Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thi kế toán Trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.4 KB, 9 trang )

PHẦN 1: Công việc của kế toán trường học cần phải làm gì?
o
1. Khái niệm:
o
2. Nhiệm vụ chung của kế toán trường học:
o
3. Kế toán chi tiết các phần hành trong kế toán trường học.

3.1. Kế toán tiền và vật tư:

3.2. Kế toán tài sản cố định:

3.3. Kế toán các khoản thu:

3.4. Kế toán các khoản chi:

3.5. Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm:

3.6. Kế toán các nguồn kinh phí:

3.7. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển các nghiệp vụ, lên sổ sách và báo cáo tài chính:
o
Kết luận:
1. Khái niệm:

Kế toán là ngành nghề mà hầu như lĩnh vực nào cũng phải cần đến, không chỉ ở những doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ cần những kế toán mà ngay cả những trường học
cũng cần có những người kế toán để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.

Kế toán trường học là bộ phận tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức,
quản lý trong công tác Tài chính – Kế toán theo chế độ Nhà nước ban hành.



 Kế toán trường học là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào việc hạch toán các nghiệp
vụ liên quan đến các hoạt động thu – chi ngân sách, nhận rút dự toán.
2. Nhiệm vụ chung của kế toán trường học:
1- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực
và chế độ kế toán.
– Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản
lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về
tài chính kế toán
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính của trường học
– Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
– Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật
– Tham gia các hội đồng: thi đua khen thưởng, xét học bổng,…và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong
nhà trường

Theo dõi, phối hợp, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán của các đơn vị trong Trường.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác được nhà trường giao.
3. Công việc của kế toán trường học là gì?

Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phân nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp

Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh

Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết

Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo

thuế khối văn phòng trường, lập quyết toán văn phòng cơ quan

Theo dõi công nợ khối văn phòng, quản lý tổng quát công nợ toàn cơ quan. Xác định và đề xuất
lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn cơ quan

Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết

Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán

Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở

Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu

Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu

Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo
yêu cầu của phụ trách văn phòng kế toán tài vụ

Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến ….
1


** Sau khi các bạn tìm hiểu sâu về nhiệm vụ kế toán trường học thì sau đây Trung tâm gia sư kế toán
trưởng chia sẻ đến các bạn kế toán viên đang làm việc tại trường học một số câu hỏi tình huống liên quan
như sau:
Câu hỏi: Tôi là kế toán, nhân viên hành chính (thư viện, văn phòng, văn thư) trong các trường học. Với
đặc thù công việc như vậy, chúng tôi có được hưởng phụ cấp công vụ không?
Trung tâm giải đáp :
Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức và theo thư bạn viết, các kế toán của trường học được gọi là
viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đối chiếu với quy định trên và các Điều 1, 2, 3 Nghị định

34/2012/NĐ-CP trường hợp của các bạn không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ.
Câu hỏi: Thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với dịch vụ trường học như thế nào?
Trả lời:
Theo luật giá trị gia tăng thì trong đối tượng không chịu thuế bao gồm có:
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.
quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng
cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài
theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
3. Kế toán chi tiết các phần hành trong kế toán trường học.
3.1. Kế toán tiền và vật tư:
Phản ánh tình hình giao nhận dự toán thu, chi ngân sách Nhà Nước. Tình hình tăng giảm vật tư và các
cách xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.
3.2. Kế toán tài sản cố định:
Hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định:
– Mở sổ chi tiết theo dõi TSCĐ, mua sắm, được cấp trên cấp
– Tính hao mòn TSCĐ, thanh lý, nhượng bán TSCĐ….
3.3. Kế toán các khoản thu:
Các khoản thu của hoạt động thường xuyên như: học phí của học sinh, kinh phí xây dựng
3.4. Kế toán các khoản chi:
Phải trả nhà cung cấp về thiết bị vật tư trường học, phải trả học sinh và các đối tượng khác, chi cho hoạt
động thường xuyên
3.5. Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm:
Hàng tháng tính lương cho giáo viên, trích lương để đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN… và chi
lương
3.6. Kế toán các nguồn kinh phí:
Hạch toán nghiệp vụ nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp: Nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh
phí dự án…
3.7. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển các nghiệp vụ, lên sổ sách và báo cáo tài chính:

