Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Đề cương Luật Tố tụng hành chính (SOL)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.42 KB, 115 trang )

Phần 1. Lý thuyết
1. Nêu khái niệm tài phán hành chính, tố tụng hành chính? Đặc điểm cơ bản
của tố tụng hành chính?
a. Khái niệm tài phán hàn chính:
- Cách hiểu thứ nhất: Tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vu
tranh chấp hành chính phát sinh giữa nhà nước (người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước) với các tổ chức, cá nhân trong xãh
ội, do tòa án nhân dân thực hiện.
- Cách hiểu thứ hai: Tà phán hành chính là tòan bộ các hoạt động xét xử
tính đúng đắn của quyết định hoặc hành vi quản lý khi nảy sinh khiếu
kiện, tranh chấp.
- Cách hiểu thứ ba: tài phán hành chính là một thiết chết gaiir quyết tranh
chấp hành chính được tổ chức trong cơ quan hành chính.
b. Khái niệm tố tung hành chính:
Tố tung hành chính là toàn bộ hoạt động của các bên có liên quan đến
một tranh chấp hành chính theo quy định của pháp luật trong quá trình
khởi khiện và giải quyết các khiếu kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân về
các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc
thôi việc và các quyết định, hành vi khác theo quy định của pháp luật.
c. Đặc điểm cơ bản của tố tung hành chính:
- Muc đích: giải quyết một loại tranh chấp đặc biệt trong đó một bên là cơ
quan nhà nước, một bên là cá nhân,tổ chức.
- Hoạt động tố tung hành chính được tiến hành tại cơ quan xét xử (tòa án
nhân dân)
2. Nêu và phân tích các mô hình tổ chức xét xử hành chính trên thế giới?
a. Mô hình tòa án hành chính chuyên chính chuyên trách và độc lập hoàn toàn với
tào án tư pháp:
- Các nước điển hình: Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bỉ, Italia, Ai Cập,..
- Cơ sở:
+ Xuất pháp từ sự giải thích về phân quyền giữa ba nhánh quyền lực dẫn đến
việc từ chối việc giao cho tòa án thường khả năng xét xử các cơ quan hành chính.




+ Coi nền hành chính được thống nhất bởi 2 bộ phận : Hành chính quản lý và
hành chính tài phán. Muc tiêu: bảo đảm yêu cầu về tính chuyên nghiệp của từng cơ
quan.
- Ưu điểm:
+ Hội tu những đặc thù của tài phán hành chính (giải quyết tranh chấp giữa một
bên là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền và một bên là công dân;
đối tượng xét xử là quyết định hành chính, hành vi hành chính; liên quan đến hoạt
động của nền hành chính quốc gia).
+ Phát huy có hiệu quả vai trò của cơ quan tài phán hành chính.
-Hạn chế:
+ Nghi ngờ về tính khách quan của hoạt động xét xử hành chính bởi sự gắn bó
giữa các tòa án hành chính với cơ quan hành chính.
+ Nảy sinh những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết giữa hai ngành tài phán.
b. Mô hình tòa án hành chính chuyên trách nhưng không độc lập hoàn toàn so với
tào án tư pháp:
- Đại diện: Đức, Thuy Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Thái Lan,…
- Ưu điểm:
+ Về mặt nào đó, sự phân chia thẩm quyền giữa hai ngành tài phán có vẻ hợp lý
hơn. Khi cơ quan hành chính hành động đơn thuần như một các nhân thì phải được
xem xét như một pháp nhân tư và thẩm quyền giải quyết thuộc vè tòa án tư pháp.
Ngược lại, khi cơ quan hành chính hành động với tư cách một pháp nhân công
quyền thì việc kiểm tra tính hợp pháp của nó phải thuộc về cơ quan tài phán hành
chính.
- Hạn chế:
+ Sự phân chia thẩm quyền giữa khiếu kiện về tính hợp pháp và khiếu kiện về bồi
thường gặp khó khăn ví du như khi trách nhiệm của cơ quan hành chính không
xuất phát từ một hành vi thực tế àm từ một văn abnr trái pháp luật. Việc đánh giá



