Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG THIẾT KẾ CẦU THÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.8 KB, 17 trang )

1.Anh chị hãy cho biết nhẩu độ nhịp kinh tế của dầm, I, T, S-T ?
-Dầm I: rất thuận tiện cho nhịp từ 18~33m
-Dầm T: rất thuận tiện cho nhịp từ 20~33m
-Dầm Super-T: rất thuận tiện cho nhịp từ 30~40m
2. Anh, chị hãy cho biết cách xác định chiều cao của đáy dầm ?
Các bước:
- Xác định cao độ đáy dầm cầu: CĐĐDC >= max(CĐMNCN + 0,5m ; CĐMNTT + tĩnh
không thông thuyền).
- Từ CĐĐDC xác định được cao độ đỉnh trụ = CĐĐDC - (chiều cao gối cầu + chi ều
cao đá tảng)
- Xác định cao độ bệ trụ như sau:
+ Khi bệ trụ đặt ở nơi khô thì mặt trên bệ trụ thấp hơn mặt đất tự nhiên >=
0,5m.
+ Khi bệ trụ đặt trong nước thì mặt trên bệ trụ thấp hơn MNTN >=0,5m.
+ Xác định khẩu độ cầu:
Khẩu độ cầu được tính theo chiều MCN sông, bằng tổng chiều rộng của dòng
nước.
3. Có bao nhiêu cách tạo độ dốc ngang và độ dốc dọc cầu?
- Có 2 cách chính: tạo độ dốc bằng kê dầm tạo dốc ( thay đổi cao đ ộ của các
dầm) và bằng lớp vữa tạo dốc.
4. Cự ly hợp lý của các vách ngăn trong dầm S - T ?
- Cự ly hợp lý của các vách ngăn trong dầm S-T là khảng cách các vách ngăn b ằng
L/3 để tăng cường tính ổn định cho dầm.
5. Cáp DƯL không dính bám ở đầu dầm có tác dụng gì? Chi ều dài không dính
bám ở đầu dầm của cáp DUL lấy dựa trên cơ sở nào?
- Chiều dài không dính bám của cáp DƯL để giảm bớt sự tập trung ứng suất kéo
ở thớ trên đoạn gần gối gây nứt đầu dầm.
- Cơ sở xác định: Cáp DƯL không dính bám với BT có thể tới 30% trong tổng s ố
tao cáp ngay khoảng gần gối, đặt đối xứng với tim dầm và được chuy ển ti ếp
trong 3-4 đoạn (1,5m, 3m, 4,5m). Trong Quy trình AASTHO quy định s ố lượng cáp
không dính bám không vượt quá 25%.


Để tính mặt cắt không dính bám bạn làm tuơng tự như mặt cắt cắt cốt thép ở
cầu bt cốt thép thường:


+ Vẽ biểu đồ bao momen
+ Xác định lượng cáp cần cắt ( cắt tối đa 20% tổng số cáp ở mặt cắt trước)
+ Tính Mr ở mỗi mặt cắt đã cắt cốt thép
+ Từ đó xác định điểm cắt lý thuyết là giao điểm giữa biểu đồ bao momen và Mr
+ Xác định chiều dài triển khai
+ Xác định mặt cắt không dính bám
6. Tại sao các dầm S - T lại để cách nhau một khoảng cách nhất định, khi thi công
lao nhịp xong có nối các bản cánh này lại với nhau không ?
- Khoảng cách giữa các dầm S-T cách nhau m ột khoảng từ (2-4)cm đ ể ti ện cho
công tác kê kích và điều chỉnh lắp đặt dầm lên gối cầu. Khi thi công lao nhịp xong
thì dùng không nối các bản cánh lại với nhau.
7. Ván khuôn dùng để thi công đúc bản mặt cầu dầm S- T là loại ván khuôn gì,
tính toán thiêt kế và thi công như thế nào?
- VK dùng trong BMC là lọai bản BTCT đúc sẵn để lại ở bên trên cánh dầm S-T.
Được thi công sau khi lắp đặt xong tất cả các dầm S-T.
Sơ đồ tính như bản kê 2 cạnh.
8. Dầm ngang được tính theo sơ đồ nào, hãy nêu các tải trọng tác dụng lên nó?
- Sơ đồ tính Dầm ngang được coi như dầm hai đầu ngàm. Khi tính ta nhân với giá
trị quy đổi tương đương: 0,7M đối với Momen ở giữa nhịp, 0,5M đối với momen
ở đầu dầm.
- Các tải trọng tác dụng lên dầm ngang:
-Tĩnh tải: DW, DCb, DCd
- Hoạt tải: HL-93: xe tải 3 trục và tải trọng làn. or, xe tải 2 trục và tải trọng làn.
9. Lề bộ hành được tính theo sơ đồ nào, hãy nêu các tải tr ọng tác dụng lên nó?
- Sơ đồ tính LBH là dầm giản đơn gối lên 2 gối 1 cố định và di động
- Các tải trọng tác dụng lên LBH:

- Tĩnh tải: tải trọng bản thân BMC: DCbmc
- Hoạt tải: Tải trọng người đi: PL = 3 N/mm
10. Hãy trình bày so sánh của anh(Chị) cho phương án 1 và 2
11. Các lưới cốt thép bố trí đầu dầm có tác dụng gì?
- Lưới cốt thép đầu dầm có tác dụng làm giảm US nén cục bộ và chống cắt cho


đầu dầm khất.
12. Có bao nhiêu sơ đồ bố trí cáp DUL trong một dầm I hay T?
- Có 3 sơ đồ bố trí cáp DƯL:
- Theo sơ đồ đường thẳng
- Theo sơ đồ đường cong
- Theo sơ đồ đường gãy khúc
13. Anh chị hãy cho biết các loại mất mát ứng suất trong dầm cằng trước và căng
sau? trong các loại mất mát đó mất mát nào là mất mát theo thời gian? mất mát
nào là mất mát tức thời?
- Có 4 loại MMƯS điển hình là:
- MMƯS do co ngắn đàn hồi: (do thiết bị neo, ma sát, co ngắn đàn hồi)
- MMƯS do co ngót
- MMƯS do từ biến và
- MMƯS do tự chùng của cốt thép được kéo căng.
Mất mát ƯS theo thời gian: Do co ngót, từ biến, tự chùng
Mất mát ƯS tức thời: co ngắn đàn hồi...
14. Tại sao dầm I và T các bầu dầm dưới thường lớn hơn các bầu dầm phía
trên?
- Dầm bầu dưới mở rộng đầu để đủ diện tích để bố trí neo, tăng lực nén chịu
ứng suất cục bộ từ 0.8 -1H
15. Anh chị hãy cho biết cấp lan can mà anh chị thiết kế, với cấp lan can này l ực
ngang Ft bằng bao nhiêu?
- Cấp lan can thiết kế cấp L3, Ft = 240kN.

