Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIÁO ÁN TIỂU HỌC KNS LOP 5 bai 4 5 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.58 KB, 14 trang )

THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
Bài 4: KĨ NĂNG THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM VỚI BẠN.
(Tiết 1 + Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được trách nhiệm là gì và tầm quan trọng của việc thể hiện trách
nhiệm đối với bạn.
- HS hiểu được một số yêu cầu cần thiết khi thể hiện trách nhiệm với bạn.
- HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để thể hiện trách nhiệm với bạn bè qua
các tình huống cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giấy màu, giấy A4, thước kẻ, kéo, bút màu, hồ dán, bút chì, bút mực.
2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Ổn định:
2. KTBC:
+ Thế nào là KN chấp nhận người khác?
+ Nêu các thông điệp để giúp em phát
triển kĩ năng này ?
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Hoạt động 1: Trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS biết được một số yêu cầu
cần thiết khi thể hiện trách nhiệm với bạn.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS viết nhanh 3 điều cần
thiết để thể hiện trách nhiệm đối với bạn
bè.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi. GV phát


cho mỗi HS một tờ giấy A4.
- Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT, GV
có thể hỏi 1 số câu hỏi, ví dụ:
+ Có bao giờ em quên thực hiện một

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Hát.
- HS trả lời

- HS viết theo yêu cầu của BT, sau đó
chia sẻ với bạn cùng bàn những điều
mình đã ghi ra.


trong 3 điều trên chưa ?
+ Tại sao em lại quên thực hiện điều đó?
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ
thông tin của mình trước lớp.
- Tuyên dương sự mạnh dạn, tự tin và kĩ
năng đánh giá bản thân… của các em.
* Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ phản hồi.
* Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng
của việc thể hiện trách nhiệm với bạn.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 2 HS đọc to câu ca dao.
- HS suy nghĩ trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Em có thất hứa với bạn bè lần nào
không? Nếu có em cảm thấy như thế nào?
+ Em cảm thấy ra sao khi thực hiện lời
hứa với bạn?

+ Khi bạn thất hứa với em, em cảm thấy
như thế nào?
+ Em có nên thông cảm khi bạn thất hứa
với mình không?
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ
nhận định của mình trước lớp.
=>Cho HS giải thích ý nghĩa của câu ca
dao.
- GV chốt ý: Mọi người chúng ta ăn nói
phải chín chắn, phải có ý thức, có trách
nhiệm trước lời nói của mình, phải biết
lấy chữ tín làm đầu, không được hứa
suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện
đúng điều đã nói và đã hứa.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
* Mục tiêu: HS biết nêu cách ứng xử giải
quyết tình huống phù hợp thể hiện trách
nhiệm với bạn bè.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp,
lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ
tình huống và đề xuất phương án xử lí

- HS hoàn thành vào giấy A4, 1 số HS
chia sẻ thông tin về bản thân trước lớp.

- 2 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS lần lượt chia sẻ nhận định của
mình.


- Trả lời.
- HS lắng nghe.

- HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải
quyết.


cho tình huống GV đưa ra:
+ Tại sao khi nhận bài kiểm tra môn
Toán, Quỳnh lặng lẽ cất bài kiểm tra
vào ?
+ Thái độ của Hoa lúc đó như thế nào ?
+ Nếu em là Hoa, em sẽ ứng xử như thế
nào ?
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý
kiến mình trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra
được hướng giải quyết phù hợp, hay.
- GV phân tích và chốt ý: Thể hiện trách
nhiệm với bạn không chỉ là dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi
đôi với làm.Thể hiện trách nhiệm còn là
sự quan tâm đối với bạn bè ,sẵn sàng
giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
* Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm.
* Mục tiêu: HS biết thế nào là trách
nhiệm và các yêu cầu cần có để thành một
con người có trách nhiệm.
* Chuẩn bị:giấy màu, giấy trắng, thước
kẻ, kéo, bút màu,hồ dán, bút chì, bút mực.

* Cách tiến hành:
- HS tự tay thiết kế một tấm thiệp thật đẹp
dựa trên khung nền có sẵn.
- HS viết vào tấm thiệp những lời em
muốn gửi đến bạn mình( lời cảm ơn/ lời
xin lỗi/ lời chúc mừng/ lời khuyên/…).
- Gửi đến người bạn mà mình muốn tặng.
- Gọi HS trình bày tấm thiệp của mình và
nói người mà em muốn tặng. Tuyên
dương sự mạnh dạn, tự tin của các em.
- Gọi HS đọc ghi nhớ (Phần tô vàng)
+ GV chốt ý: Là bạn bè thì chúng ta phải
tin tưởng lẫn nhau. Luôn sẵn sàng giúp
đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

+ Bài kiểm tra bị điểm kém.

