Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TRẮC NGHIỆM lý THUYẾT HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.5 KB, 18 trang )

0935677442

3
TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT HÓA HỌC
Câu 1: Cho dãy các chất: Ag, K, Na2O, NaHCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với
dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 2: Trong số các phát biểu sau về anilin:
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là
A. (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (3), (4).

Câu 3: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H6O2?
A. propyl axetat.


B. metyl acrylat.

C. etyl axetat.

D. metyl propionat.

Câu 4: Số nhóm hiđroxyl (–OH) trong mỗi mắt xích của xenlulozơ là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 5: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?
A. fructozơ.

B. Gly-Ala-Val.

C. glucozơ.

D. propyl fomat.

Câu 6: Cho dung dịch Ba(HCO 3)2 lần lượt vào các dung dịch NaOH, H 2SO4, Na2CO3, HCl,
NaHSO4. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là
A. 1.

B. 4.


C. 3.

D. 2.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử?
A. Cho Na vào dung dịch FeSO4.
B. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaAlO2.
C. Nhiệt phân hoàn toàn muối NaHCO3 khan.
D. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch NaOH
Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H 2SO4 loãng, có nhỏ thêm vài giọt dung dịch
CuSO4.
2. Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
3. Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO 4.
4. Cho sợi dây đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl 3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.


0935677442
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Na, Mg và Al đều là những kim loại nhẹ.
B. Nguyên tố có một electron lớp ngoài cùng là nguyên tố kim loại kiềm.
C. Cho nước cứng tạm thời vào nước cứng vĩnh cửu ta thu được nước cứng toàn phần.

D. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch HNO3 loãng có thể không sinh ra chất khí.

4

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn, chuyển thành màu đen khi để lâu trong không khí.
B. Mùi tanh của cá mè gây ra bởi hỗn hợp các amin, nhiều nhất là trimetylamin.
C. Anilin và các amin thơm khác phản ứng rất tốt với nước.
D. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là một số chẵn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Benzyl fomat được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
C. Metylamin và tristearin đều tan trong nước ở điều kiện thường.

D. Đốt cháy hoàn toàn chất béo rắn, thu được khối lượng CO 2 nhiều hơn khối lượng của H2O.
Câu 12: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X

Y

Dung dịch HCl
+
Dung dịch NaOH
+
Dung dịch brom
mất màu nước Br2
Ghi chú : (+) có phản ứng, (-) không có phản ứng.

Z


T

+
-

+
+
mất màu nước Br2

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là
A. metyl fomat, fructozơ, glyxin, tristearin.
B. mononatri glutamat, glucozơ, saccarozơ, metyl acrylat.
C. lysin, fructozơ, triolein, metyl acrylat.
D. benzyl axetat, glucozơ, anilin, triolein
Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư.
2. Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ.
3. Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.
4. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 dư.
5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm luôn thu được hai muối là
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 14: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

A. NaOH và O2.

B. Na, H2O và Cl2.


0935677442
C. NaOH, Cl2 và H2.

D. Na và Cl2.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X hoặc Y đều thu được số mol CO 2 lớn hơn số mol H2O.
Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. glucozơ và fructozơ.

B. tinh bột và xenlulozơ.

C. tinh bột và glucozơ.

D. fructozơ và saccarozơ.

Câu 16: Tên gọi không đúng đối với chất hữu cơ dưới đây là ?
(CH3)2CH−CH(NH2)−COOH
A. valin.

B. axit 2–amino–3–metylbutanoic.

C. axit 3–amino–2–metylbutanoic.

D. axit α–aminoisovaleric.


5
Câu 17: Để phân biệt dung dịch của ba chất hữu cơ H 2NCH2COOH, C2H3COOH và CH3[CH2]3NH2
chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH.

B. HCl.

C. Quỳ tím.

D. CH3OH/HCl.

Câu 18: Đặc điểm chung của tơ nilon–6 và tơ nitron?
A. Trong mỗi mắt xích chứa C, H, O.

B. Có nguồn gốc từ thiên nhiên.

C. Rất kém bền với nhiệt.

D. Thuộc loại tơ tổng hợp

Câu 19: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được hỗn hợp các chất hữu đều
tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este X là
A. CH2=CHCOOCH3.

B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH=CHCH3.

D. HCOOCH2CH=CH2.


Câu 20: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K 2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1,0 ml nước và
lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X,
thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và dung dịch Y lần lượt là
A. Màu vàng và màu da cam.

B. Màu nâu đỏ và màu vàng.

C. Màu da cam và màu vàng.

D. Màu vàng và màu nâu đỏ.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. 3NaF.AlF3 có tác dụng bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa bởi oxi trong không khí.
B. Hợp kim natri - kali dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
C. Trong các hợp chất, crom chỉ có các số oxi hóa là +2, +3, +6.
D. Hỗn hợp bột gồm Ba và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.
Câu 22: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử...
B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric.
D. tổng hợp amoniac.
Câu 23: Cho hợp chất hữu cơ X. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
to
(a) X + 2NaOH 
→ Y + 2Z;


0935677442
(b) Y + H2SO4 loãng → T + Na2SO4.
to

(c) nT + nZ 
→ poli(etylen – terephtalat) + 2nH2O

Phân tử khối của X là
A. 222.

B. 254.

C. 198.

D. 280.

Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây có thể tạo ra kết tủa sau khi các phản ứng kết thúc?
A. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp KOH và K2CO3.
B. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4.
C. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch HCl.
D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl 3.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành CH 2OH[CHOH]4COOH (axit gluconic).
(b) Các chất CH3NH2 và Na2CO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(c) Ở điều kiện thường, metylamin và N,N−đimetylmetanamin đều là chất khí.
(d) Phân tử α–aminoaxit không chứa nhóm chức nào khác ngoại trừ nhóm −NH 2 và nhóm
−COOH.

