Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tìm hiểu quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.55 KB, 38 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC VIẾT TẮT
ASXH
BHXH:
BHYT:
CNTT:
DN:
DNNN:
ĐVSDLĐ:
HĐLĐ:
HĐLV:
KCB:
NN:
NLĐ:
NSDLĐ:
MSGKNLĐ
:
PC:
SXKD:
UBND:
TLTC:
SXKD:

An sinh xã hội
Bảo hiểm xã hôi
Bảo hiểm y tế
Công nghệ thông tin


Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Đơn vị sử dụng lao động
Hợp đồng lao động
Hợp đồng làm việc
Khám chữa bệnh
Nhà nước
Người lao động
Người sử dụng lao động
Mức suy giảm khả năng lao động
Phụ cấp
Sản xuất kinh doanh
Ủy ban nhân dân
Tiền lương tiền công
Sản xuất kinh doanh

2


DANH MỤC BẢNG

3


LỜI MỞ ĐẦU
Đề tài lựa chọn: Tìm hiểu quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng
đầu của Đảng và Nhà nước.Bản chất của BHXH chính là sự tương trợ cộng
đồng, đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo

sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH không
ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều kiện
hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia
BHXH.
Mặc dù, Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay nước ta còn hơn 70% số dân chưa tham gia
BHXH. Trong khi đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2020, nước ta phải đạt
được 50% lao động tham gia loại hình BHXH này.
Vậy làm như thế nào để ngành BHXH có thể thu hút được người lao động
(NLĐ) tham gia BHXH, vừa bảo đảm được cuộc sống cho chính những NLĐ,
vừa bảo đảm được an sinh xã hội.
Là một sinh viên khoa Bảo Hiểm của trường Đại học Lao động- Xã hội ,
với những kiến thức tiếp thu từ thầy cô, em xin chọn đề tài : “: Tìm hiểu quản lý
đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.” để làm bài tiểu luận với mong
muốn tìm hiểu và góp một phần nhỏ về vấn đề xây dựng và hoạch định chính
sách BHXH ở Việt Nam.
Bài tiểu luận có kết cấu 3 phần( ngoài lời mở đầu và kết luận)
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đối tượng tham gia BHXH.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại
tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2015 – 2017.
Chương 3: Một sô giải pháp nhằm hoàn thành công tác quản lý đối
tượng tham gia BHXH ở tỉnh Hà Giang.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa,
4


đặc biệt là giảng viên – Lê Thị Xuân Hương - người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện bài nghiên cứu khoa học này.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng song do kinh nghiệm của bản thân có hạn và
cũng bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bài nghiên cứu

của em chắc hẳn còn gặp nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn nữa
đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT
BUỘC
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế (ILO) : “BHXH là sự bảo vệ
của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công
nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội do bị mất hoặc giảm thu
nhập gây ra bởi ốm đau,mất khả năng lao động,tuổi già ,tàn tật và chết. Hơn nữa
BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khỏe và trợ cấp cho các gia đình
khi cần thiết” Định nghĩa này phản ảnh một cách tổng quan về mục tiêu bản
chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của
BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và của toàn
xã hội đối với mọi người.
Vậy, Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1.1.2. Khái niệm đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng tham gia BHXH là người có trách nhiệm đóng phí (quỹ) bảo
hiểm cho cơ quan thực hiện BHXH theo quy định của Nhà nước. Trong BHXH,
đối tượng tham gia chủ yếu là người lao động và người sử dụng lao động. Họ là

những người trực tiếp tham gia đóng góp nên quỹ BHXH với một khoản % nhất
định so với tiền lương của người lao động theo quy định của luật BHXH. Tùy
theo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể
là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó trong xã hội. Người lao động
tham gia BHXH, đồng thời là người được hưởng bảo hiểm. Ngoài ra, nhân thân
của người tham gia BHXH cũng có thể được hưởng bảo hiểm trong một số
trường hợp, theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm về quản lý đối tương tham gia bảo hiểm xã hội
Từ khái niệm về “ quản lý” nêu trên giáo trình Quản trị BHXH của trường
Đại học Lao động- xã hội( 2012) có nêu khái niệm: “ Quản lý đối tượng tham
6


gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối với
quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông qua việc quản lý danh sách
tham gia; hồ sơ tham gia, sổ BHXH; mức lương; tổng quỹ lương; mức đóng vào
quỹ BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia
theo luật định”
1.2 Vai trò
1.2.1 Vai trò của Bảo Hiểm Xã Hội


Đối với người lao động:

-

Giúp NLĐ yên tâm lao động trong suốt quá trình lao động.

-


Bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ trong các trường hợp rủi ro: ốm đau, tai
nạn, bệnh nghề nghiệp, chết,..

-

Là khoản tích lũy để hưởng trợ cấp khi hết tuổi lao động.

-

Là động lực giúp NLĐ tạo ra nhiều của cải vật chất tốt cho xã hôi.



