Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐÁP án văn 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.16 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017- 2018- MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6
Câu
1
(2,0
điểm)

2
(3,0
điểm)

Nội dung kiến thức , kĩ năng
1. Nội dung: Hình ảnh Dượng Hương Thư trong
cuộc vượt thác.
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
2. Phó từ trong câu (3) là từ: ra
3. Câu trần thuật đơn trong đoạn văn là câu (1), (2).
4. Hình ảnh so sánh: Dượng Hương Thư như một
pho tượng đồng đúc; Dượng Hương Thư giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ so sánh giúp khắc họa
nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật;
thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con
người trước thiên nhiên.
* Yêu cầu về hình thức: Yêu cầu về hình thức:
HS viết đoạn văn hoàn chỉnh, đủ ý, thể hiện rõ cảm
thụ của bản thân về nội dung đoạn thơ.
* Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được một số
ý cơ bản sau đây:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Lượm; cảm nhận
chung về khổ thơ: xúc động về sự hi sinh của


Lượm.
- Hình ảnh Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê
hương, tay nắm chặt bông như muốn níu lấy quê
hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình.
- Đất quê hương, lúa thơm mùi sữa của quê hương
như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé
nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất
nước.
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để
khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện
thực, vừa lãng mạn.
- Câu thơ Lượm ơi, còn không? Được tách ra một
khổ riêng diễn tả cảm xúc bàng hoàng, đau đớn
trước sự hi sinh của lượm, đồng thời như một sự
khẳng định Lượm còn sống mãi với quê hương, xứ
sở.
- Thể hiện cảm xúc tiếc nhớ, xúc động, tự hào của
người viết.

Mức độ đạt được
Mức tối đa: (2,0 điểm)
+Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về
nội dung kiến thức: Ý 1,3 mỗi ý
0,5 đ; ý 2: 0,25đ; ý 4: 0,75 đ
Mức chưa tối đa: GV căn cứ bài
làm của HS cho điểm từ 0,25 mỗi
ý
-Mức không đạt: Không thực
hiện được các yêu cầu trên.


* Mức tối đa:
- HS trình bày đủ ý, tình cảm chân
thành, diễn đạt gợi cảm ( 3,0
điểm).
* Mức chưa đầy đủ:
+ Trình bày đủ ý nhưng diễn đạt
còn vụng, chưa thể hiện cảm xúc
(2,0 – 2,75 điểm)
+ Trình bày vấn đề sơ sài, lan man,
chưa bám sát nội dung khổ thơ
(1,0 – 1,75 điểm).
+ Đạt 0,5 điểm các trường hợp còn
lại
* Mức không đạt:
- HS không làm hoặc làm
lạc đề ( 0 điểm).


3
(5,0
điểm)

*Yêu cầu chung:
-Đảm bảo bố cục một bài văn tả cảnh, miêu tả
theo một trình tự hợp lí.
- Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không
mắc các lỗi về chính tả, diễn đạt.
* Yêu cầu cụ thể:
MB: Giới thiệu và nêu cảm xúc chung về cảnh sắc
thiên nhiên làng quê (nơi em sống) trong một buổi

sáng đầu hè.
TB: 1. Tả khái quát khung cảnh buổi sáng ở quê
hương lúc vào hè: Bầu trời cao rộng; không khí
trong lành, mát mẻ, dễ chịu; gió, nắng ...
2. Tả cụ thể:
- Vẻ đẹp của các loài cây, hoa ...
- hình ảnh sống động của các loài vật: chim, bướm,
ong...
- Âm thanh lao xao của vạn vật...
- Hương thơm ngọt ngào của mật hoa, thoang
thoảng của các loại hoa, quả...
- Hình ảnh con người…
...
L
KB: Tình cảm của người viết đối với cảnh vật.
Lưu ý: Đáp án trên đây chỉ mang tính định
hướng, HS được tự do miêu tả cảnh vật tùy vào
cảm nhận riêng. Trân trọng những bài viết sáng
tạo, diễn đạt giàu chất văn.

* Mức tối đa:
- Đảm bảo về hình thức, bài viết có
cảm xúc, sáng tạo, thể hiện sự
quan sát tinh tế( 5,0 điểm).
* Mức chưa đầy đủ:
+ Miêu tả tương đối tốt, còn mắc
một số thiếu sót nhỏ( 4,0 – 4,75
điểm).
+ HS miêu tả tương đối tốt song
nội dung chưa phong phú. (3,0 –

3,75 điểm).
+ Miêu tả sơ sài, lan man ; mắc lỗi
dùng từ, diễn đạt (1,5 – 2,75
điểm).
+ Các trường hợp còn lại (0,5 –
1,25 điểm)
* Mức không đạt: - HS không
làm hoặc
lạc đề( 0 điểm).