16. Anh chị hãy cho biết ảnh hưởng của hiện tượng co ngót, từ biến đến kết cấu
BTCT cầu? cách khắc phục chúng như thế nào?
- Hiện tượng co ngót và từ biến rất ảnh hưởng đến kết cấu cầu BTCT, như tạo
vết nứt, mất mát DƯL quá lớn... Do đó để khắc phục chúng cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
- Không tạo ra những thay đổi đột ngột về KT các mặt cắt: chiều cao, chi ều dài,
chiều rộng
- Không tạo ra những thay đổi đột ngột về sự bố trí cốt thép: bước cốt thép đai
- Bố trí cốt thép chống co ngót theo quy định của quy trình thi ết kế.


- Chọn thành phần cấp phối BT hợp lý, dùng phụ gia hóa dẻo và phụ gia siêu dẻo
để giảm lượng nước trộn mà vẫn đảm bảo độ linh động của hỗn hợp BT
- Nếu không thật cần thiết thì không bắt KC BT chịu tải quá nặng ở tuổi quá
sớm.
- Phân đoạn quá trình đổ BT sao cho BT của mỗi phân đoạn được bi ến dạng tự
do ở mức độ càng nhiều càng tốt trong quá trình hóa cứng.
- Chú ý đến các thời điểm bắt đầu và kết thúc ngừng kết của hỗn hợp BT để bố
trí hợp lý tiến độ đổ BT cũng như khối lượng bê tông được đổ trong mỗi phân
đoạn.
- Xử lý chu đáo các mạch ngừng thi công BT, đó là nơi dễ xuất hiện các s ự c ố
- Lập tiến độ thi công hợp lý cho mọi công đoạn đúc BT, bảo dưỡng, tạo
DƯL...v..v
17. Khi thiết kế BMC khoảng cách từ mép đá vĩa đến trọng tâm bánh xe ngoài
cùng được lấy bằng bao nhiêu?
- Khoảng cách từ mép đá vĩa đến TT bánh xe ngoài cùng là 300mm.
18. Anh chị hãy cho biết khi thiết kế cầu thì có bao nhiêu trạng thái gi ới hạn, hãy
cho biết sơ lược về các trạng thái này?
-TTGH: là trạng thái mà ở tại thời điểm đó kết cấu còn có khả năng chịu lực
được.

-có 6 TTGH:cường độ(I, II, III), mỏi và đứt gãy, đặc biệt, sử dụng
19. Tại sao lại phải tính hệ số phân bố ngang? Có bao nhiêu phương pháp tính
HSPBN?
- Vì kết cấu cầu là 1 kết cấu không gian, trong đó mọi bộ phận (dầm) tham gia
chịu TT chung với các mức độ khác nhau. Do đó trong việc tính toán n ội l ực ph ải
có nội dung TT sự phân bố TT cho các bộ phận của các KC nhịp.
- Có 3 PP thường dùng để xác định HSPBN là: PP đòn bẩy, PP nén lệch tâm, PP
dầm liên tục trên các gối đàn hồi...
20. Có bao nhiêu loại mối nối bản mặt cầu đối với loại dầm chữ T?
- Có 2 loại mối nối BMC với loại dầm chữ T: Mối nối ướt và mối nối khô.
21. Anh chị hãy cho biết áp lực bánh xe truyền xuống bản mặt cầu là hình gì? Giá
trị của nó như thế nào?
- Áp lực bánh xe truyền xuống BMC được giả thuyết là 1 HCN có bề rộng b =


510mm. chiều dài L = 2,28x10^3x lamda(1+IM)P ( P =72,5kN or 55kN)
22. Các sườn tăng cường của dầm có tác dụng gì?
- Sườn tăng cường đứng và ngang có tác dụng chống mất ổn định chung và ổn
định cục bộ, sườn tăng cường đứng bố trí vuông góc cánh dầm, sườn tăng cường
ngang bố trí vuông góc sườn dầm.
- Tăng cường độ cứng của dầm.


Tại sao sườn tăng cường trung gian không có liên kết ngang phải khoét lổ
ở bản cánh dưới???
tantrung0b : Thưa thầy tại sao STC tại liên kết ngang phải dài xuống bản
cánh dưới??
Sườn tăng cường đứng có 2 loại :
STC đứng gối thì được phép hàn vào cánh dưới dầm.
STC đứng trung gian thì không được phép hàn vào cánh dưới dầm, cần đ ể hở 46tw, tác dụng là để tránh ứng suất 3 trục, gây ra phá hoại mỏi và xé rách. Tuy

nhiên, ở những vị trí có lắp hệ liên kết ngang thì sườn tăng cường đứng phải kéo
sát xuống cánh dưới dầm, và được chèn khít vào khe hở một bản thép, và STC
phải hàn vào bản thép lót này.
STC đứng tại vị trí liên kết ngang, ngoài tác dụng giữ ổn định cho sườn dầm, còn
có tác dụng là điểm tựa để bắt hệ liên kết ngang. Để đảm bảo độ cứng (độ chắc
chắc) và ổn định cục bộ của STC, cần cố định STC (tuy nhiên, vẫn không được
phép hàn vào cánh dưới)
Đối với dầm biên, để tạo thẩm mỹ, STC đứng trung gian không bố trí mặt ngoài,
STC đứng gối phải bố trí 2 bên tại gối cầu.
Thưa thầy tại sao ta dùng 2 tấm thép làm bản cánh dưới mà ko dùng 1 tấm
có tiết diện chịu lực tương đương?
Cần phân biệt bản cánh dưới và bản phủ.
Chỉ cần một bản cánh dưới, nhưng nếu theo điều kiện chịu lực mà phải bố trí
bản cánh quá dày thì phải chia làm 2 tấm và hàn lại. Tấm thép quá dày thì đường
hàn bụng dầm và cánh dầm không đảm bảo, đồng thời kích thướt (bề dày) bị
hạn chế.
Bản phủ chỉ cần có ở những vị trí chịu uốn lớn, vì thế cánh dưới được hàn thêm
bản phủ ở đoạn giữa dầm, còn đoạn đầu dầm thì không hàn bản phủ (bản phủ
bị cắt đi). Kích thướt bản phủ đã có quy định trong quy trình.
Thưa thầy,
số dầm của em có thể n = 5 hoặc 6,
với n=5, S = 2100 thì Lc = 950 (không bố trí ống thoát nước được)
S = 2200 thì Lc = 750 (bố trí ống thoát nước được)
với n=6, S = 1700 thì Lc = 650 (không bố trí ống thoát nước được)
Và em có tìm hiểu là nên chọn ít dầm để giảm lượng thép dầm, giảm bớt hệ liên
kết ngang đồng thời giảm chi phí xây dựng( suy ra n =5). Nhưng cũng có ý ki ến là
nên chọn số dầm chẵn chứ không dầm chính giữa ít chịu lực nên không kinh t ế
(suy ra n = 6)
Vậy thưa thầy ở trường hợp của em nên chọn phương án nào, xin thầy hướng
dẫn giúp em.



