Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Làm rõ nhận thức về bất động sản, rủi ro của các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản. Qua đó làm rõ nội dung cụ thể về công tác quản trị rủi ro của cơ quan an ninh, đề xuất liên quan công tác quản trị đối với các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TẠ VĂN THUYÊN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH SỨC KHỎE CHO
CÔNG NHÂN TẠI CÁC CƠ SỞ SỬA CHỮA TRANG, THIẾT
BỊ KỸ THUẬT THUỘC TỔNG CỤC KỸ THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TẠ VĂN THUYÊN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH SỨC KHỎE CHO
CÔNG NHÂN TẠI CÁC CƠ SỞ SỬA CHỮA TRANG, THIẾT
BỊ KỸ THUẬT THUỘC TỔNG CỤC KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG KỲ LÂN

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả
lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên
cứu, chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của
người khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng,
biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn
này đã được tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa
Quản trị và Kinh doanh và trước pháp luật về những cam kết nói trên.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TẠ VĂN THUYÊN

1


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô khoa Quản trị và Kinh
doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, các Thầy Cô đã tận tình
truyền thụ kiến thức, hướng dẫn nghiên cứu tài liệu, nâng cao hiểu biết và

nhận thức của bản thân. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đình Phi đã
giúp tôi lĩnh hội kiến thức quý báu, tư duy nghiên cứu khoa học về môn Quản
trị an ninh phi truyền thống.
Xin cảm ơn PGS.TS Hoàng Kỳ Lân đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các đồng chí, đồng đội và 4 cơ sở sửa chữa TBKT của
TCKT, Trung tâm y học dự phòng quân đội, Phòng Quân y/Cục Hậu
cần/TCKT đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Tuy đã được sự quan tâm giúp đỡ rất lớn từ các Thầy, Cô và đồng
nghiệp, và sự nỗ lực rất lớn từ bản thân xong do những hạn chế nhất định về
kiến thức, thông tin và thời gian và những quy định chung trong lĩnh vực đặc
thù quân sự nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự thông cảm, đóng góp và bổ sung của các Thầy, Cô và đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện.
NGƢỜI CẢM ƠN

Tạ Văn Thuyên

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về bảo đảm an ninh sức khỏe công nhân ở
các cơ sở sửa chữa TBKT trong TCKT.

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về an ninh sức khỏe
1.1.2. Phương trình cơ bản của công tác quản trị an ninh sức khỏe trong
các cơ sở sửa chữa/TCKT 2012-2015
1.2. Những quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về công tác bảo
đảm ANSK cho công nhân
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của TCKT và các cơ sở sửa chữa TBKT
trong TCKT
1.2.2. Về cơ chế chính sách
1.2.3. Chủ trưởng của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước
Kết luận Chương 1
Chƣơng 2: Yếu tố tác động và thực trạng bảo đảm an ninh sức khỏe
cho công nhân ở các cơ sở sửu chữa TBKT trong Tông cục Kỹ thuật
2.1. Những yếu tố tác động đến sức khỏe công nhân
2.1.1. Môi trường lao động
2.1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động sửa chữa và cường độ
lao động, trang bị bảo hộ, chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động
2.2 Khảo cứu thực trạng bảo đảm lao động và sức khỏe công nhân
2.2.1. Thực trạng môi trường và các yếu tố sinh hóa
2.2.2. Thực trang về trang thiết bị
2.2.3. Thực trạng về sức khỏe cán bộ, công nhân làm việc trong các cơ sở
sửa chữa TBKT trong Tổng cục Kỹ thuật
2.2.4. Thực trạng về chính sách
Kết luận Chương 2
Chƣơng 3: Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công
nhân trong các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ
3

1
2

3
4
5
10
10
10
12
13
13
14
16
19
20
20
20
23
25
25
29
32
38
41


thuật
3.1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về
an toàn sức khỏe cho công nhân
3.1.1. Tuyên truyền về an ninh sức khỏe, các yếu tố nguy hiểm, có hại và
biện pháp bảo đảm an ninh sức khỏe, vệ sinh lao động
3.1.2. Nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn sức khỏe và vệ sinh lao

động
3.1.3 Xây dựng quy trình bảo đảm an toàn và tổ chức thực hiện công tác
bảo hộ lao động
3.2. Bảo đảm tốt môi trường lao động, an toàn, vệ sinh
3.3. Đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ, trang bị mới thay thế trang
bị lạc hậu
3.3.1. Trang bị máy móc thiết bị và công nghệ sửa chữa phải hiện đại phù
hợp với trang bị hiện có và định hướng cho công nghệ mới, thiết bị mới
3.3.2. Sử dụng, vận hành máy móc, vật tư lao động theo đúng quy trình
kỹ thuật
3.4. Thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe cán bộ,
công nhân
3.4.1. Công tác bảo hộ lao động
3.4.2. Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
3.5. Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác chăm sóc sức
khỏe người lao động
3.5.1. Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý hiện đại
trong quản lý sản xuất bảo đảm an ninh sức khỏe cho người lao động
3.5.2. Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ an toàn
3.5.3. Giải pháp phòng ngừa tai nạn và phòng chống bệnh nghề nghiệp
3.5.4. Tăng cường huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục

