Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải quyết việc trẻ em việt nam làm con nuôi ở nước ngoài một số vấn đề lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

GIẢI QUYẾT VIỆC TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON NUÔI Ở
NƢỚC NGOÀI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phƣơng Lan

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

NGƢỜI CAM ĐOAN



Nguyễn Thị Ngọc Anh


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2

Từ Viết tắt
Công ước về
Quyền trẻ em
Công ước
La Hay 1993

3

Luật Nuôi con nuôi

4

Nghị định
số 19/2011/NĐ-CP

5

Thông tư
.số 15/2014/TT-BTP

6


Tuyên bố 1986

7
8

UNICEF
TTXVN

Chữ viết tắt
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ
em năm 1989
Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em
và Hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ban
hành ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ban hành ngày
21 tháng 3 năm 2011quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành kể từ ngày
08 tháng 05 năm 2011.
Thông tư số 15/2014/TT-BTP ban hành ngày
20 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn tìm gia đình
thay thế ở quốc tế cho trẻ em khuyết tật, trẻ
em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ trên 05
tuổi trở lên, hai trẻ em trở lên là anh chị em
ruột thịt cần tìm gia đình thay thế có hiệu lực
thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2014
Tuyên bố của Liên Hợp quốc về các nguyên

tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo vệ và
phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi
con nuôi ở trong và ngoài nước năm 1986
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
Thông tấn xã Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CHO TRẺ EM
VIỆT NAM LÀM CON NUÔI Ở NƢỚC NGOÀI ....................................... 8
1.1.Khái quát chung về trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài ............. 8
1.1.1.Khái niệm nuôi con nuôi.................................................................... 8
1.1.2.Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .......................... 10
1.1.3. Khái niệm trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài................ 12
1.2. Cơ sở pháp lý giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước
ngoài ............................................................................................................. 13
1.2.1. Các văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi ............................ 13
1.2.2. Các văn bản pháp luật trong nước về nuôi con nuôi ...................... 21
1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước
ngoài ........................................................................................................... 277
Chƣơng 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON NUÔI Ở NƢỚC NGOÀI ......... 29
2.1. Nguyên tắc giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài .....30
2.2. Điều kiện của trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài ............... 32
2.2.1. Điều kiện về độ tuổi ........................................................................ 32
2.2.2. Về đối tượng trẻ em được giải quyết làm con nuôi ở nước ngoài .. 33
2.3. Điều kiện để người nước ngoài thường trú tại nước ngoài, người Việt

Nam định cư tại nước ngoài được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. .... 35
2.4. Thẩm quyền giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước
ngoài. ............................................................................................................ 37


2.5. Trình tự, thủ tục để giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước
ngoài...........................................................................................................................38
2.5.1. Thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em Việt Nam..... 38
2.5.2. Lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế ............................. 40
2.5.3. Xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho nhận làm con nuôi ở nước
ngoài ......................................................................................................... 41
2.5.4. Kiểm tra hồ sơ của người nhận con nuôi ........................................ 42
2.5.5. Thủ tục giới thiệu trẻ em................................................................. 44
2.5.6. Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức
giao nhận con nuôi .................................................................................... 45
2.6. Chứng nhận việc nuôi con nuôi và thông báo tình hình phát triển của
con nuôi ........................................................................................................ 47
Chƣơng 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC TRẺ EM VIỆT NAM
LÀM CON NUÔI Ở NƢỚC NGOÀI - NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƢỚNG
HOÀN THIỆN ............................................................................................. 499
3.1. Thực tiễn giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước
ngoài ............................................................................................................. 49
3.1.1. Kết quả việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước
ngoài từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực ............................................ 49
3.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết để trẻ em Việt
Nam làm con nuôi ở nước ngoài ............................................................... 62
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định, chính sách hiện hành trong
việc giải quyết để trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài ..................... 71
3.2.1. Tăng cường, hiệu quả thi hành Công ước La Hay 1993 và pháp luật
nuôi con nuôi hiện hành của Việt Nam .................................................... 71

3.2.2. Cần tạo ra sự gắn kết, liên thông giữa nuôi con nuôi trong nước và
nuôi con nuôi quốc tế ................................................................................ 72