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017- 2018- MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7


Câu
1
(2,0
điểm)

Nội dung kiến thức , kĩ năng
1. Nội dung: Biểu hiện của lòng yêu nước và trách
nhiệm của chúng ta trong việc phát huy tinh thần
yêu nước.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
2. Các câu rút gọn có trong đoạn trích: câu 2, câu
3, câu 5.
- Thành phần được rút gọn: Chủ ngữ.
3. Từ ngữ thực hiện phép liệt kê: giải thích, tuyên

truyền, tổ chức, lãnh đạo.
- Tác dụng: liệt kê các khâu khác nhau, theo trình
tự trước – sau mà Đảng phải làm để cho tinh thần
yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ.
4. Cụm C – V được dùng để mở rộng câu là:
những của quý kín đáo ấy/ đều được đưa ra

Mức độ đạt được
Mức tối đa: (2,0 điểm)

CN

-Mức không đạt:
Không
thực hiện được các yêu cầu
trên.

/

VN

trưng bày

+Thực hiện đầy đủ các yêu
cầu về nội dung kiến thức: câu
1, câu 3 đúng mỗi câu đạt:
0,5đ, câu 2 đúng đạt: 0,75 đ,
câu 4 đúng đạt: 0,25 đ.
-Mức chưa tối đa: HS trả lời
đúng nhưng chưa đầy đủ mỗi

câu không quá 0,25đ ( câu 4
không xác định được không
cho điểm)

(HS có thể không cần xác định CN- VN ).
2
(3,0
điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Yêu cầu về hình thức:
HS viết đoạn văn hoàn chỉnh, đủ số dòng quy
định, trình bày mạch lạc, rõ ràng có sức thuyết
phục.
* Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được một số
ý cơ bản sau đây:
- Giới thiệu khái quát về lòng khiêm tốn trong cuộc
sống.
- Biểu hiện của lòng khiêm tốn được gợi ra từ
đoạn văn:
+ Luôn cho mình là kém, bản thân phải học hỏi,
phấn đấu, không khoe khoang thành quả của mình,
giữ thái độ từ tốn học hỏi với cả những người kém
hơn mình.
+ Không bằng lòng với thành công của bản thân,
luôn nỗ lực học hỏi không ngừng để ngày hoàn
thiện mình.
+ Người khiêm tốn cũng là người luôn ghi nhận sự
đóng góp và tiến bộ của người khác, dù là rất nhỏ.
- Từ nội dung của đoạn văn trên gợi cho ta suy
nghĩ về vai trò của lòng khiêm tốn:

+ Khiêm tốn giúp ta không ngừng hoàn thiện bản

* Mức tối đa:
- HS trình bày đủ ý, sáng tỏ,
lập luận chặt chẽ ( 3,0 điểm).
* Mức chưa đầy đủ:
+ Trình bày đủ ý nhưng không
chặt chẽ hoặc thiếu một trong
3 ý (2,0 – 2,75 điểm)
+ Trình bày vấn đề sơ sài, lan
man (1,0 – 1,75 điểm).
+ Đạt 0,5 điểm các trường hợp
còn lại
* Mức không đạt:
- HS không làm hoặc làm
lạc đề ( 0 điểm).


thân; luôn đặt ra mục tiêu để phấn đấu ngày càng
tiến bộ.
+ Khiêm tốn giúp con người đánh giá đúng về bản
thân và người khác, có cái nhìn khách quan, phù
hợp với hiện thực.
+ Người khiêm tốn dễ dàng thành công trong cuộc
sống, được mọi người nể trọng, yêu quý -> Là
phẩm chất tốt đẹp, cần phát huy.
+ Tuy nhiên khiêm tốn không đồng nghĩa với tự ti
về giá trị bản thân hay sự giả tạo trong lời nói khen ngợi, tán dương người khác quá cao
- Liên hệ: HS cần có lòng khiêm tốn, luôn học hỏi,
lắng nghe sự góp ý của người khác, luôn biết trân

trọng sự cố gắng của bạn bè, luôn lựa chọn từ ngữ
phù hợp khi phê bình hoặc khen ngợi…


3
(5,0
điểm)

*Yêu cầu chung:
- Đảm bảo bố cục một văn bản nghị luận giải thích
kết hợp với chứng minh.
- Luận điểm rõ ràng, đầy đủ.
-Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không
mắc các lỗi về chính tả, diễn đạt.
* Yêu cầu cụ thể:
MB:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề giải thích.
- Trích dẫn câu ca dao.
- Nội dung của câu ca dao: Khuyên mọi người phải
sống đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
TB:
1. Giải thích nội dung câu ca dao:
- Nghĩa đen: “Nhiễu " là một loại lụa quý, dệt từ
tơ tằm, " điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một
thứ vải màu đỏ, rất quý, thường được phủ lên giá
giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá
gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền
đẹp . " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để đặt
cái gương lên. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng
như tấm nhiễu chỉ phát huy hết được tác dụng của

