống của con người
Game là một dạng trò chơi để giải trí, xả stress trong học tập, mở mang kiến
thức và nó còn giúp họ giao lưu, kết bạn và làm quen với những con người ở nơi khác
tạo nên sự gắn bó thân thiết giữa con người với con người.
*Về phía xã hội:
Mấy năm trở về trước, một trong những lĩnh vực giải trí sử dụng thành tựu của
công nghệ thông tin được giới trẻ trên cả thế giới ưa chuộng là trò chơi trực tuyến hay
ngoại tuyến còn được gọi bằng một cái tên khá gần gũi, thân thuộc đó là GAME, và
một vấn đề cũng được cả thế giới quan tâm được gọi là MẠNG XÃ HỘI.
Nhờ sự phổ cập rộng rãi của Internet cùng với mức sống của người dân đô thị ngày
càng được nâng cao, các nhà sản xuất liên tục cho ra đời những sản phẩm game mới
tạo nên những sự say mê game trong giới trẻ. Về lý thuyết thì game chỉ là một dạng
trò chơi để xả stress nên cái lợi của nó chỉ đơn thuần giúp người chơi có thêm cách
thức tiêu khiển trong cuộc sống. Tuy nhiên, thế giới ảo trong game lại rất cuốn hút vì
nó tạo ra một cuộc sống như trong mơ đầy hạnh phúc và vinh quang. Loại hình giải
trí này có thể giúp họ giao lưu, kết bạn và làm quen với những con người ở nơi khác
tạo nên sự gắn bó thân thiết giữa con người với con người.

Trang 7


Hình 1: Thế giới ảo "đẹp như mơ" trong game
Về mặt kinh tế, doanh thu từ việc lợi nhuận của các sản phẩm game đến với người
chơi sẽ đem lại nhiều vật chất đáng kể cho ngành công nghệ thông tin. Sự phát triển
của game chính là động lực cho các công ty phần mềm máy tính và từ đó tích luỹ
kinh nghiệm về xây dựng và triển khai game mới mang nhãn hiệu riêng của Việt
Nam. Trong tương lai, sản xuất game mới sẽ là một mục tiêu phát triển kinh tế của
ngành công nghệ thông tin.

Facebook có thể truy cập được từ hầu như mọi thiết bị có khả năng kết nối
Internet, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng cho đến điện thoại
thông minh. Sau khi đăng ký tài khoản trên Facebook, người dùng có thể tạo ra một
hồ sơ tùy chỉnh cho biết tên của họ, nghề nghiệp, trường học... Người dùng có thể
Thêm bạn bè (hay Add Friends), trao đổi tin nhắn, đăng status, chia sẻ ảnh, video và
liên kết, cũng như nhận thông báo về hoạt động của những người dùng khác. Ngoài
ra, người dùng cũng có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng giữa những người cùng
có một sở thích chung nào đó (được gọi là Fanpage) giúp họ có thể tương tác với

Trang 8


những người dùng khác dễ hơn. Vào ngày 5 tháng 10 năm 2012 Facebook đạt 1 tỷ

người dùng.
Chính vì Facebook có nhiều khả năng như kết bạn, nói chuyện qua tin nhắn,
hình ảnh…những tính năng này làm cho các bạn học sinh đang ở độ tuổi trưởng
thành đặc biệt là các bạn nữ yêu thích và dẫn đến ham mê.
* Về phía học sinh:
Khi các bạn học sinh tham gia vào một game nào đó, họ đều có cảm giác mình
thực sự được hoá thân vào những nhân vật nổi tiếng xa xưa. Các nhiệm vụ trong thế
giới ảo cũng có sự đồng cảm sâu sắc với những sự kiện xảy ra trong thế giới thật của
game thủ để cho họ có dịp trải qua những thử thách mới lạ và hấp dẫn. Với ý nghĩ đó,
game không chỉ dừng lại với tư cách là một trò chơi giải trí bình thường mà nó còn là
một xã hội được thu nhỏ giúp người chơi khẳng định chính mình và phát triển vốn
hiểu biết ít ỏi của họ. Ngoài ra, game còn giúp họ xả "stress" mỗi khi bị áp lực và mệt
mỏi trong học tập. Trong game online, đối diện với ta là một bộ óc chứ không phải là
một cái máy tính vô tri vô giác; mặt khác khi chơi ta còn có thể kết bạn qua "chat",
tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh.
Khi các bạn tham gia vào mạng xã hội đặc biệt là facebook, họ được kết bạn với

những người bạn mới, được chia sẻ những cảm xúc đôi khi khó nói ra ở đời thường,
họ có thể học tập như nấu ăn, học tiếng anh, học làm các vật dụng từ những thứ đời
thường có rất nhiều thứ để học …Với khả năng đó facebook khiến các bạn đặc biệt là
nữ đam mê, dành phần lớn thời gian cho nó.
3.4.4. Ảnh hưởng mặt trái của mạng xã hội và trờ chơi điện tử đối với học sinh
phổ thông
a. Ảnh hưởng của Game đến học sinh THPT:
+ Chơi game tốn rất nhiều thời gian.
+ Chơi game làm mất đi nền văn minh thanh lịch lâu đời của Việt Nam.
Trang 9