4

42

42
47
51
52
55
55
58
59
59
62
63
63
67
68
68
70
71
72
73
77


CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

ALT

Alanin Transamin


AST

Aspartat Transamin

ANSK

An ninh sức khỏe

BC

Bạch cầu

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BQP

Bộ Quốc phòng

ĐNN

Điếc nghề nghiệp

GGT

Gamma Glutaminc Transferase

HbsAg


Hepatits B surface Antigen

HC

Hồng cầu

HST

Huyết sắc tố

MetHb

Met Hemoglobin

MTLĐ

Môi trường lao động

QUTW

Quân ủy Trung ương

SGOT

Serum Glutaminc Oxloaetic
Transamin

SGPT


Serum Glutaminc Pyruvic Transamin

SSCĐ

Sẵn sàng chiến đấu

TBKT

Trang bị kỹ thuật

TCKT

Tổng cục Kỹ thuật

TCVSCP

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

TNT

Thuốc nổ Trinitrotoluen

TNLĐ

Tai nạn lao động

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Công tác sửa chữa thiết bị kỹ thuật là một mặt của công tác bảo đảm kỹ
thuật quân sự, có vai trò quan trọng nhằm duy trì hệ số, nâng cao tính năng kỹ
thuật của vũ khí trang bị, góp phần xây dựng quân đội chính quy, hiện đại.
Để nâng cao hiệu quả công tác sửa chữa thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần phải thực hiện nhiều giải pháp về khoa
học công nghệ; đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng; đào tạo và xây dựng đội
ngũ công nhân có trình độ chuyên môn giỏi, có sức khỏe tốt. Bảo đảm sức
khỏe cho đội ngũ công nhân là yếu tố quan trọng nhằm tái sản xuất sức lao
động, giữ vai trò trực tiếp quyết định kết quả hoàn thành nhiệm vụ tại các cơ
sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục kỹ thuật.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng
cục Kỹ thuật, trong những năm qua, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã thường xuyên
quan tâm chăm lo bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân, giữ vững được
năng lực sản xuất sửa chữa tại các đơn vị. Công tác bảo đảm an ninh sức khỏe
cho công nhân được thực hiện theo Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đã bước đầu động viên, thúc đẩy phát huy
năng lực, trí tuệ của đội ngũ công nhân hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, do tính
đặc thù của quy trình lao động sản xuất tại các cơ sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật
luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Ở
các nước phát triển, vấn đề nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm môi trường phòng
chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động rất được quan
tâm đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp (ĐNN) và khắc phục ô nhiễm bụi và
hóa chất trong sản xuất công nghiệp.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa
Kỳ (CDC), tại Mỹ có 53% người trưởng thành giảm thiểu sức nghe do những

âm thanh ồn ào nơi sinh hoạt, song phần lớn họ không nhận ra điều đó. Suy
giảm thính lực là bệnh phổ biến thứ 3 ở Mỹ sau bệnh tiểu đường và ung thư.
6


Cũng theo báo cáo của CDC, số người bị suy giảm thính lực do nghề nghiệp
chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số đối tượng nghiên cứu, đó là những cảnh báo đối với
người lao động trong môi trường có tiếng ồn lớn.
Ở Việt Nam, vấn đề môi trường các khu vực đô thị nông thôn và
làng nghề đang ở mức báo động, sự phát triển nhanh của các khu công
nghiệp đã tăng nhanh lượng nước thải, rác thải, giảm diện tích cây xanh,
diện tích mặt nước, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, kết quả
quan trắc môi trường cho thấy hầu hết các độ thị, khu công nghiệp ở Việt
Nam bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô nhiễm S02,
C0, N02, TNT (các nhà máy) vv... và tiếng ồn đe dọa nghiêm trọng đến
sức khỏe nhân dân và người lao động. Trong lĩnh vực công nghiệp đã có
nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu về vệ sinh an toàn lao động và phòng
chống bệnh nghề nghiệp như: Đề xuất các biện pháp kỹ thuật an toàn lao
động (ATLĐ) trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long của
Nguyễn Hiền Gia Hoành, mã số 60.58.02.08, Đại học Kiến Trúc Hà Nội;
Nghiên cứu bệnh giảm thính lực, điếc nghề nghiệp do tiếng ồn trong
công nghiệp cơ khí ô tô tại Huế, tác giả Nguyễn Ngọc Diễm, Nguyễn Đình
Sơn, Viện Y học Lao động (Tạp chí y học dự phòng), năm 2007;
Điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan (Tạp chí y học TP HCM,
tập 18/2014), tác giả Hoàng Chung và Nguyễn Đăng Quốc Chiến;
Thực trạng tiếng ồn và sức nghe của công nghiệp sửa chữa máy bay và
trang bị chuyên dụng thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, năm 2002
do BSCK1 Nguyễn Quang Khanh, Viện Y học lao động và vệ sinh môi
trường làm chủ nhiệm đề tài;
Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) của PGS, TS Đỗ Văn Hàm, Viện

khoa học và an toàn vệ sinh lao động, năm 2014;
Tổn thương máu và cơ quan tạo máu ở người tiếp xúc nghề nghiệp và
động vật nhiễm độc thực nghiệm với Trinitrotoluen của tác giả Nguyễn Minh
Hiếu, NCS Học viện Quân y, năm 2001;
7