Thực hiện các bút toán để xử lý các loại dự toán, các nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối
niên độ kế toán
Kết luận:
Công việc của kế toán trong trường học là phải căn cứ vào tình hình thu, chi thường xuyên và các khoản
phát sinh thực tế trong năm kế toán. Phải tổng hợp và khái quát được toàn bộ tình hình kinh tế tài chính
trong năm. Để lập thuyết minh dự toán cho năm tài chính tiếp theo.
Khóa học kế toán hành chính có thu
PHẦN 2: Kế toán nên lưu ý những vấn đề quan trọng về hóa đơn
Kế toán nên lưu ý những vấn đề quan trọng về hóa đơn. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý về hóa
đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra mà các bạn kế toán cần nắm rõ khi thực hiện các nghiệp vụ về hóa đơn
chứng từ.

2


Ảnh minh họa
1. Đối với hóa đơn đầu vào
– Các quy định về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ
Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh
toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Cần lưu ý:
Kế toán nên lưu ý những vấn đề quan trọng về hóa đơn
+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày:
Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá
trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng.
Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá
20 triệu đồng hay không.
+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:
Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể
cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và
khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung

cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa
đơn mua vào.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng:
Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên có nghĩa là phải
chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp,
3


do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không
mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
+ Thời điểm thanh toán:
Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền
thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời
hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được
khấu trừ.
+ Phương thức thanh toán bù trừ:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ) mua vào với giá trị
hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ
mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ
thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Kế toán nên lưu ý những vấn đề quan trọng về hóa đơn
– Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định
Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển
hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia
tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu
có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.
– Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán
Hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch
toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

– Các hóa đơn thuê văn phòng

Một số doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ của các cá nhân không phát hành hóa đơn giá trị gia
tăng, do vậy phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp
các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia
tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có
phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ. Loại thuế này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán.
– Hóa đơn đối với dự án
Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì
sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự
án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.
– Các hóa đơn bị mất thì phải làm thế nào?
Hóa đơn GTGT bị mất phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn,
gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số
39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính), tiến hành nộp phạt theo quy định- thì mới được coi là hợp lệ và được
khấu trừ thuế GTGT.
2. Đối với hóa đơn đầu ra
– Viết nội dung trên hóa đơn
Cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên
một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ
4


được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ
vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là
10%.
– Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không
Phải rà soát lại toàn bộ hóa đơn xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào, nếu bỏ sót thì
ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.
– Các sản phẩm sử dụng nội bộ phải xuất hóa đơn

Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của
mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng. Đăc
biệt cần thống kê khoản này và xuất hóa đơn bổ sung nếu chưa xuất tránh bị phát hiện lúc quyết toán sẽ bị
phạt và cộng lãi phạt.
Kế toán nên lưu ý những vấn đề quan trọng về hóa đơn
Phần 3: Cách tính lương giáo viên, hệ số lương, bảng lương, Mầm non, giáo viên Tiểu học, giáo viên
THCS, giáo viên THPT, giáo viên Đại học, giáo viên Trung cấp
Cách tính lương giáo viên Mầm non, Cách tính lương giáo viên Tiểu học, Cách tính lương giáo
viên THCS, Cách tính lương giáo viên THPT, Cách tính lương giáo viên Đại học, Cách tính
lương giáo viên Trung cấp
Tôi là giáo viên có hệ số lương: 489+7%pcvk..Do được nâng ngạch chuyển xếp lương :498+0.25 hệ số
chênh lệch bảo lưu
Luât sư giúp tôi cách tính lương theo các hệ số lương đã nêu trên.Nếu thiệt thòi tiền lương do nâng
ngạch thì phương hướng giải quyết như thế nào.Trân trọng cảm ơn
Chú ý :tính cả phụ cấp đưng lớp và phụ cấp thâm niên
Trả lời:
Khi nào bạn đủ thâm niên 3 năm kể từ khi nâng ngạch, bạn sẽ được hưởng thêm phụ cấp thâm niên
vượt khung là 5% x 4,98. Từ năm thứ 4 trử đi, mỗi năm bạn được hưởng thêm 1%.
Còn phụ cấp bảo lưu 0,25 bạn được hưởng trong suốt thời gian bạn hưởng lương ở ngạch viên chức
loại A1 (cho đến khi nghỉ hưu). Chỉ khi nào bạn tiếp tục được nâng ngạch lên viên chức loại A2 thì mới
thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu này.
bạn tham khảo tìm đọc Thông tư liên tịch số68/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLĐTBXH rồi, trong
văn bản không nhắc đến hệ số chênh lệch bảo lưu vì nó là một phần của hệ số lương theo ngạch, bậc
(hay còn gọi là mức lương hiện hưởng) nên văn bản không nhắc đến nó nữa thôi. Chứ không phải
không nhắc đến là không được tính đâu.
Nếu anh chưa thấy trong lương tạm tính của anh không có khoản này, anh cứ mạnh dạn trao đổi với kế
toán nhà trường xem nhé. Vì trường hợp nâng ngạch có hệ số chênh lệch bảo lưu như của anh hiếm xảy
ra nên có thể kế toán làm lương ở đơn vị anh chưa rõ cách tính cũng là điều dễ thông cảm. Vì vậy cần
có sự trao đổi để đi đến thống nhất chân lý, thực hiện đúng theo chế độ Nhà nước là điều nên làm.
Theo qui định hiện hành, mỗi một năm các thày cô giáo được nghỉ hè 3 tháng bằng 91 ngày cộng với