+ Chơi game tốn nhiều tiền bạc.
+ Chơi game làm cho đầu óc của họ trở nên mê muội, lờ đờ.
+ Chơi game nhiều ảnh hưởng đến việc học, làm họ học tệ đi và con người trở
nên mệt mỏi.
+ Chơi game làm hẹp dần mối quan hệ của họ.
+ Chơi game làm bạn dễ dẫn đến tâm trạng cáu gắt, lầm lì và ít nói.
+ Việc tập trung quá nhiều vào game online sẽ khiến cho họ phải nhìn vào màn
hình nhiều hơn, bức xạ từ máy tính khi nhìn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thị lực, nguy
cơ bị các bệnh về mắt rất cao.
+ Quá trình chơi game kéo dài sẽ làm cho con người không thể tiếp nhận các
thông tin khác khiến họ có thể bị mắc bệnh trí nhớ suy giảm.
+ Chơi game online sẽ làm mất đi danh dự của bản thân, ảnh hưởng tới gia
đình dẫn đến nhiều vụ án thương tâm đã xảy ra.
+ Những thực phẩm độc hại mang nhãn hiệu game được bày bán làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển sau này của họ.
+ Học sinh chơi game quên ăn quên ngủ và bỏ cả học hành.
b. Ảnh hưởng của Facebook đến học sinh THPT:
+Làm tốn rất nhiều thời gian.

+ Quên mất mục tiêu cá nhân
+ Sử dụng Facebook nhiều ảnh hưởng đến việc học, làm họ học tệ đi và con
người trở nên mệt mỏi.
+ Làm bạn có nguy cơ bị trầm cảm
+Làm thể lực bị giảm sút.
+Làm mất ngủ.
+ Làm giảm sự tập trung.
+Bị ảnh hưởng của những điều xấu trên mạng.
Bên cạnh những tác dụng trên, ta còn có thể khẳng định game, mạng xã hội
facebook là một trò chơi có tính chất gây nghiện gần giống với ma tuý, nghiện hút.
Chưa bao giờ, tính hai mặt của sự việc này lại được bộc lộ rõ như thế. Các nhà sản
xuất đang cố gắng làm tốt công việc của mình thì đồng thời họ lại càng tạo ra nhiều
sự say mê, lôi cuốn, khó cưỡng nổi cho những người chơi, người sử dụng đặc biệt là
học sinh THPT.
Hành vi cuộc sống bị ảnh hưởng bởi game, facebook
Trong quá trình giao tiếp, học sinh THPT chơi game thường xuyên sử dụng ngôn
ngữ trong game vào đời thực chiếm 65%. Còn một số lại chỉ ở mức bình thường
chiếm 35%. Điều chênh lệch này đã khiến việc giao tiếp giữa học sinh và học sinh,
giữa bạn bè và bạn bè bị đảo lộn bởi những từ hết sức thô tục xuất phát từ game mà
ra. Điều này chứng tỏ rằng, game có một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với đời sống
học sinh.
Trang 10


Bảng 1.Một số từ của game ảnh hưởng đến hành vi ngôn ngữ:
Ngôn ngữ trong game

Ý nghĩa ngoài đời thực

Team

Level
Sọc
Solo
Unti
Pro
Buff máu
Cân hết

Đội
Cấp độ
Giết
Một mình
Đánh loạn xạ
Đẳng cấp
Tăng cường sức mạnh
Chấp hết

Trong quá trình giao tiếp và quan sát, học sinh THPT sử dụng Facebook thường
xuyên sử dụng vào đời thực chiếm 75%. Còn lại ở mức bình thường chiếm 25%.
Điều này chứng tỏ Facebook ảnh hưởng đến học sinh trong cuộc sống cũng như học
tập.
Bảng 2.Một số từ của Facebook ảnh hưởng đến hành vi ngôn ngữ:
Ngôn ngữ trong Facebook
Like
Thả tim
Inbox
Livetream
Comment
Add
Status


Ý nghĩa ngoài đời thực
Thích
Yêu thích
Nhắn tin riêng
Quay video trưc tiếp
Bình luận
Kết bạn
Đăng tâm trạng lên Facebook

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng ảnh hưởng của Game, mạng xã hội đến hành vi của học sinh phổ
thông:
4.1.1. Về Game:
-Thứ nhất, chơi game tốn rất nhiều thời gian. Đây là điều không ai có thể bàn cãi.
Nếu với thời gian đó, họ có thể làm được rất nhiều việc ví dụ như học tập, vui chơi
cùng với bạn bè và đơn giản hơn là chơi thể thao thì giờ đây, họ lại không thể làm
được chỉ vì họ đã tiêu tốn quá nhiều vào thời gian vào game.
- Thứ hai, chơi game làm mất đi nền văn minh thanh lịch lâu đời của Việt Nam nói
chung và người Bắc Giang nói riêng. Đơn giản là những người nghiện game thường
Trang 11