Nghiên cứu khử độc cho nước thải bị nhiễm TNT bằng cây thủy tức
của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Khuê, Phạm Kiên Cường, Đỗ Bình Minh…, Tạp
chí Khoa học – Công nghệ, tập 45 số 3, năm 2007;
Một số kết quả nghiên cứu mới về công nghệ xử lý, khử độc cho môi
trường bị nhiễm các hóa chất độc hại đặc thù ngành quốc phòng của nhóm tác
giả: Đỗ Ngọc Khuê, Phan Nguyên Khánh, Tô Văn Thiệp, Viện Khoa học
Quân sự, Bộ Quốc phòng, tháng 11 năm 2010.
Đối với ngành kỹ thuật Quân đội, trong 3 năm 2015, 2016, 2017 đã
có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cải tiến công nghệ ở các kho
xưởng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật toàn quân trong đó có 17 đề tài
về cải tiến công nghệ sửa chữa và môi trường, trong đó có 6 đề tài đề cập
đến môi trường bảo vệ sức khỏe người lao động bảo đảm an ninh sức
khỏe cho người lao động.
Tuy nhiên, các đề tài nói trên đều nghiên cứu chuyên sâu về một
bệnh nghề nghiệp; tác động của một tác nhân đơn lẻ đối với sức khỏe của
người lao động hoặc tìm kiếm một giải pháp kỹ thuật, công nghệ để giảm
thiểu tác động của một tác nhân gây hại. Có một số đề tài nghiên cứu về
điếc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp liên quan đến nhiễm độc TNT
nhưng chưa đi sâu đánh giá thực trạng về công nghệ, thiết bị, máy công cụ
và cơ sở vật chất của các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục
Kỹ thuật. Do vậy, cần phải có một đề tài nghiên cứu tổng quát, đánh giá
một cách toàn diện đồng thời đề xuất các giải pháp có tính đồng bộ nhằm
bảo đảm an ninh sức khỏe cho đội ngũ công nhân lao động trong các cơ sở

sửa chữa thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục kỹ thuật nhằm đề xuất với Quân
ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tiếp tục có những ưu tiên đầu tư đổi mới
công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong các cơ sở sửa
chữa trang bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật và bảo đảm an ninh sức khỏe
cho người lao động.

8


Đầu tư, nghiên cứu tìm ra các giải pháp đồng bộ, mang tính ổn định để
bảo đảm an ninh sức khỏe cho người lao động, phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ
quân sự quốc phòng .Vì vậy, việc nghiên cứu “Một số giải pháp bảo đảm an
ninh sức khỏe cho công nhân tại các cơ sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật thuộc
Tổng cục kỹ thuật” là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm kiếm các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân
tại các cơ sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật thuộc Tổng cục kỹ thuật.
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học của đề tài.
Đề xuất một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân tại
các cơ sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công nhân trực tiếp lao động tại các cơ sở
sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật thuộc Tổng cục Kỹ thuật trước đây và
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu tập trung hai bệnh điển hình là nhiễm độc TNT và
bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân lao động trong các cơ sở sửa chữa trang
bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật đóng quân ở địa bàn Miền Bắc và Miền
Trung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh, kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp lịch sử - lô
gic, phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, điều tra khảo sát, thống kê và
phương pháp chuyên gia để nghiên cứu, biên soạn làm sáng tỏ vấn đề khoa
học của đề tài. Tác giả đã trực tiếp tổ chức sử dụng các phương tiện, thiết bị
ngành quân y, xây dựng kế hoạch khảo sát, tổ chức xét nghiệm sinh hóa máu
cho công nhân, báo cáo của BQP, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối

9


tượng nghiên cứu đưa ra đánh giá tổng kết về 2 bệnh chính liên quan đến yếu
tố nghề nghiệp tại các cơ sở sửa chữa TBKT trong TCKT.
6. Bố cục
Ngoài phần dẫn nhập, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tra cứu,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân ở các
cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật.
Chương 2: Yếu tố tác động và thực trạng bảo đảm an ninh sức khỏe cho công
nhân ở các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật.
Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm an ninh sức khỏe cho công nhân trong
các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM AN NINH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN
Ở CÁC CƠ SỞ SỬA CHỮA TRANG BỊ KỸ THUẬT
TRONG TỔNG CỤC KỸ THUẬT

