Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI d THI sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.26 KB, 10 trang )

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
1. Tình huống cần giải quyết : (Chủ đề: Hiểu biết pháp luật)
Sau khi học xong văn bản “Cha con nghĩa nặng”, suy nghĩ về hiếu đạo và
trách nhiệm của người cha, người con trong gia đình Việt Nam. (Tích hợp GDCD)
2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết đảm bảo các yêu cầu về:
- Vai trò trách nhiệm của cha đối với con, của con đối với cha trong gia đình
- Truyền thống đạo hiếu của dân tộc Việt Nam
- Hiện trạng cuộc sống hiện nay ảnh hưởng đến vấn đề đạo hiếu
- Suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của đạo làm con trong gia đình
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Kết hợp các tri thức khách quan:
- Vai trò trách nhiệm của cha đối với con, của con đối với cha trong gia đình
- Truyền thống đạo lý của dân tộc trong cuộc sống và trong văn chương
- Các thông tin, kênh hình về mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình (đặc
biệt là tình cha con)
4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn của cấp học
từ THCS - THPT:
- Lịch sử: Các câu chuyện kể về tình cha con từ xa xưa đến nay
- Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; các tác phẩm
văn học (thơ, truyện,.v.v) có liên quan minh hoạ cho bài viết
- Giáo dục công dân:
+ Vai trò trách nhiệm của cha, con trong mỗi gia đình Việt Nam
+ Bài học về đạo làm con, lòng biết ơn đối với đấng sinh thành
- Các thông tin, hình ảnh của gia đình, xã hội từ trong thực tiễn.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: Tài liệu ngữ văn lớp 11, lịch sử, giáo dục công dân,...
* Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tìm kiếm google
Từ các kiến thức đó, viết thành bài văn: Sau khi học xong văn bản “Cha con
nghĩa nặng”, suy nghĩ về hiếu đạo và vai trò trách nhiệm của người cha, người


con trong gia đình Việt Nam.
Trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo được xem là một di sản quí
báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn. Hiếu đạo của
con người trong gia đình và xã hội được xem như một thước đo về nhân cách, phẩm
giá của con người.
Vậy gia đình là gì? Vì sao hiếu đạo được xem là thước đo nhân cách và phẩm
giá con người?
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ
đến xã hội. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các
thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái
1


niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình
loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng
buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở
loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và
sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên
dùng để nói về gia đình loài người.
Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm
lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ
mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể
đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và
chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có
thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội

mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là
một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó
với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính
cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu
riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản
xuất con người.
Vậy hiếu đạo trong gia đình được thể hiện như thế nào?
Làm người ai cũng mang ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Người Việt
Nam hướng về Lễ hội Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy mỗi năm là thực hiện một
phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, và xem đó như là một tín ngưỡng truyền
thống. Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền văn

hóa Việt Nam. Trong văn học dân gian còn lưu lại những dấu tích về tấm lòng yêu
chuộng đạo hiếu của người con Việt. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử với những
phương diện trong đời sống con người, như kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật
v.v., nó cùng ảnh hưởng tương tác giúp cho người Việt làm nên văn hóa của dân tộc
trong quá khứ và hiện tại. Văn học dân gian Việt Nam đã đề cao văn hóa gia đình và
dòng tộc. Trong truyền thuyết hay truyện cổ tích, người Việt luôn tự hào là thuộc
dòng giống Tiên – Rồng. Lạc Long Quân như là một người cha mẫu mực, anh hùng,
thương yêu và che chở con cái lúc hoạn nạn, thường khuyên mọi người ăn ở hiền
2


lành, sống đúng đạo lý cha con và tình nghĩa vợ chồng. Đó là ý thức về hiếu hạnh,
đặt nền tảng gây dựng đạo đức xã hội.

Vẻ đẹp về đạo hiếu của dân tộc ta không chỉ có trong văn học dân gian mà đã
trở thành đề tài chủ đạo trong các tác phẩm văn học hiện đại. Tuy nhiên văn chương
từ xưa đến nay thường ngợi ca rất nhiều về tình mẫu tử mà rất ít những tác phẩm viết
về tình phụ tử. Với những trang viết vô cùng cảm động, nhà văn Hồ Biểu Chánh đã