xuyên sử dụng những ngôn ngữ thô tục trong game để giao tiếp ngoài đời dẫn đến
việc nói tục chửi bậy trong nhà trường.
- Thứ ba, chơi game tốn nhiều tiền bạc. Đây có lẽ cũng là một điều mà ai ai cũng
thấy. Chơi ở nhà thì tốn tiền điện, tiền sửa chữa máy móc nhưng thực ra không đáng
kể. Nếu họ chơi ở tiệm net với số tiền trung bình là 4000đ/1giờ thì họ mới thấy tiền
bạc mất đi nhanh như thế nào. Thông thường, một game thủ muốn đạt đến trình độ
đẳng cấp tạm gọi là thuộc loại vip ở trong game mà họ chơi thì ít ra một ngày họ

cũng phải cày ít nhất 5-6 tiếng/1 ngày; vào những ngàycuối tuần còn nhiều hơn thế.
Tính ra mỗi tháng, họ sẽ phải chi phí rất nhiều tiền bạc, vật chất cho game.

Hình 3: Hình ảnh các bạn học sinh chơi game
- Thứ tư, chơi game làm cho đầu óc của họ trở nên mê muội, lờ đờ. Để giải thích
cho điều này, hãy nhìn lại luận điểm một và luận điểm ba ở phía trên, mọi người sẽ dễ
dàng suy ra được ngay thôi. Một ngày,họ dùng hết 1/3 thời gian cắm cúi trong game,
đầu óc chỉ nghĩ đến game thì thử hỏi thời gian đâu mà họ có thể thư giãn, đọc báo,
chơi thể thao hay ít ra là giải trí với bạn bè? 2/3 thời gian còn lại họ đã phải dành cho
việc ngủ, ăn uống và những sinh hoạt ngày thường thì thử hỏi liệu đầu óc của họ đến
đâu mà lại còn thức khuya? Đối với một game thủ, việc thức khuya là một khả năng
hết sức bình thường, có thể ở thời gian đầu họ cảm thấy rất mệt mỏi nhưng rồi đến
một thời điểm nào đó họ sẽ quen dần. Nhưng họ đều là những học sinh được học môn
sinh thì chắc cũng phải biết khi người ta không ngủ đủ giấc hoặc thức khuya nhiều thì
đầu óc càng trở nên mệt mỏi và suy nhược.
- Thứ năm, chơi game nhiều ảnh hưởng đến việc học, làm họ học tệ đi và con người
trở nên lờ đờ. Điều này cũng được dễ dàng suy ra từ sự hao mòn sức khỏe, tốn thời
gian cũng như đầu óc bị mê muội. Hầu hết các game thủ đều ít đến lớp, có đến cũng
nằm ngủ ở trên lớp hoặc theo dõi bài cho lấy lệ còn có trường hợp gian lận trong thi
cử để lấy thành tích ảo giống như chơi game vậy nên họ chắc chắn không thể nào học
tốt được. Quả thực, khi đã mê muội, người ta càng khó thoát ra hơn. Kết quả học tập
ngày càng giảm sút nghiêm trọng khiến cho ba mẹ thất vọng, đánh mất đi tình yêu
Trang 12


thương và sự tin tưởng của ba mẹ và bạn bè. Điển hình như bạn Trung từng là một
học sinh gương mẫu, năng nổ trong học tập, luôn đạt kết quả cao và được thầy yêu,
bạn mến nhưng từ khi Trung tham gia chơi game thì đã trở thành một người hoàn
toàn khác dẫn đến kết quả học tập từ một học sinh giỏi xuống học sinh trung bình.
- Thứ sáu, chơi game làm hẹp dần mối quan hệ của họ. Đây là một điểm mà ít người