+ Hoa chỉ biết im lặng.
- Dự kiến 1 số phương án :
+ Sẽ an ủi, động viên bạn.
+ Để bạn tự mở lòng với mình .…

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS thực hành.

Tiết 2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.



* Hoạt động 5: Rèn luyện.
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn đúng một số
việc làm cụ thể thể hiện tinh thần trách
nhiệm.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
+ Các hành động nào sau đây thể hiện em
là người có lòng tự trọng ? Tại sao ?
+ Vẽ mặt cười vào hành động đúng, mặt
buồn ở hành động sai.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên chốt ý : Chọn ý : 2, 4, 5
* Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng.
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn những suy
nghĩ phù hợp để giúp định hướng cho
hành vi thể hiện tinh thần trách nhiệm với
bạn, tránh làm tổn thương người khác.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
- Tổ chức hoạt động nhóm 4 : Yêu cầu
các nhóm đọc yêu cầu của bài tập và thực
hiện.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động 7:
* Mục tiêu: HS thực hiện hành động thể
hiện trách nhiệm với bạn thân của mình.
* Cách tiến hành:
- Chuẩn bị: Khuyến khích mỗi HS chuẩn
bị một cuốn nhỏ “Kỉ niệm học trò”.
- Nhắc nhở các em thường xuyên thể hiện

trách nhiệm đối với người bạn thân bằng
lời nói hoặc viết ra giấy.
- Ghi chép lại những kỉ niệm đáng nhớ
vào cuốn nhật kí em đã chuẩn bị.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Thế nào là trách nhiệm ?
+ Nêu các hành vi cụ thể để thể hiện trách
nhiệm đối với bạn.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở các em

- Đọc to, nêu yêu cầu.
- HS trả lời. Giải thích.

- Lắng nghe.

- Đọc to, nêu yêu cầu.
- Hoạt động theo nhóm cùng nhau thực
hiện để giúp đỡ bạn.

- HS lắng nghe để thực hiện.

- Trả lời.


thường xuyên tôi rèn lòng tự trọng.
- Lắng nghe. Thực hiện.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng
tiếp khách đên nhà.

THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG

Bài 5: KĨ NĂNG TIẾP KHÁCH ĐẾN NHÀ
(Tiết 1 + Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được tầm quan trọng của kĩ năng tiếp khách đến nhà.
- HS hiểu được một số yêu cầu cơ bản trong giao tiếp khi khách đến nhà.
- HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để trở nên lịch sự, lễ phép khi tiếp
khách đến nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giấy A4, phiếu BT, màu vẽ.
2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời:
+ Trách nhiệm là gì?
- 2 HS trả lời.
+ Việc thể hiện trách nhiệm với bạn bè có
tầm quan trọng như thế nào ?
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Hoạt động 1: Trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS biết liệt kê một số hành
động, cử chỉ, lời nói thể hiện sự lễ phép

đối với người lớn.


* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to mẩu chuyện trang 21
sách Thực hành Kĩ năng sống 5, lớp theo
dõi.
+ Trong lúc bố trò chuyện với các chú,
Hưng làm gì ?
+ Khi bưng nước ra mời khách thái độ
của Hưng như thế nào ?
+ Theo em, Hưng đáng khen ở điểm nào ?

- HS đọc, lớp theo dõi.
+ Hưng nhanh nhảu xuống bếp pha nước
cho khách.
+ Rất lễ phép.