Cảm ơn thầy!
Mình có một số ý trả lời em thế này :
1. Không nhất thiết phải làm ống thoát nước thẳng đứng, có để dẫn đi ngang rồi
chuyển hướng xuống. Không có chuyện là không bố trí được ống thoát nước với
n=5,6.
2. Để biết dầm nào chịu tải nhiều hay ít thì phải dựa vào kết quả phân tích (h ệ
số phân bố ngang hoặc các phương pháp PTHH bằng các phần mềm), việc bố trí
số dầm lẻ thì dầm giữa chịu lực ít là chỉ mang tính tham khảo.
3. Số dầm nhiều hay ít và tiết kiệm chi phí : ý này cũng mang tính tham kh ảo. Đối
với vật liệu thép, vì khả năng chịu lực cao nên em thiết kế khoảng cách dầm l ớn,
ít dầm thì vẫn chấp nhận được. Như thế, cần đảm bảo các điều kiện ổn định và
khả năng chịu lực.
Đối với bài của em, nếu chiều dài dầm lớn thì em nên chọn 6 dầm, còn chi ều dài
dầm ngắn thì chọn 5 dầm đều được.
thầy ơi cho em hoi bê rông cánh phu thi minh nên chon như thế nào vây
thầy? bê rông cánh phu có thê lớn hơn 400mm hả thầy?
Nếu em bố trí bản phủ cũng là bản cánh dưới dầm (trên suốt chiều dài dầm) thì
nên thiết kế lớn hơn bản cánh dưới mỗi bên 50mm, có thể hơn 400mm vẫn
được.
Còn nếu bố trí bản phủ là bản thép tăng cường (chỉ có tại giữa nhịp) thì nên
chọn nhỏ hơn bản cánh dưới 50mm về mỗi bên.
Em chào thầy.
Thầy cho em hỏi. bề rộng sườn tăng cường chọn như thế nào ak???Nếu em lấy
bằng với bề rộng cách dưới được không????
Em cảm ơn thầy.
Bề dày STC không nên chọn lớn quá, theo mình thì chỉ từ 10mm đến 14mm. Còn
bề rộng thì phụ thuộc vào 3 điều kiện kiểm toán của STC. Xu hướng b ố trí sườn
nhỏ với khoảng cách ngắn (bố trí dày) vẫn tốt hơn là bố trí sườn lớn với khoảng

cách thưa.
Em chào thầy!
Thầy cho em hỏi: khi sử dụng phương pháp thay đổi cao độ gối để tạo dốc
ngang thì hệ liên kết ngang bố trí sao thầy?
Vấn đề này đã đề cập trên lớp rồi. Hệ liên kết ngang tuy khó thi công nhưng vẫn
làm được. Vì nếu thiết kế hệ liên kết ngang không xiên theo độ dốc mà n ằm
ngang thì vẫn dễ thi công, đặt biệt là dầm ngang thì càng dễ.
Lớp mui luyện tạo dốc hiện nay ít được thiết kế, đối với cầu BTCT (dầm ngang
đổ tại chổ) thì hầu như không dùng nữa.
thầy ơi cho em hoi dầm ngang minh có thê thiết kế băng thép hinh đươc
không ạ?


Dầm ngang làm bằng thép hình chứ, không nên làm thép tổ hợp hàn.
Tiết diện dầm ngang nên là chữ I, đoạn kết nối với Sườn tăng cường thì cắt một
bên cánh (trên và dưới) --> trở thành chữ C thì mới liên kết bulong v ới STC được.
Đoạn giữa dầm ngang, tại vị trí đặt kích thay gối thì nên bố trí 2 STC đứng.
Hệ liên kết ngang thì dùng các thép góc đều cạnh để ti ết kiệm thép.
Thưa thầy ơi cho em hoi.
Trong phần tính hệ số phân bố ngang , phạm vi áp dụng của phương pháp đòn
bẩy là mặt cắt ngang chỉ có 2 dầm chủ!
Vậy trong bài đồ án thì có được sử dụng phương pháp này không a?
Em cám ơn thầy
Phạm vi áp dụng của Phương pháp Đòn Bẩy là :
1. Mặt cắt ngang chỉ có 2 dầm chủ.
2. Độ cứng của kết cấu ngang yếu (có thể có nhiều dầm chủ) (Cầu cũ – hệ liên
kết ngang bị gỉ, yếu)
3. Mặt cắt tại gối, đầu dầm . (Trụ hoặc mố)
4. Cầu dầm thép có bản mặt cầu lắp ghép
5. Khi tính một làn cho dầm biên trong phương pháp dầm đơn.