các qui định chung như 12 ngày nghỉ phép, 10 ngày nghỉ tết, lễ... Trong số 9 tháng học, mỗi tháng học
sinh nghỉ 8 ngày thứ 7 và chủ nhật (8 x 9 = 72 ngày).
Như vậy chỉ tính sơ bộ, mỗi năm các thày cô nghỉ khoảng 185 ngày (91 + 12 + 10 + 72). Tuy nhiên,
con số này còn thấp hơn rất nhiều so với thực tế bởi hàng loạt những ngày nghỉ và các qui định cụ thể
khác. Ví dụ như thực tế, học sinh Hà Nội được nghỉ tết âm lịch năm 2012 là 11 ngày (từ 19/1 – 29/1).
Thậm chí, có trường tổ chức đại hội công đoàn cũng cho các em nghỉ học.

5


Tóm lại trong một năm có 365 ngày, nếu tính thời gian trực tiếp đứng lớp của các thày cô giáo có lẽ
không quá 160 ngày/năm và nếu qui thời gian theo Luật lao động 8 giờ/ngày, con số này còn thấp hơn
nữa.
1.Nội dung thông tư liên tịch số 80/TTLT –BNV- BTC.
Thông tư liên tịch số 80 /2005 TTLT _BNV –BTC ngày 10 /8 /2005 của Bộ Nội vụ –Bộ Tài
chính về việc chuyển xếp lương một số ngạch công chức có trình độ cao đẳng phù hợp với chuyên môn
đang làm.
Giáo viên Mần Non chính : Mã ngạch :15a.206 ( Thuộc loại viên chức Ao);
Ví dụ : Bà Nguyễn Thị A có trình độ cao đẳng mần non trước 31/12/2006 bậc lương hiện hưởng theo
NĐ :204 /NĐ-CP ( viên chức loại B) là bậc3 ; hệ số lương 2,06. Thời điểm nâng lương : 2; hệ số lương
2,41 ( viên chức loại Ao ) ; Thời điểm hưởng :01/07/2005 ;Thời điểm tính nâng bậc lần sau :
01/04/2004.
b, Giáo viên Tiểu học có trình độ cao đẳng Tiểu học được xếp vào ngạch Giáo viên Tiểu học chính ;
Mã ngạch : 15a.204 ( Thuộc loại viên chức Ao ) ;
Ví dụ Ông Nguyễn Văn A có bậc lương hưởng theo NĐ :204 NĐ - CP ( Bảng lương B ) là bậc 2 ;hệ số
lương 2,06.Thời điểm nâng lương :01/10/2004 sau khi chuyển xếp theo thông tư 80 được hưởng bậc
lương:1 ; hệ số 2,10 ( Viên chức Ao ) ;Thời điểm hưởng : 01/7/2005 ; thời điểm tính bậc lương lần sau
01/10 /2004 .
2.Nôi dung Thông tư liên tịch số 81?TTLT –BNV- BTC .
Thông tư liên tịch số 81 /2005 /TTLT –BNV –BTC ngày 10 /8/2005 của Bộ Nội vụ –Bộ Tài chính