phần nào bổ khuyết vào khoảng trống đó của văn học. Văn bản “Cha con nghĩa
nặng” đã diễn tả thành công tình nghĩa cha con, một trong những tình cảm thiêng
liêng cao quí nhất của con người. Tình cảm đó đã được nhà văn Hồ Biểu Chánh thể
hiện hết sức xúc động không kém những tác phẩm hay viết về tình mẫu tử.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của gia đình một người nông dân nghèo
vùng Nam Bộ. Trần Văn Sửu là một người nông dân hiền lành, chất phác, một người
chồng thương vợ, một người cha yêu con. Thị Lựu, vợ Sửu là một người đàn bà lăng
loàn, đàng điếm. Sửu bắt quả tang vợ ngoại tình. Vợ Sửu không biết hối lỗi, còn hỗn
láo. Tức giận, Sửu xô vợ ngã. Không may Thị Lựu chết, Sửu phải bỏ trốn. Mọi người
tưởng anh nhảy xuống sông tự tử. Sau mười một năm trốn tránh, Sửu lén về thăm
con. Gặp bố vợ, Sửu biết con mình đã có cuộc sống yên ổn. Tuy rất muốn gặp con
nhưng sợ chúng liên lụy, Sửu quyết định đi biệt tích. Nhưng thằng Tí, con trai Sửu
biết bố về đã chạy đuổi theo. Cha con gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Tình cha con
được tác giả đặt trong một tình huống nghệ thuật giàu kịch tính. Mâu thuẫn giữa tình
cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con và tình con thương
cha đã bật lên lời ngợi ca: "cha con nghĩa nặng". Cuộc chạy đuổi của hai cha con thật
căng thẳng. Người con vì muốn đuổi kịp cha nên đã chạy thật nhanh. Người cha một
mặt vì tưởng có người đuổi bắt, mặt khác không muốn vì mình để liên lụy đến con
nên càng chạy nhanh hơn. Người cha chạy vì muốn để lại phía sau sự bình yên cho
các con. Người con chạy vì muốn tới kịp phía trước để giữ cha lại, lo cho tuổi già của
cha. Hai người chạy một cách vội vã, gấp gáp và họ đã gặp nhau trong tình thương
yêu giành cho người mà họ yêu thương nhất. Khi người cha định tự tử thì đứa con
cũng vừa lao tới. Chi tiết này thể hiện kịch tính ở độ căng thẳng nhất. Người con chỉ
chậm một chút thôi là vĩnh viễn mất cha. Người cha chỉ nhanh thêm chút thôi là
không bao giờ còn có cơ hội gặp lại con. Tiếng gọi của đứa con yêu dấu đã kéo người
cha khỏi bàn tay của tử thần. Giây phút cha con gặp nhau thật vô cùng cảm động:
"Trần Văn Sửu giật mình, tháo đầu trở vô, rồi ngồi dậy mà ngó. Thằng Tí chạy riết
3



lại nắm tay cha nó, dòm sát vào mặt mà nhìn, rồi ôm cổ cha mà nói: "Cha ơi, cha
chạy đi đâu vậy ?". Lúc ấy, Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim
cháy thình thịch, nước trong con mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói
được một tiếng chi hết. Cha con ôm nhau mà khóc một hồi rồi mới buông ra”. Đặt
tình cha con vào ranh giới của sự sống và cái chết, sự gặp gỡ và chia li vĩnh viễn, tác
giả đã khiến người đọc vô cùng hồi hộp và cũng vô cùng hạnh phúc để rồi từ đó nhận
ra tình cha con là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý. Cuộc trò chuyện cảm động
giữa hai cha con một mặt thể hiện tấm lòng thương yêu con của anh Sửu, đồng thời
thể hiện lòng kính yêu cha của thằng Tí. Người cha vì hạnh phúc của con mà nhất
quyết hi sinh cuộc sống riêng, muốn vĩnh viễn xa con. Người con vì thương cha, lo
cho tuổi già và sự an nguy của cha mà chạy theo tìm cha bằng được để mời cha trở
về. Khi cha nhất định đi, Tí đã quyết theo cha vì "đi theo đặng làm mà nuôi cha,
chừng nào cha chết rồi con về". Cuộc đối thoại giằng co đầy mâu thuẫn và xúc động,
tô đậm mối quan hệ máu mủ ruột rà đáng quý: cha quên mình chỉ nghĩ đến tương lai
hạnh phúc của con. Ngược lại, con hoàn toàn chỉ nghĩ đến cuộc sống an vui thanh
thản lúc tuổi già của cha. Quả thật đây là một bài ca cảm động về tình nghĩa cha con:
cha hiền, con hiếu. (Tích hợp Ngữ văn)
“Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh đã được viết cách đây bảy thập kỉ.
Từ ngữ, câu văn có thể cũ nhưng tình nghĩa cha con mà ông ngợi ca trong những
trang viết của mình luôn luôn lấp lánh vẻ đẹp mà con người thời đại nào cũng thấy
cần thiết. Từ câu chuyện của Hồ Biểu Chánh cho ta thấy được đạo nghĩa của người
làm cha và đạo hiếu của người làm con. Dù ở trong hoàn cảnh nào tình cha con vẫn
luôn là thứ tình cảm bền chặt sâu sắc và cảm động nhất. Tình cảm ấy không chỉ có
trong văn chương mà trong cuộc sống hôm nay vẫn luôn lấp lánh giữa những trái
ngang của cuộc đời. Vẻ đẹp đạo hiếu cha con vẫn luôn hiện hữu ở mọi nơi trong cuộc
sống hôm nay. Trên mọi miền quê đất nước, ta luôn bắt gặp hình ảnh những người
cha sống tạm bợ đầu đường xó chợ, đi làm đủ mọi việc để nuôi con ăn học thành tài.
(Tích hợp thực tiễn)