Đối với người sử dụng lao động

-

Tạo sự ổn định trong tổ chức lao động xã hội.

-

Tạo sự gắn kết, điều hòa mối quan hệ với NLĐ.

-

Giúp cho NSDLĐ không lâm vào tình trạng phá sản, nợ nần do rủi ro mang tính
thảm họa.

-


Giúp NSDLĐ mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc lầm cho NLĐ.



Đối với nhà nước – xã hôi.

-

Thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước tới lực lượng lao động.

-

Tạo cơ chế san sẻ rủi ro trong xã hội.

-

Là kênh phân phối nguồn tài chính cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

7


-

Góp phần làm xã hội ổn định, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội mà nhà nước
hướng tới và thực hiện.
1.2.2 vai trò của quản lý đối tượng tham gia Bảo Hiểm Xã Hội bắt buộc
- Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách khoa học, chặt chẽ sẽ
thực hiện những vai trò cơ bản có ý nghĩa không chỉ với NLĐ, NSDLĐ mà với
chính cả cơ quan BHXH.
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH, BHYT đúng đối tượng,

đủ số lượng, theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy
định.
-Là điều kiện đảm bảo quyền tham gia BHXH, BHYT của người lao động,
của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật về
BHXH.
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHYT nhằm thực
hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH,
BHYT cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của nhà
nước.
-Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH, BHYT cho các đối tượng
tham gia theo đúng quy định của pháp luật về BHXH,BHYT.
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật về BHXH,BHYT của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình
thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT.
1.3.Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
1.3.1 Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH.
Công tác quản lý danh sách lao động tham gia BHXH được quy định cụ thể
theo luật bảo hểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam:
Giai đoạn 2007 – 2015: Luật BHXH số 71/2006/QH11



Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
8


công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng

lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp
luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội,công an, cơ yếu đang theo học được
hưởng sinh hoạt phí;
+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc;


Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề
nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,tổ hợ tác, tổ chức khác
và các cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động
Giai đoạn 2016 – nay: Luật BHXH số 58/2014/QH13
Giai đoạn này luật thêm 3 đối tượng tham gia mới đối với người lao động
là:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng.
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn,
1.3.2. Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
9




Đối với NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước
NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì
tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và
3 loại phụ cấp: PC chức vụ, PC thâm niên nghề, PC thâm niên vượt khung (nếu
có ) Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiếu chung tại thời
điểm đóng .



Đối với NLĐ làm việc trong khu vực NSDLĐ
Tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong khu vực ngoài nhà
nước ( Người sử dụng lao động) quy định rõ:
+ Trước 2016: TLTC làm căn cứ đóng BHXH là lương ghi trong HĐLĐ,
HĐLV
+ Từ 1/1/2016 đến 31/12/1017: TLTC làm căn cứ đóng BHXH là lương ghi
trong HĐLĐ, HĐLV cộng các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tính chất
công việc, điều kiện lao động, làm việc,..mà lương trong HĐLĐ, HĐLV k có
(như PC độc hại, PC trách nhiệm công việc,…)
+ Từ 1/1/2018: TLTC làm căn cứ đóng BHXH là lương ghi trong HĐLĐ,
HĐLV cộng các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tính chất công việc, điều
kiện lao động, làm việc,.. mà lương trong HĐLĐ, HĐLV không có (như PC độc
hại, PC trách nhiệm công việc,…) cộng với các khoản bổ sung( nếu có); Các
khoản bổ sung không bao gồm: Tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các

khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ nuôi con nhỏ,
hỗ trợ người lao động khi có thân nhân bị chết, người lao động có thân nhân kết
hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh
khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…



Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì
mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
1.3.3. Quản lý hồ sơ tham gia BHXH
Hồ sơ tham gia BHXH là toàn bộ các giấy tờ có liên quan đến ngượi tham
gia BHXH khi đăng ký tham gia BHXH.Việc quản lý hồ sơ có ý nghĩa rất lớn
trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. Bởi lẽ đây là căn cứ để tiến
hành cấp sổ, giải quyết các chế độ cũng như vướng mắc của người tham gia



Hồ sơ tham gia:
10


-

-



Tờ khai cá nhân của người lao động( mẫu số 01-TBH)
Danh sách người lao động tham gia BHXh bắt buộc do người sử dụng lao động
lập( mẫu 02a-TBH)

Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH ( mẫu 03-TBH)
Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh , giấy
phép hoạt động đối với N SDLĐ tham gia BHXH lần đầu
Hợp đồng lao động đối với NSDLĐ là cá nhân có thuê mướn ,sử dụng lao động
Quy trình tham gia:
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho
người lao động tại bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Sau đó bộ phận tiếp nhận
và quản lý hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ qua bộ phận Thu để tiến hành nhập dữ liệu.
Tiếp đến bộ phận Thu chuyển hồ sơ sang bộ phận sổ thẻ, chính sách để tiến hành
cấp sổ thẻ và trả lại kết quả về bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Bộ phận này
có trách nhiệm trả kết quả cho người tham gia BHXH đồng thời tiến hành lưu
kho, cất trữ theo quy định.
1.3.4. Quản lý sổ BHXH
Sổ BHXH ghi nhận quá trình tham gia BHXH, là bằng chứng chứng minh
cho quá trình tham gia BHXH của NLĐ, đảm bảo quyền lợi về các chế độ cho
NLĐ. Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho các đối tượng tham gia
để ghi nhận quá trình làm việc có đóng BHXH, thông qua sổ BHXH để giải
quyết các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
Sổ BHXH bao gồm tờ bìa và các tờ rời ghi nhận quá trình tham gia BHXH
của NLĐ.
Sau khi NLĐ hoàn thiện đầy đủ hồ sơ tham gia và nộp lên cơ quan BHXH
thì bộ phận cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ sẽ tiến hành in và cấp sổ cho từng người,
kiểm tra xác thực thông tin chính xác ghi trong sổ BHXH, bảo quản sổ BHXH
của NLĐ, tổng hợp số sổ đã cấp. Sổ BHXH được quản lý theo tháng, theo quý
và tổng hợp chung vào cuối năm để đưa ra đánh giá, nhận xét nhằm mục đích
phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra những hạn chế còn tồn tại.
1.3.5. Quy trình quản lý đối tượng tham gia BHXH
Quy trình quản lý đối tượng tham gia thông qua sơ đồ sau:
Bước 1: Đăng ký tham gia BHXH tại
Quận/Huyện

11


Bước 2: Tiếp nhận và đối chiều hồ sơ
tham gia
Bước 3: Cấp sổ BHXH

Bước 4: Kiểm tra, trả kết quả

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đối tượng tham gia BHXH
1.4.1. Các yếu tố khách quan
1.4.1.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Khi nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, đòi hỏi hệ thống an sinh xã
hội cũng phải không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đó. Chính vì vậy, chính sách này không ngừng được mở rộng cả về phạm
vi bao phủ đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng và cả về quy mô các chế độ
thực hiện. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người lao
động tăng, nhờ đó người lao động sẵn sàng tham gia BHXH, mở rộng được đối
tượng tham gia.
1.4.1.2. Sự điều chỉnh chính sách, pháp luật BHXH của nhà nước
Khi nhà nước có những sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH đều có sự
tác động tới công tác quản lý đối tượng tham gia như:Chính sách lao động,
chính sách dân số, chính sách việc làm và lực lượng lao động, chính sách kế
hoạch hóa gia đình,…
1.4.1.3.Nhận thức của xã hội về BHXH
Khi NLĐ và NSDLĐ cũng như toàn xã hội nhận thức được tầm quan trọng
và vai trò của BHXH thì họ sẽ tự ý thức được trong việc tham gia BHXH, theo
đó đối tượng tham gia được mở rộng.
1.4.1.4 Chính sách tiền lương của Chính Phủ
Chính sách tiền lương là tiền đề cho việc thực hiện chính sách BHXH, điều
này càng đặc biệt đúng với nước ta, bởi vì cơ sở tính mức đóng và hưởng

BHXH của chúng ta hiện nay phụ thuộc vào mức tiền lương tối thiểu do Nhà
nước quy định. Như vậy, khi nhà nước nâng lương tối thiểu lên, cũng đồng
12


nghĩa với việc mức đóng BHXH sẽ tăng lên.Từ đó, đối tượng tham gia BHXH
cũng tăng lên.
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
1.4.2.1. Trình đồ của cán bộ quản lý và thực hiện công tác quản lý đội tượng
tham gia BHXH
Đội ngũ cán bộ BHXH là nhân tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả
công tác thu BHXH, trước hết cán bộ bảo hiểm phải có trình độ, nắm chắc kiến
thức chuyên môn, có khả năng nhận định và phân tích tính hình, có tinh thần
trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc từ đó mới có thể giải đáp khúc mắc kịp
thời cho người tham gia, đặc biệt là khi phát sinh các sự kiện BHXH.
1.4.2.2. Tài chính BHXH
Tài chính BHXH có tốt thì sẽ thu hút được các đối tượng tham gia BHXH
và ngược lại. Kết quả tài chính hiệu quả, ổn định chứng tỏ hệ thống BHXH đang
thực hiện một các rất tốt, rấ khoa học, từ đó việc quản lý đối tượng BHXH dễ
dàng hơn.
1.4.2.3. Việc tuân thủ chính sách pháp luật về BHXH của NLĐ, NSDLĐ và
cơ quan BHXH
Điều này giúp tránh được những tiêu cực trong việc tham gia BHXH. NLĐ
sẽ không chủ động trốn đóng và NSDLĐ cũng không trốn đóng BHXH cho
NLĐ vì lợi ích trước mắt hay lợi ích của doanh nghiệp mà làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của các bên tham gia.
1.4.2.4. Cơ sở hạ tầng
Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống máy chủ, máy trạm, các phầm mềm
đáp ứng giao dịch điện tử về BHXH.