3.2.3. Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em
Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài ....................................................... 73
3.2.4. Tăng cường vai trò của Cơ quan con nuôi Trung ương ................. 75
3.2.5. Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan nhà
nước .......................................................................................................... 76
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra ........................................ 77
3.2.7. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm
tâm lý, xã hội cho cán bộ, công chức tham gia công tác giải quyết việc
nuôi con nuôi............................................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai” đó là một thông điệp đã và
đang là phương châm hành động của toàn thể nhân loại tiến bộ. Từ lâu, trẻ em
đã được coi là một nhóm xã hội non nớt, dễ bị tổn thương nhất, được toàn thể
cộng đồng quốc tế quan tâm và bảo vệ. Một trong những quyền cơ bản của trẻ
em được pháp luật bảo vệ là quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng
trong môi trường gia đình. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ em sinh ra đều có
cha mẹ và đều may mắn được sống, được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi
trường gia đình. Trong xã hội còn nhiều trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật,
sống trong các gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi dưỡng hay sống trong

các tổ chức trợ giúp xã hội, luôn cần một mái ấm gia đình thay thế. Một trong
những biện pháp đáp ứng yêu cầu cho trẻ em một mái ấm gia đình thay thế là
cho trẻ làm con nuôi. Cho trẻ em làm con nuôi được xem là một giải pháp bảo
vệ trẻ em, không để trẻ em phải sống lang thang, cơ nhỡ, thiếu điều kiện phát
triển đồng thời đảm bảo vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ
bản của trẻ em.
Đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để cải thiện khung pháp luật và
chính sách về bảo vệ trẻ em. Ngoài việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp
Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (Công ước Quyền trẻ em) và Công ước La Hay
năm 1993 về bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (Công ước
La Hay 1993), Chính phủ cũng đã xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật và
nhiều chương trình, sáng kiến khác để thúc đẩy môi trường bảo vệ và cải thiện
điều kiện sống cho trẻ em. Đi cùng với đó, Nhà nước chú trọng đưa các chính
sách quốc gia phù hợp hơn với các tiêu chuẩn, pháp luật, quy định và tài liệu
hướng dẫn quốc tế, hướng tới hạn chế hình thức chăm sóc tập trung, thúc đẩy các
mô hình chăm sóc dựa vào gia đình và cộng đồng. Một trong những nỗ lực đó là
việc hoàn thiện các quy định của Nhà nước và pháp luật về nuôi con nuôi và đặc
biệt là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.


2

Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2011. Ngày 01 tháng 02 năm 2012, Công ước La Hay 1993 chính thức có
hiệu lực tại Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải
quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài. Sau 6 năm thực hiện
Luật và 5 năm thực thi Công ước, công tác giải quyết cho trẻ em Việt Nam
làm con nuôi ở nước ngoài đã đạt được những thành công nhất định. Việc giải
quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài thể hiện tính nhân đạo,
nhân văn sâu sắc, thể hiện tình yêu thương, tinh thần, trách nhiệm và mối

quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người.
Việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là một biện pháp tốt
nhất cho trẻ em khi không tìm được môi trường gia đình thay thế trong nước.
Đối với những trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, việc cho trẻ em
làm con nuôi ở nước ngoài còn tạo điều kiện cho trẻ đảm bảo được sự sống,
được chữa bệnh, phục hồi chức năng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc cho
trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài cũng đòi hỏi phải tuân thủ quy
trình, thủ tục chặt chẽ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền của
trẻ em như bắt cóc, buôn, mua bán trẻ em. Do đó, Để công tác giải quyết cho
trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được đảm bảo thực hiện đúng
quy định của pháp luật và đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ em Việt Nam
mà không trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội, cần không ngừng hoàn thiện
hệ thống pháp luật và các chính sách về vấn đề này. Do đó, trong phạm vi
luận văn này, tác giả xin được lựa chọn đề tài “Giải quyết việc trẻ em Việt
Nam làm con nuôi ở nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm
công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nuôi con nuôi là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề này cũng được nghiên cứu ở nhiều cấp
độ khác nhau, kể cả ở trong nước và nước ngoài. Tại Việt Nam, những năm
gần đây, các công trình nghiên cứu về pháp luật nuôi con nuôi nói chung và


3

nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng có số lượng tương đối nhiều và
phong phú.
Đối với vấn đề nuôi con nuôi, phải kể đến những công trình nghiên cứu
trọng điểm sau: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp trong chương trình hợp
tác với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã có chuyên đề về “Chế

