Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRỌN BỘ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH ĐƯỜNG part 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.6 KB, 6 trang )

CÂU HỎI TỐT NGHIỆP ĐƯỜNG Ô TÔ
Các đồng chí xem lại và bổ sung thêm(màu đỏ là chưa trả lời)
trước khi hỏi thầy, nhớ soạn 3 câu hỏi nhờ thầy xem!
1. Lưu lượng xe thiết kế là gì?
- Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loai xe khác, thông qua
một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai
là năm thứ 20 sau khi đưa đường vào sử dụng đối với các đường cấp I và II,
năm thứ 15 với đường cấp III và IV, năm thứ 10 đối với đường cấp V,VI và
đường nâng cấp cải tạo(Dự báo được lưu lượng xe tính toán trong năm tương
lai thông qua công thức tính toán )
 xe thiết kế là gì? Là loại xe phổ biến trong dòng xe để tính toán các yếu tố
của đường. các kích thước của xe thiết kế được quy định trong TCVN 405405.
2. Tốc độ thiết kế là gì?
- Tốc độ thiết kế là tốc độ lớn nhất xe có thể chạy an toàn tại các nơi sử dụng
tiêu chuẩn hình học giới hạn trong điều kiện xe chạy đơn chiếc(vắng xe)
*Dùng để làm gì?
- - Dùng để tính toán các chỉ tiêu hình học giới hạn của đường trong điều kiện
khó khăn như: tầm nhìn, bán kính cong tối thiểu…(S,R…)
3. Xác định cấp hạng kỹ thuật của đường.?
- Căn cứ vào chức năng, ý nghĩa của đường: phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng
,an ninh…?
- Tùy theo địa hình
- Lưu lượng xe thiết kế của năm tương lai.
4. Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, sử dụng làm gì trong đồ án.?
- Là các chỉ tiêu như: bề rộng mặt đường B dùng xác định phạm vi của xe chạy,
độ dốc ngang i dung thoát nước mặt đường, rồi E, R…
5. Các biểu đồ (hoa gió, mưa…) điều tra dùng để làm gì?
- Vd:trong thiết kế thì ntn?(dựa vào để tính lưu lượng cho hệ thống thoát nước và
cấu tạo các lớp vật liệu..) Trong thi công ra sao?(dựa vào để tính toán và bố trí
thời gian thi công cho phù hợp với điều kiện thời tiết, chọn các loại vật liệu phù
hợp với điều kiện khí hậu..)


- Mục đích để tính thoát nước(biểu đồ mưa), chọn thời gian thi công hợp lý, để
tùy chọn các loại vật liệu…
6. Bình đồ:
a. Phương pháp kẻ bình đồ: có 3 phương pháp
+đi theo đường tụ thủy –theo thung lũng (men sông):ưu điểm: có địa chất ổn
định, PVAD? Đối với đường đồng bằng
+đi theo sườn núi:(bám sát theo đường đồng mức có cùng cao độ):ưu
điểm:độ dốc tự nhiên ít thay đổi, nhược:địa chất thay đổi và kém ổn
định,phải triển tuyến nhiều lần, PVAD? Đối với đường đồi núi
+đi theo đường phân thủy(trên đỉnh núi):ưu: ít phải làm các công trình thoát
nước,PVAD? Đối với đường đồi núi
+ nêu phạm vi áp dụng cho từng phương pháp.
b. Nguyên tắc kẻ tuyến trên bình đồ(, kẻ bám sát đường chim bay giữa hai đểm
khống chế,tuân theo quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của đường,tránh qua
Page 1


những vị trí bất lợi về địa chất thủy văn,đoạn thẳng tuyến ko nên dài quá
3km,khi tuyến đi qua vùng đồi nên dung đường cong có bán kính lớn uốn
theo địa hình tự nhiên,chọn vị trí thuận lợi khi giao cắt với các nhánh
suối,phải phối hợp tốt tuyến đường với cảnh quan vùng tuyến đi qua…)
-Các điểm khống chế trên bình đồ(điểm cần tránh, điểm phải qua, cao độ
cầu, cống…)
7. Trắc dọc:
c. Phương pháp kẻ trắc dọc:3pp (đi bao, đi cắt và hỗn hợp)
+đi bao: Thiết kế đường bao là làm cho đường đỏ lượn theo mặt đất mà có cao độ
cao hơn mặt đất bằng chiều cao thiết kế. Thiết kế đường bao là phương pháp làm cho
khối lượng đất ít nhất, thuận lợi cho việc sử dụng cơ giới và đồng thời làm cho nền
đường ít chịu ảnh hưởng của nước và được ổn định.,PVAD: phương pháp thiết kế
đường bao chỉ phù hợp những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, không có những