Như vậy, Khi tính hệ số phân bố ngang cho các tải trọng : DC3, DW, PL, LL(dầm
biên, 1 làn) tại mặt cắt đầu dầm thì phải dùng PP Đòn bẩy.
Thưa thầy,
Tại mặt cắt đầu dầm thì phải dùng PP Đòn Bẩy, bởi vì độ cứng của kết cấu
ngang nhỏ hơn nhiều so với mũ trụ.
Nhưng tại sao với DC3, DW, PL có liên quan gì tới độ cứng của kết cấu ngang mà
tại sao lại phải dùng PP Đòn Bẩy vậy thầy.
Em chưa hiểu rõ lắm, mong thầy giải thích giúp em, em cảm ơn thầy!
Rất tiếc là bạn đọc câu cuối mà không hiểu ý mình viết.
1. DC1 và DC2 thì không cần tính hệ số phân bố ngang, các tải tr ọng còn l ại là
DC3, DW, PL, LL thì đều phải tính hệ số phân bố ngang. Trong các phương pháp
tính hệ số phân bố ngang, PP dầm đơn chỉ tính được cho HL93, còn các tải tr ọng
khác thì dùng PP Lực (Đòn Bẩy, Nén lệch tâm, Gối tựa đàn hồi). Như v ậy, DC3,
DW, PL thì phải dùng Đòn Bẩy, Nén lệch tâm hoặc Gối tựa đàn hồi.
2. Ở mặt cắt đầu dầm thì chỉ được dùng PP Đòn Bẩy.
Nếu gộp 2 câu trên lại thì mình viết là :"Như vậy, Khi tính hệ s ố phân bố ngang
cho các tải trọng : DC3, DW, PL, LL(dầm biên, 1 làn) tại mặt cắt đầu dầm thì ph ải
dùng PP Đòn bẩy". Liệu có sai ngữ pháp hay chính tả gì hem ?
Thưa thầy, em có thắc mắc là:
1) Trong mặt cắt ngang ta tạo độ dốc ngang bằng cách thay đổi cao độ đá kê gối
như thế thì có ưu điểm gì mà hiện giờ lại được ưa chuộng hơn các pp khác vậy
thầy? Tại em thấy nếu bố trí như thế thì các thanh giằng ngang tác dụng l ực vào
bản sườn tăng cường bị lệch tâm, vô tình gây moment cho dầm chủ?


2) Ở mặt cắt ngang đầu dầm, bản liên kết ngang được chia thành 2 phần và
được nối với nhau bằng đường hàn có tác dụng gì vậy thầy? trong cầu có được
phép dùng mối nối bằng đường hàn không thầy, nó có chịu được tải trong động
không thầy?
Em cảm ơn thầy!

Trả lời em như sau :
1. PP tạo dốc bằng mui luyện đã cũ, lớp mui luyện và lớp bê tông bảo hộ gây
thêm tĩnh tải cho cầu, đồng thời thi công lâu hơn. Tạo dốc bằng thay đổi cao độ
đá kê gối hoặc tạo dốc xà mũ là phương pháp phổ biến hiện nay vì có cấu tạo
mặt cầu đơn giản, giảm tĩnh tải và thi công nhanh hơn. Độ lệch tâm đó quá nh ỏ
và không gây ra moment đáng kể
2. Không hiểu em hỏi bản liên kết ngang là gì ? Mối nối dùng ở các liên k ết thi
công trong xưởng, nhà máy. Ở ngoài công trường thì điều kiện không đảm bảo
cho các đường hàn chịu lực lớn. Liên kết hàn chịu lực tốt hơn bulong ch ứ
thầy ơi cho em hoi khi tính đặc trưng hinh hoc cua tiết diện dầm liên hơp
thi có thê bo qua phần bê tông bản vút không ạ!
Phần bê tông vút khá nhỏ, có thể bỏ qua trong tính toán. Tuy nhiên khi tính toán
các phần khác, phải xét đến sự xuất hiện của bản vút (nghĩa là chi ều dày l ớp này
vẫn có để tính các khoảng cách). Phần tải trọng của bản vút cần phải tính vào
chung với lớp bản mặt cầu DC2.
Thầy ơi cho em hoi vê phần kiêm toán dầm thầy làm trong bài tư cách đó
thầy
Như giá trị : d ³ 0.033L=0.033x30000=990 MM
h ³ 0.04L=0.04x30000=1200 MM
H =(1/25 ¸1/20)x30000=1200¸1500 MM
Thì giá trị 30000 mình lấy số liệu chiều dài toàn dầm thay vào phải không thầy?
Còn phần:
-Chiều cao vút: hv=100 MM
-Chiều dày ban mặt cầu: ts=200 MM
-Chiều dày bản bụng: tw=15 MM
-Chiều rộng bản cánh trên: bc=350 MM
-Chiều dày bản cánh trên : tc=20 MM
-Chiều rộng bản cánh dưới : bf=450 MM
-Chiều dày bản cánh dưới : tf=20 MM
-Chiều rộng bản phủ: b'f=550 MM

-Chiều dày bản phủ : t'f=20 MM thì mình lấy mặc định như vậy haytùy thuộc vào
yếu tố nào vậy thầy(cách chọn như thế nào vậy thầy)?
Em cảm ơn!


Chiều dài trong phần tính toán chiều cao là chiều dài tính toán, tuy nhiên, chênh
lệch giữa chiều dài toàn dầm và chiều dài tính toán quá nhỏ, đồng th ời, trong bài
toán chỉ là xác định các thông số chiều cao dầm để ch ọn chiều cao nên k ết qu ả
cũng không khác nhau mấy.
Còn phần các kích thước cơ bản của tiết diện thì em lấy theo các căn cứ sau :
1. Chiều dày các tấm thép bản cánh trên, cánh dưới, bản phủ : 18 -->30mm
2. Bề rộng các tấm thép bản cánh trên, cánh dưới, bản phủ : 300 - 600mm
3. Chiều dày sườn dầm : 14-20mm
4. Bề dày bê tông mặt cầu : 180-200. Bê tông cấp C25-C40.
Và cần phải kiểm tra sơ bộ các kiểm toán điều kiện cấu tạo, ổn định cục bộ ...
Thầy ơi cho em hoi khi tính toán giá trị nôi lực cho các loại tải trong thi
chiêu dài nhịp tính toán la chiêu dài nhịp thầy cho hay là băng chiêu dài
nhịp thầy cho trừ đi 2 lần khoảng cách từ tim gối tơi mép dầm?
Khi tính nội lực (vẽ đường ảnh hưởng), hệ số phân bố ngang, độ võng của dầm,
thì phải dùng giá trị chiều dài dầm tính toán (là khoảng cách tim hai gối d ầm,
tính bằng chiều dài dầm trừ 2 lần khoảng cách từ tim gối tơi mép dầm)
Khi bóc tách khối lượng hoặc xác định giá trị tải trọng thì dùng chi ều dài dầm.
thầy ơi cho em hoi . em làm đô dốc = pp mui luyện. vây trong bản vẽ cua
bài tư cách em co cần phải vẽ chi tiết các lớp cua mặt đường ko thầy. và
liệu sau này việc kiêm toán co khó hơn 2 pp còn lại ko ?
Bài tư cách phải vẽ 1/2 cấu tạo mặt cắt ngang của cầu, trong đó th ể hiện chi ti ết
cấu tạo các lớp mặt cầu (tên lớp, loại vật liệu, chiều dày). Việc ki ểm toán dầm
sau này không khó hơn 2 Phương pháp tạo dốc còn lại. Đối với phương pháp của
em, khi tính tĩnh tải DW thì em phải kể thêm hai lớp : Mui luyện và Bê tông b ảo
hộ. Vì thế DW của em sẽ lớn hơn 2 PP còn lại.