mình khi được phủ lên giá gương.
- Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó
khăng khít với nhau giữa mọi người.
-> Câu ca dao muốn khuyên nhủ: biết yêu thương,
đùm bọc lẫn nhau “Người trong một nước phải
thương nhau cùng”, phải biết đoàn kết để tạo lên
sức mạnh tập thể , cũng như nhiễu điều – giá
gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau,
khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn.
2. Khẳng định sự đúng đắn của lời khuyên.
- Con người trong một nước cùng một giống nòi,
cùng một nguồn gốc lịch sử, cùng quê hương…cần
có sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong
hoàn cảnh hoạn nạn.
- Không ai có thể sống độc lập, không cần đến sự
giúp đỡ của mọi người xung quanh. Đoàn kết tạo
nên sức mạnh về vật chất và tinh thần.
- Mọi người đều phải có ý thức thương yêu, đùm
bọc những người xung quanh và rộng hơn là tất cả
những người sống trên đất nước mình ( Dẫn chứng

* Mức tối đa:
- HS giải thích đúng, đủ về nội
dung, đảm bảo về hình thức,
viết có cảm xúc, sự sáng tạo,
bộc lộ rõ quan điểm cá nhân
tích cực ( 5,0 điểm).
* Mức chưa đầy đủ:
+ Trình bày tương đối đầy đủ,
còn mắc một số thiếu sót

nhỏ( 4,0 – 4,75 điểm).
+ HS làm thiếu một vài ý,
trình bày vấn đề chưa thật
thuyết phục. (3,0 – 3,75 điểm).
+ Trình bày vấn đề sơ sài, lan
man (1,5 – 2,75 điểm).
+ Các trường hợp còn lại (0,5
– 1,25 điểm)
* Mức không đạt:
- HS không làm hoặc
làm lạc đề( 0 điểm).


tình yêu Tổ quốc, của nhân dân ta trong các cuộc
kháng chiến chống xâm lăng và trong thời bình –
các hoạt động nhân đạo cụ thể…)
- Tình yêu thương giữa người với người là tình
cảm căn bản, cốt lõi của của con người. Tình cảm
đó là cơ sở của tình yêu gia đình, quê hương, đất
nước.
- Xã hội vẫn còn tồn tại những người ích kỉ , thờ ơ
trước những nỗi bất hạnh của người khác…Thái độ
này đáng lên án và bài trừ trong xã hội
- Bài học: Nhận thức được tình yêu thương con
người là nét đẹp đạo lí truyền thống cần phát huy.
Bản thân mỗi người cần mở rộng lòng mình, học
cách lắng nghe để đồng cảm, sẻ chia, yêu thương
nhiều hơn bằng tình cảm và hành động cụ thể…
KB:
- Khẳng định lại vấn đề : thương yêu, đoàn kết là

truyền thống của dân tộc và sẽ tạo ra sức mạnh to
lớn.
- Liên hệ bản thân

Ghi chú: - Đáp án trên đây chỉ mang tính định hướng. HS có thể có những cách làm khác
nhưng phải có lí lẽ thuyết phục.
- Không cho quá nửa số điểm quy định đối với học sinh chưa có kĩ năng làm bài
- Trân trọng và đánh giá cao những bài làm thể hiện sự sáng tạo và giàu chất văn.


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017- 2018- MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
Câu
1
(2,0
điểm)

2
(3,0
điểm)

Nội dung kiến thức , kĩ năng
1. – Nội dung đoạn văn: Chế độ lính tình
nguyện thủ đoạn, mánh khoé, tàn độc của
chế độ thực dân đối với những người dân
nghèo khổ các xứ thuộc địa.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2.Câu phủ định có trong đoạn văn:
Câu (1)
3. Câu (2) và (3) thực hiện hành động hỏi,

mục đích để bộc lộ cảm xúc ( thái độ bất
bình, mỉa mai, châm biếm, đả kích sâu cay
của tác giả đối với chế độ lính tình nguyện
của bọn thực dân).
4. Không thể tuỳ tiện đảo vị trí các từ in
đậm trong đoạn văn. Vì đó là các địa điểm
diễn ra cụ thể các cuộc đấu tranh tương ứng
chống lại chế độ lính tình nguyện của người
dân.

Mức độ đạt được
Mức tối đa: (2,0 điểm)
+Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nội
dung kiến thức: câu 1 đúng đạt 0,75 đ,
câu 2 đúng đạt: 0,25đ, câu 3 đúng đạt:
0,75 đ, câu 4 đúng đạt: 0,25 đ.
-Mức chưa tối đa: HS trả lời đúng
nhưng chưa đầy đủ mỗi câu không quá
0,25đ
-Mức không đạt: Không thực hiện
được các yêu cầu trên.

* Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một
đoạn văn hoàn chỉnh, hạn định số dòng,
đúng vị trí câu chủ đề, lời văn trong sáng,
trình bày có sức thuyết phục, ít mắc lỗi
chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được
một số ý cơ bản sau đây:
- Câu luận điểm nêu đầu đoạn: Chiếu dời

đô đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của
vị vua anh minh Lí Công Uẩn
- Luận cứ:
+ Nhà vua anh minh, đã chỉ ra được sự hưng
thịnh của một số triều đại đã thực hiện việc
dời đô( nhà Thương , vua Bàn Canh, nhà
Chu...) và sự suy vong tất yếu của những
triều đại ( Đinh, Lê) không chịu dời đô theo
ý trời, lòng dân.
+ Nhà vua chỉ rõ thành Đại La chính là nơi
thắng địa làm kinh đô bậc nhất của đất nước
muôn đời ( thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng
ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng sông
núi, thế đất cao, bằng, thoáng mát, muôn
vật tốt tươi, chốn hội tụ trọng yếu của bốn
phương...)

* Mức tối đa:
- HS trình bày đủ ý, sáng tỏ, lập luận
chặt chẽ ( 3,0 điểm).
* Mức chưa đầy đủ:
+ Trình bày đủ ý nhưng không chặt chẽ
hoặc thiếu một trong 3 ý (2,0 – 2,75
điểm)
+ Trình bày vấn đề sơ sài, lan man (1,0
– 1,75 điểm).
+ Đạt 0,5 điểm các trường hợp còn lại
* Mức không đạt:
- HS không làm hoặc làm
lạc đề ( 0 điểm).



3
(5,0
điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết vận dụng kĩ năng, phương pháp
làm văn nghị luận với phép lập luận chủ yếu
là giải thích (có kết hợp với chứng minh).
- Bài viết có bố cục đầy đủ , rõ ràng, dùng
từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy,
đảm bảo liên kết.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể
trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Mở bài
- Việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối
với cuộc đời của một con người.
- Người xưa từng nhắc nhở:
Nếu còn trẻ mà không chịu học tập
thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc
gì có ích.
2. Thân bài :
*Giải thích thế nào là học:
- Học tập là tiếp thu những tri thức vốn có
của nhân loại qua hoạt động học ở nhà
trường và ngoài xã hội.
- Mục đích của việc học là để không ngừng
nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ

cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.
* Chứng minh: nếu còn trẻ mà không
chịu học tập thì khi lớn lên sẽ chẳng thể
làm được việc gì có ích:
+ Không học tập đến nơi đến chốn thì sẽ
không có đủ kiến thức để bước vào đời.
+ Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ
suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả
năng làm tốt mọi công việc. ( Dẫn chứng )
+ Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển
nhanh chóng như hiện nay, nếu không học,
ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. ( Dẫn chứng )
* Mở rộng vấn đề: Hậu quả đáng tiếc của
những bạn trẻ lười nhác, ỷ lại, không chịu
khó học tập.
* Rút ra bài học:
- Nhận thức được đây là vấn đề đúng đắn,
cần phát huy.
- Tuổi trẻ cần không ngừng học tập, phát
huy tinh thần tự học, tự sáng tạo;
- Nhanh chóng tiếp cận, thích ứng với khoa
học kĩ thuật hiện đại để áp dụng vào quá

* Mức tối đa:
- HS trình bày vấn đề sáng tỏ, xây
dựng được hệ thống luận điểm, lập
luận tốt; bài viết bộc lộ rõ quan điểm
cá nhân tích cực . Điểm cho các phần
cụ thể : Mở bài đạt 0,5 đ; Thân bài đạt

4,0 điểm ( Ý 1 đạt 0,5đ, ý 2 đạt 2,0 đ, ý
3 đạt 0,5 đ, ý 4 đạt 1 đ); Kết bài đạt 0,5
điểm).
* Mức chưa đầy đủ:
+ Trình bày tương đối đầy đủ, còn mắc
một số thiếu sót nhỏ( 4,0 – 4,75 điểm).
+ HS làm thiếu một vài ý, trình bày
vấn đề chưa thật thuyết phục. (3,0 –
3,75 điểm).
+ Trình bày vấn đề sơ sài, lan man (1,5
– 2,75 điểm).
+ Các trường hợp còn lại (0,5 – 1,25
điểm)
* Mức không đạt:
- HS không làm hoặc
làm lạc đề( 0 điểm).


trình học tập, tu dưỡng của bản thân, góp
phần phát triển gia đình, quê hương, đất
nước.
3. Kết bài
- Khẳng định: không nên lơ là học tập mà
phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới
làm được việc có ích, làm được việc lớn.
- Liên hệ bản thân.
Lưu ý: Giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần
trân trọng những sáng tạo của học sinh.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×