về việc hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công
chức, viên chức mới được bổ sung hoặc thay đổi về phân loại công chức thuộc ngành Giao dục và
Đào tạo:
a, Giáo viên có trình độ đại học ( Thuộc viên chức A1)
- Giáoviên Mầm Non cao cấp, mã ngạch 15a.205 .
Giáo viên Tiểu học có trình độ đại học được xếp vào ngạch giáo viên tiểu học cao cấp, mã ngạch :
15a.203.
Giáo viên THCS có trình độ đại học được xếp vào ngạch giáo viên THCS chính

ngạch :15a.201
b,Giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn .
- Giáo viên đang giảng dạy bậc trung học cơ sở có trình độ dưới cao đẳng được xếp vào ngạch 15c.
-Giáo viên đang giảng dạy mân non có ttrình độ dưới trung câp được xếp vào ngạch giáo viên mần
non chưc đạt chuẩn (Viên chức loại C ), mã ngạch 15c,210.
-Đối với giáo viên Tiểu học chưa đạt trình độ trung cấp được xếp vào ngạch giáo viên tiểu học chưa
đạt chuẩn ( viên chức loại B ) mã ngạch 15c.209 .
c, giáo viên THCS có trình độ cao đẳng ( viên chức loại Ao ) : được xếp vào mã ngạch là :
15a.202 ( chỉ chuyển đổi tên ngạch ).
·

III. Một số lưu ý trong quá trình chuyển xếp.
Đối với giáo viên chuyển xếp lại ngạch, bậc mới thì căn cứ vào hệ số lương cũ xếp vào bậc lương có
hệ số cao hơn gần nhất trong ngạch lương mới.
VD:
Viên chức loại Ao
2 ( giáo viên THCS
( 15a.202
),GV
TH
chính( 15a.204)

GVMN
chính
( 15a.206) có trình độ
cao đẳng phù hợp với
chuyên môn đang làm )2.10
hệ số lương

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

6


3 Viên chức loai B ( GV
THCS ) 15c,208 ),TH
( 15,114 ) ,MN ( 15,115)
có TĐ trung cấp phù
hợp với CM đang làm
và GVTH chưa đạt

chuẩn ( Chưa đạt TĐ
trung cấp )
Hệ số lương
1.86

·

·

-

·

2.06

2,26

2.46

2,66

2,86

3,06

3,26

Thời gian được hưởng mã ngạch mới đối với giáo viên nâng lương sau ngày10/07/2005 thời
gian được hưởng mã ngạch, bậc lương mới theo thời gian nâng bậc lưương thường xuyên.
Ví dụ : Bà Nguyễn Thị C có bằng cao đẳng Mần Non bậc lương hiện hưởng theo NĐ: 204 NĐ - CP