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về ANSK
Sức khỏe con người hay gia đình là một trong những yếu tố cực kỳ
quan trọng. Sức khỏe góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, dân tộc,
đất nước và nhân loại, lâu nay chúng ta hay nói hãy bảo vệ sức khỏe con
người, bảo vệ sức khỏe gia đình, công nhân..., vậy thực chất định nghĩa sức
khỏe thế nào? các yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta thì ít ai đề cập
đến.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) “Sức khỏe con người là sự hoàn toàn
thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật”
Như vậy yếu tố con người hay sức khỏe gia đình phụ thuộc vào 3 yếu
tố chính, đó là: Thể chất, tinh thần và xã hội. ANSK là một trong 7 nội dung
cốt lõi của an ninh con người và là yếu tố luôn được đặt ở vị trí hàng đầu
trong việc bảo đảm an ninh con người. An ninh sức khỏe con người ngày nay
phụ thuộc rất lớn bởi yếu tố xã hội, trong đó môi trường lao động đóng vai trò
quyết định đối với sức khỏe con người, năng xuất, chất lượng sản phẩm, môi
trường là nơi con người lao động có tác động trực tiếp đến cơ thể trong quá
trình lao động. Đây là yếu tố xã hội qua trọng nếu không được quan tâm của
nhà nước, các Bộ, ngành trong việc định kình ra chính sách chăm lo sức khỏe
người lao động thì vấn đề bảo đảm ANSK của người lao động sẽ khó được cải
thiện.
Nhận thức rõ vai trò của sức khỏe con người trong sự phát triển của đất
nước, Hội nghị lần thứ 6 BCHTW (Khóa XII) đã xác định “.... sức khỏe là
vồn quý nhất của mỗi người dân và của toàn xã hội; chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khỏe nhân dân là công tác đặc biệt quan trọng, liên quan đến mọi
11


người, mọi nhà và đượcu cả xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị, xã hội và
nhân văn sâu sắc, thể hiện bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta...”.

Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW (Khóa XII), trang 9
Được sự quan tâm của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, trong những năm
qua các đơn vị trong TCKT đã thường xuyên quan tâm chăm lo bảo đảm điều
kiện lao động và sinh hoạt cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ và người lao động nói
chung và các cơ sở sửa chữa TBKT nói riêng. Sức khỏe của cán bộ, chiến sỹ
và người lao động được cải thiện và nâng cao. Các cơ chế chính sách trong
việc kiểm soát môi trường lao động, vệ sinh an toàn lao động từng bước được
nghiên cứu và hoàn thiện góp phần to lớn vào việc bảo đảm ANSK cho người
lao động. Trong những năm qua đứng trước thực trạng về điều kiện trang bị
kỹ thuật phục vụ cho sửa chữa vũ khí, phương tiện bảo đảm cho chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc lạc hậu. Quân ủy Trung ương và BQP đã báo cáo với Đảng và
Nhà nước đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng mới nhiều cơ sở sửa chữa bảo
đảm cho yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, xong vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội
đa dạng, việc đầu tư đồng bộ đỏi hỏi nguồn ngân sách lớn trong khi kinh tế
đất nước chưa cho phép. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
bảo đảm ANSK cho công nhân trong các cơ sở sửa chữa TBKT của TCKT là
yêu cầu cấp thiết.
1.1.2 Phƣơng trình cơ bản của công tác quản trị ANSK của mỗi cơ
sở sửa chữa TBKT trong TCKT
S

=

(S1

+

S2) – (C1

+


C2)

trong đó:
S: Là mức độ an toàn về sức khỏe của công nhân lao động trong các cơ
sở sửa chữa TBKT/TCKT.
S1: Tỷ lệ % người nhiễm TNT trong các cơ sở
C1: Chi phí điều trị bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân lao động
trong các cơ sở sửa chữa

12


C2: Chi phí điều trị bệnh cho công nhân trong các cơ sở sửa chữa
TBKT trong TCKT.
Như vậy, khi S tăng cao nguy cơ mất ANSK của công nhân trong các
cơ sở sửa chữa tăng lê, chi phí khắc phục, điều trị sẽ tăng lên.
Chỉ số S giảm mức độ ANSK của công nhân bảo đảm tốt chứng tỏ
công tác quản trị rủi ro trong các cơ sở sửa chữa được quan tâm, sức khỏe của
công nhân được bảo đảm tốt và doanh nghiệp phát triển bền vững.
Điều đó có thể thấy rõ hơn khi nghiên cứu phương trình quản trị an
ninh doanh nghiệp (ANDN).
ANDN = (an toàn + ổn định + PTBV) – (rủi ro + khủng hoảng +
chi phí khắc phục + n)
An ninh doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự an toàn của doanh
nghiệp, sự ổn định của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Sự an toàn càng lớn thì ANDN càng được bảo đảm; doanh nghiệp
càng p0hats triển, ngược lại doanh nghiệp sẽ khó phát triển ổn định đặc biệt là
trong xu thế cạnh tranh khốc liệt trên các mặt của xã hội và sự biến động bất
thường của thị trường, sự biến đổi khôn lường của khí hậu toàn cầu thường

xuyên tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội toàn cầu.
1.2. Những quy định của Nhà nƣớc và BQP về công tác bảo đảm
ANSK cho công nhân
1.2.1. Về chức năng nhiệm vụ
Thực hiện Quy định số 49/2012/QĐ-BQP ngày 04/6/2012 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối
quan hệ công tác của Tổng cục Kỹ thuật.
Ngành Kỹ thuật Quân đội có chức năng tham mưu cho Quân ủy
Trung ương và Bộ Quốc phòng về chiến lược trang bị kỹ thuật cho quân
đội, tổ chức tiếp nhận, quản lý và bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật và tổ
chức sửa chữa vũ khí-trang bị kỹ thuật bảo đảm cho lực lượng vũ trang