13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC
TẠI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2015- 2017
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hà Giang và bảo hiểm xã hội tỉnh Hà giang
2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hà Giang
Hà Giang nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt
Nam.Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng
nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công
nghiệpkhai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Với nền văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà
Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Năm 2010 Công viên địa
chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của
mạng lưới công viên địa chất toàn cầu ; Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang
Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su
Phì.
2.1.2. BHXH tỉnh Hà giang.
Hoạt động của BHXH tỉnh Hà Giang ra đời cùng với sự hình thành và phát
triển của BHXH Việt Nam.Tuy nhiên từ những ngày đầu thành lập thì hoạt động
BHXH vẫn chưa phân tán và chưa có một tổ chức để thống nhất, quản lý. Ngày
16/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập hệ thống
14


BHXH Việt Nam thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng thời đánh dấu
sự phát triển của BHXH Hà Giang.
2.2. Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH

2.2.1. Thực trạng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH
Muốn nắm bắt được sự biến động về số lượng NLĐ tham gia BHXH trước
hết cần xác định sự biến động về số lượng đơn vị SDLĐ, rà soát đơn vị nào
thuộc diện tham gia, đơn vị nào đang hoạt động hoặc đã đã giải thể… Cơ cấu số
ĐVSDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH tỉnh Hà Giang trong 3 năm qua
được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng1: Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2015 – 2017
Năm Số ĐVSDLĐ thuộc diện
tham gia
Số
đơn
vị
2015
2016

2195
2403

2017

2522

Lượng
tăng,
giảm
tuyệt đối
định gốc
-


Tốc độ
tăng,
giảm
định gốc
(%)
-

208

9,48

327

14,90

Số ĐVSDLĐ đã tham gia

Số
đợn vị

1650
1984
2145

Tỷ lệ
tham
gia
(%)


Lượng
tăng,
giảm
tuyệt đối
định gốc
-

Tốc độ
tăng,
giảm
định
gốc (%)
-

75,17

334

20,24

82,56

485
30
85,05
(Nguồn: BHXH tỉnh Hà Giang)

Từ bảng trên cho ta thấy số ĐVSDLĐ thuộc diện tham gia và số ĐVSDLĐ
đã tham gia BHXH tăng tương đối qua các năm, số người lao động đã tham gia
đạt tỷ lệ cao. Cụ thể:

Số ĐVSDLĐ thuộc diện tham gia BHXHBB năm 2016 tăng so với năm
2015 là 208 đơn vị, tương ứng với tăng với tốc độ 9,48%; số người thuộc diện
tham gia năm 2017 tăng so với năm 2015 là 327 đơn vị, tương ứng với tăng với
tốc độ 14,90%.
15


Nguyên nhân:
Do kinh tế- xã hội đất nước phát triển nói chung, nhà nước có các chính
sách đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất,. Và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang
nói riêng, tỉnh Hà Giang nói luôn được sự quan tâm của Đảnng và Nhà nước,
tiềm năng kinh tế, tiềm năng du lịch trong những năm gần đây đã tận dụng tối đa
để đưa tỉnh Hà Giang phát triển.
Kể từ năm 2015 trở đi, do làn sóng thu hút đầu tư từ phía ủy ban nhân dân
tỉnh, đường xá ổn định tạo điều kiện giao thông thuận lợi nên lực lượng lao động
ở các tỉnh lân cận được thu hút về đây làm việc trong các doanh nghiệp, mặt
khác do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch
vụ diễn ra nhanh chóng, nên số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên
địa bàn tỉnh đã tăng mạnh.
Số ĐVSDLĐ đã tham gia BHXHBB năm 2016 tăng so với năm 2015 là
334 đơn vị, tương ứng với tăng với tốc độ 920,24%; số người thuộc diện tham
gia năm 2017 tăng so với năm 2015 là 485 dơn vị, tương ứng với tăng với tốc độ
30%.
Nguyên nhân:
-

-

-


Do số ĐVSDLĐ thuộc diện tham gia tăng nên số đơn vị đã tham gia tăng theo.
Do quản lý về BHXH được thắt chặt.
Do trình độ nhận thức về vai trò về BHXH, cũng như trình độ dân trí của
ĐVSDLĐ tăng lên.
Trách nhiệm xã hội được tăng cường, các hình thức tuyên truyền, phổ biến đã
được nâng cao.
Cơ quan BHXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ
chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đơn vị sử dụng lao động có đóng
BHXH cho người lao động không.
Tỷ lệ tham gia BHXH năm 2016 so với năm 2015 là tăng 7,39%; năm 2017
so với năm 2015 là tăng 9,88%. Như vậy thực trạng về người lao động tham gia
BHXH của tỉnh tăng đạt mức kế hoạch đề ra.
Tình hình tham gia của từng khối thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2:Tình hình tham gia BHXH của NSDLĐ theo khối đơn vị tại tỉnh Hà
giang, năm 2015 – 2017
16


