Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Benh rung chuyen NN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.82 KB, 5 trang )

BỆNH RUNG CHUYỂN NGHỀ NGHIỆP
(Rung cục bộ, tần số cao)
PGS. TS. Nguyễn Liễu
1/ Đại cương.
1.1- Một số khỏi niệm về rung.
Rung chuyển là dao động của 1 vật thể quanh điểm cân bằng. Nói cách
khác: rung chuyển là sự chuyển động qua 2 phía của 1 điểm cố định, đi đến giới
hạn cực đại (giới hạn I) dừng lại và lại đi đến giới hạn cực đại phía bên đối diện
(giới hạn II) và dừng lại.
Đa số rung chuyển không có biên độ và vận tốc cố định.
Giới hạn I
A
t
AGiới hạn II
Sơ đồ biểu diễn sự rung chuyển
1.2- Đặc trưng của rung: 3 đặc trưng chính:
- Độ rời (biên độ dao động): là quóng đường đi của chuyển động giữa
điểm nghỉ với điểm cực đại của chuyển động.
- Vận tốc: là độ rời trong 1 đơn vị thời gian.
- Gia tốc: là sự thay đổi của tốc độ theo đơn vị thời gian.
Cơ thể người có thể chịu đựng được các rung chuyển với biên độ, vận tốc
và gia tốc trong một thời gian cho phép. Như vậy giới hạn tối đa cho phép về
rung là giới hạn về biên độ vận tốc hay gia tốc ứng với tần số rung.
Quan hệ của các đại lượng trên được tính toán theo công thức:
V
V= 2πfx hay
X= 
2πf
+ V: vận tốc rung
+ f: tần số rung
+x: độ rời (hay biên độ)



1


1.3- Tiờu chuẩn rung:
Mức rung tối đa cho phép của các dụng cụ nơi tay cầm(quy định của Bộ y
tế năm 2002) theo bảng sau:
Tần số (Hz)
8 (5,6-11,2)
16 (11,2-22,4)
31,5 (22,4-45)
63 (45-90)
125 (90-180)
250 (180-355)
500 (355-700)
1000 (700-1400)

Vận tốc rung
2,8
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4

Hệ số hiệu đích (K0)
0,5
1

1
1
1
1
1
1

K0: là hệ số hiệu đính để để tính vận tốc rung hiệu đính (tổng vận tốc
rung). Vận tốc rung hiệu đính cho phép không quá 4cm/s trong 8 giờ
Vận tốc rung hiệu đính cho phép theo thời gian:
8 giờ: 4,0cm/s
4 giờ: 5,6cm/s
7 giờ: 4,2cm/s
3giờ: 6,5cm/s
6 giờ: 4,6cm/s
2 giờ: 8,0cm/s
5 giờ: 5,0cm/s
1giờ: 11,3cm/s
< 0,5 giờ: khụng quỏ 16cm/s.
1.4- Phõn loại rung chuyển:rung chuyển thường được phân loại theo tần số
-Rung chuyển tần số rất thấp (dưới 2 Hz)
Rung chuyển này gặp ở tầu thuỷ, máy bay, tàu hỏa, cưỡi súc vật...Rung
chuyển này thường tác động đến tiền đỡnh gõy nờn tỡnh trạng “say tàu xe”. Tuy
nhiên cũng có khả năng gây nên rối loạn mê đạo và thị giác, gây tỡnh trạng ảo
thị. Đây là loại rung chuyển toàn thân, là bệnh có tính chất nghề nghiệp.
- Rung chuyển tần số thấp (2-20Hz):
Rung chuyển này thường gặp trong rung xóc xe cộ, máy kéo, máy xúc, xe
ủi đất, máy bay trực thăng...nhiều tác giả cho rằng rung xóc này chỉ làm nặng
thêm các tổn thương cột sống có trước, chứ ít gây thương tổn trực tiếp và chỉ
gây hội chứng hoặc bệnh cú tớnh chất nghề nghiệp.