13


huấn luyện chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc sự toàn
vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước.
Nhiệm vụ chính gồm:
- Tổ chức tiếp nhận vũ khí-trang bị kỹ thuật và cấp phát cho quân đội,
công an và lực lượng dân quân tự vệ
- Tổ chức quản lý, bảo dưỡng vũ khí-trang bị kỹ thuật
- Sản xuất vật tư, phụ tùng phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa
trang bị kỹ thuật.
+ Sửa chữa vũ khí-trang bị kỹ thuật
+ Sửa chữa xe máy phục vụ chiến đấu, huấn luyện chiến đấu
+ Sửa chữa các loại vận tải thủy, vũ khí-trang bị kỹ thuật hải quân
+ Sửa chữa các loại trang bị kỹ thuật cho Phòng không–Không quân...
- Tham mưu cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong công
tác mua sắm, nghiên cứu cải tiến hiện đại hóa trang bị kỹ thuật cho quân đội.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Kỹ thuật, các cơ sở sửa

chữa vũ khí- trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức
sửa chữa các trang bị kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo quản trang bị kỹ thuật phục vụ
cho huấn luyện chiến đấu và chiến đấu.
Căn cứ vào nhiệm vụ các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của Tổng
cục Kỹ thuật đóng quân trên các vùng và khu vực chiến lược bảo đảm cho
nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu theo vùng chiến lược và triển khai nhiệm
vụ cụ thể:
- Sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí, khí tài chiến đấu
- Sửa chữa và bảo dưỡng các loại xe máy quân sự
- Sửa chữa trang bị kỹ thuật cho quân chủng PKKQ
- Sửa chữa trang bị kỹ thuật cho quân chủng Hải quân
Do đặc điểm của trang bị kỹ thuật của quân đội là số lượng và chủng
loại lớn, các đơn vị quân đội đóng quân trải dài trên các địa bàn chiến lược
từ biển đảo đến các vùng biên giới, nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
14


Công tác sửa chữa có nhiều khó khăn và phức tạp, phương tiện, vật tư thay
thế khó khăn, đặc biệt là điều kiện về biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn
đến nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa.
Trong những năm qua Tổng cục Kỹ thuật đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ
sở sửa chữa triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng trang
bị kỹ thuật phục vụ cho lực lượng vũ trang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.
1.2.2. Về cơ chế chính sách
Các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật chủ yếu
đóng quân ở khu vực rừng núi, vùng sâu vùng xa, xa khu vực dân cư và các
trung tâm kinh tế của đất nước, vùng dân trí thấp, khí hậu khắc nghiệt. Cán
bộ, công chức và công nhân viên lao động trong các cơ sở sửa chữa trang
bị kỹ thuật của Tổng cục Kỹ thuật, thường xuyên được sự quan tâm của

Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã được hưởng
đầy đủ các chế độ chính sách như chế độ tiền lương, chăm sóc sức khỏe
chung của cán bộ, công chức.
Ngoài ra còn được ưu tiên các chế độ chính sách đặc thù quân sự như:
- Phụ cấp thu hút: Thực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010; Thông tư 08/2011/TTLT-BNV-BTC về phụ cấp thu hút đối với
công chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có
điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
- Phụ cấp đặc thù quân sự: Thực hiện theo Quyết định số 15/2009/QĐTTg, Thông tư liên tịch số 30/2009/TTLT-BQP-BNV-BTC ngày 19/6/2009
về phụ cấp đặc thù đối với cán bộ công chức và người hưởng lương làm việc
trực tiếp trong môi trường độc hại (sửa chữa vũ khí-đạn, phòng thí nghiệm,
sửa chữa xe tăng...) với mức phụ cấp 20% lương hiện hưởng.
Người lao động trong các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật của Tổng
cục Kỹ thuật được khám sức khỏe định kỳ, giám định bệnh nghề nghiệp, điều
trị bệnh nghề nghiệp khi có dấu hiệu liên quan đến bệnh nghề nghiệp; Được
15


hưởng chế độ an, điều dưỡng khi bị bệnh nghề nghiệp theo Thông tư 157/TTBộ Quốc phòng ngày 26/8/2013.
Đối với các cơ sở sửa chữa: hàng năm được tổ chức khảo sát, đánh giá tác
động môi trường làm việc, làm cơ sở để có giải pháp giảm thiểu những yếu tố
tác động đến an ninh sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Tuy đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc
phòng về chế độ chính sách đãi ngộ, bồi dưỡng sứa khỏe, xong thực tiễn do
trang bị kỹ thuật, do điều kiện về kinh tế, Bộ Quốc phòng và Nhà nước
chưa có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư về hạ tầng bảo đảm
an sinh xã hội nên điều kiện làm việc, đời sống của cán bộ, công chức,
công nhân viên lao động trong các cơ sở sửa chữa của Tổng cục Kỹ thuật
còn gặp rất nhiều khó khăn như:
Trang bị công nghệ sửa chữa còn lạc hậu, người lao động phải trực tiếp

tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến an ninh sức khỏe, chế
độ an điều dưỡng đối với người lao động phục hồi sức khỏe khi mắc bênh
nghề nghiệp còn thiếu và chưa phù hợp.
Công tác đầu tư quy hoạch hạ tầng cơ sở bảo đảm an toàn lao động
chưa theo kịp với yêu cầu do điều kiện kinh tê của đất nước, do đặc điểm về
công nghệ chưa đồng bộ... là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo
đảm an ninh sức khỏe cho người lao động.
1.2.3. Chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
Chủ nghĩa Mác - Lê nin đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân
dân, coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm nên
lịch sử. Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và vận dụng
sáng tạo nguyên lý về khởi nghĩa vũ trang trong học thuyết quân sự MácLênin. Nhất là luận điểm “Bạo lực là quy luật phổ biến của cách mạng”.
Giành chính quyền có thể diễn ra bằng khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách
mạng hoặc kết hợp giữa các hình thức đó. Người rất quan tâm đến hai vấn
16