chỗ qúa nhấp nhô.
+đi cắt: Thiết kế đường cắt có nghĩa là đường đỏ sẽ cắt đường đen ở một số chỗ
tức là cao độ của đường đỏ có chỗ cao hơn mặt đất thiên nhiên, có chỗ thấp hơn làm
hình thành trên dọc tuyến những đoạn đường đào và đắp xen kẽ nhau.,PVAD: Phương
pháp này thường được áp dụng ở những nơi có địa hình không bằng phẳng như vùng
núi.
+phương pháp hỗn hợp: là pp kết hợp giữa hai phương án trên.nếu tuyến bằng
phẳng ta đi bao, nếu tuyến qua sườn dốc ta đi cắt.
d. Nguyên tắc kẻ ĐƯỜNG ĐỎ:










Đường đỏ phải có độ dốc dọc không vượt quá quy định của quy trình trên
đường thẳng và trên đường cong.
Khi thiết kế đường đỏ phải chú ý sao cho khối lượng đào đắp ít nhất, đảm
bảo sự ổn định của nền đường, phải tránh xây dựng các công trình phức tạp
và tốn kém như kè chắn, tường chắn...
Khi kẻ đường đỏ cần chú ý đến điều kiện thoát nước từ nền đường và hai
bên đường. Để đảm bảo thoát nước mặt tốt và không làm rãnh dọc quá sâu,
ở những đoạn đường đào nên thiết kế độ dốc dọc tối thiểu là 0.5%. Độ dốc
dọc nhỏ nhất của rãnh là 0.5%, trường hợp cá biệt có thể cho phép 0.3%.
Khi thiết kế trắc dọc Cần phối hợp chặt chẽ giữa bình đồ, trac ngang, phối
hợp giữa đường cong nằm và đứng, phối hợp tuyến với cảnh quan đảm bảo

đường ko bị gãy khúc.hài hòa về mặt thị giác.
Phải thiết kế đường cong nối dốc đứng ở những chỗ đường đỏ đổi dốc mà
hiệu đại số của độ dốc dọc nơi đổi dốc lớn hơn 1% (với đường có Vtt = 60
km/h). Về vị trí, đường cong đứng nên trùng với đường cong nằm. Hai
đường cong không chênh lệch qúa ¼ chiều dài đường cong ngắn hơn.
Đối với cống không áp cao độ mép nền đường phải đảm bảo cao hơn đỉnh
cống 0.5m, hoặc lớn hơn chiều dày lớp kết cấu áo đường (nếu chiều dày
KCAD>0.5m)
Đối với cống có áp cao độ mép nền đường phải đảm bảo cao hơn mực nước
dâng trước cống 0.5m.

Page 2


Các điểm khống chế trên trắc dọc:là các điểm ở đó cao độ nền đường đã được
xác định( điểm phải nhau với đường sắt, cao độ cầu, cống…)
8. Thoát nước:
a. Kể tên các công trình thoát nước trên đường…(cầu,cống,đường
tràn,rãnh…),kể theo các loại như:
- Vật liệu:gạch, đá..
- Chức năng: cấu tạo, đại hình..
- Phân loại:tròn, hộp..
b. Trình tự thiết kế cống:???
Từ khâu khảo sát thủy văn đến tính toán, kiểm toán và dự toán…
9. Các hình thức gia cố rãnh:
Như lát bê tong, gạch, đá…
10. Trắc ngang:
- Các thông số trên trắc ngang quyết định dựa vào đâu?dựa vào tính toán và tra
với quy trình
- Độ dốc ngang là gi? Chọn dựa vào đâu?(dung thoát nước mặt đường, dựa vào