Khối đơn
vị
Khối
DNNN
Khối DN
ngoài
quốc
doanh
Khối đơn
vị

Khối HS,

Đảng,
Đoàn
Khối
ngoài
công lập
Khối hợp
tác xã
Khối
Phường,
xã, thị trấn
Hộ SXKD
cá thể, Tổ
hợp tác
Tổng

Năm 2015
Số
ĐVSDL
Tỷ
Đ đã
trọng
tham
(%)
gia
34
2,06
362

21,94


Năm 2015
Số
Tỷ
ĐVSDĐ trọng
đã tham
(%)
gia
1020
61,82

Năm 2016

Năm 2017

Số
ĐVSDLĐ
đã tham
gia

Tỷ
trọng
(%)

Số
ĐVSDLĐ
đã tham
gia

Tỷ
trọng

(%)

40

2,11

42

1,95

451

22,73

490

22,84

Năm 2016
Số
Tỷ
ĐVSDLĐ trọng
đã tham
(%)
gia
1209
60,94

Năm 2017
Số

Tỷ
ĐVSDLĐ trọng
đã tham
(%)
gia
1305
60,84

1

0,06

1

0,05

1

0,05

50

3,03

61

3,07

66


3,08

75

4,55

92

4,64

100

4,67

108

6,54

130

6,55

141

6,57

1650

100


1984

100

2145

100

(Nguồn: BHXH tỉnh Hà Giang)
Trên số liệu ta thấy số đơn vị thuộc diện phải tham gia và số đơn vị đã tham
gia BHXH là tăng, và tăng nhiều nhất là khối: Khối DN ngoài quốc doanh ;
Khối HS, Đảng, Đoàn.
Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Là khối có số đơn vị tham gia
BHXH bắt buộc chiểm tỷ trọng lớn đứng thứ 2. Từ năm 2015 đến năm 2017, số
17


đơn vị đã tham gia qua các năm từ tăng tương đối. Năm 2016 tăng so với 2015
là 89 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 24,59%; năm 2017 tăng với 2015 là 128 đơn
vị, tương ứng tốc độ tăng 35,36% . Tỷ lệ số đơn vị thực tế tham gia BHXH so
với số đơn thuộc diện tham gia của khối DNNQD vẫn còn thấp. Thực tế trên địa
bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa đăng ký tham
gia BHXH cho NLĐ. Sở dĩ là do nhiều doanh nghiệp thuộc diện tham gia tìm
mọi cách cố tình trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ như: chỉ ký hợp
đồng ngắn hạn với NLĐ, khai gian, khai không đủ số lao động làm việc thực tế
trong doanh nghiệp để không phải đóng tiền BHXH cho họ
Khối HCSN, Đảng, đoàn thể là khối có số đơn vị chiểm tỷ trọng lớn nhất
trọng đại bàn tỉnh ( hơn 60%). Tuy nhiên có số đơn vị đã tham gia biến động không
nhiều qua các năm. Cụ thể: Năm 2016 tăng so với 2015 là 189 đơn vị, tương ứng
tốc độ tăng 18,53%; năm 2017 tăng với 2015 là 285 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng

27,94%. Nguyên nhân là do sự tăng lên của khá nhanh của khối doanh nghiệp.
Khối doanh nghiệp Nhà nước: là khối chiếm tỷ trọng thấp trong địa bàn
tỉnh. Có xu hướng tăng rất nhẹ cụ thể: Năm 2016 tăng so với 2015 là 6 đơn vị,
tương ứng tốc độ tăng 17,65%; năm 2017 tăng với 2015 là 8 đơn vị, tương ứng
tốc độ tăng 23,53%. Điều này là do xu hướng cổ phần hóa chỉ tăng rất nhẹ ở các
doanh nghiệp Nhà nước trong những năm gần đây.
Khối ngoài công lâp trong địa bàn tỉnh chỉ có 1 đơn vị trong 3 năm từ 2015
đến năm 2017, chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ lệ số đơn vị thực tế tham gia so với
số đơn vị thuộc diện tham gia là bằng nhau do số lượng quá ít nên có thể kiểm
soát được rất dễ dàng.
Khối hợp tác xã có biến động tăng nhẹ trong 3 năm, cụ thể: Năm 2016
tăng so với 2015 là 11 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 22%; năm 2017 tăng với
2015 là 16 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 32%. Do trong ịa bàn tỉnh, việc thành
lập hợp tác xã chưa được quan tâm, chú trọng.
Khối ủy ban nhân dân xã phường không có biến động nhiều về số đơn vị
tham gia BHXH qua 3 năm,vì trong giai đoạn này trên địa bàn tỉnh không có sự
thay đổi nào về chia,tách,địa giới hành chính. Cụ thể: Năm 2016 tăng so với
2015 là 17 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 22.67%; năm 2017 tăng với 2015 là 25
đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 33,33%. Do đây là khối đơn vị chịu sự quản lý
trực tiếp của nhà nước nên tỷ lệ tham gia khá ổn định.
Khối hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác tăng qua các năm, cụ thể:
18