định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế” năm 1998; năm
2010 Chính phủ Việt Nam và UNICEF đã có “Báo cáo phân tích tình hình trẻ
em tại Việt Nam”. Những tài liệu này đã giới thiệu khái quát về chế định nuôi
con nuôi trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nêu thực trạng về nuôi con nuôi
tại một số địa phương và giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi của một số
nước. Tác giả Nguyễn Phương Lan có bài "Bản chất của việc nuôi con nuôi
theo pháp luật Việt Nam" (Tạp chí Luật học số 2 năm 2005), bài “Cần hoàn
thiện các quy định của pháp luật về chấm dứt nuôi con nuôi và hủy việc nuôi
con nuôi" (Tạp chí Tòa án nhân dân số 24 năm 2005) và bài "Cơ sở của việc
quy định hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số
8 năm 2005); Tác giả Nguyễn Công Khanh biên soạn cuốn "Hỏi đáp về pháp
luật nuôi con nuôi" (Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2004),…Một số đề tài
nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn, luận án về vấn đề nuôi con nuôi đã
được công bố như: Luận án tiến sĩ Luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn của
chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phương
Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường của Trường Đại học Luật Hà Nội “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi
trong pháp luật Việt Nam” chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Hường, năm 2007;
Đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, hệ thống các công
trình nghiên cứu đối với vấn đề này tương đối đa dạng và ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu, trọng điểm như sau: Năm 2005, Viện Khoa học
pháp lý và Cục Con nuôi quốc tế đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ với nhan đề "Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài


4

trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế". Năm 2007 Bộ Tư pháp, Cục Con nuôi

Quốc tế đã xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu Công ước La Hay về nuôi con
nuôi”. Năm 2009, tổ chức dịch vụ xã hội quốc tế (ISS) tiến hành đánh giá độc
lập về tình hình nhận con nuôi từ Việt Nam dưới sự đồng ý của cơ quan
UNICEF tại Hà Nội và Cục Con nuôi Bộ Tư pháp về “Nhận nuôi con nuôi từ
Việt Nam”. Năm 2016 Bộ Tư pháp kết hợp cùng Tổ chức Unicef Việt Nam
ban hành “Tài liệu Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Công ước La Hay số
33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”; Bộ Tư
pháp phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp ban hành “Tài liệu Hội nghị Đánh giá
nhu cầu và điều kiện trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài”.
Đối với các công trình nghiên cứu ở cấp luận văn, đề tài, đã có một số
tác giả đi sâu vào nghiên cứu vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, có
thể kể đến như Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực
nuôi con có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Trinh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp
luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so
sánh với pháp luật nước ngoài” của tác giả Lê Thị Hiền, Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2012.
Như vậy, có thể thấy hệ thống công trình nghiên cứu về vấn đề nuôi
con nuôi rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung các công trình, xuất bản phẩm
trên đây đã được các tác giả nghiên cứu nghiêm túc và có nhiều đóng góp cơ
bản cả về lý luận và thực tiễn về việc thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh
vực nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Tuy nhiên, có thể thấy cho đến nay chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể,
chuyên sâu riêng biệt về vấn đề trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài
theo Luật Nuôi con nuôi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“Giải quyết việc
trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực


5


tiễn” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực
tiễn và không có sự trùng lặp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Công tác giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài
trong thời gian qua có nhiều thay đổi rất cơ bản về trình tự, thủ tục, nguyên
tắc giải quyết và việc thiết lập những hành lang pháp lý, những bảo đảm nhất
định để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu
của luận văn là nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc giải
quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài. Từ đó phát hiện, chỉ
ra những vướng mắc, những điểm chưa hợp lý và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ những bất cập, những vướng mắc đồng
thời đề xuất các biện pháp tăng cường vai trò, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, sự cần thiết của việc giải quyết
cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài.
- Cơ sở pháp lý của việc giải quyết để trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở
Nước ngoài từ các văn bản pháp luật hiện hành trong nước và quốc tế về nuôi
con nuôi.
- Thực tiễn giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài
trong những năm qua từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc giải
quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến giải quyết việc trẻ em
Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nuôi con
nuôi hiện hành.



6

- Tìm hiểu thực tiễn giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước
ngoài từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực và phát hiện những vướng mắc
bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc giải quyết việc trẻ em Việt Nam
làm con nuôi ở nước ngoài theo Luật Nuôi con nuôi và theo quy định của
Công ước La Hay 1993. Đề tài nghiên cứu việc giải quyết trẻ em Việt Nam
làm con nuôi ở nước ngoài từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, các vấn đề
nuôi con nuôi nước ngoài khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của Đề
tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong
quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể và đặc thù như: phương pháp phân tích tổng hợp; phương
pháp so sánh; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch, phương pháp
thống kê; phương pháp xã hội học…để tổng hợp các tri thức khoa học, các
luận chứng và các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
6. Những đóng góp và điểm mới của luận văn
- Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết cho trẻ
em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài.
- Luận văn cố gắng phác họa tình hình thực hiện, giải quyết việc cho trẻ
em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài trong những năm qua kể từ khi Luật
Nuôi con nuôi có hiệu lực và khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993.
- Luận văn góp phần giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong

công tác giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài.
7. Kết cấu của luận văn