đề then chốt trong khởi nghĩa là “chuẩn bị lực lượng”, “tạo và nắm thời cơ”
trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng cách mạng bằng nhiều hình
thức như tuyên truyền giáo dục, lôi kéo giác ngộ; đào tạo bồi dưỡng vv.
Trong đó, quan tâm tạo điều kiện làm việc, chăm lo đời sống luôn là vấn đề
được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng.
Xuất phát từ nhận thức đó, lực lượng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật
đã được Đảng ta quan tâm xây dựng từ trước khi thành lập quân đội chính
quy. Cuối năm 1943, Xứ ủy Bắc Kỳ đã giao cho đồng chí Ngô Gia Khảm
thành lập cơ sở sửa chữa vũ khí ở Từ Sơn, Bắc Ninh để chuẩn bị cho tổng
khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức ngay lực lượng sản xuất, sửa
chữa vũ khí ở chiến khu Hòn Đỏ để bảo đảm vũ khí cho hoạt động tác chiến ở

mặt trận Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang. Tiếp đó, lực lượng sản
xuất, sửa chữa vũ khí được xây dựng, mở rộng ở các chiến khu từ năm 1945
đến 1950 để bảo đảm kịp thời cho các hoạt động tác chiến của lực lượng du
kích tại chỗ, các chiến dịch của bộ đội chủ lực như Chiến dịch phản công Việt
Bắc Thu - Đông năm 1947, Chiến dịch Biên giới 1950.
Kể từ năm 1951, lực lượng sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị được tổ
chức xây dựng chính quy thành các xưởng, đội sửa chữa lưu động của các
chiến khu, liên khu đã bước đầu đáp ứng nhu cầu bảo đảm loại vũ khí trang bị
cho từng khu vực. Bên cạnh đó, khi mở các chiến dịch ta đã tổ chức ra các đội
sửa chữa, thu hồi, kịp thời sửa chữa, cải tiến vũ khí địch để đánh địch nên đã
góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong kháng chiến
chống Pháp. Bên cạnh việc huấn luyện chuyên môn, tuyển dụng nhân tài,
Đảng và Nhà nước cũng quan tâm bảo đảm đời sống nói chung, sức khỏe cho
công nhân lao động nói riêng nhưng chưa ban hành quy định về lao động
trong các cơ sở quốc phòng nói chung và lao động của đội ngũ công nhân kỹ
thuật tại các cơ sở sửa chữa vũ khí nói riêng.

17


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta cũng rất quan
tâm xây dựng và chăm lo đời sống mọi mặt cho đội ngũ công nhân quốc phòng
nói chung, công nhân quân giới nói riêng. Tuy nhiên, do chiến tranh ác liệt nên
sức khỏe của đội ngũ công nhân lao động trong các cơ sở sửa chữa dã chiến
vẫn chưa được chăm lo đúng mức. Khi đất nước thống nhất, Đảng và nhà nước
đã có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng công
nhân nói chung, nhất là lực lượng công nhân quốc phòng lao động trong môi
trường đặc thù có nhiều độc hại nói riêng. Nhiều chính sách được ban hành
nhằm tạo cho công nhân trong các nhà máy, kho trạm có được điều kiện làm
việc tốt hơn nhưng chưa có văn bản riêng quy định về việc bảo đảm an ninh

sức khỏe của đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các cơ sở sửa chữa vũ khí.
Từ năm 1994, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động được
chuẩn hóa bằng Bộ luật lao động. Theo sự phát triển của đất nước trong quá
trình đổi mới, các văn bản pháp luật về lao động đã được nhiều lần bổ sung,
điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Đến tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa
13 đã thông qua Bộ luật lao động số 10/QH13, được Chủ tịch nước ký Lệnh
công bố ngày 02 tháng 07, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 đã
chuẩn hóa, quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử
dụng lao động, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước vv. Theo đó,
Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều nghị định, thông tư hướng
dẫn thực hiện các nội dung pháp luật quy định. Đặc biệt là Nghị định
45/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ, hướng dẫn thực
hiện Bộ luật lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động; các thông tư của các bộ, ngành như Thông tư số
14/2013/TT-BYT ngày 01 tháng 07 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám
sức khỏe cho người lao động; Thông tư liên tịch số 21/2014/TTLT-BYTBLĐTBXH ngày 15 tháng 08 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội (sửa đổi Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYTBLĐTBXH) quy định chi tiết tỷ lệ thương tật do bệnh nghề nghiệp vv. Đây
18