Ông Nguyễn Hữu Định bố thủ khoa ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến đã sống tạm bợ khắp vỉa hè, lều

bạt ở Thủ đô với công việc bơm vá xe đạp.

Ông Trần Cảnh (Triệu Dương, Triệu Phong, Quảng
Trị) đang chăm sóc hai người con bị bệnh tâm thần.

Bởi vì đối với các bậc làm cha, làm mẹ thì người con là tất cả tình yêu, niềm tin và hi
vọng trong cuộc đời. Vì vậy dẫu cho cuộc sống có nhiều vất vả gian truân thì cha mẹ
vẫn luôn là trụ cột để nâng đỡ con vượt qua mọi sóng gió cuộc đời, để con sống có ý
nghĩa, có ích cho gia đình và xã hội. Những tấm gương về đạo làm cha như nhân vật
Sửu trong “Cha con nghĩa nặng” vẫn luôn hiện hữu chung quanh ta như những viên
ngọc sáng lấp lánh giữa đời thường.
Đạo hiếu không chỉ thể hiện ở tình cha thương con, chăm lo cho con mà
còn được thể hiện ở sự hiếu nghĩa của người làm con. Truyền thống văn hoá của
người Việt ta cho thấy việc giữ trọn đạo hiếu là lẽ sống ở đời. Nhân vật Tý và
4


Quyên trong “Cha con nghĩa nặng” cũng đẹp như người cha ở lối sống coi trọng
đạo hiếu. Hai người con không vì cha lầm lỗi, cha bị xã hội xua đuổi mà quay
lưng lại với người đã sinh ra mình. Họ không quên đi bổn phận của người làm
con mà đã vượt qua mọi trở ngại để làm tròn đạo hiếu với cha dù trong bất kì hoàn
cảnh nào. Nét đẹp đó thật đáng trân trọng là gương sáng về đạo hiếu trong văn
chương và trong cuộc đời. Những con người ấy đang hiện hữu xung quanh ta ở
mọi lúc mọi nơi. Nếu chúng ta sống chậm lại, quan sát chung quanh mình sẽ thấy
những người con đó dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều rất hiếu đạo với các
đấng sinh thành. (Tích hợp thực tiễn - GDCD)

Người con hiếu đạo Trương Minh Thắng (Quế
Sơn, Quảng Nam) hàng ngày cần mẫn ngồi đan
rổ kiếm tiền nuôi mẹ bất chấp bệnh ung thư dạ