nhận ra. Bạn có thấy là trong thời gian bạn đắm chìm trong game bạn không có
nhiều thời gian giao lưu với bên ngoài. Bạn chỉ giao tiếp ở mức độ trung bình thậm
chí còn có khuynh hướng tồi tệ hơn các mối quan hệ đi. Mọi sự tập trung của bạn là
game hoặc là các mối quan hệ trong game. Trong game, nếu bạn quen nhiều bạn thì
ngoài đời, bạn bè thật sự của bạn càng ít đi và các mối quan hệ khác cũng giảm dần.
Game online là thế giới ảo nên có thể qua đó bạn sẽ có thêm một số bạn thân thiết
nhưng con số đó thực không nhiều và nó không bù đắp lại những người bạn và mối
quan hệ tốt mà bạn đã đánh mất.
- Thứ bảy, chơi game làm bạn dễ dẫn đến tâm trạng cáu gắt, lầm lì và ít nói (nhất là
đối với cha mẹ). Bởi những lúc không được chơi, họ sẽ ở trong cảm giác thiếu thốn
bồn chồn và chỉ cần một ngòi châm nhỏ thôi thì cãi vã là điều không thể tránh khỏi.
- Thứ tám, việc tập trung quá nhiều vào game sẽ khiến cho họ phải nhìn vào màn
hình nhiều hơn, bức xạ từ máy tính khi nhìn quá lâu sẽ ảnh hưởng đến thị lực, nguy
cơ bị các bệnh về mắt rất cao. Họ ngồi lâu sẽ làm giảm việc lưu thông máu xuống
phần dưới của cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tê liệt cơ bắp cũng như phá hủy
các phần cơ bắp ở chân và kể cả có thoát khỏi các chứng bệnh này, người chơi vẫn sẽ
phải đối mặt với bệnh béo phì. Việc ít hoạt động thể dục thể thao cũng như ăn quá
nhiều đồ ăn nhanh sẽ làm cho cơ thể béo lên nhanh chóng và càng làm cho người
chơi yếu ớt hơn.
- Thứ chín, quá trình chơi game kéo dài sẽ làm cho con người không thể tiếp nhận
các thông tin khác. Từ đó, não bộ không thể lưu giữ thông tin một cách hiệu quả
được. Hậu quả là tình trạng hay quên hoặc thậm chí là mất một phần trí nhớ. Những
người chơi game quá nhiều luôn ở trong tình trạng lơ mơ và không nhớ những gì
mình đã làm, đó chính là biểu hiện của tình trạng trí nhớ suy giảm.
- Thứ mười, chơi game online sẽ làm mất đi danh dự của bản thân, ảnh hưởng tới
gia đình. Đây là điều mà không một ai có thể phủ nhận. Một khi học sinh không có
tiền chơi game, họ thường sinh ra tính ăn trộm, ăn cắp tiền của bố mẹ và bạn bè thậm
chí là cả hàng xóm. Nhưng đó cũng không thể làm game bị coi như một tệ nạn được.
Phải chăng còn có một nguyên nhân khác? Học sinh vì chơi game online mà nhẫn
tâm giết cả người thân của mình chỉ vì cha mẹ ngăn cấm chơi game, do họ bị ảo

tưởng hoặc họ bị người thân phát hiện những việc làm sai trái… khiến toàn xã hội
hoang mang và lo lắng. Những vụ án tưởng chừng như không thể xảy ra lại đều do
lứa tuổi "teen " đang ở độ tuổi cắp sách đến trường gây ra. Nhưng đáng kinh ngạc
hơn, những hình ảnh bạo lực, chém giết người thân cũng đều từ game mà ra.
Trang 13


- Thứ mười một, học sinh không chỉ mê game mà còn mê những thứ liên quan đến
game. Lợi dụng điều đó, nhiều doanh nghiệp đã cho ra nhiều đồ chơi trẻ em, những
thực phẩm độc hại không đảm bảo chất lượng mang nhãn hiệu game để thu hút học
sinh dẫn đến nhiều bệnh tật liên tục xảy ra ở lứa tuổi học sinh, ảnh hưởng đến sức
khoẻ, sự phát triển sau này của họ.
- Thứ mười hai, học sinh chơi game quên ăn quên ngủ và bỏ cả học hành. Điển hình
như có một học sinh rơi vào tình trạng hôn mê sâu, ngất xỉu kéo dài do ba ngày liền
chơi game liên tục không ngừng nghỉ khiến cơ thể bị suy nhược, suy dinh dưỡng
nghiêm trọng hoặc như bạn Đặng Tiến Dũng ở lớp 11A6 đã bỏ việc học và bỏ nhà đi
biệt tăm biệt tích đến nay vẫn chưa về chỉ vì mê game.
Có rất nhiều vụ việc được xảy ra nguyên nhân từ Facebook, các vụ việc gây
bức xúc trong xã hội như: các bạn học sinh đánh nhau, ghét nhau nói xấu nhau, thậm
chí còn nói xấu giáo viên dạy trên mạng cá nhân, có nhiều vụ lừa đảo cũng từ
Facebook: lừa buôn bán trẻ em, các bạn học sinh nhẹ dạ cả tin nghe theo người xấu,
lừa bán hàng hóa như quần áo giày dép…Ngoài ra, học sinh còn văng tục chửi bậy
bằng những từ viết tắt như: Đm, vcl, vl…làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của học
sinh THPT.
Cụ thể, ngày 1/10/2018, có 3 học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi – TP
Thanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa bị nhà trường kỷ luật vì tội sử dụng Facebook để xúc
phạm cô giáo chủ nhiệm Động Cô Bích và nhà trường.
4.1.2. Về Facebook:
- Thứ nhất, quên mất mục tiêu cá nhân:
Suốt ngày đâm đầu vào smartphone hay laptop chỉ để lên facebook sẽ làm bạn quên

đi mục tiêu của bản thân mà mình đặt ra. Bạn chẳng còn ý chí hay động lực để phấn
đấu nữa chỉ vì chìm vào “ thế giới ảo” kia. Thay vì mỗi ngày rèn luyện cho mình
những kỹ năng, trao dồi kiến thức thì bạn lại muốn nổi tiếng trên mạng bằng cách này
cách khác, hoặc trở thành “anh hùng bàn phím” mà sự thật ngoài đời chả có gì.
- Thứ hai, nguy cơ bị trầm cảm:
Theo các nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc với facebook càng nhiều thì nguy cơ mắc
bệnh trầm cảm càng cao.Hàng ngày nếu cứ “cắm đầu”vào chiếc điện thoại ở trong
phòng , đắm chìm vào những dòng status, tin nhắn mà quên đi việc quan tâm , trò
chuyện với người thân và bạn bè xung quanh, dần dần trở nên cô lập tách biệt với
nhịp sống thực tế dẫn đến trầm cảm. Đặc biệt với những người chẩn đoán mắc bệnh
này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng. Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống
thật tiêu cực và bị quan khi cứ cắm đầu vào facebook.
- Thứ ba, thị lực giảm sút:

Trang 14


Điều này là quá rõ ràng và ai cũng hiểu. Khi bạn tập trung vào màng hình liên tục
trong suốt nhiều giờ liền, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực và gây ra mỏi mắt. Nếu
tiếp tục kéo dài, thị lực của bạn sẽ giảm rõ đấy!
À! còn việc nguy hiểm hơn nữa là sử dụng điện thoại vào đêm khuya khi đèn đã tắt
hết. Theo nghiên cứu thì tỉ lệ bị bệnh về mắt hoặc đáng ngại hơn là dẫn tới mù lòa là
nguy cơ cao dễ mắc phải lắm bạn nhé!
- Thứ tư, mất ngủ:
Các khảo sát cho thấy ánh sáng của màn hình phát ra khi bạn sử dụng điện thoại
nhiều sẽ làm cho não đánh lừa là chưa tới giờ ngủ. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ
hoặc mất ngủ khi sử dụng chúng trên giường. Tốt nhất, nên để các thiết bị điện tử xa
khu vực ngủ của bạn để bảo đảm sức khỏe mình được tốt nhất.
- Thứ năm, làm giảm sự tập trung:
Bạn chẳng còn tập trung vào việc học được khi cứ nôn nao xem ai có đăng gì lên

facebook không, hay hình ảnh của mình được bao nhiêu like rồi, …Bạn chỉ để tâm trí
của mình trên trang mạng ảo đấy và rồi bạn chẳng làm được việc gì ngoài đời cả. Kể
cả phụ giúp ba mẹ việc nhà hay cơm nước bạn cũng chẳng thể tập trung được.
Không những thế, việc đăng hình ảnh lên mạng sẽ làm bạn đắm chìm càng sâu khi
phải bắt kịp theo xu thế của mọi người (phải đăng liên tục này nọ để được chú ý đến).
Nó cứ kéo bạn lún sâu ngày càng nhiều và khó để bạn dứt ra được.
- Thứ sáu, ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng:
Mạng facebook là nơi để mọi người kết nối với nhau, cùng chia sẽ nhưng thông tin
hay kinh nghiệm của bản thân mình. Thế nhưng, ngày nay mọi người sử dụng
facebook không còn đúng theo mục đích ban đầu nữa. Họ đăng lên bất cứ điều gì kể
cả việc lăng nhục, hạ thấp hay hại người khác một cách thản nhiên.
Những video, những bài thơ, hay chỉ là một câu nói,…cũng dễ dàng tác động tới giới
trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày càng manh động hơn, bạo lực hơn và chúng thấy điều đó là
bình thường để tiếp tục đăng những “thành tựu” mà chúng đạt được lên facebook.
Tóm lại, bất cứ điều gì khi sử dụng quá nhiều và không tiết độ thì đều mang lại
những tác động xấu. Tốt nhất, khi hiểu được những “mối nguy hiểm” từ facebook gây
ra, mỗi chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng như một “thói quen”.
4.2. Thực trạng điều tra ở học sinh trường THPT Việt Yên số 2 chơi game, sử
dụng mạng xã hội trên điện thoại Smart Phone và Máy tính
a. Về vấn đề chơi game ( trò chơi điện tử )
* Bạn đã từng chơi game bao giờ chưa?
Trong quá trình tìm hiểu về thói quen của việc chơi game online đối với học
sinh các khối 10, 11,12 ở trường THPT Việt Yên số 2, em thấy đây là một thói quen
Trang 15


khá phổ biến, luôn liên tục xảy ra. Những học sinh thường xuyên chơi game chỉ số
lượng % rất lớn chiếm 35,2% tức 57/162 bạn. Trong khi đó, số học sinh không chơi
là 6,9% và ít chơi là 57,9%. Như vậy, số học sinh thường xuyên chơi chiếm tận 1/3
tổng số học sinh khối 10. Một con số quả thật không hề nhỏ.