thưa thầy ?
em cũng đã tìm hiểu nhương có cái thì em biết
1.dầm ngang và khung đầm yêu cầu chiều cao h càng lớn càng tốt nhương đối
với dầm ngang thì h>=1/2d dầm khung thì h>=2\3d
và khoảng cách đặt của nó từ đá kê gối tới nó có nằm trong khoảng gi ới h ạn nào
không hay mình tư cho ha thầy
2.cua em là Btc=13m L=28m nên khi d=0.033L =924 H=(1/20 :1/25)L = (1400 :
1120) vậy em chọn d = 1100 h= 1100+100+200=1400
n=7 s=1900 Lc =800 do d nho nen khó bố trí vi d nhỏ chiều rộng s l ớn nên bố trí
thì nó chay thoải thoải thôi thây ạ nên mặt cát ỏ giưa em không làm khung ngang
xiên thay vào đó em lam 2 thanh thep ngang và sủ dung ốc vit gắn kết 2 thanh
doc và 2 thanh ngang được không thây 2 thanh doc cua em // nhau và khoang
cach 2 thanh 1000
3.khoảng caach tư lề bồ hành tới chố đặt ống nước là có khoảng giới hạn nào
không thầy.còn ống nươc mình có thể bố trí ơ trong lề bô hành đi xuong cũng


đươc thầy nhỉ
em cảm ơn thay
1. Khung ngang càng cao càng tốt, như thế sẽ tạo độ cứng ngang tốt và liên kết
các dầm chắc hơn. Tuy nhiên, vì khung bố trí vào sườn tăng cường nên cần ph ải
đảm bảo đủ không gian để bố trí và thi công mối nối bu lông của sườn và các
thanh liên kết ngang. Thông thường khung ngang có chiều cao >=2/3d.
2. Dầm ngang thì bố trí ở đầu dầm, dùng để đặt kích thay gối. Chiều cao dầm
ngang đủ lớn để chịu momen kích dầm, thường cũng lấy >=2/3d (hoặc 1/2h
chiều cao dầm liên hợp). Khoảng cách từ mép dưới dầm ngang đến xà mũ cần
đủ lớn để đặt được kích dầm và thi công đơn giản. Hiện nay, một số kích có thể
kích được ở không gian nhỏ, nên khoảng cách từ mép xà mũ đến mép dưới dầm
ngang cũng đủ lớn để kích được. Tuy nhiên, thiết kế dầm ngang lên cao một chút
vẫn tốt hơn, theo mình thì nên đặt dầm ngang cánh đáy dầm khoảng từ 2030cm.

3. Khung ngang và dầm ngang thì nên đặt nằm ngang, có th ể các liên k ết hai bên
sườn tăng cường không đúng tâm, nhưng lệch tâm nhỏ thì không ảnh hưởng gì.
4. Nếu lỗ thoát nước đặt trên mặt cầu thì phải đặt sát mép bó vỉa để thoát hết
nước mặt cầu. Nếu ống không đi thẳng xuống được thì phải dẫn ngang một
đoạn rồi đi xiên. Đoạn dẫn ngang không nên bố trí trong phần bản mặt cầu vì có
nhiều thép nên không có đủ không gian bố trí ống.
thây cho em hoi vê quan điêm xếp xe lấn làn và không lấn làn là như thế
nào ak?trong khuôn khổ môn hoc thi minh dùng trường hơp nào ak?
cảm ơn thầy đã giải đáp.
Trên bề rộng xe chạy được phân thành các làn xe, và không phạm vào nhau.
1. Bề rộng làn xe được xác định như sau :
+ Nếu bề rộng cầu <6m thì số làn được lấy theo làn giao thông trên cầu
+Nếu cầu rộng từ 6m-7,2m thì được thiết kế 2 làn xe, bề rộng mỗi làn bằng B/2
+Ngoài bề rộng trên, số làn xe thiết kế là số nguyên của , và bề rộng làn xe là
3.5m.
[B]Chú ý : trên bề rộng xe chạy, các làn xe được bố trí bất kỳ nhưng vẫn đảm bảo
không chồng lên nhau.
2. Phân biệt : Bề rộng làn xe là 3.5m. Khác với bề rộng tải tr ọng làn là 3m.
3. Xếp xe :Trong phần bề rộng làn xe thì xếp tải trọng xe và tải trọng làn. Bề
rộng làn xe (3.5m) lớn hơn bề rộng tải trọng làn (3m) là 0.5m. Như vậy tải trọng
làn sẽ được xếp xê dịch theo phương ngang trong phạm vi 3.5m để gây hi ệu ứng
bất lợi nhất. Tương tự, tải trọng xe cách mép làn là 0.6m, khoảng cách 2 tr ục là
1.8m, vì thế hai trục được xe dịch theo phương ngang trong phạm vi 3.5m (vẫn
đảm bảo cách mép làn 0.6m) để gây hiệu ứng bất lợi nhất. Cần phân bi ệt là xe và
làn là 2 tải trọng khác nhau và xếp độc lập nhau.