7

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi
ở nước ngoài
Chương 2. Giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật hiện hành
Chương 3. Thực tiễn giải quyết việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước
ngoài - Những bất cập và hướng hoàn thiện


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CHO TRẺ EM VIỆT NAM
LÀM CON NUÔI Ở NƢỚC NGOÀI
1.1. Khái quát chung về trẻ em Việt Nam làm con nuôi nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội được E.A. Weinstein định
nghĩa là mối quan hệ xã hội mà cá nhân thuộc gia đình này tiếp nhận sang gia
đình mới và được coi như ngang bằng với những liên hệ ruột thịt và thay thế
một phần toàn bộ mối liên hệ đó, dưới góc độ xã hội đó là mối quan hệ được
thiết lập nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh
thần hoặc lợi ích tinh thần của các bên1.
Trên thực tế đời sống, việc nuôi con nuôi là một hiện tượng khách quan

khá phổ biến, luôn tồn tại trong đời sống xã hội và thể hiện tính nhân đạo sâu
sắc. Trong quá trình phát triển của xã hội, việc nuôi con nuôi được xác lập vì
các mục đích khác nhau. Đó có thể nhằm đáp ứng những nhu cầu, lợi ích về
vật chất như có thêm người lao động, có người thừa tự, có người chăm sóc
khi tuổi già,…hay hướng tới những nhu cầu, lợi ích về tinh thần hoặc xuất
phát từ lòng nhân đạo cũng như sự cảm thông, chia sẻ. Việc nuôi con nuôi có
thể có nhiều mục đích khác nhau, song hiện nay, xuất phát từ tình yêu thương
và tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả, lợi ích của đứa trẻ được nhận làm con
nuôi là mối quan tâm hàng đầu và cũng là đối tượng bảo vệ chính của vấn đề
nuôi con nuôi mà pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế công nhận.
Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc xác lập quan
hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tuỳ
theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy
nhiên có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực
1

E.A. Weinstein (1968), “Nuôi con nuôi - Từ điển Bách khoa toàn thư về các môn Khoa học Xã hội”,
NewYork, tr.17.


9

tế. Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và xác lập về mặt pháp
lý.
Về mặt xã hội, quan hệ nuôi con nuôi có thể được xác lập mà không
dựa trên sự công nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ
nuôi con nuôi này có thể được hình thành từ nhiều lý do khác nhau như theo
phong tục tập quán, nuôi con nuôi để lấy phúc, để giải tỏa tâm lý khi gia đình
bị hiếm muộn, vô sinh,…Các hình thức nuôi con nuôi xã hội đều có đặc điểm
chung là không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, do đó,

không phải mối quan hệ nuôi con nuôi nào cũng được xác lập quan hệ giữa
cha, mẹ và con trên thực tế.
Về mặt pháp lý, quan hệ nuôi con nuôi được xác lập khi người nhận
nuôi và con nuôi thỏa mãn đầy đủ điều kiện để xác lập mối quan hệ cha, mẹ
con theo luật định (Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi), được các cơ quan có
thẩm quyền công nhận và được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Theo
đó, dưới góc độ pháp lý, quan hệ nuôi con nuôi được xác lập khi thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu sau:
- Về ý chí của các bên: xuất phát từ ý chí tự nguyện, giữa người nhận
nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con bền vững,
lâu dài, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình
cảm giữa cha mẹ và con.
- Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng,…
- Về khách quan: các bên cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với
nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền công nhận, theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định


10

và được họ hàng, mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là
đúng mục đích, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Như vậy, từ những phân tích trên, có thể khái quát khái niệm nuôi con
nuôi như sau:
“Nuôi con nuôi là việc trẻ em được nhận làm con nuôi ở gia đình khác
trong cùng một nước hay ở ngoài nước mà giữa người nhận nuôi và con nuôi
không có quan hệ huyết thống trực hệ, nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ

gia đình lâu dài, bền vững, thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con giữa người
nhận nuôi và con nuôi vì lợi ích tốt nhất của con nuôi, bảo đảm cho trẻ em
được nhận nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi
trường gia đình và có được một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
1.1.2. Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Xuất phát từ quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, quan hệ
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là quan hệ thỏa mãn một trong ba yếu tố
cấu thành sau:
- Về chủ thể: Quan hệ nuôi con nuôi có ít nhất một bên chủ thể tham gia
là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Về khách thể: Tài sản liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi ở nước
ngoài.
- Về sự kiện pháp lý: Căn cứ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ
nuôi con nuôi ở nước ngoài và áp dụng pháp luật nước sở tại nơi người nước
ngoài thường trú.
Ví dụ: Tháng 1/2007, Diễn viên điện ảnh Hollywood nổi tiếng Angelina Jolie
nộp đơn xin con nuôi tại Việt Nam và yêu cầu của cô là một bé trai từ 3 đến 5
tuổi, bị cha mẹ bỏ rơi và không mắc bệnh truyền nhiễm. Giống như những
đứa trẻ từ một số quốc gia trên thế giới được vợ chồng Angelina – Brad Pitt
nhận nuôi, bất kì đứa trẻ em Việt Nam nào tại trại trẻ mồ côi Tam Bình, TP.
Hồ Chí Minh được ông bà Pitt nhận nuôi đều là một điều kì diệu, và điều kì


11

diệu đó đã đến với cậu bé Phạm Quang Sáng. Sau 10 năm, giờ đây cậu bé
Quang Sáng (Nay là Pax Thiên) suy nhược ngày nào đã trở thành cậu thanh
niên 14 tuổi, trưởng thành, khỏe khoắn và đang được chăm sóc, giáo dục
trong một môi trường tốt nhất cùng cặp vợ chồng nổi tiếng tài đức Angelina
Jolie – Brad Pitt tại Hoa Kỳ.2

Có thể thấy, tại thời điểm Angenila Jolie – Brad Pitt nhận Pax Thiên
làm con nuôi chưa có sự điều chỉnh bởi Công ước La Hay 1993 và Luật Nuôi
con nuôi, chính vì vậy, cặp vợ chồng nổi tiếng này gặp không ít khó khăn
trong việc nhận cậu bé 3 tuổi người Việt Nam làm con nuôi. Do đó, ngay sau
khi ra đời, Luật Nuôi con nuôi đã quy định chi tiết về vấn đề nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài. Theo đó, tại Điều 3 Luật Nuôi con nuôi quy định nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam,
giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Cùng
với đó, Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định các trường hợp nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi
con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận
con nuôi đích danh trong các trường hợp theo luật định; công dân Việt Nam
thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; người nước
ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Như vậy, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được mở
rộng, không chỉ là quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài mà còn bao gồm quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam
với nhau ở nước ngoài và quan hệ nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với
nhau ở Việt Nam. Có thể thấy nội hàm của khái niệm "Nuôi con nuôi có yếu
2

Nguyên Minh (2011), “Pax Thiên – Từ trại trẻ mồ côi tới thảm đỏ Hollywood”, Thời báo Vnxpress, tại địa
chỉ:
ngày truy cập 11/11/2011.


12


tố nước ngoài" trong một chừng mực nhất định được hiểu tương đương với
khái niệm "Nuôi con nuôi quốc tế". Tuy nhiên, phạm vi của hai khái niệm này
có sự khác nhau cơ bản. Nuôi con nuôi quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh
của Công ước La Hay 1993, theo đó, việc nuôi con nuôi được thực hiện giữa
một hoặc hai người là vợ chồng thường trú tại nước ngoài xin nhận một
trẻ em thường trú ở nước khác làm con nuôi, có sự di chuyển trẻ em từ nước
này sang nước khác. Còn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là quan hệ nuôi
con nuôi có một trong ba yếu tố chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý có liên
quan đến yếu tố nước ngoài.
Xuất phát từ thực tiễn phát triển xã hội và xuất phát từ bản chất của
việc nhận nuôi con nuôi mà quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có
đối tượng chủ thể tương đối rộng và phong phú. Do đó, pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam luôn chú trọng xây dựng hệ thống các quy phạm pháp
luật tương đối rộng, đầy đủ và chặt chẽ để điều chỉnh những mối quan hệ này,
đảm bảo nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ được nhận nuôi, đồng thời, tạo
điều kiện cho nhiều đối tượng có nhu cầu, mong muốn được nhận trẻ em làm
con nuôi. Như vậy, dựa vào những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc xác lập quan hệ cha mẹ,
con giữa người nhận nuôi và con nuôi mà trong đó có một bên chủ thể của
quan hệ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc
quan hệ con nuôi giữa các bên tham gia là người Việt Nam nhưng căn cứ xác
lập, thay đổi, chấm dứt được điều chỉnh theo pháp luật nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
1.1.3. Khái niệm trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, việc giải quyết cho
trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và được toàn
thể xã hội quan tâm, chú trọng. Việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước



13

ngoài là một trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích
tìm một gia đình thay thế có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đảm
bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ khi không tìm được gia đình thay thế trong
nước cho trẻ. Vì vậy, việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được
coi là biện pháp cuối cùng để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ.
Như vậy, trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài là “Những trẻ em
Việt Nam được người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở nước ngoài nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật các
nước có liên quan khi trẻ em không tìm được gia đình thay thế ở trong nước,
làm phát sinh quan hệ cha, mẹ con giữa hai bên và trẻ được nhận nuôi được
nhập cảnh, sinh sống tại nước nơi cha mẹ nuôi thường trú theo pháp luật của
các nước có liên quan”.
Việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài là một trường hợp
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong đó cha mẹ nuôi và con nuôi thường
trú ở hai nước khác nhau và có sự dịch chuyển trẻ em được nhận nuôi từ nước
gốc sang nước nhận nơi thường trú của cha mẹ nuôi. Việc nuôi con nuôi này
được điều chỉnh bởi cả pháp luật nước gốc (Việt Nam) và pháp luật nước
nhận, nơi cha mẹ nuôi thường trú.
Việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nƣớc ngoài đƣợc xem nhƣ
biện pháp cuối cùng khi trẻ em không thể tìm đƣợc đƣợc một mái ấm gia
đình thay thế ở trong nƣớc, để các em có thể đƣợc yêu thƣơng, đƣợc nuôi
dƣỡng, đƣợc chăm sóc, chữa bệnh và giáo dục để phát triển một cách
toàn diện trong môi trƣờng gia đình và đảm bảo đƣợc những quyền và
lợi ích tốt nhất cho trẻ.
1.2. Cơ sở pháp lý giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở
nƣớc ngoài
1.2.1. Các văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi



14

Vấn đề nuôi con nuôi nói chung là vấn đề mang tính xã hội, thể hiện
tinh thần nhân đạo sâu sắc mà mục đích cơ bản là nhằm tạo điều kiện cho
những đứa trẻ thiệt thòi thiếu vắng tình thương yêu của cha mẹ và những
người thân một mái ấm gia đình thay thế. Dưới góc độ pháp lí, đây là vấn đề
được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, chú trọng. Do đó, hệ thống các
văn bản quốc tế về nuôi con nuôi cũng ngày một đa dạng, phong phú về số
lượng và hoàn thiện về chất lượng, từ đó điều chỉnh, giải quyết được những
vấn đề về nuôi con nuôi nói chung, tạo điều kiện thuận lợi để cha, mẹ nuôi
được nhận con nuôi và đặc biệt để trẻ em được sinh sống và phát triển trong
một môi trường tốt nhất khi không may mắn có được điều đó từ gia đình gốc.
Các văn bản quốc tế quan trọng điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi là:
1.2.1.1. Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 (Công ƣớc về
quyền trẻ em)
Trước khi Liên hợp quốc được thành lập, các quốc gia đã thông qua
Tuyên ngôn Giơnevơ năm 1924 về quyền trẻ em trong đó khẳng định trẻ em
cần được chăm sóc đặc biệt. Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định:
"Tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cho tất cả mọi người, không
phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo". Tuyên ngôn về các
quyền của trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1959 khẳng
định: "Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất". Điều 24
Công ước về các quyền chính trị - dân sự năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm
1982) nêu rõ: "Mọi trẻ em… đều có quyền được hưởng sự bảo hộ của gia
đình, xã hội và Nhà nước". Điều 10 Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và
văn hoá năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) quy định "Thanh thiếu niên
cần được bảo vệ và không bị bóc lột về kinh tế - xã hội, cấm bóc lột lao động
trẻ em".

Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước
của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và mở cho các nước ký, phê chuẩn và
tham gia theo Nghị quyết số 44/25. Công ước về quyền trẻ em có hiệu lực từ