( viên chức loại B ) là bậc 3; hệ số lương : 2,26. thời điểm nâng lương : 01/10 /2005. sau khi chuyển
xếp theo thông tư 81 đựơc hưởng bậc lương: 2; hệ số lương: 2,41. ( viên chứcAo ); Thời điểm hưởng :
01/10/2005 ; thời điểm tính nâng bậc lương lần sau: 01/10/2005 .
Đối với giáo viên có chênh lệch chuyển xếp hơn 1 bậc so với bậc lương cũ thì thời điểm nâng
bậc lương tiếp theo được tính từ 1/07/2005.
-Giáo viên mần non,Tiểu học chuyển xếp từ viên chức loại B sang viên chức loại Ao chênh lệch theo
lương cũ 0,20.
Giáo viên Mân Non, tiểu học chuyển xếp từ viên chức loại Ao sang viên chức loại A1 chênh lệch theo
lương cũ: 0,31.
Ví dụ: Đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp sau ngày 1//7/2005 và trước ngày 31/12/2005 thời gian
được hưởng bậc lương mới tính từ ngày 01/05/2006
cách tính lương
Đối với giáo viên.
Ví dụ1: Giáo viên MN ( 15a. 206 ) hệ số lương 2,10 phụ cấp khu vực 0,5 và thuộc xã vùng 3 đang
hưởng phụ cấp thu hút.
- Hệ số lương chính :
2,10 x 250.000
= 945.000,đồng
-Phụ cấp ưu đãi
: ( 2,10 x 70%) x730.000
= 1.073.100,đồng
- Phụ cấp thu hút ( 2,10 x 70% ) x 730
= 1.073.100,đồng
-Phụ cấp khu vực :
0,5 x 730.000
=365.000,đồng
Tổng cộng
:
=3.456.200đồng
Trừ BHXH,BHYT 6% : (( 2,10 + 0,5) x 6% ) x 730.000

= 113.880,đồng
Tổng lĩnh:
3.456.200 – 113.880 =3.342.320,đồng
Ví dụ 2: GVTHCS ( 15a.202) hệ số lương 2,41, phụ cấp khu vực 0,5
Hệ số lương chính : 2,41x 730.000 = 1.759,300 đồng
phụ câp ưu đãi
: ( 2,41 x 35%) x 730.000 = 615.755,đồng
- Phụ cấp khu vực : 0,5 x 730.000 = 365.000,đồng
Cộng
2.740.055,đồng
Trừ BHXH,BHYT 6% :
(( 2,41+ 0.5) x 6% ) x730.000 = 127.458,đồng
Tổng lĩnh : 2.740.055 – 127.458= 2.612.597,đồng
Đối với CBQL
ví dụ : Cán bộ quản lí THCS chính(15a.201) hệ số lương 3.0, phụ cấp khu vực 0,5, phụ cấp chức vụ
0,35
- Hệ số lương chính
3.0 x730.000
= 2.190.000,đồng
-Hệ số chức vụ:
0,35 x730,000
= 255.500,đồng
-phụ cấp ưu đãi : ( 3.0+ 0,35) x 35% x730.000
= 855.925,đồng
-Phụ cấp khu vực : 0,5 x730.000
= 365.000,đồng
Cộng :
= 3.666.425,đồng
Trừ BHXH,BHYT 6% ( 3.0 + 0,5 + 0,35 ) x6% ) x730.000 =168.630,đồng
Tổng lĩnh : 3.666.425 – 168.630 =3.497.795,đồng

7


Lưu ý : Phụ cấp trách nhiệm được tính PCTN x 730.000 =? và cộng trực tiếp vào lương không trừ
BH
nâng bậc lương thường xuyên
*Công chức thuộc viên chức loại C,B nhân viên phục vụ,bảo vệ,thời gian nâng bậc lương tiếp theo là
2 năm.
*Công chức thuộc viên chức loại Ao ,A1 thời gian nâng bậc lương tiếp theo là 3 năm.
* Thời điểm nộp danh sách để nghị nâng lương,QĐ nâng bậc cũ hoặc QĐ mới xét hết tập sự và biên
bản họp xét nộp về phòng, dự kiến chia thành 2 đợt :
- Giáo viên được nâng bậc lương từ thàng 1- tháng 6 hàng năm.thời điểm nộp về phòng trước
tháng31/3 .
-Giáo viên được nâng bậc lương tính từ tháng 7 –tháng 12 hàng năm.Thời điểm nộp về phòng trước
ngày 30 /9 .