* Nguyên nhân họ tham gia chơi game:
Nếu nhìn vào học sinh ở những thời kì trước chúng ta dễ dàng nhận ra một điểm
chung nhất, họ luôn có những trò chơi thú vị, những khoảng đất rộng rãi để có thể
chơi đùa, tận hưởng không khí của những trò chơi dân gian, những nơi đông người tụ
tập để có được những cảm giác vui vẻ, khuây khỏa sau những buổi học mệt mỏi.
Nhưng hiện tại đã hoàn toàn khác, thay thế cho những khoảng đất trống là những tòa
nhà, siêu thị thì chắc chắn học sinh thời nay phải tìm một cách giải trí khác để phù
hợp với hoàn cảnh bây giờ. Điển hình như thành phố Bắc Giang nơi chúng ta đang
sinh sống nếu muốn tìm ra một sân bãi rộng để tụ tập chơi đùa thì thú thật nó khá
hiếm dẫn học sinh đến những trò chơi trực tuyến- game
Không chỉ liên quan đến chuyện chỗ chơi mà bây giờ chuyện họ đam mê một game
nào đó là hoàn toàn bình thường. Vậy tại sao nó lại được coi là bình thường? Trong
thời buổi hiện nay, công nghệ thông tin hoàn toàn không còn quá xa lạ với giới trẻ và
nhờ sự truyền tải thông tin của đài truyền hình đã được đẩy mạnh hơn khiến game
nhanh chóng đến được với các cô, các cậu học sinh ở tận vùng sâu vùng xa chứ chưa
nói đến các trung tâm lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Vậy nên
học sinh đến với game và thích game là điều tất yếu phải diễn ra.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp ngoại lệ dẫn đến học sinh thích game là:
+ Bị bạn rủ rê, lôi kéo
+ Do tính tò mò, hiếu kì
+ Hoàn cảnh gia đình có điều kiện
+ Hoàn cảnh gia đình không đầy đủ: bố mẹ mải làm ăn, bỏ mặc con cái không
quan tâm,…
* Bạn chơi game cùng ai?
Đa số học sinh thường chơi một mình mà không cần ai đi cùng. Có một số trường
hợp thì ngoại lệ, họ thường rủ rê lôi kéo những người bạn thân, bạn cùng lớp, bạn
cùng trường hoặc những người trong gia đình để che giấu việc chơi game của mình.
* Mục đích chơi game của học sinh THPT
+ Số học sinh chơi game để giải trí chiếm 20%.
+ Số học sinh chơi game để giảm stress trong học tập chiếm 35%.

+ Còn lại hầu như là chán cuộc sống hiện tại, không có việc gì để làm hoặc
chơi game để giết thời gian hoặc có thể là do game lôi cuốn với hình ảnh đẹp, âm
thanh sống động, không gian ba chiều như thật, tình tiết phù hợp với điều kiện sống
bên ngoài đã khiến cho học sinh say mê đến nỗi quên ăn, quên ngủ.
* Bạn thường chơi game ở đâu?
+ Thường xuyên chơi game ở các quán net.
Trang 16


+ Chơi game ở nhà mình.
+ Chơi game ở nhà bạn hoặc nhà hàng xóm.
* Bạn thường chơi game bằng thiết bị nào?
+ Chơi bằng máy tính riêng
+ Chơi bằng điện thoại
+ Chơi bằng các thiết bị khác
* Bạn có thể dừng chơi game hay không?
Hầu hết là họ đều không thể ngưng được. Trong số đó có một vài trường hợp đã bỏ
được nhưng lại quay lại với game như sau: “Họ cảm thấy hụt hẫng, trống rỗng khi họ
đã từ bỏ game. Họ đã quen với một thời gian biểu khi còn chơi game và quá quen với
việc sử dụng máy tính. Khi họ dừng lại, những mối quan hệ tốt đẹp gần gũi, thân thiết
ngày xưa không còn nữa, họ dễ chán nản và không biết làm gì và họ lại quay trở lại
với game”.
Chúng em đã thực hiện khảo sát thực tế 3 khối học sinh 10, 11, 12 (mỗi khối 2
lớp học với một lớp đại trà và một lớp chọn của trường THPT Việt Yên số 2) tổng số
238 học sinh với kết quả về tình trạng chơi game như sau:
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Hành vi của học sinh
Học sinh thường xuyên mô phỏng lại
nhân vật trong game online
Học sinh thường xuyên sử dụng ngôn
ngữ trong game để giao tiếp
Học sinh thường xuyên suy nghĩ về các
hoạt động trong game sau khi kết thúc
Học sinh thường xuyên hành động theo
mô phỏng hành vi trong game
Học sinh chơi game vì muốn quên đi
cuộc sống hằng ngày
Học sinh chơi game vì việc học ở trên
lớp thật chán
Học sinh thường xuyên làm tổn thương
người khác vì game online
Học sinh mất dần hứng thú trong giao
tiếp với bạn bè và xã hội
Học sinh thường xuyên bỏ học để chơi
game
Học sinh ăn cắp tiền của bố mẹ vì game

Số lượng


Tỉ lệ %

24

10,1%

98

41,2%

38

15,9%

85

35,7%

13

5,5%

55

26,3%

136

57,1%


34

14,3%

56

23,5%

18

7,6%

Bảng 3: Sự ảnh hưởng của game tới hành vi học sinh THPT Việt Yên 2

Trang 17


STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Hành vi của học sinh


Số lượng

Tỉ lệ %

Học sinh thường xuyên vào Facebook
198
70
trong thời gian rảnh rỗi
Học sinh thường xuyên sử dụng ngôn
96
33.9
ngữ trong Facebook để giao tiếp
Học sinh vào Facebook chỉ đăng ảnh,
78
32.8
like, và bình luận
Học sinh thường sống ảo trên
113
47.5
Facebook
Học sinh vào Facebook vì muốn quên
34
14.3
đi cuộc sống hằng ngày, tìm sự đồng
cảm
Học sinh vào Facebook vì việc học ở
26
10.9
trên lớp thật chán
Học sinh làm tổn thương người khác