- Rung chuyển tần số cao (trờn 20Hz):
Đây là loại rung chuyển tần số cao, truyền vào cơ thể theo đường tay
(rung chuyển cục bộ) gây nên bệnh rung chuyển nghề nghiệp. Khi nói đến rung
chuyển nghề nghiệp là nói đến bệnh nghề nghiệp do rung chuyển cục bộ cú tần
số cao gõy ra.
2- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
2-1- Khỏi niệm về bệnh: các rung chuyển tần số cao (trên 20 Hz), truyền vào
cơ thể theo đường tay, gây những tổn thương cục bộ, đặc thù được xác định là
2


bệnh rung chuyển nghề nghiệp. Chớnh vỡ vậy người ta xác định đây là bệnh lý
gõy ra do rung chuyển cục bộ.
Bệnh rung chuyển cục bộ đó được nhà nước công nhận là một bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm.
2.2- Triệu chứng lõm sàng:
* Triệu chứng trên hệ thống xương, khớp
- Đau xương khớp: xuất hiện khi lao động hoặc đau lúc bắt đầu lao động
và sau đó ngừng đau, không bao giờ đau dữ dội.
- Hỡnh thỏi của khớp (khi quan sỏt) ngún tay, cổ tay, khuỷu, khụng cú gỡ
thay đổi rừ rệt
- Cử động khớp: bị rối loạn khá rừ khi gấp hoặc khi duỗi.
* Triệu chứng rối loạn vận mạch
Rối loạn vận mạch do rung chuyển cục bộ (cũn gọi là Raynaud nghề
nghiệp) bao giờ cũng cú. Đây là những rối loạn tuần hoàn mao mạch đầu chi
kèm theo rối loạn cảm giác bàn tay. Có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: thiếu mỏu cục bộ làm các ngón tay trắng bệch rồi xanh
nhợt. Cảm giác đầu ngón lạnh và tê cóng.
- Giai đoạn tiếp theo: đau và dấm dứt các ngón tay. Màu sắc ngón tay thay
đổi lúc đỏ, lúc tím, đau và nóng đôi khi mónh liệt. Cơn đau xuất hiện thường do

lạnh hoặc rung chuyển liên tục, thời gian lao động dài, co cơ, mệt mỏi quá sức...
Tỡnh trạng rối loạn vận mạch (Raynaud) không bao giờ dẫn đến hoại tử tổ
chức.
Nghiệm pháp lạnh thường dương tính. Nhiệt độ da vùng có rối loạn thấp
hơn nơi khác.
* Triệu chứng tổn thương cân cơ, thần kinh: các triệu chứng thường xuất hiện
sớm sau khi tiếp xúc 1-2 tháng. Các tổn thương này thường do rung tần số trờn
300Hz gõy ra.
Một số dấu hiệu cú thể gặp:
- Đau các ngón tay kiểu bỏng rát, tê cóng và dị cảm.
- Teo cơ ô mô cái hay ô mô út bàn tay. Ngoài ra có thể tổn thương cơ liên
cốt cà cơ cẳng tay khác.
2.3- Triệu chứng cận lõm sàng:
* X quang
- Khuyết xương: xuất hiện các hốc xương nhỏ chủ yếu ở xương cổ tay.
Các hốc xương này có hỡnh dỏng 1 vết sỏng, trũn, to bằng đầu gim trở lên, có
thể xuất hiện 1 hốc, nhưng thường có nhiều hốc trên cùng một xương hoặc nhiều
xương.
- Lồi xương, gai xương và dị vật trong khớp:
+ Các gai xương, lồi xương: chủ yếu thấy ở khớp khuỷu (ít gặp ở cổ
tay) xuất hiện như những tổ chức xương mới bám vào mỏm trên rũng rọc hay
mỏm trờn lồi cầu, cú khi hỡnh thành cỏc u xương thực sự do sự cốt hoá các tổ
chức gân cơ xung quanh khớp.
+ Dị vật: Có thể gặp trong khớp do các vỏ xương, sụn hay gai xương
hỡnh thành làm biến dạng mặt khớp.
- Sự biến đổi hỡnh dỏng và cấu trỳc của xương:
3