15

ngày 02/9/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và là
nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày
20/2/1990.
Ngay trong phần Lời nói đầu, Công ước về quyền trẻ em đã nhắc lại
khẳng định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mà Liên hợp quốc
đã công bố, rằng “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt”3 đồng
thời, công ước cũng tin tưởng rằng gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản
và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành
viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để
có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Công ước
công nhận rằng và để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em
cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc,
yêu thương và cảm thông. Công ước xác định lý do để bảo vệ các quyền trẻ
em là vì do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được chăm sóc và
bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau
khi ra đời. Trong mọi xã hội, trẻ em đều là đối tượng được cần được Nhà
nước và cả xã hội dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, bởi đó là thế hệ tương
lai của mỗi quốc gia và của nhân loại. Chính vì vậy, việc tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho sự phát triển dần dần và đi tới sự phát triển một cách toàn diện về
nhân cách, về lối sống, về nhận thức… chính là việc bảo đảm cho trẻ em có
được các quyền cơ bản quan trọng như quyền được có tên và quốc tịch; quyền
được giữ gìn bắc sắc văn hóa, dân tộc; quyền được bảo vệ và chăm sóc,…và
quyền được nhận làm con nuôi. Điều 9 Công ước khẳng định rằng trẻ em có

quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ, trẻ em cần được cha mẹ đẻ chăm sóc và
chỉ khi vì những lợi ích tốt nhất của trẻ mà cần có sự cách ly cha mẹ đẻ.
Trong trường hợp này, việc chăm sóc thay thế như nuôi con nuôi là hoàn toàn
cần thiết. Theo đó, các quốc gia thành viên của Công ước công nhận hoặc cho

3

Lời mở đầu (1989), Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em, tr.1.


16

phép chế độ nhận làm con nuôi phải bảo đảm những lợi ích tốt nhất của trẻ
em được quy định tại Điều 21 Công ước, bao gồm:
- Việc nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được tiến hành với sự cho phép
của những cơ quan có thẩm quyền, phù hợp với pháp luật và các thủ tục của
nước cho và nước nhận. Trên cơ sở các thông tin thích hợp và đáng tin cậy,
quyết định việc nhận trẻ em làm con nuôi phải xét đến thân phận của trẻ em
về cha, mẹ, họ hàng, người giám hộ hợp pháp và nếu được yêu cầu, những
người có liên quan.
- Việc cho trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi có thể coi như một biện
pháp thay thế để chăm sóc trẻ em, nếu như đứa trẻ đó không thể gửi gắm
được cho một gia đình chăm nom hay được một gia đình nhận nuôi, hoặc
không thể nhận được sự chăm sóc bằng bất cứ cách thức thích hợp nào khác
tại nước nguyên quán của em;
- Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cũng được hưởng
những sự bảo vệ và điều kiện tương đương theo các quy định hiện hành của
việc làm con nuôi trong nước;
- Trong trường hợp nhận con nuôi ở nước ngoài, việc nhận con nuôi
không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của những người liên

quan trong việc nhận con nuôi;
Có thể nói Công ước về quyền trẻ em đã bao quát được tất cả các khía
cạnh của quyền trẻ em. Công ước về quyền trẻ em là điều ước quốc tế đa
phương phản ánh tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũng như sự
quan tâm của các quốc gia đối với thế hệ trẻ. Lần đầu tiên, Công ước về
quyền trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em và xác định rõ
nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền của trẻ em và mỗi quan
hệ giữa quyền trẻ em với quyền con người nói chung.
1.2.1.2. Công ƣớc La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh
vực nuôi nuôi quốc tế năm 1993 (Công ƣớc La Hay 1993)


17

Ngày 29/5/1993 đại diện của 64 nước tham gia khóa họp thứ 17 Hội
nghị La Hay về Tư pháp Quốc tế, trong đó có Việt Nam đã thông qua Công
ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Công ước đã pháp điển hóa một bước thực tiễn quốc tế, thống nhất cao những
khác biệt trong pháp luật về nuôi con nuôi, dung hòa tối đa lợi ích của các
nước trong việc cho và nhận con nuôi quốc tế4. Công ước La Hay 1993 về
nuôi con nuôi là một trong 34 điều ước quốc tế đa phương quan trọng thuộc
lĩnh vực tư pháp quốc tế được Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế thông
qua.
Công ước La Hay 1993 là một tài liệu pháp lý quan trọng cho trẻ em,
gia đình sinh ra các em và những người nhận con nuôi nước ngoài. Công ước
này nhằm đảm bảo tính đạo đức và minh bạch của quá trình cho và nhận con
nuôi. Việc tham gia Công ước La Hay 1993 sẽ mang lại những lợi ích tích cực
cho các quốc gia thành viên. Công ước La Hay 1993 sẽ giúp tạo dựng một
cách tốt nhất cuộc sống riêng (về vật chất lẫn tinh thần) của những đứa trẻ
không được gia đình gốc chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo cho các em có được

điều kiện sống tốt nhất, có được nơi che chở, giáo dưỡng chăm sóc, đáp ứng
được nhu cầu về tình cảm, tình yêu thương trong gia đình.
Công ước gồm Lời nói đầu, 7 Chương, 48 Điều với các nội dung chính
bao gồm: Những nguyên tắc cơ bản; điều kiện nuôi con nuôi giữa các nước;
Cơ quan Trung ương có thẩm quyền và tổ chức được ủy quyền hoạt động
trong lĩnh vực nuôi con nuôi; Yêu cầu về thủ tục cho, nhận con nuôi quy định
trình tự, thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi; Công nhận việc nuôi con
nuôi và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Các nội dung chính của Công
ước La Hay 1993 là:
* Mục đích của Công ước La Hay 1993

4

Bộ Tư pháp (2007), Tìm hiểu Công ước La Hay về nuôi con nuôi, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.7.