16
6.7
trên Facebook
Học sinh mất dần hứng thú trong giao
74
32.1
tiếp với bạn bè và xã hội
Bảng 4: Sự ảnh hưởng của facebook tới hành vi học sinh THPT Việt Yên 2

b. Về vấn đề sử dụng facebook
* Khi vào facebook bạn làm những gì?
Khi vào Facebook hầu hết các bạn thường xem tin tức trên bảng tin của mình,
Like những hình ảnh hay tin tức mình thấy hay, thả tim, và kết bạn mới. Những tin
tức các bạn xem có thể có những bản tin ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn học sinh.
* Facebook ảnh hưởng như thế nào đối với các bạn học sinh?
Trước tiên, Facebook kích thích cho các bạn học sinh một sự đam mê mà khó
có thể thoát ra được, khi đã bị Facebook lôi vào thì nó sẽ chiếm nhiều thời gian của
các bạn làm ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe giảm sút…và còn nhiều tác hại
dẫn đến như có nguy cơ bị trầm cảm, sống với thế giới ảo không có thật.
*Mục đích học sinh THPT sử dụng Facebook để làm gì?
Hầu hết, các bạn học sinh sử dụng Facebook với mục đích để kết bạn có cùng
suy nghĩ, hay có chung một sở thích nào đó, xem tin tức mới trên bảng tin, like ảnh
hay thả tim. Đôi khi, các bạn chỉ cần có facebook để thể hiện bản thân với người
khác.
*Sử dụng facebook như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Chúng em cho rằng, sử dụng Facebook với mục đích về kết bạn để học hỏi trao
đổi kiến thức, tìm hiểu những kiến thức mà các bạn chưa biết phục vụ cho việc học
tập hay kỹ năng sống. Mặt khác, còn phải sử dụng một khoảng thời gian hợp lý để
cân đối với việc học tập của mình nữa.
Trang 18



5-Vì sao game, facebook lại ảnh hưởng lớn tới đời sống học sinh (đặc biệt là học
sinh THPT)
*Lứa tuổi học sinh THPT:
- Đang ở độ tuổi trưởng thành
- Có tính hiếu kì, tò mò và muốn được tôn trọng
- Thích tự lập, thích làm người lớn, bắt chước người lớn
- Thích thể hiện mình, thích sành điệu, thích khám phá
- Dễ bị kích động sau khi bị đánh đập, la mắng,…
-Thay đổi lớn về tâm sinh lý vì đang ở lứa tuổi dậy thì
Vậy Game, Facebook với tư cách là một trò chơi giải trí hiện đại, một trang
mạng xã hội được sự quan tâm của nhiều người nhiều lứa tuổi đã có sức hút rất lớn
đối với lứa tuổi học sinh.
PHẦN 5 . GIẢI PHÁP THAY ĐỔI HÀNH VI HỌC SINH PHỔ THÔNG
5.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật
5.1.1 Dành cho các bậc phụ huynh có con đang chơi game, sử dụng facebook:
Phần mềm Style Of Me
a. Giới thiệu chung
Phần mềm tiện ích tiếng Việt dễ sử dụng chạy trên tất cả các điện thoại thông
minh ( Cả iOS và Android ) giúp người dùng hoặc người quản lý người dùng điện
thoại biết được các thông tin sau:
* Biết số lần mở điện thoại trong 1 ngày
* Số lần mở điện thoại trong các ngày đã qua
* Thời gian đã sử dụng trong ngày hôm đó
* Thời gian sử dụng điện thoại của những ngày đa qua
* Cảnh báo số lần sử dụng điện thoại vượt mức
b. Kỹ thuật sử dụng
Nội dung
Thao tác

Minh họa
Cài đặt
- Tìm kiếm phần mềm Style Of Me
Hoặc Nhắc số lần sử dụng điện thoại

Trang 19


- Cài đặt
( Không đến 1 phút bạn nhé)

Ứng dụng 1

- Nhắc số lần bạn mở điện thoại trong
ngày
- Nhắc thời gian bạn đã sử dụng điện thợi
trong ngày
- Ngày nhiều nhất trong 7 ngày gần đây

Ứng dụng 2

- Cảnh báo người dùng số lần sử dụng
đến mức cảnh báo hoặc nguy hiểm

Ứng dụng 3

- Lịch sử sử dụng điện thoại các ngày và
thời gian dùng mỗi ngày

Trang 20



Ứng dụng 4

- Luôn cảnh báo trên màn hình điện thoại
ngay cả khi chưa mở số lần và thời gian
bạn đã sử dụng điện thoại cho ngày hôm
nay