4.Xếp lấn làn là : khi xếp tải trọng làn 3m trong bề rộng làn xe 3,5m; thì còn dư
ra một khoảng <=0.5m. Làn xe bên cạnh được xếp lấn sang bề rộng dư đó, nghĩa
là tải trọng của làn xe bên cạnh được xếp lấn sang bề rộng của làn xe xếp trước

đó. Kểu xếp này là hợp với tiêu chuẩn củ 22TCN 18-79, và không đúng trong quy
trình mới 22TCN 272-05
5.Xếp không lấn làn là : Tải trọng (gồm xe và làn) của làn nào chỉ được xếp trong
bề rộng làn xe của làn đó (3.5m) và không được lấn sang làn khác. Và được phép
xê dịch theo phương ngang trong phạm vi bề rộng làn (3.5m) để gây hiệu ứng
bất lợi. Đây là kiểu xếp theo tiêu chuẩn mới 22TCN 272-05. Các em áp dụng ki ểu
xếp xe này trong đồ án
6.Khoảng cách các xe, làn : Tùy vào hình dạng đường ảnh hưởng phản lực gối
theo phương ngang mà trong quá trình xếp xe theo phương ngang, sẽ có một s ố
trường hợp các khoảng cách sau :
+ Xếp làn xe lệch về một phía (theo dạng đường ảnh hưởng của phương pháp
nén lệch tâm) : tải trọng làn sẽ cách nhau 0.5m, 2 vệch bánh xe của 2 xe cách
nhau 1.7m (=0.6m + 0.5m + 0.6m)
+ Xếp làn xe dồn vào giữa : hai tải trọng làn ở giữa có thể chạm nhau (khoảng
cách >=0m) và hai vệch bánh xe của 2 xe cách nhau >=1.2m. N ếu đặt thêm 2 làn
nữa thì mỗi tải trọng làn xếp sau phải cách mỗi tải trọng làn đã xếp trước về
mỗi bên là 0.5m, và tương tự hai xe cách nhau 1.7m. Ví dụ xếp 4 làn theo thứ tự
1,2,3,4. Trong đó làn 2,3 xếp dồn vào giữa, khoảng cách tải trọng làn là 0m, tải
trọng xe là 1.2m. Làn 1 và 2 thì tải trọng làn cách nhau 0.5m và xe cách nhau
1.7m. Tương tự làn 3 và 4 thì tải trọng làn cách nhau 0.5m và xe cách nhau 1.7m
thầy cho em hoi!chiêu dài sườn tăng cường gối cua em là 1346 .thi sườn
tăng cường giữa bao nhiêu là hơp lí thầy?
Sườn tăng cường gối và sườn tăng cường giữa có liên kết ngang: Hai cái này ch ọn
chiều cao bằng nhau và phụ thuộc vào chiều cao của bản bụng.
Sườn tăng cường giữa không có liên kết ngang: Bạn giảm chiều cao từ 4tw-6tw
về phía bản cánh dưới .
Ngoài ra lưu ý khi chọn Khoảng cách giữa các STC là : khoang đ ầu(gối) do <=
1.5D, khoang giữa do<=3D.
Nếu bạn có thời gian thì bản thử tìm hiểu xem tại sao STC giữa không có liên kết
ngang lại giảm đi một đoạn chiều cao như vậy. Đây là câu hỏi mà hầu như năm

nào bảo vệ đồ án cũng có thầy hỏi đó.
Thưa Thầy: chiêu dài dầm là 29m. em chia dầm thành 3 đoạn : 9m, 11m và
9m. khoảng cách mối nối tính từ đầu dầm là 9m. Như vây có hơp lý không
vây Thầy ơi!?
Khi chia các đoạn dầm để đặt mối nối cần chú ý các đi ểm sau :
1. Nếu có bố trí độ vồng ngược thông qua mối nối thì số lượng các đoạn dầm
phải lẻ (số mối nối chẳng) để tương thích với độ võng của dầm cầu. Các đoạn


dầm đối xứng nhau thì chiều dài bằng nhau.
2. Chiều dài các đoạn dầm từ 8-12m để phù hợp với khả năng thi công, vận
chuyển, lắp ghép.
3. Nếu thiết kế dầm lai, hoặc đoạn dầm giữa dùng thép cường độ cao hơn (để
tiết kiệm thép, tăng khả năng chịu lực ở vị trí chịu momen lớn) thì chiều dài
đoạn giữa cần phải xem xét, thường là ngắn hơn các đoạn hai bên do momen
uốn chỉ lớn ở lân cận đoạn giữa dầm.
4. Nếu không thiết kế dầm lai, hoặc chỉ dùng một loại thép cho toàn dầm, thì
chiều dài các đoạn dầm phải gần bằng nhau để thuận tiện cho thi công.
Đối với trường hợp của em, thì 9+11+9 là đẹp rồi đó em.
em chào thầy ah. Thầy cho em hoi tí. Khi sườn tăng cường chỉ co STC đ ứng
thi bê rông mép thò ra cua 2 STC đối xứng vê mỗi bên dầm không nho
hơn(30-40mm) và ở STC đứng trung gian minh không đươc hàn vào cánh
chịu kéo mà phải dùng tấm thép đệm dày(16-20mm) rông (30-40mm) bản
đệm ép chặt vào đầu STC và cánh dưới dầm rồi hàn băng đường hàn góc
vào đầu STC. Như vây có đúng không ah
1. Về chiều dài phần nhô ra mỗi bên của sườn tăng cường trung gian
Trong 22TCN 272-05 đã viết rất rõ, bạn đọc lại trang 76 chương 6 của tiêu
chuẩn.
2. Chiều dài STC trung gian đã trả lời trước là cách mép của bản cánh ch ịu kéo
4tw-6tw (trong tiêu chuẩn cũng viết rất rõ ở trang 76 luôn), không dùng thêm

một bản thép nào để nối STC và bản cánh dưới lại với nhau.
Thưa thầy, cho em hoi là trong phần chon vât liệu thi minh chon thép và
các thông số kỹ thuât theo tiêu chuẩn như thế nào vây?
Ví dụ trong bản thuyết minh 3 chương của thầy đã sửa thì em thấy là đều chọn
thép tấm M270 cấp 250 cho cả dầm chủ, liên kết ngang, sườn tăng cường, lan
can, trong khi một số tài liệu khác thì lại có cách chọn không gi ống như v ậy.
Mong thầy giải đáp giúp em !
Cảm ơn thầy !
Cách chọn thép :
1.Thép tấm : dùng cho dầm thép, sườn tăng cường, bản nối dầm .v.v : ch ọn thép
theo tên gọi của ASTM: có 4 loại M270 cấp 250 (345,345W,485)
2.Thép hình : là thép ống, thép góc .v.v.. :dùng cho lan can, h ệ liên k ết ngang
(khung ngang và dầm ngang), hệ liên kết dọc.. : Chọn theo catalogue của nhà s ản
xuất. Nếu không có catalogue thì chọn theo thép tấm cũng tạm được.
3.Thép thanh : Nếu thép đai thì CI, thép gờ chịu lực thì CII.
thầy ơi cho em hoi trong bản vẽ bài tư cách thi dầm biên chỉ bố trí s ườn
tăng cường bên trong không bố trí bên ngoài, điêu đó có ảnh hưởng gi đ ến
khả năng chịu lực cua dầm biên hay không và khi ta tính toán thi có khác gi