dày giai đoạn cuối

Bé Huy (Đồng Nai) chăm sóc mẹ bị tai nạn giao
thông

Đạo hiếu làm con của con người Việt Nam đã từng ghi dấu trong lịch sử. Ai đã từng
đọc “Bánh chưng, bánh dầy” chắc không thể nào quên câu chuyện như chứng tích
của đạo nghĩa về chữ hiếu của người con. Lang Liêu, vị hoàng tử thứ 18, là người con
hiếu thảo, hiền lành đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh
dầy tượng trưng cho trời; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất
rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vua Hùng truyền
trao ngôi vua. Tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của các người con khác
dâng lên đều bị vua từ chối. Ý thức ấy như ngọn gió đạo đức đã thổi vào luồng văn
hóa dân tộc để xây dựng nền đạo lý lâu dài. Chiếc bánh chưng, bánh dầy đã trở thành
một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chiếc bánh ấy thường được dâng
cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm. (Tích hợp lịch sử)
Không chỉ trong văn chương mà trong lịch sử Việt Nam đã có ghi nhiều tấm
gương tiêu biểu về đạo hiếu của người làm con. Vua Lý Nhân Tông (1072-1127) đã
bãi dịp Trung nguyên yến ẩm chúc tụng của bách quan đối với mình để làm lễ Vu Lan
Bồn cầu siêu cho mẹ đúng theo ý nghĩa Phật giáo. Vua Trần Nhân Tông (1293-1314),
say rượu nằm trong cung (1299), thái thượng hoàng Nhân Tông (1279-1308) ở cung
Thiên Trường về thăm, bách quan đã hội đủ, nhưng không thấy vua ra chầu. Thái
thượng hoàng giận ra lệnh cho bách quan về Thiên Trường lập triều ban. Khi tỉnh
rượu, thấy vắng vẻ, vua hỏi rõ cơ sự, vội vã về Thiên Trường ra mắt chầu vua cha và
xin chịu tội. Thái thượng hoàng quở trách những lời nặng nề. Vua Anh Tông sợ, lạy
cha xin chừa rượu. Từ đó vua bỏ rượu. Vua Tự Đức (1829-1882) một lần mắc lỗi bỏ
bê triều chính đã tự nằm xuống gác cây roi mây trên lưng mình chịu tội trước thái
hậu. Thái hậu quay mặt ra lấy tay hất cây roi và quở trách nặng lời. Đêm đó, vâng lời
mẹ, vua thức suốt đêm để phê tấu chương. Từ đó về sau vua không còn bỏ bê việc
triều chính nữa. (Tích hợp lịch sử)

5


Sử xưa là vậy nhưng hậu thế nay, nhiều bạn trẻ lại sống bất hiếu với cha mẹ.
Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết
được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo. Chẳng hạn như:
“Phan Minh Mẫn ở Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh, đang là sinh
viên, ngày 9-11-2009, khi từ trường về
nhà Mẫn nhìn thấy ông Phan Thế
Tuyên (cha Mẫn) đang say rượu nằm
ngủ dưới nền nhà. Mẫn cắm dây điện
vào ổ điện rồi chích vào người cha
mình, gây co giật cho đến khi chết
hẳn”.
Hay “Nguyễn Thế Triều, Tiền Giang,
ngày 29/8/2012, trong lúc cãi vã với
mẹ. Triều tức giận đã chạy xuống bếp
lấy con dao chém mẹ của anh ta khiến
nạn nhân tử vong tại chỗ”.

(Kẻ nghịch tử Nguyễn Thế Triều)

Quả thật, nói tới Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi băn khoăn lo
lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ coi
của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở nên
gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên người,
khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh thành”.
Thực trạng trên là tiếng chuông báo động về sự xuống cấp của đạo đức trong lớp trẻ.
(Tích hợp thực tiễn)

Tuy nhiên những kẻ nghịch tử kia chỉ như hạt cát dơ bẩn giữa dòng đời. Bởi
trong cuộc sống vẫn lấp lánh những tấm gương hiếu đạo sống đúng đạo lý của người
làm con đối với bậc sinh thành dưỡng dục. Thiết nghĩ dù ở thời đại nào chữ hiếu cũng
xuất phát từ tấm lòng tri ân và báo hiếu cha mẹ. Vậy chúng ta phải làm gì để hoàn
thành tốt trách nhiệm của mình? Bổn phận lớn nhất của con cái là phải biết vâng lời
cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho
bản thân, không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết tránh xa
những thói hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân
như cư xử đúng mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu
thương và tôn trọng mọi người, không xa hoa đua đòi với bạn bè…Và quan trọng hơn
hết, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất.
Đó là tất cả những gì mà một người con phải có trách nhiệm thực hiện để làm tròn
chữ hiếu của mình. Chữ hiếu là nền tảng của đạo lý và luân thường của con người, vì
thế ai không đối xử tốt với cha mẹ, người thân của mình thì sẽ bị xã hội tẩy chay.
Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho
cha mẹ vui lòng. Cha mẹ là người sinh ra con cái, và có một kỳ vọng lớn lao vào con
cái, con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì vậy hiếu thảo với cha mẹ là một nền
6


tảng của tình yêu thương trong xã hội. Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình
vẫn là mái ấm duy nhất luôn cùng con trên bước đường đời. (Tích hợp GDCD)