vật liệu cau tao…)
- Độ dốc mái ta luy(đào, đắp), dựa vào vật liệu, chiều cao đào đắp, địa chất
- Phân tích các khối lượng trên mặt cắt ngang:vét HC, đắp nền, lề…
11. Các biện pháp sử lý nên đất tự nhiên trước khi đắp:
- i<20%:bóc hữu cơ
- i=20-50%:đánh cấp(B=1m, hoặc chiều rộng máy TC)
- i>50: xây công trình chống đỡ:kè..
12. Kết cấu áo đường:
- Trình tự tính toán KCAD:
 Tính số trục xe tính toán trên một làn của phần xe chạy sau khi quy đổi về trục
tiêu chuẩn.
 Tính số trục xe tính toán tiêu chuẩn trên 1 làn xe Ntt
 Tính số trục xe tiêu chuẩn tích lũy trong thời hạn tính toán 15 năm
 Dự kiến KCAD
 Tính toán kiểm tra cường độ chung của kết cấu dự kiến theo tiêu chuẩn độ võng
đàn hồi.
 Tính toán kiểm tra cường độ chung của kết cấu dự kiến theo tiêu chuẩn chịu cắt
trượt trong nền đất
 Tính toán kiểm tra cường độ chung của kết cấu dự kiến theo tiêu chịu kéo uốn
 Kết luận.
- Khi nào kiểm tra kéo uốn:khi vật liệu là liền khối,vd:đáy lớp Bê tộng nhựa
- Khi nào kiểm tra cát trượt:khi vật liệu là rời rạc,vd:mặt lớp CPDD
13. Dự toán:
- Căn cứ để lập dự toán: khối lượng, định mức, đơn giá, văn bản liên quan…
- Trình tự lập:…(có 2pp theo định mức và theo bộ đơn giá)
- Tính chi phí khảo sát: có KL khảo sát…-> áp vào tính
- Các bước lập Tổng mức đầu tư?
14. Các chỉ tiêu so sánh phương án tuyến:
Sgk…:
15. Siêu cao trong đường cong:

- Siêu cao là gì? Mục đích nâng siêu cao?
*Siêu cao là gì?
-

Page 3


Để đảm bảo cho xe chạy được an toàn, ổn định khi từ đường thẳng vào trong
đường cong nhất là các đường cong có bán kính nhỏ thì ta cần phải bố trí siêu cao,
tức là nâng mặt đường ở làn bên ngoài lên cùng độ dốc với làn bên trong.
Khi đó, mặt đường chỉ còn một mái chứ không phải hai mái như trong đường
thẳng. Độ dốc của đường lúc này gọi là độ dốc siêu cao
*mục đích: làm cho xe chạy êm thuận từ đường thẳng vào cong và an toàn xe
chạy, chống lật xe.
- Có mấy pp nâng siêu cao(3pp:tim,lề, quanh trục ảo)
- Các bước nâng siêu cao
16. Đường cong chuyển tiếp:
- Khái niệm: khi xe chạy từ đoạn thẳng có bán kính bằng  vào đoạn đường
cong có bán kính bằng R, điều kiện xe chạy bị thay đổi đột ngột, chịu tác dụng
của lực ly tâm C làm cho xe chạy kém ổn định, hành khách cảm thấy khó
chịu,vì vậy người lái xe thường giảm tốc độ.
Để đảm bảo tuyến đường phù hợp với quỹ đạo thực tế xe chạy ở hai đầu đường
cong tròn người ta bố trí ĐCCT.( Chiều dài đường cong chuyển tiếp Lct không
nhỏ hơn chiều dài các đoạn nối siêu cao và đoạn nối mở rộng)
- Tác dụng:
+thay đổi góc ngoặt của bánh xe trước một cách từ từ để đạt được góc quay cần
thiết ở đầu đường cong tròn.
+giảm mức độ tăng lực ly tâm.
+làm cho tuyến đường hài hòa,luợn đều, ít gãy khúc. Do đó làm cho xe chạy
được an toàn, ít gãy khúc.

- Các dạng ĐCCT?:(clotoic,dạng hoa thị, parabol bậc3,bậc 4…)
- Tại sao chọn clotoic (vì có chiều dài đường cong ngắn, thay đổi một cách từ từ
hài hòa và êm thuận hơn so với các đường cong khác):
- Điều kiện bố trí ĐCCT: α≥2β
17. Bố trí mở rộng,tại sao? .
Vì xe chạy trong đường cong cần phải choán thêm một phần bề rộng của mặt
đường, nhất là khi xe đi vào đường cong có bán kính nhỏ hoặc cấu tạo hình học của xe
lớn. Do đó, để đảm bảo an toàn xe chạy trong đường cong thì cần thiết phải mở rộng
thêm mặt đường. Trị số độ mở rộng mặt đường phải đảm bảo khoảng cách giữa hai ôtô
và giữa ôtô với mép mặt đường như trên đường thẳng.
(vì diện tích chiếm chỗ của xe khi chạy trong đường cong>đường thẳng) phụ
thuộc vào R,xe…
18. Phá bỏ chướng ngại vật trong đường cong, mấy pp, PVAD?
- Có 2pp:đồ giải, giải tích
- Pp đồ giải:thường áp dụng trong đường độ thị, khi cần có phạm vi dở bỏ là
chính xác và tối ưu hơn(ít đền bù, giải phóng mặt bằng)
- Pp giải tích: thường áp dụng cho đường ngoài đô thị.
19. Trình tự thi công cống:
- Định vị tim
- Nắn dòng
Page 4


-

Làm móng cống
Lắp đặt cống
Xây tường đầu, tường cánh
Làm sân cống thượng, hạ lưu
Đắp đất đối xứng từng lớp hai bên cống.