so với dầm bố trí 2 stc không..em cảm ơn thầy.
Ở dầm biên, STC đứng trung gian chỉ bố trí một bên trong, còn STC đứng gối thì
bố trí cả 2 bên nhé.
Khi bố trí khác như vậy, thì kiểm toán phải ki ểm toán cho cả dầm biên và dầm
giữa. Tuy nhiên, nêu không đạt thì chỉ cần bố trí thêm STC đứng trung gian vào
mặt trong của dầm biên, lúc đó khoảng cách các STC sẽ nhỏ l ại (do), ki ểm toán
sẽ đạt.
thầy ơi cho em hoi tý ha nếu em bố trí bulong thi minh cần d ựa vào tieu
chuẩn đê bố trí nhưng trương hơp em bố trí 2 hang cốt thép rồi minh lấy
đố xướng trong trương hợp từ tim 2 bulong lớn hơn khoảng cách của 2 tim

bulong khac thi có được không thầy.ngược lại trong trường hợp khoảng cach lớn
qua thì em co thể thêm vào giữa của 4 bulong xung quanh 1 bulong đ ược ko th ầy
ơ đây em sử dung bulong d =18 (cho tất các kết cấu chính) khoảng cach 2 tim
bulong là 60mm(>=3d) khoảng cách từ mép bulong toi mép tấm thép
40mm(2d)bố trí theo khoảng cách tối thiểu thì có được ko thầy ơi
Bố trí thỏa các điều kiện : Khoảng cách tối thiểu, khoảng cách t ối đa (bu long tổ
hợp), khoảng cách tối đa (bulong hàng ngoài cùng), khoảng cách t ới mép t ối
thiểu, khoảng cách tới mép tối đa. Xem các ví dụ tính toán trong sách.
Thầy ơi trong phần kiêm tra giăng bản cánh chịu né cua tiêt diên không
chắc cho tiết diện chưa liên hơp thi cái rt tính toán khác với quy trinh thầy
ạ, trong quy trinh thi rt bao gồm bản cánh chịu nén và 1/3 chiêu cao cua
bản bụng chịu nén nữa ạ mà trong file cua thầy chỉ kê tới bản cánh chịu
nén thôi ạ.
Trường hợp tính rt gồm bản cánh và thêm 1/3 chiều cao bản bụng chịu nén (1/3
Dc) : là ứng với tiết diện dầm liên hợp.
Còn tính rt chỉ có bản cánh là dầm không liên hợp.
Trong dầm liên hợp chịu uốn dương, vì bản mặt cầu giữ dầm ổn định theo
phương ngang rồi nên điều kiện này không cần kiểm tra. Chỉ xét trong trường
hợp tiết diện liên hợp chịu uốn âm.
Thưa thầy, trong phần kiêm tra khả năng chịu cắt, tuy dầm không có s ườn
tăng cường doc nhưng chúng ta có bố trí các sườn tăng cường đứng với k/c
đảm bảo không lớn hơn 3D như vây theo mục [A6.10.7.1] trang 110 thi
dầm đươc xem là đươc tăng cường, tức phải lấy mục A6.10.7.3 đê kiêm
toán.Vây sao trong bài lại lấy trường hơp dầm không đươc tăng cường
(mục A6.10.7.2) đê kiêm toán vây thầy? Em cảm ơn thầy!
Uh. Mình đã xem lại và đúng như em đã nói. Vậy thì phần lực cắt, nh ờ đồng chí
NGUYEN HOANG NAM sửa lại như sau :
1.Kiểm toán khoang trong : Tại mặt cắt có STC đứng trung giab đầu tiên : Lấy



luôn Vu tại gối vì chênh lệch không đáng kể.
2.Kiểm toán khoang cuối : Tại mặt cắt gối.
MÔT SÔ LƯU Y KHI XAC ĐINH HÊ SÔ PHÂN BÔ NGANG:
1) Phải dùng phương pháp đòn bẩy cho tất cả các loại tải trọng tại mặt cắt đầu
dầm (mố-trụ-gối) cho cả dầm trong lẫn dầm biên. (Vì tại vị trí đầu dầm chuyển
vị theo phương đứng rất nhỏ).
--> Hợp lý, vì pp đòn bẩy dùng để tính đầu dầm. Tuy nhiên, đối với hoạt tải
HL93, thì dùng pp dầm đơn.
2) Phải dùng phương pháp đòn bẩy cho tải trọng DC3, PL đối với dầm biên
(thiên về an toàn, vì loại tải trọng này chủ yếu do dầm biên chịu), và dùng
phương pháp nén lệch tâm hoặc gối tựa đàn hồi cho các tải trọng DC3, PL đối
với các dầm trong (nếu thoả điều kiện áp dụng của 1 trong 2 phương pháp nén
lệch tâm hoặc gối tựa đàn hồi ).
---> Ý này không đúng. Đối với tải trọng DC3, PL : ở đầu dầm thì dùng đòn bẩy,
giữa dầm thì dùng NLT hay GTDH. Cả dầm biên và dầm giữa đều phải như thế.
Kết quả của PP Đòn Bẩy để tính đầu dầm (tính lực cắt) và kết quả của PP NLT
hoặc GTĐH để tính cho các mặt cắt còn lại (hệ số khác nhau giữa mặt cắt đầu
dầm và các mặt cắt giữa dầm).
3) Dùng phương pháp dầm đơn để tính hệ số phân bố ngang cho hoạt tải HL93
cho cả dầm trong lẫn dầm biên (nếu thoả điều kiện áp dụng phương pháp dầm
đơn, không áp dụng tại mắt cắt đầu dầm), nếu không thoả điều kiện áp dụng
phương pháp dầm đơn thì dùng phương pháp nén lệch tâm, hoặc gối tựa đàn hồi
(nhưng phải thoả điều kiện áp dụng của nén lệch tâm, hay gối tựa đàn hồi).
----> PP dầm đơn đã phân biệt đầu dầm và giữa dầm thông qua sự khác nhau
giữa hệ số cho momen và hệ số cho lực cắt. Như thế không còn phân bi ệt đầu
dầm hay giữa dầm nữa (hệ số giống nhau cho tất cả các mặt cắt). Nếu không
thỏa điều kiện áp dụng pp dầm đơn (thường là không thỏa trong trường hợp
tính giá trị e (do giá trị de không nằm trong -300<-->1700)) thì phải dùng các pp
lực để tính(thường lúc này là tính nhiều làn cho dầm biên), và khi đã dùng pp l ực
thì đầu dầm tính theo đòn bẩy, giữa dầm tính theo NLT hoặc GTDH, vì thế, nếu