là những cơ sở quan trọng để xác định các giải pháp bảo đảm an ninh sức
khỏe cho người lao động nói chung và đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các cơ
sở sửa chữa vũ khí trong quân đội nói riêng.
Trong quân đội, trước những vấn đề nổi cộm về an toàn vệ sinh lao
động của các cán bộ, công nhân lao động trong các cơ sở sửa chữa trang bị
kỹ thuật có nhiều phức tạp, đặc biệt là bệnh nghề nghiệp (bệnh ĐNN và các
bệnh mãn tính liên quan đến yếu tố nghề nghiệp), Tổng cục Kỹ thuật
(TCKT) đã tham mưu cho BQP ban hành 1 chỉ thị, 1 quyết định và 30
thông tư về an toàn vệ sinh lao động phòng chống tai nạn lao động và
phòng chống bệnh nghề nghiệp, Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật đã ra nghị

quyết chuyên đề số 263-NQ/ĐU ngày 07/7/2016 về “lãnh đạo công tác an
toàn trong Tổng cục Kỹ thuật đế năm 2020 và những năm tiếp theo” và xây
dựng kế hoạch số 303-KH/ĐU thực hiện nghị quyết 263-NQ/ĐU về lãnh
đạo công tác an toàn trong Tổng cục Kỹ thuật.
Những văn bản quy phạm pháp luật đã được Quân ủy Trung ương và
Bộ Quốc phòng ban hành trong 2 năm 2016, 2017 và Nghị quyết 263NQ/ĐU của Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật là những căn cứ và điều kiện quan
trọng để triển khai nghiên cứu và chắc chắn khi hoàn thành sẽ góp phần
quan trọng củng cố và nâng cao năng lực công nghệ của các cơ sở sửa chữa
trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật bảo đảm an ninh sức khỏe cho
người lao động, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa vững mạnh, phát triển bền vững.
Kết luận chƣơng 1
Qua thực tiễn bảo đảm hậu cần cho các đơn vị trong Tổng cục Kỹ
thuật, tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Kỹ thuật trong chăm sóc sức
khỏe người lao động. Tổng hợp các yếu tố về khảo sát đánh giá tác động môi
trường đối với các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật,
tác giả đề tài nhận thấy thực trạng về môi trường lao động, về cơ chế chính
sách và những yếu tố bảo đảm an ninh sức khỏe cho cán bộ, công chức, công
19


nhân viên lao động ở các cơ sở cửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ
thuật là yêu cầu cấp thiết phải được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và có
những giải pháp cụ thể đề xuất với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
Làm cơ sở để bảo vệ sức khỏe người lao động, nâng cao năng lực sửa chữa
của các cơ sở sửa chữa trang bị kỹ thuật trong Tổng cục Kỹ thuật, nâng cao
tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

20



Chương 2
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM AN NINH
SỨC KHỎE CHO CÔNG NHÂN Ở CÁC CƠ SỞ SỬA CHỮA KỸ
THUẬT TRONG TỔNG CỤC KỸ THUẬT
2.1. Những yếu tố tác động đến sức khỏe công nhân
2.1.1. Môi trường lao động
Sức khỏe của công nhân sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật một mặt chịu
tác động từ môi trường xung quanh như đặc điểm địa hình, thời tiết khí hậu
khu vực đóng quân; mặt khác chịu tác động của điều kiện môi trường vi khí
hậu bên trong nhà xưởng. Trong đó, môi trường vi khí hậu là yếu tố có tác
động rất lớn đến sức khỏe công nhân lao động.
Tổng cục Kỹ thuật được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1974, với chức
năng tổ chức tiếp nhận, bảo quản, sửa chữa và cấp phát vũ khí, trang bị kỹ
thuật cho Quân đội, Công an và Dân quân tự vệ huấn luyện, chiến đấu bảo vệ
vững chắc chủ quyền đất nước. Do đặc điểm nhiệm vụ, các nhà máy, kho
tàng, trạm xưởng của Tổng cục chủ yếu đóng quân trên địa bàn rừng núi, xa
khu dân cư; nơi có địa hình phức tạp, chia cắt, giao thông khó khăn; thời tiết
khắc nghiệt, đặc biệt là nhiệt độ mùa đông thường xuống rất thấp, mùa hè
tăng cao, độ ẩm không khí chênh lệch lớn giữa các mùa. Đây là những yếu tố
không chỉ tác động đến tính năng kỹ thuật của trang bị vũ khí, khí tài mà còn
tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. Vào mùa hè, nhiệt độ cao làm
cho bụi và các hóa chất độc hại dễ phát tán trong không khí... Trong điều kiện
biến đổi khí hậu, những yếu tố cực đoan của thời tiết cũng tác động rất lớn
đến môi trường lao động như khu vực Miền Trung thường bị ảnh hưởng của
mưa bão, gió phơn ... Khu vực Lạng Sơn, Hòa Bình thường xảy ra lũ ống, lũ
quét, mùa đông nhiệt độ xuống thấp bất thường như tuyết rơi, mưa phùn kéo
dài làm cho độ ẩm không khí tăng cao... Những yếu tố về nhiệt độ vật lý là
nguyên nhân làm cho các loại vật tư phục vụ cho sản xuất như dầu mỡ, hóa