Năm 2016 tăng so với 2015 là 22 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 20,37%; năm
2017 tăng với 2015 là 33 đơn vị, tương ứng tốc độ tăng 30,56%. Đây là khối có
số đơn vị tham gia BHXH thuộc mức trung bình. Nguyên nhân là do các hộ sản
xuất kinh doanh chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của chính sách BHXH
và do hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn.
2.2.2. Thực trạng người lao động tham gia BHXH

Quản lý số lao động tham gia BHXH có thể coi là vấn đề hàng đầu trong
quản lý thu và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu. Cùng với sự tăng lên của số
lượng các đơn vị thì số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trong địa bàn tỉnh
Hà Giang nhìn chung cũng tăng lên được thể hiện dưới bảng số liệu sau:
Bảng 3: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2015 – 2017
Năm

Số LĐ thuộc diện tham gia

Số
người

2015
2016
2017

4450
1
4725
2
4808
4

Lượng
tăng,
giảm
tuyệt đối
định gốc
-


Tốc độ
tăng,
giảm
định gốc
(%)
-

2751

6,18

3583

8,05

Số LĐ đã tham gia

Số
người

Lượng
tăng,
giảm
tuyệt đối
định gốc
31960
-

36528

38001

Tỷ lệ
tham
gia
(%)

Tốc độ
tăng,
giảm
định gốc
(%)
-

71,82

4568

14,29

77,30

6941

18,90

79,03

( Nguồn: BHXH Tỉnh Hà Giang)
Từ bảng trên cho ta thấy số lao động đã tham gia BHXH tăng tương đối

đều qua các năm, số người lao động đã tham gia đạt tỷ lệ khá cao. Cụ thể:

-

Số người lao động thuộc diện tham gia BHXHBB năm 2016 tăng so với
năm 2015 là 2751 người, tương ứng với tăng với tốc độ 6,18%; số người thuộc
diện tham gia năm 2017 tăng so với năm 2015 là 3583 người, tương ứng với
tăng với tốc độ 8,05%.
Nguyên nhân:
Do từ 1/2016 Luật BHXH số 58/2014/QH13 được áp dụng, luật này đã mở rộng
19


-

-

-

-

đối tượng tha gia thêm 3 đối tượng nữa là: (1): Người làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; (2):Người đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng; (3): Người hoạt động không chuyên trách ở
xã, phường, thị trấn. Chính vì sự điều chỉnh về chính sách pháp luật của nhà
nước nên đối tượng thuộc diện tham gia là tăng.
Do kinh tế- xã hội đất nước phát triển, nhà nước có các chính sách đầu tư, mở
rộng quy mô sản xuất, các khối đơn vị sử dụng lao động tăng đồng thời số người
lao động tăng theo.

Số lao động đã tham gia BHXHBB năm 2016 tăng so với năm 2015 là 4568
người, tương ứng với tăng với tốc độ 14,29%; số người thuộc diện tham gia năm
2017 tăng so với năm 2015 là 6941 người tương ứng với tăng với tốc độ 18,90%.
Nguyên nhân:
Do số lao động thuộc diện tham gia tăng vì các nguyên nhân như đã nói ở trên.
Do trình độ nhận thức về vai trò về BHXH, cũng như trình độ dân trí của NLĐ tăng
lên. Họ đã hiểu được phần nào BHXH bản chất chính là an sinh xã hội.
Trách nhiệm xã hội được tăng cường, các hình thức tuyên truyền, phổ biến đã
được nâng cao.
Cơ quan BHXH tỉnh thường xuyên phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ
chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đơn vị sử dụng lao động có đóng
BHXH cho người lao động không.
Tỷ lệ tham gia BHXH năm 2016 so với năm 2015 là tăng 5,48%; năm 2017
so với năm 2015 là tăng 7,21%. Như vậy thực trạng về người lao động tham gia
BHXH của tỉnh tăng đạt mức kế hoạch đề ra.
Cụ thể qua các khối thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Tình hình tham gia BHXH của NLĐ theo khối đơn vị tại tỉnh Hà
giang, năm 2015 – 2017
Năm 2015
Khối đơn vị
Khối DNNN
Khối DN