+ Khi có khách đến nhà bạn Hưng cư xử
rất lễ phép, lấy nước mời khách.
+ Bài học em rút ra được qua mẩu chuyện - Mẩu chuyện nhắc nhở chúng ta phải
đó ?
giao tiếp, ứng xử lễ phép khi có khách
đến nhà.
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ
thông tin của mình trước lớp.
- Tuyên dương sự mạnh dạn, tự tin chia
sẻ ý kiến của các em.
- GV chốt ý: Khi có khách tới nhà chơi, - Lắng nghe.
chúng ta cần phải cư xử lễ phép đối với

khách, có như vậy chúng ta mới là một
đứa trẻ ngoan.
* Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ phản hồi.
* Mục tiêu: HS biết nhận diện từ ngữ giao
tiếp phù hợp từng đối tượng.
* Cách tiến hành:
- 2 HS đọc, cả lớp thực hiện yêu cầu.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi.
- Cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu
BT, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi, ví
dụ:
+ Em hãy nêu một số hành động thể hiện + Gọi dạ, bảo vâng, đưa hai tay khi nhận
quà của người lớn,...
sự lễ phép.
+ HS trao đổi theo nhóm và ghi kết quả
vào phiếu.
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét xem các từ
- Gọi các nhóm chia sẻ kết quả.
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ngữ đã phù hợp với từng đối tượng
chưa. Bổ sung thêm các ý kiến.
nhận định của mình trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt ý: Tùy vào từng đối tượng giao - Lắng nghe, ghi nhớ.
tiếp mà chúng ta sử dụng từ ngữ giao tiếp
cho phù hợp.


* Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
* Mục tiêu: HS biết nêu cách ứng xử giải

quyết tình huống liên quan đến kĩ năng
tiếp khách đến nhà.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp,
lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ
tình huống và đề xuất phương án xử lí
cho tình huống GV đưa ra:
*Tình huống 1:
+ Những ai đến nhà của em ?
+ Trong khi cô Lan giúp mẹ chuẩn bị đồ
ăn con gái nhỏ của cô hành xử ra sao ?
+ Em sẽ xử lí tình huống như thế nào?

- HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải
quyết.

+ Cô Lan và con gái.
+ Cứ quấn lấy mẹ đòi bế.

- Dự kiến phương án :
+ Rủ em ra ngoài chơi, chia sẻ đồ chơi
* Tình huống 2 :
cho em,…
+ Trong tiệc sinh nhật em mời những ai ? + Rất nhiều bạn học (cả bạn mới lẫn bạn
cũ).
+ Vì sao có một người bạn lại ngồi một + Vì trong bữa tiệc bạn ấy không quen
mình ?
biết ai.
+ Em sẽ làm gì để giúp bạn hòa nhập với + Chủ động giới thiệu người bạn đó với
mọi người trong buổi tiệc ?

mọi người để mọi người biết nhau….
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý - HS lắng nghe và ghi nhớ.
kiến mình trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra
được hướng giải quyết phù hợp, hay.
- GV phân tích và chốt ý : Thể hiện hành
động phù hợp khi khách đdến nhà.
* Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm.
* Mục tiêu: HS hiểu được yêu cầu cần
thực hiện khi khách đến chơi nhà.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc ghi nhớ mô hình « 3 Sẵng - HS đọc.
sàng »
- GV chốt ý:
+ Sẵn sàng đón khách đến nhà, cho dù em - Lắng nghe, ghi nhớ.
đang chơi trò chơi điện tử hay xem một
bộ phim hoạt hình cuốn hút.
+ Sẵn sàng chia sẻ đồ chơi, truyện tranh
cho bạn bè bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn
khi họ đến chơi nhà.
+ Sẵn sàng giúp đỡ bố mẹ và biết vâng lời


khi có khách đến nhà.

Tiết 2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
* Hoạt động 5: Rèn luyện.
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn đúng những
hành động thể hiện thái độ lịch sự, lễ

phép.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
+ Những hành động nào mà em đồng tình
? Tại sao ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên chốt ý : Chọn ý : d và e.
* Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng.
* Mục tiêu: HS biết đặt câu với từ ngữ chỉ
cảm xúc phù hợp.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
- Tổ chức trò chơi “Lời chúc may mắn”.
- Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2
nhóm, các nhóm cử lần lượt cử các thành
viên nhanh trí tham gia. GV đánh giá
tuyên dương đội nào viết lời chúc hay,
phù hợp với từng đối tượng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
* Hoạt động 7:
* Mục tiêu: HS thực hành sự lễ phép
trong tình huống có khách đến nhà.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành những hành động sau:
+ Hỏi rõ thông tin của khách trước khi
mở cửa mời khách vào.
+ Đứng lên chào khách.
+ Mời khách ngồi ghế.
+ Rót nước mời khách.
+ Thông báo với người lớn khi có khách

đến nhà.
+ Khi người lớn nói chuyện, em xin phép
ra ngoài chơi.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu ghi nhớ mô hình “3 Sẵn sàng” .