Tóm lại, mọi người con đều phải sống có trách nhiệm với gia đình của mình,
nhất là khi còn có cha mẹ để yêu thương, để làm chỗ dựa cho mình trong những lúc
vấp ngã trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi
dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Vậy ngay
từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha
mẹ buồn lòng để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi…Bởi lòng hiếu thảo

chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục. Người
biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ của mình là tấm gương sáng cho con cháu sau này
noi theo, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu.
Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Bởi gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người. Xây dựng
gia đình văn hoá là góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. Học sinh chúng ta
phải cố gắng rèn luyện góp phần xây dựng gia đình có lối sống văn hoá – giữ vững
truyền thống của dân tộc. Đó là hành động thiết thực nhất của người con trong gia
đình, người công dân trong xã hội văn minh.
Vậy vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình như thế nào?
Trước hết mỗi cá nhân (người cha, người mẹ, con cái) cần hiểu rõ bổn phận và
trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình. Biết yêu thương, gắn bó, quý
trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh hạnh
phúc. Biết giữ gìn danh dự gia đình, tránh thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội. Xây
dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. Đoàn kết
với cộng đồng. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Đối với bản thân người con phải sống đúng đạo hiếu của người con trong gia
đình: chăm học, chăm làm; sống giản dị lành mạnh; thật thà tôn trọng mọi người;
kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Đoàn kết, giúp đỡ mọi người trong gia đình.
Sống lành mạnh, giản dị; không đua đòi ăn chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người. Gia đình bình yên thì xã hội sẽ ổn
định. Góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Quá trình thực hiện bài viết giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về đạo hiếu về tấm
lòng của người cha đối với con và sự tôn kính hiếu nghĩa của người con đối với bậc
sinh thành. Biết thêm những tấm gương hiếu đạo của con người Việt Nam trong lịch
sử, trong văn chương và trong cuộc sống đời thường. Từ đó em thêm trân trọng và
biết ơn tấm lòng của cha mẹ dành cho em. Em càng cố gắng hơn trong học tập và rèn
luyện để trở thành con hiền, cháu thảo trong gia đình, phấn đấu để trở thành người
7



công dân tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
đất nước đã và đang trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, bản thân em thấy cần phải
nâng cao hơn nữa tri thức cho bản thân để góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam thân yêu. Với tấm lòng thành kính của người làm con, em xin mượn bài thơ sau
đây của tác giả Đoàn Xuân Miền thay cho lời kết của bài viết.
NGHĨA TÌNH CỦA CHA
(Đoàn Xuân Miền)
Công cha cao tựa núi non
Dài sông, rộng biển - cho con nên người.
Cha cho con nụ cười tươi
Dành cho con cả cuộc đời, tương lai.
Dạy con: "Nhận rõ đúng sai
Ân tình, nhân nghĩa, dũng tài, hiếu trung.
Rộng lòng, độ lượng, khoan dung
Gái, trai chí lớn - chớ dùng mưu ma.
Hiểu nhiều, biết rộng, nhìn xa
Đừng quá thiển cận - khó qua khổ nghèo.
Sóng to phải vững tay chèo
Chớ ham danh lợi mà gieo oán thù.
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu
Trong êm, ngoài ấm cho dù khó khăn.
Lỡ lầm phải biết ăn năn
Đừng huênh hoang cũng không nhăn nhó hoài.
Sống hôm nay - để ngày mai
Công to, việc nhỏ miệt mài cho xong.
Khổ đau nên để trong lòng
Nước mắt chớ chảy thành dòng - ướt mi.
Gia phong, nền nếp duy trì

Sẻ san cơm, áo những khi người cần.
Thương người như thể thương thân
Kính trên, nhường dưới - góp phần, chung lo.
Gia đình - xã hội - sao cho
Vẹn tròn, hạnh phúc, ấm no, trong ngần
Đời Cha sâu nặng nghĩa ân
Phận làm con nguyện muôn lần khắc ghi.

Thạch Thành, ngày 10/12/2016
Người thực hiện

Lưu Nguyễn Anh Sâm

8


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV
Trường THPT. Thạch Thành

BÀI THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
(Môn Ngữ văn)

Họ và tên học sinh: Lưu Nguyễn Anh Sâm
Lớp: 11B1 - Trường THPT Thạch Thành IV
Địa chỉ: Thạch Quảng - Thạch Thành - Thanh Hóa

Năm học 2015 - 2016

9


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×