Số LĐ
đã tham
gia
2068
2404

Tỷ

trọng
(%)
6,47
7,52

Năm 2016
Số LĐ
đã tham
gia
2356
2743

Tỷ
trọng
(%)
6,49
7,51

Năm 2017
Số LĐ
đã tham
gia
2423
2878

Tỷ
trọng
(%)
6,44
7,57

20


ngoài quốc
doanh
Khối HS,
Đảng, Đoàn
Khối ngoài
công lập
KHốI hợp tác

Khối Phường,
xã, thị trấn
Hộ SXKD cá
thể, Tổ hợp
tác
Tổng

23929

74,87

27380

74,96

28496

74,99


22

0,07

22

0,06

22

0,06

532

1,66

570

1,56

585

1,54

2700

8,45

3102


8,49

3227

8,49

305

0,96

355

0,97

370

0,97

31960

100

36528

100

38001

100


(Nguồn: BHXH tỉnh Hà Giang)
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng người phải tham gia lao động và số
lượng người đã tham gia lao động tăng. Vì như ở trên ta đã nói ở phần quản lý
danh sách ĐVSDLĐ, các khối doạnh nghiệp mở rộng đòi hỏi cần thêm nguồn
lao động. Cụ thể
Khối doanh ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp nhà nước có số lao
động đã tham gia tăng khá mạnh Cụ thể khối doanh nghiệp quốc doanh: Năm
2016 tăng so với 2015 là 339 người, tương ứng tốc độ tăng 14,10%; năm 2017
tăng với 2015 là 474 người, tương ứng tốc độ tăng 19,72%. Và cụ thể khối
doanh nghiệp nhà nước: năm 2016 tăng so với 2015 là 288 người, tương ứng tốc
độ tăng 13,93%; năm 2017 tăng với 2015 là 355 người, tương ứng tốc độ tăng
17,67%. Vì số NLĐ phải tham gia BHXH là tăng do làn sóng thu hút đầu tư từ
phía ủy ban nhân dân tỉnh, đường xá ổn định tạo điều kiện giao thông thuận lợi
nên lực lượng lao động ở các tỉnh lân cận được thu hút về đây làm việc trong các
doanh nghiệp, mặt khác do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp dịch vụ diễn ra nhanh chóng, nên số lượng lao động thuộc diện
tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh đã tăng mạnh.
Khối HS, Đảng, Đoàn có tỷ trọng số lao động đã tham gia cao nhất và cũng
là khối có biến động tăng nhiều nhất, cụ thể: năm 2016 tăng so với 2015 là 3451
người, tương ứng tốc độ tăng 14,42%; năm 2017 tăng với 2015 là 4567 người,
21


tương ứng tốc độ tăng 19,09%. đó là do chính sách thu hút đối tượng tham gia
BHXH của Đảng và Nhà nước ta. Khối này có tỷ lệ tăng đều qua các năm.
Khối ngoài công lập có tỷ lệ số lao động đã tham gia đạt 100% vì số lượng
người phải tham gia rất ít nên quản lý đối tượng này đơn giản.
Khối phường, xã, thị trấn cũng có số lao động đã tham gia khá cao và tăng
khá nhiều, cụ thể: năm 2016 tăng so với 2015 là 402 người, tương ứng tốc độ
tăng 14,89%; năm 2017 tăng với 2015 là 527 người, tương ứng tốc độ tăng

19,52%.Đó địa bàn tỉnh ổn định đường xá, nhều tuyến đường được hoàn thành
tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh tế phát triển.
Các khối còn lại là khối hợp tác xã và khối hộ SXKD cá thể, Tổ hợp tác có
số LĐ đã tham gia BHXH bắt buộc thấp và chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu.
2.3. Thực trạng quản lý TL,TC làm căn cứ đóng BHXH
Sự gia tăng của số NLĐ tham gia BHXH, sự thay đổi của mức lương tối
thiểu chung và sự thay đổi của mức lương tối thiểu vùng trong giai đoạn 20152017 đã có tác động dẫn đến sự thay đổi của tổng quỹ lương và lương bình quân
làm căn cứ đóng BHXH của NLĐ. Cùng với xu hướng gia tăng của các nhân tố
trên trong mỗi giai đoạn thì tổng quỹ lương và lương bình quân cũng tăng theo
Bảng 5: Tổng quỹ TLTC tháng đóng BHXH của NLĐ xét theo khối tại
BHXH tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2017
(Đơn vị tính : triệu đồng)
Năm
Khối
Khối DN nhà
nước
Khối DN ngoài
quốc doanh
Khối HS, Đảng,
Đoàn
Khối ngoài công
lập
Khối hợp tác xã
Khối Phường, xã,

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017


12428

15314

16476

15424

19652

20434

107681

142376

156728

110

116

118

1809

1995

2281


8370

11232

12908
22


Thị trấn
Khối Hộ SXKD
cá thể, tổ hợp tác
Tổng

1068

1313

1480

146889

191998

210425

( Nguồn: BHXH tỉnh Hà Giang)
Giai đoạn 2015 – 2017, tổng quỹ lương của các đơn vị tham gia BHXH bắt
buộc tăng nhanh và đặc biệt biến động mạnh từ thời điểm 5/2016 và thời điểm
7/2017 khi có quy định tăng mức tiền lương cơ sở đối với NLĐ làm việc trong