- Đọc to, nêu yêu cầu.
- HS trả lời. Giải thích.
- Lắng nghe.

- Đọc to, nêu yêu cầu.
- Lắng nghe luật chơi. Các nhóm thi đua
theo dãy.

- HS lắng nghe để thực hiện.

- Trả lời.


+ Một số yêu cầu, lưu ý khi có khách đến
nhà ?
- Nhắc nhở các em phải cư xử lễ phép khi - Lắng nghe. Thực hiện.
có khách đến nhà.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng
bảo vệ gia đình sống lành mạnh.

THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
Bài 6: KĨ NĂNG BẢO VỆ GIA ĐÌNH SỐNG LÀNH MẠNH
(Tiết 1 + Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được như thế nào là sống lành mạnh và tầm quan trọng của việc
bảo vệ gia đình sống lành mạnh.
- HS hiểu một số yêu cầu cơ bản trong việc bảo vệ gia đình sống lành mạnh.
- HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để góp phần bảo vệ gia đình sống lành
mạnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng, bút lông.
2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời:
- 2 HS trả lời.
+ Nêu ghi nhớ mô hình “3 Sẵn sàng” .
+ Một số yêu cầu, lưu ý khi có khách đến
nhà ?
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Hoạt động 1: Trải nghiệm: Hòm thư
“Mở cửa trái tim”.
* Mục tiêu: HS biết những việc làm nào
trong một ngày thể hiện lối sống lành



mạnh..
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc to mẩu chuyện : “Chiếc - HS đọc, lớp theo dõi.
hộp cảm xúc”, lớp theo dõi.
+ Tuần trước bố và Hoa làm gì?
+ Tuần trước, ngày nào bố cũng chở Hoa
ra công viên chạy bộ.
+ Ban đầu Hoa có quen với công việc đó + Ban đầu Hoa chưa quen nhưng bây
không ?
giờ thì Hoa đã quen với việc đó rồi.
+ Hôm nay vì sao Hoa không ra được + Hôm nay vì trời mưa nên Hoa không
công viên ? Hoa có tập thể dục không?
ra công viên được. Hoa đã thực hiện bài
tập nhảy dây ở nhà.
+ Vì sao Hoa muốn gọi điện cho bố?
+ Trả lời.
+ Qua mẩu chuyện trên em rút ra được - HS mạnh dạn chia sẻ bài học mình rút
bài học gì?
ra được cho các bạn nghe.
- Gọi HS trả lời. Tuyên dương sự mạnh - Lắng nghe.
dạn, tự tin của các em.
- GV chốt : Việc tập thể dục mỗi ngày đã
trở thành thói quen đối với Hoa. Mẩu
chuyện nhắc nhở chúng ta: phải có ý thức
bảo vệ sức khỏe.
- Cho HS hoàn thành bảng những việc
được lặp đi lặp lại của bản thân và các
thành viên trong gia đình trong mỗi ngày.

- Thảo luận nhóm 5 người về kết quả.
- GV tổng hợp ý kiến học sinh.
=> Chốt ý: Những hoạt động bình thường
trong mỗi ngày giúp ích rất nhiều cho sức
khỏe, sự gắn kết giữa các thành viên và
hạnh phúc của gia đình bạn.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống:
* Mục tiêu: HS biết nêu cách ứng xử giải
quyết tình huống liên quan đến kĩ năng
bảo vệ gia đình sống lành mạnh.
* Cách tiến hành:
. Tình huống 1:
- Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp, - HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải quyết.
lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ
tình huống và đề xuất phương án xử lí
cho tình huống GV đưa ra:
+ Khi chơi trò chơi điện tử, anh trai của + Mở âm thanh rất to.
em thường làm gì?
+ Khi mẹ góp ý thì anh trai em có lắng + Không. Nên đã dẫn đến những cuộc


nghe không? Khi đó xảy ra chuyện gì?
+ Em sẽ nói với anh điều gì để bảo vệ gia
đình sống lành mạnh?
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý
kiến mình trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra
được hướng giải quyết phù hợp, hay.
- GV phân tích và chốt ý : Để tận hưởng
cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn

cần tạo dựng được các mối quan hệ tốt
và lành mạnh. Hãy vun đắp các mối quan
hệ trong gia đình bạn.
. Tình huống 2:
- Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp,
lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ
tình huống và đề xuất phương án xử lí
cho tình huống GV đưa ra:
+ Thỉnh thoảng bố em lại có thói quen gì?
+ Khói thuốc ảnh hưởng tới mẹ và em
như thế nào?
+ Tại sao mẹ lại không có ý kiến gì với
việc hút thuốc của bố?
+ Bố có cố gắng hạn chế việc hút thuốc
không?
+ Theo em, việc bố hút thuốc như vậy có
ảnh hưởng như thế nào?
+ Em sẽ nói điều gì với bố để bảo vệ gia
đình sống lành mạnh.