Ứng dụng 5

- Khi không có nhu cầu sử dụng bạn có
thể kích vào đối tượng gỡ cài đặt

5.1.2 Dành cho phụ huynh có con nghiện game, facebook:
a. Giới thiệu chung
Ứng dụng Kids Manager giúp phụ huynh quản lý thời gian sử dụng thiết bị di
động của con cái một cách đơn giản và dễ dàng
Hiện nay điện thoại thông minh đã trở lên rất phổ biết trong cuộc sống ngoài
những tiện ích nó vẫn còn những hạn chế như trẻ em ngày càng phụ thuộc vào thiết bị
công nghệ dẫn tới ảnh hướng nghiệm trọng tới sức khỏe, khả năng hoạt động, phát
triển của trẻ bao gồm các bệnh khác phổ biến như cận thị, tự kỷ, còi sương do thiếu
vận động... ứng dụng Kids Manager được xây dựng nhằm giúp bố mẹ quản lý thời
gian sử dụng điện thoại của con cái một cách tối yêu nhất, ngoài việc quản lý thời
gian ứng dụng còn giúp bố mẹ khuyến khích con cái sử dụng thiết bị công nghệ vào
mục đích học tập bằng cách thưởng thêm thời gian chơi games, giải trí khi con cái sử
dụng các ứng dụng học tập trên thiết bị...
Các tính năng Kids Manager
* Quản lý thời gian sử dụng thiết bị di động của con cái
* Quản lý và kiểm soát thời gian để xem video "Spiderman vs Elsa", "Siêu nhân",

"Người nhện", "Công chúa Elsa" trên TiVi thông minh hay điện thoại thông minh
* Khuyến khích trẻ con sử dụng thiết bị di động vào mục đích học tập
* Quản lý thời gian chơi games của con cái nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ
* Quả lý cho phép hoặc ngăn chặn từng ứng dụng
* Quản lý nhiều tài khoản người sử dụng
Trang 21


* Bảo mật dữ liệu cá nhân khi cho người khác mượn thiết bị di động
* Thiết lập thời gian cho phép sử dụng cho tài khoản, ứng dụng và danh mục ứng
dụng
*Thiết lập thời gian và nhắc nhở con cái nghỉ ngơi sau khi sử dụng một khoảng thời
gian
b. Kỹ thuật sử dụng
Nội dung Thao tác

Minh họa

- Tìm phần mềm quản lý trẻ em
Kidss Manager trên điện thoại
- Cài đặt trên điện thoại

Cài đặt

-Bảo mật thông tin ( Tên người quản
lý, mật khẩu, Email khôi phục mật
khẩu )
Chú ý : Bảo mật thông tin

Cài đặt những tiện ích

- Thời gian chơi trò chơi
-Thời gian xem mạng xã hội

Trang 22


Ứng dụng
1

- Thời gian nghỉ

Ứng dụng
2

-Tạo động lực cho con em bằng thời
gian thưởng nếu con có tiến bộ

Ứng dụng
3

- Nếu bật chế độ trẻ em không xem
xem được các ứng dụng trừ khi hết
thời gian hoặc mở lại
Chú ý : Khi đó cuộc gọi đến vẫn sử
dụng được
Cuộc gọi đi chỉ thực hiện khi mở

Trang 23



-Trẻ chỉ xem được ứng dụng do
người quản lý mở
Chú ý : Không gọi được hoặc không
tự ý đồng ý các tin nhắn nạp tiền để
mua trò chơi

Ứng dụng
4

- Đã mở ứng dụng You Tube cho bé

Ứng dụng
5

-Mở danh bạ để thực hiện gọi, khi đó
cần có mật khẩu

Kết thúc

- Gỡ cài đặt khi không có nhu cầu

Trang 24


5.2. Nhóm giải pháp giáo dục tuyên truyền
Xây dựng câu lạc bộ “ Giá trị thật của cuộc sống”
a. Thành viên :
- Những thành viên đã từng nghiện mạng xã hội và trò chơi điện tử, qua giáo dục
hoặc qua tác hại của những hoạt động ấy. Bản thân nhận ra mặt trái của vấn đề và
tham gia để chia sẻ với các bạn còn chưa nhận thức được.

- Những thành viên tích cực khác muốn đóng góp vì sự tiến bộ của xã hội.
b. Kỹ thuật hoạt động
Các bước
Nội dung
Minh họa và sản phẩm
Bước 1
Xây dựng nhóm nòng cốt
Khởi động
Bước 2
Tổng hợp những mặt tích cực
Chuẩn bị
của mạng xã hội và trò chơi
điện tử.
-Tổng hợp mặt trái của mạng
xã hội ảo và tác hại của trò
chơi điện tử.
- Văn bản liên quan
Bước 3
Xác định các
bạn cần giúp
đỡ
Bước 5
Thực hiện
Bước 6
Đánh giá

Xây dựng hòm thư góp ý hoặc
thu thập thông tin các bạn học
sinh cần giúp đỡ
Thực hiện tuyên truyền bằng

hình ảnh, video,văn bản pháp
luật…
Lập sổ theo dõi nhằm đánh giá
mức độ chuyển biến và người
được tuyên truyền tự đánh giá
-Người thân tự đánh giá

Trang 25


×