Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI HSG văn 8 (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.97 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH CẨM

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

Năm học 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn 8
Thời lượng: 150 phút

Câu 1: (4 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn
thơ sau:
“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
(Trích “Ông đồ” - Vũ Đình Liên)
Câu 2: (3,0 điểm)
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa
quả lại ngọt ngào".
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3: (3,0 điểm)
Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thành cổ
Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:
“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.”
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn (khoảng
một trang giấy thi).
Câu 4: (10 điểm)


Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố
Hữu), có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy
bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi
bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Thạch Cẩm, ngày 31 tháng 01 năm 2015
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN

NGƯỜI RA ĐỀ

Nguyễn Thị Châm


HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NGỮ VĂN LỚP 8
Câu
1

Nội dung cần đạt
* Yêu cầu về nội dung:
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
điệp từ (mỗi); Câu hỏi tu từ (người thuê viết nay đâu); nhân hóa
(giấy buồn, mực sầu)
- Phân tích tác dụng:
+ Điệp từ : thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ.
Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua
nhưng không người thuê viết.
+ Câu hỏi tu từ: không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào
không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn…
+ Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy,

nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ, cũng cảm
thấy cô đơn, lạc lõng.

2

Điểm
(4,0)
1,0

1,0
1,0
1,0
3,0

a. Ý nghĩa câu ngạn ngữ:
- Phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào - tạo nên
nghĩa hàm súc, cô đọng.
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
+ Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những
chùm rễ đắng cay).
+ Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa
quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có
không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b. Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên
nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên
cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí
óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.

- Cần có vượt lên hoàn cảnh khó khăn mấy cũng không lùi
bước. Thắng không kiêu, bại không nản.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm
túc trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư
Ngô Bảo Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ
khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm....

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


3

4

c. Mở rộng và nâng cao:
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn 0,5
luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt
được những điều đó, cần từ bỏ mọi thói xấu của bản thân, vượt
qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến
sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. 0,5
Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt
nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao.

3,0
* Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị
luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân. HS có
thể diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng cần nêu được
những cảm nhận sau đây:
*. Yêu cầu về nội dung:
1. Hai dòng thơ đầu:
- Lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay như sợ
0,5
những mái chèo lên dòng Thạch Hãn làm đau hài cốt của những
liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông.
- Nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của
những người lính. Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân
0,5
của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó.
2. Hai dòng thơ tiếp theo:
- Khái quát, nâng cao tầm vóc của sự hy sinh: những người lính
đã hóa thân vào “dáng hình xứ sở”.
0,5
- Sự hy sinh đó tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân; đi mãi
0,5
cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc.
3. Nghệ thuật: giọng thơ thiết tha và sâu lắng; nhịp thơ biến đổi
từ nhịp 2/2/3 sang nhịp 3/4; thủ pháp hoán dụ ( có tuổi hai
0,5
mươi), ẩn dụ (thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi )…
* Yêu cầu về hình thức:
0,5
HS trình bày dưới dạng một bài viết ngắn, trình bày mạch lạc,
chặt chẽ

10 đ
* Tiêu chí về nội dung :
1. Mở bài:
1,0
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc
ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức
0,5
có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu )


đều nói lên điều đó.
- Trích ý kiến…
2. Thân bài:
* Luận điểm 1: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và
niềm khao khát tự do cháy bỏng:
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ
(d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…), mới uất ức khi bị
giam cầm ( d/c: Ngột làm sao, chết uất thôi…)
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống
tự do:
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại
ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh
rộn rã tưng bừng…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại
như một bậc đế vương đầy quyền uy… ( d/c…)
+ Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn
vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rực
rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào…( d/c…)
* Luận điểm 2: Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau
- “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự

yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con
đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng,
đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động…Đây là
thái độ đấu tranh tiêu cực…(d/c…)
- Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi,
đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước
mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ
nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng
của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không
ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh
rất tích cực.( d/c…)
3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối
vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc
thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh
mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh
niên đương thời.

0,5
8,0
1,0
3,0
(1,5)
(1,5)

2,0

2,0


0,5

0,5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×