CÂU HỎI ĐỌC DUYỆT
-

-

Câu hỏi 1: Trình bày công tác kiểm tra và nghiệm thu nền đường đắp?
Công tác kiểm tra: được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình thi công
do các cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công và cán bộ Tư vấn giám sát đảm
nhiệm. để công tác kiểm tra được nhanh chóng và thuận lợi cần có bộ phận thí
nghiệm tại hiện trường.
+ kiểm tra trước thi công như: công tác khôi phục cọc,dọn dẹp mặt bằng,kiểm
tra chất lượng vật liệu nền đường trước khi đắp,..
+ kiểm tra trong quá trình thi công: xử lý mặt đất tự nhiên trước khi đắp,công
tác rải từng lớp và lu lèn phải đảm bảo với độ ẩm tốt nhất(mỗi lớp sau lu
lèn≥30cm)…
 Tiến hành Kiểm tra độ chặt sau mỗi lớp thi công, cứ 1000m2 ít nhất là 2
điểm
Công tác nghiệm thu sau khi hoàn thành:
+ kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
+ kiểm tra gia cố mái taluy (nếu có)
+ kiểm tra các yếu tố hình học của nền sau thi công:
 Bề rộng đỉnh nền: không nhỏ hơn thiết kế.
 Độ dốc ngang và độ dốc siêu cao: ± 0.5%.
 Độ dốc taluy không được dốc hơn thiết kế: .
 Tim đường được phép lệch : 10cm so với thiết kế.
 Độ dốc dọc:+1cm, -2cm.
 Độ bằng phẳng mặt mái taluy:5cm
 Kiểm tra độ chặt K
 Kiểm tra cường độ đất nền E(nếu là lớp đất trên cùng có quy định)


Câu hỏi 2: Trình bày tóm tắt các bước thiết kế Bình đồ kỹ thuật, áp dụng
đồ án?
a. Các bước thiết kế Bình đồ kỹ thuật:
- Dựa vào các điểm khống và nguyên tắc trên bình đồ ta vạch được phương án
tuyến hợp lý trên bình đồ.
- Tính toán các yếu tố kỹ thuật trong đường cong (cụ thể là đường cong chuyển
tiếp V≥60 km/h)
 Xác định bán kính: R, Rmin, Rsc…
 Tính toán và bố trí siêu cao trong đường cong
 Tính toán và bố trí mở rộng trong đường cong
- Xác định tầm nhìn và kiểm tra đảm bảo tầm nhìn.
- Phối hợp các yếu tố trên bình đồ như: đoạn thẳng, đoạn cong và cảnh quan->
tạo cho tuyến được hài hòa và mỹ quan.
- Điền tên cọc, tên lý trình cho tuyến, điền cao độ đường đồng mức
- Thiết kế các công trình nhân tạo trên đường: cầu,cống, cọc tiêu, biển báo…
Page 5


-

Thiết kế taluy cho nền đường
Ghi chú hướng tuyến
Ghi chú địa hình, địa vật: như nhà cửa, trụ điện…
Lưới tọa độ và các mốc cao độ
b. áp dụng đồ án?
Từ các bước thiết kế trên, em tiến hành vạch tuyến và tính toán được các yếu tố
như sau:
Chọn lý trình:km1+300-km2+300 của phương án 1 trong đồ án làm PA TKKT
Chọn bán kính R=500m, độ dốc siêu cao tính toán là 2%, chiều dài đường cong

chuyển tiếp L=70m, không bố trí mở rộng (do R>250m)
Cự ly tầm nhìn theo sơ đồ 1 S = 150m: xác định phạm vi giải tỏa bằng pp giải
tích, tính được phạm vi cần phải dở bỏ: Z=5.6m
Trên tuyến có 1 cống địa hình tại lý trình km1+800, cống tròn đường kính
D=1m, L=12,5m.

Page 6



×