18

Điều 1, Công ước La Hay 1993 quy định mục đích chính của công ước
như sau:
Thứ nhất, thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn
ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được
công nhận trong luật pháp quốc tế. Như vậy, Công ước đã chỉ rõ mục tiêu đầu
tiên là thiết lập các đảm bảo nhằm tạo nên sự bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ
em, lợi ích của trẻ em được xem là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, bên cạnh việc
đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ, việc nuôi con nuôi quốc tế phải đảm bảo tôn
trọng các quyền cơ bản của trẻ em được quy định tại Công ước về quyền trẻ
em và các văn bản pháp lý khác.
Thứ hai, thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các nước ký kết để những
đảm bảo trên được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán

trẻ em. Như vậy, Công ước thiết lập cơ chế hợp tác giữa các nước thành viên
trong vấn đề nuôi con quốc tế. Các nước thành viên bắt buộc tuân thủ một cơ
chế chung về nuôi con nuôi quốc tế được quy định tại Công ước này. Đồng
thời, tại mục đích này, công ước tuyên bố rõ ràng việc đấu tranh, ngăn ngừa
nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích tốt nhất
của trẻ em khi trở thành con nuôi quốc tế.
Thứ ba, đảm bảo tại các nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi
được tiến hành theo Công ước. Đây là một trong những mục đích quan trọng
của công ước, ngoài việc “thúc đẩy” thực hiện việc nuôi con nuôi quốc tế,
Công ước còn “đảm bảo” việc công nhận giá trị pháp lý của việc nuôi con
nuôi theo quy định của Công ước.
* Phạm vi áp dụng Công ước
Phạm vi áp dụng của Công ước La Hay 1993 đã được quy định tại Điều
2 Công ước. Theo đó, Công ước được áp dụng khi một trẻ em thường trú ở
một nước ký kết (nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một nước ký kết
khác (nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở


19

nước nhận nhận làm con nuôi tại nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con
nuôi như vậy tại nước nhận hay nước gốc và Công ước chỉ áp dụng đối với
những trường hợp nuôi con nuôi tạo ra mối quan hệ cha, mẹ và con lâu dài.
Như vậy, trong phạm vi của Công ước, Công ước điều chỉnh các trường
hợp nuôi con nuôi mà người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi thường trú ở
các nước ký kết khác nhau, vì mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con bền
vững, lâu dài. Công ước không áp dụng đối với trường hợp trẻ em thường trú
ở một quốc gia thành viên và cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia không
phải là thành viên và ngược lại. Đồng thời, Công ước chỉ áp dụng đối với mối
quan hệ cha, mẹ và con được xác lập trên cơ sở tự nguyện, nghiêm túc, lâu dài

vì lợi ích của trẻ em được nhận nuôi.
* Những nguyên tắc cơ bản của của Công ước
Công ước quy định những nguyên tắc cơ bản về nuôi con nuôi, đây
được coi là những quy định bắt buộc, có giá trị ràng buộc chung đối với tất cả
các quốc gia thành viên. Quốc gia thành viên có nghĩa vụ nghiêm chỉnh và
tuyệt đối tuân thủ, pháp luật trong nước của các quốc gia thành viên không
được trái với những nguyên tắc cơ bản của Công ước này. Những nguyên tắc
của Công ước La Hay 1993 là:
- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em; mọi chính sách, pháp
luật đều phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em.
- Tôn trọng quyền ưu tiên đối với trẻ em là quyền được cha, mẹ đẻ
chăm sóc. Nếu vì một lý do nào đó mà trẻ em không được cha, mẹ đẻ chăm
sóc thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em và
xem xét tất cả những giải pháp khác nhau để trẻ em được chăm sóc, nuôi
dưỡng tại quốc gia của mình; nếu các giải pháp này không thực hiện được thì
có thể tìm kiếm giải pháp thay thế như nuôi con nuôi, giám hộ hoặc chăm sóc
ở trung tâm bảo trợ xã hội.


×