tính hợp pháp của văn bản thuộc về cơ quan tài phán nhưng việc quyết định mwucs
bồi thường lại thuộc về cơ quan tài phán tư pháp.
c.Mô hình trung gian:
- Đại diện: Trung Quốc, Inđô, Công-gô, Bờ biển Ngà,...
- Cơ sở: xuất phát từ quan điểm nhát hệ tài phán: chỉ có một hệ thống cơ quan xét
xử để giải quyết tất cả các tanh chấp nhưng cũng thừa nhận tồn tại những sự kahcs
biệt về tính chất của các tranh chấp nên để đáp ứng yêu cầu này việc xét xử được
tổ chức thành các tào chuyên trách trong tòa án thường.
d. Mô hình tòa án thường có chức năng tài phán hành chính (Hệ thống Anglosaxons)
- Đại diện: Anh, Mỹ, Ailen, Na Uy, Đan Mạch và một số nước Đông Nam Á,…
- Ở các nước này, quan hệ xã hội chủ yếu được điều chỉnh bởi luật Dân sự, Thương
mại. Cũng khoong có sự phân biệt giữa luật công và luật tư. Việc xét xử các khiếu
kiện hành chính giao cho các tòa án tư pháp.
- Ưu điểm:
+ Gần gữi giữa tào án và người đi kiện bởi nó cho phép người kiện gửi đơn kiện
đến tòa án thường
+ Bảo đảm tính khách quan của hoạt động xét xử bởi tào tư pháp không dính
dáng gì đến cơ quan hành pháp.
- Nhược điểm:
+ Mối lo ngại về việc tào án chỉ lo bảo vệ các quyền của cá nhân mà không biết
đến nhu cầu quản lý công cộng.
+ Nhà nước để bảo vệ lợi ích của mình sẽ tìm cách hạn chế thẩm quyền của tòa
án trong vu việc khiếu kiện hành chính.
+ Tòa án không am hiểu về hoạt động hành chính công và không phải lúc nào
cũng có khả năng giải quyết tốt các tranh chấp hành chính.


3. Nêu lịch sử phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam trước
năm 1996?

- Sau khi dành được độc lập, chính quyền dân chủ nhân dân gaio cho Bộ
Tư pháp tiếp quản tòa án hành chính theo sắc lệnh số 41 ngày 3/10/1945.
Tuy nhiên mới trao quyền tiếp quản vè mặt tru sở chứ không thấy nahwcs
gì đến việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của một cơ quan tài phán.
- Trong kháng chiên chống Pháp, người ta không còn nghe thấy đến hoạt
động của cơ quan này. Mặc dù vậy, vẫn có những vu việc có thể coi alf
tranh chấp hành chính được giao cho tòa án xét xử.
- Trong thời kì đổi mới bắt đầu từ 1986,xu hướng giao cho tòa án thẩm
quyền xét xử các tranh chấp hành nhưng chỉ như vấn đề kèm theo trong
quá trình gaiir quyết các vu án dân sự được thể hiện rõ nét hơn..
- Hoạt động tài phán hành chính xuất hiện thông qua những quy định rải
rác trong các văn bản pháp luật ở mức độ khác nhau mà chưa có một
nguyên tắc tổng quát thừa nhận hoạt động tài phán hành chính với tư
cách là 1 nhánh độc lập.
4. Nêu lịch sử phát triển của tài phán hành chính ở Việt Nam sau
01/7/1996?
- Ngày 28/9/1995, QH thông qua Luật sửa dổi, bổ sung một số diều của Luật Tổ
chức chức Tòa án nhân (hiệu lực từ 01/6/1996) quy đinh tòa án nhân dân là cơ
quan xét xử của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có
nhiệm vu xét xử accs vu án hành chính theo quy định của pháp luật.
- Ngày 21/5/1996, pháp lệnh Thủ tuc giải quyết các vu án hành chính được han
hành (sau đó được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất vào ngày 25/12/1998 và lần hai
vào ngày 05/4/2006).
- 24/11/2010 ( hiệu lực từ 01/7/2011, sửa đổi bổ sung 25/11/2015), Luật tố tung
hành chính được ban hành they cho Pháp lệnh Thủ tuc gaiir quyết các vu án hành
chính.
5. Đối tượng và vai trò của Luật tố tụng hành chính?
- Đối tượng điều chỉnh:
+ Nhóm 1: Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tung (Tòa án, VKS) và người tiến
hành tố tùng (chánh án, viện trưởng VKS, thẩm phán,..) với nhau



+ Nhóm 2: Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tung, người tiến hành tố tung với
đương sự ( Người khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vu liên quan) và với
người tham gia tố tung khác (người đại diện cho đương sự, ng bảo vệ quyền lợi
cho đương sự, ng làm chứng, ng giám định, ng phiên dịch,..)
+ Nhóm 3: Quan hệ giữ các đương sự, những người tham gia tố tung khác với
nhau.
- Vai trò vủa luật Tố tung hành chính:
+ Là phương tiện thể hiện và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của đảng,
Nhà nước về đường lối giải quyết khiếu nại hành chính.
+ Tạo lập và bảo đảm trật tự pháp luật trong các qan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình tòa án giải quyết vua sn hành chính.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quản lý hành chính nhà
nước.
+Phương tiện bảo đảm pháp chế và kỉ luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước, góp phần nâng cao hiệu quả, tăng cường hiệu lực của hoạt động quản lý
hành chính.
6. Nêu các phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính?
- Phương pháp quyền uy:
+ Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu.
+ Điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tung, người tiến hành tố tung với
đương sự và với những người tham gia tố tung khác.
+ Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dung để điều chỉnh mối quan hệ giữa
những người tiến hành tố tung trong cùng một hệ thống cơ quan khi phân công tiến
hành các hoạt động tố tung.
+ Chủ thể tiến hành tố tung có quyền áp đặt lên những người tham gia tố tung và
những chủ thể tiến hành tố tngj khác nhưng có địa vị pháp lý thấp hơn; có quyền
đơn phương ra quyết định và yêu cầu thực hiện quyết định được đưa ra.
- Phương pháp bình đẳng:



+ Nhà nước đặt chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật cu thể ở địa vị pháp lý
ngang bằng để qua đó, không chủ thể nào có thể áp đặt ý chí riêng của mình lên
chủ thể khác; khoogn chủ thể nào có thể ép buộc chủ thể kia làm những điều trái
với ý chí, mong muốn, nguyện vọng của họ. Tính bình đẳng được thể hiện qua 2
hình thức: bình đẳng định đoạt và bình đẳng phối hợp.
+ Bình đẳng định đoạt: Chủ yếu được sử dung để điều chỉnh mối quan hệ giữa các
đương sự, giữa những người tham gia tố tung khác và mối quan hệ giữa đương sự
với những người tham gia tố tung khác. Theo phương pháp này, các chủ thể có
quyền tự định đoạt những vấn đề liên quan đén quyền, lợi ích hợp pháp của mình
trong vu án hành chính. Được tòa án thiết lập và bảo đảm thực hiện.
+ Bình đẳng phối hợp: Điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tung, người
tiến hành tố tung khác hệ thống với nhau. Theo phương pháp này, các chủ thể có
thẩm quyền tiến hành tố tung hành chính phải phối hợp với nhau, hỗ trợ nhau đẻ
giải quyết vu án hành chính.
7. Nêu mối quan hệ giữa luật tố tụng hành chính với các ngành luật khác?
a. Luật Tố tung hành chính và các ngành luật vật chất (luật hành chính, luật đất đai,
luật cạnh tranh,..)
+ Mối quan hệ mất thiết trong cả việc áp dung lẫn muc tiêu của ngành luật
+ Ở khía cạnh áp dung: LTTHC chỉ dịnh về thủ tuc, cách thức giải quyết một vua
ns tranh chấp hành chính mà không quy định tiêu chí đnahs giá tính hợp pháp của
hành vi, quyết định hành chính => Để giải quyết 1 vu việc thì cần tuân thủ pháp
luật TTHC và sử dung pháp luật nội dung trong các lĩnh vực liên quan.
+ về muc tiêu: Luật TTHC là một chế định đặc biệt của LHC vs muc đích tăng
dường hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước => Bảo đảm pháp chế, nâng cao hiệu
quả, tawngc ường hiệu lực của hoạt động quản lý hành chính.
b. Luật TTHC và Luật TTDS:
+ Có nhiều điểm tương đồng
+ ở hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: việc giải quyết các tranh cháp pháp sinh trong lĩnh

vực hành chính chủ yếu được tiến hành theo thủ tuc tố tung dân sự


+ Ở VN: việc thiết lập thủ tuc TTHC riêng biết vs thủ tuc TTDS dựa trên những
đặc thù về muc tiêu cũng như đặc thù về ng bị kiện trong vu án hành chính so với
các loại án pji hành sự khác (dân sự, lao động, thương mại,..)
8. Khái niệm khoa học luật tố tụng hành chính và môn học Luật tố tụng hành
chính?
- Khái niệm khoa học luật tố tung hành chính: Khoa học Luật tố tung hành chính là
một ngành khoa học pháp lý chuyên sâu, không trực tiếp quy định mà chỉ nghiên
cứu, phân tích, đánh giá các hiện tượng của Luật tố tung hành chính, từ đó làm
snags tỏ các vấn đề về bản chất cũng như hình thwusc của LTTHC, đồng thời chỉ
ra những hạn chế và định hướng cho sự phát triển của luật TTHC.
- Khái niệm môn học Luật TTHC: Là môn học trong chương trình đào tạo pháp
luật chuyên sâu với muc tiêu cung cấp những kiến thức lý luận vfa pháp lý tố tung
hành chính cho người học, cung cấp các kĩ năng cơ bản trong việc nghiên cứu pháp
luật cũng như áp dung pháp luật TTHC.
Câu 9: Khái niệm và phân loại các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hành
chính Việt Nam
1. Khái niệm: Nguyên tắc cơ bản của Luật TTHC Việt Nam là những tư tưởng,
nguyên lý làm nền tảng, chỉ đạo và định hướng chi phối việc xây dựng và thực hiện
pháp luật tố tung hành chính Việt Nam và được ghi nhận trong các văn bản pháp
luật về tố tung hành chính.
2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại các quy tắc
+ Cách 1: Phân theo thứ bậc pháp lý, gồm 2 loại là nguyên tắc hiến định và nguyên
tắc riêng của Luật TTHC
- Nguyên tắc hiến định là những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp và
được khẳng định lại trong Luật TTHC
- Nguyên tắc luật định: Là những nguyên tắc được quy định riêng tại Luật
TTHC, chúng cũng là sự thể hiện của các nguyên tắc hiến định nhưng được

áp dung cu thể vào lĩnh vực tố tung hành chính.
+ Cách 2: Phân tính đặc thù của Luật TTHC, gồm 2 loại là các nguyên tắc chung
và các nguyên tắc riêng