khu vực nhà nước, đối với một số khối tiêu biểu cụ thể như sau:
Khối HCSN, Đảng, Đoàn thể là khối có tổng quỹ tiền lương cao nhất trong
địa bàn vì số thuộc diện phải tham gia là nhiều nhất, tăng rất mạnh cụ thể: năm
2016 tăng so với 2015 là 34695 triều đồng, tương ứng tốc độ tăng 32,22%; năm
2017 tăng với 2015 là 49047 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 45,55%.
Nguyên nhân làm cho tổng quỹ lương của khối này tăng là do số đơn vị lao
động và số NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tăng liên tục qua các năm.
Khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng
tăng mạnh về tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH trong giai đoạn 20152017, cụ thể khối doanh nghiệp nhà nước : năm 2016 tăng so với 2015 là 2886
triều đồng, tương ứng tốc độ tăng 23,22%; năm 2017 tăng với 2015 là 4048 triệu
đồng, tương ứng tốc độ tăng 32,57%. Và cụ thể khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh: năm 2016 tăng so với 2015 là 4228 triều đồng, tương ứng tốc độ tăng
27,41%; năm 2017 tăng với 2015 là 5010 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng
32,48%. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do kinh tế Nhà nước phát triền
đồng thời các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng
nhận được các chính sách khuyến khích đầu tư từ Chính phủ nên đã góp phần
làm quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH tăng lên đáng kể.
Đối với các khối Hợp tác xã, UBND xã; khối phường, xã, thị trấn và khối
hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác là những khối có sự gia tăng của tổng quỹ lương
làm căn cứ đóng BHXH khá là ổn định vì số lượng người lao động tham gia
BHXH trong các khối này gia tăng khá là ổn định nên quỹ lương cũng tăng ổn
định theo từng năm.
2.4. Thực trạng quản lý hồ sơ tham gia BHXH
23


Hồ sơ tham gia BHXH là công cụ quản lý đối tượng tham gia không thể
thiếu trong một hệ thống BHXH. Cơ quan BHXH tỉnh Hà Giang tiếp nhận và quản
lý hồ sơ tham gia BHXH của người lao động đảm bảo khoa học để thuận tiện khai
thác và sử dụng. Các cán bộ luôn có trách nhiệm hướng dẫn nhiệt tình cho NLĐ

hoàn thành đầy đủ hồ sơ đúng thời hạn, giúp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Bảng 6 : Tình hình hồ sơ tham gia BHXH tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015–
2017
STT
1
2
3

Nội dung
Hồ sơ tham gia đầu năm
Hồ sơ tham gia mới và
hồ sơ từ nơi khác chuyển
đến
Hồ sơ loại

Năm 2015
31960
1830
303

Năm 2016
36528
2140

Năm 2017
38001
2284

255
240

( Nguồn: BHXH tỉnh Hà Giang)

Qua bảng trên ta thấy số hồ sơ tham gia BHXH mà cơ quan BHXH tỉnh Hà
Giang quản lý là liên tục tăng qua các năm.
Đầu năm 2015, cơ quan BHXH tỉnh quản lý 31960 hồ sơ tham gia BHXH
của NLĐ, trong đó có các biến động như: hồ sơ của NLĐ tham gia mới, hồ sơ
của NLĐ đã tham gia BHXH từ nơi khác chuyển đến,... Với số lượng hồ sơ
tham gia mới và hồ sơ từ nơi khác chuyển đến là 1830 hồ sơ; hồ sơ của NLĐ
chuyển nơi đóng BHXH với số lượng hồ sơ loại là 303 hồ sơ. Đến năm 2017, số
hồ sơ đã tham gia BHXH là 38001 hồ sơ, tăng 6041 hồ sơ so với 2015, tương
ứng với tốc độ tăng 18,90 %, biến động số hồ sơ trong năm là: hồ sơ tham gia
mới và hồ sơ nơi khác chuyển đến 2284 hồ sơ, hồ sơ loại 240 hồ sơ.
Việc cải cách thủ tục hành chính đơn giản đã tạo điều kiện cho việc thu nộp
BHXH ngày càng đơn giản , tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, giúp cơ
quan BHXH thực hiện dễ dàng trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều hồ sơ bị loại không được xét duyệt vì nhiều lý do: hồ sơ thiếu ngày,
tháng; thiếu địa chỉ; thiếu đóng dấu; thiếu chứ ký; sai sót phần thồn tin của
NLĐ, thân nhân của NLĐ,...
2.5. Thực trạng quản lý sổ BHXH
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ
BHXH Hà Giang đã phối kết hợp với UBND Tỉnh, Huyện và các cơ quan ban
ngành, các đơn vị sử dụng lao động trong huyện mở hội nghị triển khai, hướng
24


dẫn bằng văn bản về công tác cấp và quản lý sổ BHXH cho người lao động; Tổ
chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn cấp và ghi sổ BHXH cho cán bộ làm công
tác BHXH trong và ngoài ngành, các chủ sử dụng lao động theo từng khối, loại
hình tham gia BHXH trên địa bàn Hà Giang; Tiến hành chỉ đạo điểm tại một số
đơn vị về việc cấp và ghi sổ BHXH từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng triển khai

công tác cấp, ghi, quản lý sổ BHXH cho các đơn vị khác; Thành lập các tổ thẩm
định hồ sơ cấp sổ BHXH cho người lao động.

25


×