Quy định về ngạch bậc lương giáo viên, công chức
Tôi hiện là giáo viên trường THCS Kim Tân, địa chỉ xã Kim Tân-Kim Thành-Hải Dương. Tôi tốt
nghiệp cao đẳng sư phạm, vào ngành tháng 8/2006, đóng bảo hiểm từ tháng 9/2006, tôi thi viên chức
vào tháng 10/2006 và được chính thức công nhận kết quả vào ngày 1/12/2006, mã ngạch viên chức
15A.202, hưởng lương bậc 1, hệ số 2,41; thử việc 12 tháng, hưởng 85% lương. Từ 1/12/2007 tôi được
hưởng lương 100%. Từ 1/12/2010 tôi được hưởng lương bậc 2, hệ số 2,41. Tôi được đi học nâng chuẩn
và có bằng đại học, tháng 9/2012 tôi có bằng và được xét chuyển ngạch viên chức (hay chuyển loại
viên gì đó).
Vậy tôi xin hỏi, trường hợp của tôi khi chuyển sang ngạch đại học mới thì hệ số lương tôi được hưởng
là bao nhiêu, lương bậc mấy của đại học, và lần nâng lương tiếp theo là bao giờ? Tôi có thể tìm
hiểu vấn đề này qua nội dung văn bản pháp luật nào của nhà nước? Tôi băn khoăn trường hợp của
tôi không biết có được hưởng lương tương đương bậc 2 của Đại học không, và 1/12/2013 tới đây tôi có
được lên lương bậc 3 đại học không? Vì nếu tôi không được sang ngang và lại quay trở lại tính từ đầu
thì phải đến năm 2016 tôi mới được nâng lên bậc 3 đại học. Xin trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm

ơn!
Trả lời:
Chào bạn,
Căn cứ vào các quy định pháp luật sau:
1. Điểm a mục 4 chương III Thông tư số 79/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 10/08/2005 hướng dẫn
chuyển tiếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được
chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ quan và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan
nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì trường hợp khi nâng ngạch mà chưa hưởng phụ cấp
thâm niên ở ngạch cũ (ngạch đang giữ trước khi nâng ngạch), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở
ngạch cũ chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch được bổ nhiệm (khi nâng
ngạch).
Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính như sau:
- Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở
ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ
ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ở ngạch
cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang ở ngạch cũ (riêng trường hợp có ngày xếp hệ số
lương đang hưởng ở ngạch cũ trước ngày 01/10/2004 mà tại thời điểm ngày 01/10/2004 có hệ số lương
cũ ở ngạch cũ thấp hơn hệ số lương cũ ở ngạch được bổ nhiệm, khi tính chuyển xếp sang lương mới có
hệ số lương mới ở ngạch cũ cao hơn hệ số lương mới ở ngạch được bổ nhiệm, thì thời gian xét nâng
bậc lương ở lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính kể từ ngày 01/10/2004.
Ví dụ: Bảng 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ
8


đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước thì viên chức loại A0: bậc 1, hệ số lương
2.10; bậc 2, hệ số lương 2.41; viên chức loại A1: bậc 1, hệ số lương 2.34; bậc 2, hệ số lương 2.67.
Từ quy định trên, trường hợp bạn được hưởng lương bậc 2, hệ số lương 2.41 từ ngày 01/12/2010. Như
vậy, khi chuyển sang ngạch Đại học (viên chức loại A1) thì bậc, hệ số lương, lần nâng lương tiếp theo
của bạn là:

a. Bạn đang hưởng lương ở loại A0: bậc 2, hệ số lương 2.41 mà chuyển lên loại A1 thì hệ số lương
bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch được bổ nhiệm là bậc 2, hệ sơ lương 2.67.
b. Vì chênh lệch giữa hệ số lương mới và cũ (2.67-2.41=0.26) nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 hệ số lương
liền kề ngạch cũ (2.41-2.10=0.31) nên lần nâng lương tiếp theo tính từ ngày xếp hệ số lương đang
hưởng ở ngạch cũ là 01/12/2010. Theo đó, sau đủ 36 tháng (không tính năm không hoàn thành nhiệm
vụ được giao hoặc bị kỷ luật) bạn sẽ được nâng lương tiếp theo, tức là ngày 01/12/2013.
2. Điểm a mục 10 chương III Thông tư số 79/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 10/08/2005 hướng
dẫn chuyển tiếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp
được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ quan và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ
quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì trình độ đại học xếp vào ngạch chuyên viên
loại A1; trình độ cao đẳng xếp vào ngạch viên chức loại A0. Tính từ bậc 1, đối với loại A1, A0 thì cứ
đủ 36 tháng (không tính năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật) thì được nâng một
bậc.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×