- Nguyên tắc chung áp dung cho mọi loại hình tố tung như dân sự, hình sự,
hành chính, …
- Nguyên tắc riêng là nguyên tắc áp dung riêng cho Luật TTHC (nguyên tắc
xét xử công khai, nguyên tắc hai cấp xét xử, nguyên tắc trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tung, người tiến hành tố tung, nguyên tắc bảo đmả sự vô tư
của những người tiến hành tố tung hoặc người tham gia tố tung hành chính)
Câu 10: Không có nguyên tắc nào tên là đảm bảo tranh tụng?? có vẻ như đã
đổi ???
Câu 11: Phân tích nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật
Đây là nguyên tắc thứ 2 của Luật TTHC, quy định tại Điều 13 Luật TTHC:
“Điều 13: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, các nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân dưới bất kỳ hình thức nào.”
Nguyên tắc này là một nguyên tắc hiến định (hay nguyên tắc chung), được Hiến
pháp 2013 quy định tại khoản 2 Điều 103:
“Điều 103
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm
cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.”
Để quyết định của Tòa án được đảm bảo là đúng đắn, đảm bảo công lý, thì việc xét
xử của tòa phải độc lập, khách quan, vô tư và không bị lệ thuộc vào bất kỳ tác
đọng của bên nào.
Độc lập xét xử trong TTHC được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau:

Thứ nhất: Sự độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử. Sự tham gia của
Hội thẩm nhân dân, những người không chuyên về xét xử, khẳng định tính dân chủ
của hoạt động tư pháp. Hội thẩm nhân dân trong khi làm nhiệm vu có quyền tiến
hành mọi hoạt động độc lập, không phu thuộc vào thẩm phá, và khi nghị án, hội
thẩm nhân dân biết quyết trước trước, thảm phán biểu quyết sau cùng.


Thứ hai: Độc lập xét xử thể hiện trong sự độc lập của hồi đồng xét xử đối với phía
viện kiểm sát và các cấp toàn án trong quá trình giải quyết vu án hành chính. Trong
quá trình TTHC, viện kiểm sát là một chủ thể có thể làm ảnh hưởng đến quyết định
của hội đồng xét xử. Nguyên tắc này loại trừ mọi sự can thiệp hay tác động từ phía
các cơ quan tham gia vào hoạt động TTHC như Viện kiểm sát. Một chủ thể thứ hai
là Tòa án cấp trên, để đảm bảo việc tòa cấp trên không gợi ý hay hướng dẫn tòa
cấp dưới về cách giải quyết một vu việc, người ta phải đặt ra quy tắc này. Mọi
trường hợp “thỉnh thị án” đều bị coi là đi ngược lại nguyên tắc độc lập xét xử.
Ngược lại, khi phúc thẩm, giám độc thẩm thì cơ quan cấp cao không được để bị
ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa cấp dưới.
Thứ ba: Độc lập xét xử thể hiện trong sự độc lập của thẩm phán, hội thẩm nhân dân
với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác.
(cái này quá rõ ràng thiết nghĩ không cần nói thêm)
Câu 12: Phân tích nguyên tắc xét xử công khai
Là nguyên tắc quan trọng trong xét xử vu án hành chính, quy định tại Điều 16 Luật
TTHC
“Điều 16. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
1. Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Luật này quy định, bảo đảm công
bằng.
2. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước,
thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật
nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của
đương sự, Tòa án có thể xét xử kín.”

Là nguyên tắc có liên quan chặt chẽ tới các nguyen tắc khác như nguyên tắc độc
lập xét xử, nguyên tắc pháp chế, … Chỉ khi xét xử công khai thì vu án hành chính
mới có thể được kiểm soát, giám sát chặt chẽ nhất. Sự độc lập, vô tư của người tiến
hành tố tung chỉ có thể được đảm bảo thông qua xét xử công khai, bởi mọi sự bưng
bít, bí mật sẽ là tiền đề cho các hành vi lạm quyền, lợi dung pháp luật.
Xét xử công khai tạo tiền đề cho sự tham gia của công chúng và hoạt động xét xử,
đảm bảo tính dân chủ và quyền tham gia của các bên liên quan, tạo điều truyên
tuyên truyền phổ biến, giáo duc ý thức pháp luật cho đông đỏa công dân.


Về nguyên tắc, tất cả các vu án hành chính đều phải xét xử công khai, trừ trường
hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuân phong mỹ tuc của dân tộc, giữ bí mật
nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các nhân,… Tuy nhiên, khi
tuyên án vẫn phải công khai.
Câu 13: Phân tích nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử
Là nguyên tắc quan trọng quy định tại
Điều 11: Đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
“1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ
án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
quy định của Luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp
luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án
phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của
Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi
phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Luật này thì được xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”
Chế độ 2 cấp xét xử ở đây được hiểu là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Bản án

hành chính có thể được giải quyết lần đầu tại cấp sơ thẩm, nhưng có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Nếu bản án bị kháng cáo, kháng nghị phải
được tòa án cấp phúc thẩm xử lại vu án.
Thực hiện chế độ hai cấp xét xử là rất quan trọng trong TTHC bởi nhẽ:
- Thứ nhất, hai cấp xét xử đảm bảo việc xét xử hành chính luôn đúng pháp
luật. Trên thực tiễn có rất nhiều trường hợp tòa án vì một lý do nào đó mà xét
xử nhầm lẫn, sai xót, chưa thực sự phù hợp. Việc xét xử lại của cấp thứ hai
(phúc thẩm) sẽ làm giảm nguy cơ đó
- Thứ hai, hai cấp xét xử là cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự - trong trường hợp cấp sơ thẩm đưa ra bản án hay quyết
định sai lầm, gây thiệt hại cho đương sự. Quyền kháng cáo chính là thứ mà
cơ chế này đem lại cho thân chủ để bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình


Hạn chế của chế độ hai cấp xét xử:
- Thứ nhất, chế độ hai cấp xét xử không áp dung với trường hợp khiếu kiện về
danh sách cử tri, mặc dù khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc
hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn là một loại khiếu
kiện hành chính và được xét xử tại phiên tòa hành chính sơ thẩm, không có
phiên xử lại tại tòa phúc thẩm. Lý do của việc này là bầu cử cử tri đại biểu
Quốc hội là một sự kiện chính trị lớn và diễn ra trong một khoảng thời gian
ngắn, việc xét xử phúc thẩm có thể làm kéo dài cuộc bầu cử này.
- Thứ hai, chế độ hai cấp xét xử trong TTHC không bao gồm thủ tuc giám đốc
thẩm, tái thẩm vu án hành chính hay thủ tuc xem xét lại quyết định của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao. Hai cấp xét xử hành chính chỉ bao
gồm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm
Câu 14: Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố
tụng hoặc những người tham gia tố tụng hành chính?
Điều 14 BLTTHC 2015 quy định
‘Điều 14. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính

1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký
Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên
dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành,
tham gia tố tụng nếu có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan
trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách
quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
Nguyên tắc này được áp dung với hai nhóm đối tượng, người tiến hành tố tung
(bao gồm chánh án tòa án, thảm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký toàn án, viện
trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên) và những người tham gia có tính hỗ trợ cho
hoạt động TTHC (người làm chứng, phiên dịch viên, người giám định). Đây là
những đối tượng hoặc nhân danh Nhà nước thực hiện hoạt động tố tung, hoặc hỗ
trợ cho qua trình tố tung. Nếu hoạt động của họ có thiên lệch, chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến kết quả của phán quyết cuối cùng. Chỉ trên cơ sở vô tư, không thiên vị
của những người này, thì giải quyết vu việc hành chính mới trở nên khách quan,
đúng pháp luật.


15. Phân tích nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp?
Điều 5 BLTTHC 2015 quy định
“Điều 5. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này.”
Quyền yêu cầu tòa án bảo về quyền, lợi ích hợp pháp là cơ chế đảm bảo hữu hiệu
nhất cho các quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và trong pháp luật.
Trong trường hợp có sự vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân, tổ chức có
quyền yêu cầu tòa án – thiết chế xét xử chuyên nghiệp và có quyền đưa ra phán
quyết cuối cùng – đứng ra bảo vệ các quyền lợi ích của mình. Nếu không có quyền
yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thì việc ghi nhân các quyền, lợi ích

hợp pháp của công dân sẽ không có nhiều giá trị trên thực tiễn.
Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong TTHC thể hiện dưới
các góc độ như sau:
- Thứ nhất, cá nhân, tổ chức nếu có quyền và lợi ích bị xâm phạm đều có
quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Luật TTHC
đã cu thể hóa các phương thức để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khởi
kiện, mở rộng và tạo thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức thực hiện quyền
khởi kiện vu án hành chính.
- Thứ hai, để đảm bảo quyền yêu cầu tianf án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp,
Luật TTHC còn quy định: ngay cả trong trường hợp chủ thể có quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm hại không thể thực hiện được quyền khởi kiện.thì chủ thể
khác có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ
- Thứ ba, Toàn án có nghĩa vu xem xét giải quyết các yêu cầu của người khởi
kiện. Trong trường hợp người khởi kiện đã thực hiện quyền khởi kiện một
cách hợp pháp, tòa án không có quyền từ chối xét xử. Mọi hành vi trốn tránh
nghĩa vu xét xử đều là vi phạm pháp luật.
Câu 16: Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của
người khởi kiện?
Điều 8 Luật TTHC quy định:
“Điều 8. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện


Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành
chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của
người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện
có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, thực hiện các quyền tố tụng
khác của mình theo quy định của Luật này.”
Thứ nhất: người khởi kiện có quyền tự quyết định về việc khởi kiện vu án hành
chính
Thứ hai: Người khởi kiện có quyền tự quyết định các yêu cầu khởi kiện của mình,

tòa án chỉ xét xử dựa trên các yêu cầu của người khởi kiện
Khi khởi kiện vu án hành chính, người khởi kiện có quyền đưa ra các yêu cầu như:
yêu cầu hủy quyết định hành chính, yêu cầu tuyên bố tính bất hợp pháp của hành vi
hành chính, yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất hay tinh thần, v..v Các yêu cầu
này hoàn toàn do đương sự tự quyết định, không ai khác có thể áp đặt các yêu cầu
khởi kiện của đương sự. Tuy quyền đưa ra các yêu cầu này là quyền tự quyết của
đương sự, nhưng nội dung các yêu cầu cũng phải trong giới hạn của pháp luật
Thứ ba: Người khởi kiện có quyền quyết định việc rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu
khởi kiện của mình theo quy định của pháp luật.
Điều này tôn trọng quyền quyết định và tự do định đoạt của người khởi kiện. Bởi
vì vu kiện hành chính xuất phát từ ý chí của người khởi kiện, nên họ cũng có
quyền tự quyết trong việc rút đơn khởi kiện, chấm dứt vu án hành chính. Tòa án
thông thường chấp nhận ý chí của người khởi kiện trong việc thay đổi, rút hay bổ
sung yêu cầu khởi kiện, trừ một vài trường hợp cá biệt như khi người khởi kiện rút
đơn trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm vu án hành chính – khi đó
hội đồng xét xử phúc htẩm chỉ chấp nhận nếu người bị kiện đồng ý với việc rút
đơn khởi kiện.
Nguyên tắc này xuất phát từ muc đích cơ bản của tố tung hành chính: bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Do muc đích của TTHC trước tiên là bảo
vệ quyền trên, cho nên việc khởi kiện vu án hành chính phải xuất phát từ ý chí của
các cá nhân, tổ chức khi họ muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhà
nước không đứng ra khởi tố vu án hành chính, đây là điểm khác biệt giữa TTHC và
tố tung hình sự, nguyên tắc này không tồn tại trong tố tung hình sự.
17. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự?


Điều 19. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Có ý nghĩa quan trọng trước tiên tiên với chính đương sự
Thể hiện:

Đương sự có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường
hợp đương sự có người đại diện thì thì người đại diện của đương sự cũng có quyền
đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Đương sự có thể nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có
thể là luật sư hay trợ giúp viên pháp lý,.. Đây là những người hiểu biết pháp luật
nên sự tham gia của họ là đắc lực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự
Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ.
-Khác với tố tung hình sự: Không có chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích, việc
này thuộc trách nhiệm của chính đương sự.
18. Phân tích nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành
chính?
Điều 17. Bình đẳng về quyền và nghĩa vu trong tố tung hành chính
Tạo điều kiện cho việc xét xử khách quan, đúng pháp luật, bảo đảm pháp chế và
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
Bình đẳng giữa các đương sự và các nhóm đương sự. Người khởi kiện và người bị
kiện đều không có đặc quyền đặc lợi riêng, cả 2 bên đều có những nghĩa vu nhất
định trong tham gia tố tung.
Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa
vu của mình theo đúng quy định của pháp luật.
19. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc trong tố tụng hành chính?
Điều 21. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính


Thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước, nỗ lực của Nhà nước trong việc tôn trọng
và bảo vệ các quyền con người;
Bảo đảm tính chính xác, khách quan, đầy đủ trong việc trao đổi, cung cấp thông
tin, lập luận, tài liệu,…

Toà án phải đảm bảo và tạo điều kiện cho người tham gia tố tung có quyền dùng
tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, tạo điều kiện và đảm bảo sự tham gia tố
tung của người phiên dịch.

20. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành
chính?
Điều 28. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tung hành chính
Chương XXI KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Quyền khiếu nại trong tố tung hành chính được quy định rất rộng rãi. Đối tượng
khiếu nại là “ các quyết định hành vi trong tố tung hành chính của cơ quan, người
tiến hành tố tung hành chính. Tuy nhiên thủ tuc, thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lại khác nhau, tuỳ từng trường hợp cu thể.
Việc quy định thủ tuc cho các loại việc đặc thù bên cạnh các quy định chung có tác
dung làm cho các thủ tuc khiếu nại và giải quyết khiếu nại cu thể, chính xá, rõ
ràng, giúp các đương sự thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn.
Thủ tuc giải quyết khiếu nại trong tố tung hành chính đảm bảo tính nhanh gọn,
chịu trách nhiệm. Thời hiệu thời hạn giải quyết khiếu nại rất ngăn so với thời hạn
thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại hành chính ( 10 ngày, 15 ngày), số cấp giải
quyết và trách nhiệm được quy định rõ ràng.
Quyền tố cáo của các nhân trong tố tung hành chính được đảm bảo thông qua các
quy định về quyền và nghĩa vu của người tố cáo, người bị tố cáo, người có trách
nhiệm giải quyết tố cáo, trình tự thủ tuc giải quyết tố cáo,…
21. Trình bày về Đối tượng xét xử hành chính là quyết định hành chính, hành
vi hành chính?


Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cu thể trong
hoạt động quản lý hành chính được áp dung một lần đối với một hoặc một số đối

tượng cu thể.
Theo định nghĩa trong luật TTHC thì quyết định hành chính có đặc điểm:
- Quyết định hành chính là quyết định cá biệt.
- Hình thức thể hiện của quyết định hành chính là văn bản
- Không phải tất cả các quyết định hành chính, đều có thể trở thành đối tượng
xét xử hành chính.
Theo định nghĩa trong luật TTHC thì hành vi hành chính có đặc điểm:
- Là hành động hoặc không hành động.
- Chủ thể thực hiện là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó
- Phạm vi hành vi hành chính là “thực hiện nhiệm vu, công vu”
22. Trình bày về đối tượng xét xử hành chính là danh sách cử tri?
Nếu chỉ xét về chủ thể và các dấu hiệu khác thì nó giống như một quyết định hành
chính. Nhưng đây không phải là quyết định hành chính vì ban hành để thực hiện
hoạt động bầu cử- một hoạt động chính trị đặc biệt.
24. Cách xử lí khi phát hiện một văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
đối tượng khiếu kiện hành chính có dấu hiệu trái pháp luật:
- Khiếu nại ra cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, đã ban hành ra văn bản quy
phạm, đề nghị xem lại quyết định ban hành, nội dung của VBQPPL đã ban
hành.
- Trong trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đã giải quyết khiếu nại
những đối tượng khiếu kiện hành chính thấy chưa thỏa đáng với cách giải
quyết của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, có quyền khởi kiện ra tòa án
hành chính.


25 + 26. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính theo cấp tòa án, theo địa giới
hành chính
- Thẩm quyền theo luật định của tòa cấp huyện:
Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức
đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
=> Phân theo cấp có thể thấy TAHC cấp huyện xét xử các vu án HC liên quan đến
quyết định HC, hành vi HC của cơ quan NN, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp
huyện trở xuống hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan HC cấp huyện trở xuống
trừ QĐHC và HVHV của UBND cấp huyện và CT UBND cấp huyện.
=> Phân theo địa giới HC, TAND cấp huyện xử lí các vu án, vu việc nằm trong
phạm vi địa giới của mình.
- Thẩm quyền theo luật định của tòa cấp tỉnh:
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có
thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc


hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp
người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ

Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có
thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc
một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết
định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ
quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện
không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì
thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra
quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa
giới hành chính với Tòa án.
5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại
diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi
kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
6. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc
khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
7. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.



8. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy
định tại Điều 31 của Luật này.
=> Phân theo cấp xét xử: TAND cấp tỉnh xét xử các vu án khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó, hành vi HC, QĐHC của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh, của UBND cấp tỉnh và chủ tịch UBND cấp tỉnh, QĐHC,
HVHC của cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài, người có thẩm
quyền thuộc cơ quan đó hoặc các trường hợp được quy định tại điều 31.
=> Phân theo lãnh thổ: TAND cấp tỉnh xét xử các vu án HC xảy ra mà người khởi
kiện cư trú trên địa bàn cùng phạm vi địa giới với tòa án. Với những trường hợp
người khởi kiện các QĐHC, HVHC của cơ quan đại diện nước CHXHCNVN
không ở VN, chỉ có tòa án NDTP HN và tòa án ND TP. HCM có thẩm quyền giải
quyết.

27. Việc phân định thẩm quyền giữa tòa án và cơ quan giải quyết khiếu nại
được thực hiện như thế nào?
- Trước BLTTHC 2010 khiếu nại được coi là một phương thức bắt buộc của tiền tố
tung. Đến BLTTHC năm 2010 đã trao quyền cho người dân lựa chọn giữa 2 con
đường khiếu nại và khởi kiện. Tuy nhiên việc này dẫn đến trường hợp có người
vừa khiếu nại nhưng để chắc ăn vẫn đâm đơn khởi kiện ra tòa.
- Việc phân định thẩm quyền giữa cơ quan giải quyết khiếu nại và tòa án được cu
thể hóa trong nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP (từ trang 138 – 140 giáo trình). Nay
được quy định tại điều 33 BLDTTHC 2015.
 TH1: Theo quy định tại khoản 2 NQ, quyết định HC, hành vi HC ảnh hưởng
đến 1 người yêu cầu đương sự làm văn bản lựa chọn 1 trong 2 cơ quan giải
quyết. Nếu chọn tòa án => xử lí theo thủ tuc chung. Báo cho cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại



cho tòa. Nếu chon con đường khiếu nại => tòa trả lại đơn kiện + tài liệu.
Nếu hết thời hạn mà ko đc giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng => kiện
 TH2: quyết định HC, hành vi HC ảnh hưởng đến nhiều người
o Một người vừa kiện, vừa khiếu nại những người khác không làm gì
=> giải quyết như TH 1.
o Nhiều người vừa kiện vừa khiếu nại, tất cả mn đều chọn 1 trong 2 =>
giải quyết như TH1.
o Nhiều người vừa kiện vừa khiếu nại một số người chọn tòa, một số
người chọn khiếu nại giải quyết theo cách sau
o C1. Quyền, lợi ích của người khiếu nại và khở kiện độc lập => xử lí
độc lập. Người khởi kiện => tòa án, người khiếu nại => cq/ người giải
quyết khiếu nại. Tòa án thu lý => báo lại cho cơ quan/ người có thẩm
quyền gq khiếu nại việc đã thu lý giải quyết.
o C2. Trường hợp quyền và lợi ích của nhóm này không độc lập => tòa
án thu lý giải quyết theo thủ tuc chung, báo cho người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại + yêu cầu gửi hồ sợ khiếu nại. => người tham gia
khiếu kiện không được chọn mà bắt buộc theo 1 trình tự xác định.
 TH3: Người vừa kiện vừa khiếu nại không lựa chọn cơ quan giải quyết, tòa
án trả lại đơn kiện cho đương sự.
28. Việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án được thực hiện như thế nào?
- Tòa án đã được phân định thẩm quyền theo cấp và lãnh thổ nhưng vẫn có nhiều
tranh chấp xảy ra trong vấn đề thẩm quyền xử lí vu án.
- Thẩm quyền giải quyết một vu án hành chính của tòa án được phân định trên 3
yếu tố: loại việc (hành chính hay dân sự, kinh tế, lao động,…); lãnh thổ (tranh chấp
giải quyết vu án giữa tòa án các huyện trong một tỉnh,…) và cấp tòa án (vu án
thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện hay cấp tỉnh?)
29. Cách giải quyết và hệ quả của sự nhầm lẫn về thẩm quyền xét xử?
- Căn cứ theo điều 34 BLTTHC năm 2015, quy định về thẩm quyền giữa các tòa

án khi tranh chấp xảy ra:
 Trong quá trình xét xử sơ thẩm tòa án chuyển hồ sơ vu án cho tòa án khác có
thẩm quyền xét xử nếu đó không phải án hành chính hoặc xác định việc giải


quyết vu án thuộc thẩm quyền của tòa khác đồng thời mởi phiên tòa để
HĐXX tuyên bố đình chỉ việc xét cử, chuyển hồ sơ cho tòa có thẩm quyền.
 Trước khi có quyết định đưa vu án ra xét xử sơ thẩm nếu có căn cứ xác định
vu án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác thì thẩm phán phải ra
quyết định chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền đồng thời xóa sổ thu lí và
thông báo cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết.
 Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vu án hành chính mà xác định vu án
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 thì Tòa án xét xử
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
và giao hồ sơ vu án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết
sơ thẩm lại vu án theo quy định của pháp luật.
 Chánh án Tòa án cấp tỉnh giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vu
án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết tranh
chấp về thẩm quyền giải quyết vu án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện
thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau; giữa các Tòa án
cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp
cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
khác nhau, Tòa án cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của
các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau.
30. Nêu khái niệm, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng hành chính?
Khái niệm
- Cơ quan tiến hành tố tung HC gồm tòa án, viện kiểm sát nhân dân;

- Người tiến hành tố tung HC gồm chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm nhân
dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên.
Trách nhiệm cơ quan tiến hành TT, người tiến hành TT HC quy định tại điều 22
luật TTHC 2015.
1. Tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.


2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí
mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí
mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp
luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành
tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan
có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại
theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
31. Nêu vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng
hành chính?
Những người tiến hành tố tung hành chính gồm có:a) Chánh án Tòa án,
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;b) Viện trưởng Viện

kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Nhiệm vu quyền hạn của những người nêu trên được quy định từ điều 37
đến điều 44 của Luật tố tung hành chính 2015
a, Chánh án Tòa án
Chánh án Tòa án là người đứng đầu tòa án có thẩm quyền quản lý, ddieuf
hành mọi công việc của Tòa án. Tuy nhiên chánh án không có quyền can thiệp trực
tiếp vào công việc của Thẩm phán, hội đồng xét xử trong giải quyết một vu án


Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án
1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa
án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm
nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thẩm tra viên,
Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên
tắc quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước
khi mở phiên tòa;
d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở
phiên tòa;
đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính;
e) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền
xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;
h) Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có văn bản hành chính, hành vi hành
chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện xem

xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có
dấu hiệu trái với quy định của pháp luật;
i) Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung
hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy
định của Luật này;
k) Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của
pháp luật;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.


2. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền quyết định kháng nghị
quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước
Chánh án về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.
b. Thẩm phán
Thẩm phán là chức danh chuyên môn thực hiện các nhiệm vu quyền hạn liên
quan giải quyết một vu án hành chính cu thể sau khi có sự phân công của chánh án
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
1. Xử lý đơn khởi kiện.
2. Lập hồ sơ vụ án hành chính.
3. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để
giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án
hành chính ra giải quyết.
6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu
cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và đối thoại theo quy định của Luật này.
8. Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.
9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
10. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác
minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
11. Chủ tọa hoặc tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
12. Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính
có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và đề nghị


Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản
hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật.
13. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu
hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên theo quy định của Luật này.
14. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của
pháp luật.
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
c. Hội thẩm nhân dân
Hội thẩm nhân dân không phải là công chức của Tòa án mà là những người
bên ngoài có thể làm bất cứ công việc gì được bầu hoặc cử để làm nhiệm vu xét xử
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án
hành chính ra quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.

3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính.
4. Tiến hành hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu
quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
d. Thẩm tra viên
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án
giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án.
3. Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.


×