21


chất dễ phát tán ra môi trường lao động, xâm nhập vào cơ thể do trực tiếp tiếp
xúc trong quá trình sản xuất và công tác.
Với đặc thù công tác, công nhân lao động trong các cơ sở sửa chữa vũ
khí trang bị kỹ thuật thường phải làm việc trong môi trường vi khí hậu phức
tạp tại các nhà xưởng. Các điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ lưu thông
không khí có ảnh rất lớn đến sức khỏe công nhân lao động, là nguyên nhân
trực tiếp gây nên một số bệnh nghề nghiệp. Thông thường khi độ ẩm tăng cao
sẽ làm giảm lượng ôxy vào phổi gây cảm giác uể oải, phản xạ chậm, thiếu tập
trung; làm lắng đọng hơi nước, gây trơn trượt, đoản mạch…dễ phát sinh mất
an toàn lao động. Trong điều kiện bình thường, cơ thể tự làm mát theo cơ chế
bức xạ nhiệt qua bề mặt da, khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể,
cơ chế làm mát bằng mồ hôi sẽ được kích hoạt, mồ hôi bay hơi sẽ hấp thụ
nhiệt và làm mát bề mặt da. Tuy nhiên, khi độ ẩm cao, tốc độ gió thấp thì cơ
chế này ít phát huy được tác dụng. Mặt khác, khi tiết mồ hôi, cơ thể dễ mất
cân bằng điện giải, độ nhớt máu tăng dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn,
các chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng làm giảm sự
chú ý, tốc độ phản xạ. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường vi khí
hậu có bức xạ nhiệt cao mà thiếu các biện pháp bảo hộ phù hợp sẽ tác động
xấu đến sức khỏe của công nhân. (Bản 1,2,3. Phụ lục1)
Một trong những tác nhân nguy hiểm, tác động xấu đến sức khỏe
công nhân đó là bụi. Bụi là một trong 3 yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao
đông phổ biến nhất hiện nay cùng với tiếng ồn và hóa chất độc hại. Dựa
theo nguồn gốc người ta chia bụi thành 2 loại là bụi vô cơ và hữu cơ. Bụi
vô cơ gồm có bụi amiăng, bụi silic…đều rất độc hại. Đặc biệt là bụi amiăng
vì nó có khả năng gây bệnh đối với con người và tính chất nguy hiểm của
bệnh do nó gây ra đối với sức khỏe con người. Bụi hữu cơ gồm có các loại
bụi xuất hiện trong quá trình sản xuất cạo rỉ... đặc biệt là sự phân rã và phát

tán của thuốc nổ TNT trong môi trường lao động, sau khi thâm nhập cơ thể
chuyển hóa và gây các bệnh nguy hiểm cho người bị nhiễm.
22


Một tác nhân khác cũng rất nguy hiểm nhưng ít được nhận biết vì tác
động của nó diễn ra từ từ, đó là tiếng ồn. Ngày nay, tiếng ồn là tác nhân
gây ô nhiễm mang tính phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước công nghiệp. Tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến thính lực mà còn
gây nhiều rối loạn khác của cơ thể, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đối với
thính giác phụ thuộc vào cường độ, giải tần số, tính chất (liên tục hay ngắt
nhịp...), thời gian và tính mẫn cảm của cá thể. Tuy nhiên, lao động trong
môi trường có tiếng ồn trên ngưỡng cho phép có thể bị điếc nghề nghiệp, tỷ
lệ điếc nghề nghiệp đứng hàng đầu trong các bệnh nghề nghiệp ở các nước
công nghiệp phát triển hiện nay. Người ta nhận thấy, điếc nghề nghiệp có
mối tương quan tỷ lệ thuận với cường độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc.
Tiếng ồn ngoài khả năng gây tổn hại sức nghe còn gây các rối loạn khác
như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập
trung, suy nhược thần kinh hay gây rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp,
tăng tần số hô hấp, giảm tiết nước bọt, dịch tụy, dịch mật làm cho người
lao động ăn không ngon, khó tiêu và đầy bụng.
Công nhân tại các cơ sở sửa chữa thiết bị kỹ thuật của Tổng cục kỹ
thuật thường làm việc trong hệ thống nhà xưởng khép kín nên chịu tác
động không nhỏ của tốc độ gió. Khi tốc độ gió đảm bảo theo tiêu chuẩn sẽ
làm giảm nhiệt độ, tăng lượng ô xy, giảm nồng độ khói bụi và hơi độc
khuếch tán từ các loại hóa chất. Ngược lại, khi hệ thống thông gió không
bảo đảm được tốc độ lưu chuyển không khí sẽ làm tăng nhiệt độ môi
trường làm việc, tăng mật độ khói bụi và nồng độ hơi độc, giảm nồng độ ô
xy trong không khí gây cản trở, giảm hiệu quả hô hấp. Nếu chịu ảnh hưởng
lâu dài, người lao động có nguy cơ cao mắc các bệnh về hô hấp, đặc biệt là

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Có thể nói, các yếu tố môi trường vi khí hậu có tác động tổng hợp, liên
quan với nhau. Cùng một nguồn bức xạ nhiệt với cường độ không đổi, trong
điều kiện thông khí kém, độ ẩm cao sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên tỷ lệ thuận
23


×