tính hệ số cho lực cắt (để kiểm toán cắt tại đầu dầm) thì dùng pp đòn bẩy (đã
tính cho 1 làn, giờ tính tiếp cho nhiều làn), và nếu tính hệ s ố cho momen (đ ể
kiểm tra uốn tại giữa dầm) thì dùng PP NLT hoặc GTĐH.
4) Các loại tải trọng DC2, DW thì dùng phương pháp nén lệch tâm, hoặc gối tựa
đàn hồi cho cả dầm biên lẫn dầm trong (nhưng phải thoả diều kiện áp dụng nén
lệch tâm, hay gối tựa đàn hồi, không áp dụng tại vị trí đầu dầm).
---> Ý này không đúng. Đối với tải trọng DC2, DW : thì tính theo các pp lực, nghĩa


là ở đầu dầm thì dùng đòn bẩy, giữa dầm thì dùng NLT hay GTDH. Cả dầm biên
và dầm giữa đều phải như thế. Kết quả của PP Đòn Bẩy để tính đầu dầm (tính
lực cắt) và kết quả của PP NLT hoặc GTĐH để tính cho các mặt cắt còn lại (hệ số
khác nhau giữa mặt cắt đầu dầm và các mặt cắt giữa dầm).
Hai vấn đê cần chú ý :
1. Nếu dùng bản táp thì chỉ cần táp tại đoạn dầm ở giữa nhịp vì có momen l ớn,
như thế mới tiết kiệm thép và dùng dầm nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết các em đều táp
trên cả chiều dài dầm, như thế thì tốn thêm đường hàn.
2. Nếu không dùng bản táp, thì biên dưới phải tăng diện tích lên chứ, hay là thi ết
kế tiết diện lại.
Chào thầy!
Thầy cho em hoi 1 số vấn đê.
1. Thép dùng làm cầu có loại nào có cường độ chảy dẻo của thép là 210 MPa hay
không. Và cường độ chịu nén của Bê tông có được phép lấy lùi về 25 MPa hoặc
28 MPa đc không?
2. Bản phủ phải rộng hơn bản cánh dưới dầm thép. Nhưng bắt buộc phải rộng
hơn tối thiểu là 100mm phải không hay không có giới hạn? (Ví dụ bản cánh dưới
của dầm là 300mm thì bản phủ bắt buộc phải lấy tối thiểu là 400mm hay đc
phép lấy 380mm?)
3. Chiều dài 1 nhịp là 26.4m. Vậy chiều cao tối thi ểu sơ bộ chọn là 871mm, em có
thể xem đây là chiều cao kinh tế hay chiều cao theo kinh nghi ệm được không. Và

em có thể chọn chiều cao dầm là 850mm được không?
4. HSPBN em tính với hệ số mềm a=0.0109, theo như sách "Thi ết kế cầu thép"
thì em có cần nội suy ra để tính không hay có thế lấy nó gần bằng 0.01
1.Thép làm cầu được chọn theo 4 loại đã ghi trong ASTM. Nếu ch ọn khác đi thì
về nguyên lý là không sao, nhưng không phải mình muốn mua thép cường độ bao
nhiêu là có người luyện ra bán cho mình.
2. Bản phủ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn : Các bạn xem kỹ về quy định thi ết kế
bản phủ nhé. Cái này kỳ này sẽ kiểm soát chặt chẽ để làm khó các bạn cho vui.
3.Chọn chiều cao dầm phải lớn hơn chiều cao tối thi ểu trong quy trình. Chọn
tròn số thì tốt hơn.
4.Hệ số mềm a=0.0109 thì em tra với a=0.01 cũng được, không cần nội suy vì sai
số nhỏ.
Chúc bạn may mắn.
Thưa thầy!!! cho em hoi???
1.Khi tính Mmỏi (bản bụng, bản biên) thì ta xếp xe ngay giữa nhịp v ới k/c 2 tr ục
sau của xe là 9m phải không thầy?
2.Khi tính neo chống cắt ở TTGH Mỏi thì ta cứ xếp xe tại các vị trí có bố trí liên
kết ngang tính từ đầu nhịp đến giữa nhịp phải không thầy??


cảm ơn thầy nhiều!!!
1.Vị trí xếp xe tính mỏi tại giữa nhịp thì giống đồ án mẫu. Tuy nhiên, mình mu ốn
nhắc lại các bạn là momen do xe mỏi không lớn nhất tại giữa nhịp, mà lớn nhất
tại mặt cắt cách giữa nhịp khoảng 0.73m.
2.TÍnh neo chống cắt thì tính theo từng đoạn từ 3-5m tùy vào chi ều dài dầm.
Không liên quan tới hệ liên kết ngang.
Chào Thầy! Cho em hoi:
1. Trong bản vẽ chiều dài bản táp sẽ được thể hiện như thế nào trên mặt cắt
ngang dầm chủ, tại các mặt cắt nằm ngoài chiều dài lí thuyết của bản táp.
2. Theo quan điểm của Thầy, chúng ta có nên thiết kế bản táp không.

Em xin cảm ơn!
1.Chiều dài bản táp được thể hiện trên phương dọc của dầm. Mặt cắt ngang ở
giữa dầm có táp, đầu dầm không táp.
2. Theo quan điểm của mình, bản táp được thiết kế trong các trường hợp sau :
- Nếu dùng dầm thép cán (dầm định hình) thì cần bản táp cánh dưới (có th ể táp
nhiều lớp) để tăng khả năng chịu uốn và tiết kiệm thép.
- Nếu là dầm thép tổ hợp, chỉ dùng thêm bản táp khi kích thước dầm không táp
không hợp lý (thể hiện ở bản thép dưới quá lớn). Bản táp được liên kết với biên
dưới qua mối hàn, vì thế, chất lượng liên kết không tốt. Đồng thời, nếu bản thép
dưới hoặc bản cánh có kích thước lớn thì mối hàn không đảm bảo liên kết được.



×