tranh luận giữa hai mẹ con.
- Dự kiến 1 số phướng án :

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải quyết.

+ Hút thuốc.
+ Làm cho em và mẹ cảm thấy khó chịu,
thậm chí là ho rất nhiều.

+Vì hiểu được bố làm việc rất căng
thẳng.
+ Bố đã cố gắng hạn chế rồi.
+ Không tốt cho sức khỏe.

+ Dự kiến 1 số phướng án :
+ Phân tích cho bố hiểu rõ tác hại và
kiên quyết từ bỏ.
GV phân tích và chốt ý: Không có bí kíp …..
nào về lối sống lành mạnh mang lại lợi
ích nếu bạn vẫn duy trì các thói quen xấu
như hút thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của bạn một cách
trực tiếp và gián tiếp.
* Hoạt động 3: Rút kinh nghiệm.
* Mục tiêu: HS hiểu được một số yêu cầu
cần thực hiện để bảo vệ gia đình sống
lành mạnh.
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS đọc các thông điệp.
- HS đọc. HS ghi nhớ các thông điệp.
- Gọi HS đọc ghi nhớ (Phần tô vàng)


- GV chốt ý: Sức khỏe và hạnh phúc luôn - Lắng nghe, ghi nhớ.
song hành cùng nhau; sức khỏe đóng vai
trò cực kì quan trọng đối với hạnh phúc
gia đình. Sẽ không là quá lời khi nói rằng
gia đình chỉ có thể có một cuộc sống hạnh
phúc và bình yên khi cả nhà đều khỏe

mạnh, không có bệnh tật.

Tiết 2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
* Hoạt động 4: Rèn luyện.
* Mục tiêu: HS biết vận dụng yêu cầu
bằng những việc làm cụ thể để bảo vệ gia
đình sống lành mạnh.
* Cách tiến hành:
- Đọc to, nêu yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
- HS trả lời. Giải thích.
+ Các hành vi nào sau đây bảo vệ gia
đình sống lành mạnh ? Tại sao ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nghe, thực hiện.
- Giáo viên chốt ý : Chọn ý : a, b, c, g.
* Hoạt động 5: Định hướng ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đề xuất và thực hành một
số thói quen tích cực để bảo vệ gia đình
sống lành mạnh.
* Cách tiến hành:
- Đề xuất những việc làm thể hiện thói
quen tích cực để bảo vệ gia đình sống
lành mạnh. Nêu cảm nghĩ sau mỗi việc
em làm được.
- Nhắc nhở các em thường xuyên tôi rèn
thói quen tích cực để bảo vệ gia đình sống
lành mạnh..
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

* Hoạt động 6* Mục tiêu: HS thực hiện
cùng các thành viên trong gia đình đề
xuất những thói quen tích cực để bảo vệ
gia đình sống lành mạnh rồi cùng nhau
thực hiện.
* Cách tiến hành:
- Chuẩn bị: bảng, bút lông.
- Cả gia đình cùng nhau thực hiện.


- Các thành viên trong gia đình cùng nhau
viết các đề xuất những thói quen tích cực
trong ăn uống, vệ sinh, giải trí, ngủ, thư
giãn… lên bảng rồi cùng nhau thực hiện.
- Vi phạm sẽ chịu một hình phạt nho nhỏ
nào đó.
- HS trả lời.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Thế nào là lối sống lành mạnh?
+ Nêu các hành vi bảo vệ gia đình sống - HS lắng nghe để thực hiện.
lành mạnh ?
- Nhắc nhở HS cố gắng luôn suy nghĩ tích
cực, có nhiều thói quen tốt (chế độ ăn
uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thân thề), có
tính cách tốt, sống yêu thương, giúp ích
cho gia đình và xã hội.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng tạo
cảm hứng học tập.





×