Sự biến đổi này hay gặp ở khuỷu tay: thấy đầu dưới xương cánh tay dầy

ra từng phần hay toàn bộ , bờ xương gồ ghề, cấu trúc biến đổi. Ngoài ra có thể
thấy tỡnh trạng thưa xương, dày cốt mạc.
* Đo cảm nhận rung:
Đo cảm nhận rung vùng tiếp xúc ở bàn tay thấy thường giảm sớm và khá
rừ rệt so với bờn tay đối diện. Đây là 1 kỹ thuật có thể phát hiện sớm các tổn
thương do rung chuyển cục bộ.
* Soi mao mạch:
Soi mao mạch là phương pháp được sử dụng rộng rói và cú giỏ trị trong
việc xỏc định tổn thương do rung chuyển cục bộ gây ra.
Hỡnh ảnh thường thấy là co thắt hoặc mất trương lực mao mạch ở dưới
nếp gấp móng tay. Ngoài ra số lượng mao mạch đầu ngón tay cũng giảm rừ.
* Đo nhiệt độ da:
Đo nhiệt độ da ở các ngón tay ở phía lũng và lưng các ngón tay cả 2 bàn
tay để so sánh. Bên tay bị tổn thương do rung chuyển thỡ nhiệt độ giảm hơn so
với bên bỡnh thường. Sự chênh lệch này trên 20C thỡ cú giỏ trị.
* Nghiệm phỏp lạnh:
Nghiệm pháp này có giá trị chẩn đoán tốt đối với tổn thương do rung cục bộ.
Nghiệm pháp dương tính
2.4- Chẩn đoán: để xác định được bệnh rung chuyển nghề nghiệp phải dựa
vào:
* Yếu tố tiếp xỳc nghề nghiệp:
Là những người có công việc tiếp xúc với rung tần số cao: như sử dụng
các dụng cụ rung cầm tay: mài, khoan, tiện...
- Hỡnh ảnh X quang: cỏc tổn thương như: hư khớp khuỷu, khớp cổ tay và
hoại tử xương cổ tay.
- Nghiệm pháp lạnh: dương tính
- Soi mao mạch: thấy co hoặc mất trương lực mao mạch ở nếp gấp móng
tay.
- Giảm cảm nhận rung.
2.5- Điều trị bệnh rung chuyển nghề nghiệp

- Điều trị đối với các tổn thương do rung chuyển gây ra gặp nhiều khó
khăn, nhất là các tổn thương xương khớp.
- Điều trị những rối loạn mao mạch: sử dụng các thuốc gión mạch, axid
nicotinic, vật lý trị liệu như: xoa bóp, chiếu tia cực tím...
2.6- Phũng ngừa Bệnh rung chuyển nghề nghiệp:
- Biện phỏp kỹ thuật:
+ Cỏc thiết bị rung cần giảm trọng lượng.
+ Cố gắng làm giảm rung ngay ở nguồn rung.
+ Cải tiến các thiết bị sử dụng cho phù hợp để làm sao giảm khả năng
gây tổn thương.
- Biện phỏp cỏ nhõn:
4


+ Khi sử dụng thiết bị rung phải đeo găng tay lót cao su, đệm mút hay
bông để giảm rung.
+ Về mùa rét phải mặc ấm, sau ca lao động nên gâm bàn tay vào nước
ấm và tích cực vận động xoa bóp.
- Biện phỏp y tế
+ Tuyển chọn cụng nhõn tiếp xỳc với rung cục bộ :
. Trên 18 tuổi (đó liền sụn nối) và dưới 40 tuổi (để chưa tăng quá
trỡnh thoỏi húa khớp)
. Không bị bệnh tim mạch, thần kinh cơ, bệnh nội tiết, máu...
. Không có bệnh xương khớp.
+ Tổ chức khám định kỳ hàng năm để phát hiện những trường hợp bị
bệnh để chuyển đổi công việc cho hợp lý (cú chụp Xquang khớp cổ tay, khuỷu).
- Biện phỏp tổ chức lao động:
+ Khi tiếp xỳc rung liờn tục, khụng nờn làm việc quỏ 5 giờ
+ Nếu tiếp xỳc rung liờn tục, khụng nờn làm việc quỏ 3 giờ
+Tuổi nghề: không nên làm việc tiếp xúc với rung quá 10 năm và tuổi

đời nên dưới 50 tuổi.

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×