105

(e) Hợp chất H2N−CH2CONH−CH(CH3)−COOH là một đipeptit.
Số phát biểu đúng là
A. 2.


B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 173: Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO 3 loãng là
A. MgO.

B. FeO.

C. Fe2O3.

D. Al2O3.

Câu 174: Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ được dùng để tráng bạc, tráng ruột phích.
(2) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.
(3) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(4) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 175: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. Fe(NO3)3.

B. CuCl2.

C. Zn(NO3)2.

D. AgNO3.

Câu 176: Trong phân tử gồm hai nguyên tử của cùng một nguyên tố, liên kết hóa học giữa hai
nguyên tử phải là
A. liên kết cộng hóa trị có phân cực.

B. liên kết ion.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 177: Cho sơ đồ phản ứng sau:
R + 2HCl (loãng) → RCl2 + H2 (1);
to
2R + 3Cl2 
→ 2RCl3 (2);


0935677442
R(OH)3 + NaOH (đặc) → NaRO2 + H2O (3).
Kim loại R là
A. Al.


B. Mg

C. Fe.

D. Cr.

Câu 178: Cho sơ đồ chuyển hoá:
+ CO d
to

Fe(NO3)2 
→ X t0

Y

+T
+ FeCl3
Fe(NO3)3

→ Z  →

Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và NaNO3.

B. FeO và AgNO3.

C. Fe2O3 và Cu(NO3)2.

D. Fe2O3 và AgNO3.


Câu 179: Loại cao su nào dưới đây được sản xuất từ polime được điều chế bằng phản ứng đồng
trùng hợp?
A. Cao su buna – S.

B. Cao su cloropren.

C. Cao su buna.

D. Cao su isopren.

Câu 180: Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu
nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch
(1)
(1)
(2)
khí thoát ra
(4)
có kết tủa
(5)
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

(2)
khí thoát ra

(4)
có kết tủa
có kết tủa

(5)

có kết tủa

có kết tủa
có kết tủa

A. H2SO4, NaOH, MgCl2.

B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

C. H2SO4, MgCl2, BaCl2.

D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.

106

Câu 181: Dung dịch HCl có pH = 3. Pha loãng dung dịch bằng cách thêm vào 90 ml nước cất thì
dung dịch mới có pH = 4. Thể tích dung dịch trước khi pha loãng là
A. 10 ml.

B. 910 ml.

C. 100 ml.

D. 67,5 ml.

Câu 182: Chất nào sau khi phản ứng với dung dịch KOH tạo ra muối và anđehit?
A. etyl fomat.

B. metyl axetat.


C. phenyl butirat.

D. vinyl benzoat.

Câu 183: Cho các chất: FeCO3, Fe(NO3)2, Fe2(SO4)3, FeSO4, FeS, FeS2, CuS Số lượng chất có
thể có khí thoát ra khi cho vào dung dịch HCl và đun nóng nhẹ là
A. 6.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 184: Chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch anilin, thấy dung dịch vẩn đục.
B. Metylamin có lực bazơ mạnh hơn etylamin.
C. Để lâu trong không khí, anilin bị nhuốm màu hồng do bị oxi hóa.
D. Độ tan trong H2O của các amin giảm dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.
Câu 185: Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T Biết rằng X
và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung


0935677442
dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H 2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với
dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z, và T theo thứ tự là
A. Al, K, Fe, và Ag.

B. K, Fe, Al và Ag.


C. K, Al, Fe và Ag.

D. Al, K, Ag và Fe.

Câu 186: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Các peptit mà phân tử có chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit.
B. Các peptit đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
C. Peptit mạch hở phân tử chứa 2 gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit.
D. Các peptit mạch hở phân tử chứa liên kết CO-NH được gọi là đipeptit.
Câu 187: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.
B. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.
C. Trong y học, ZnO được dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh
ngứa.
D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.
Câu 188: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở thể rắn.
B. Các kim loại đều có duy nhất một số oxi hóa duy nhất trong mọi hợp chất.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ở điều kiện thường, các kim loại đều nặng hơn nước.
Câu 189: Thuốc thử dùng để phân biệt metyl acrylat và etyl axetat là
A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch AgNO3/NH3.

C. Cu(OH)2/OH–.

D. dung dịch Br2.

Câu 190: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với

dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3) và (4).

B. (3) và (4).

C. (1), (2) và (3).

D. (2) và (3).

Câu 191: Cho các dung dịch: sorbitol; glucozơ; saccarozơ; giấm ăn. Số dung dịch phản ứng được
với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 1.

107

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 192: Độ dẫn điện của các kim loại Al, Fe, Cu giảm dần theo thứ tự là
A. Cu, Al, Fe.

B. Cu, Fe, Al.

C. Al, Cu, Fe.

D. Al, Fe, Cu.


Câu 193: Cho phương trình phản ứng:
Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O
Tổng hệ số nguyên tối giản khi cân bằng của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên

A. 21.

B. 27.

Câu 194: Cho các phát biểu sau:

C. 48.

D. 43.


0935677442
(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
(3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to).
(4) Để phân biệt glucozơ và fructozơ, ta dùng dung dịch AgNO 3/NH3.
(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(6) Để phân biệt anilin và metyl acrylat, ta có thể dùng dung dịch brom.
(7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 5.

C. 6.


D. 7.

Câu 195: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. tơ lapsan.

B. tơ olon.

C. tơ visco.

D. tơ enang.

Câu 196: Có 3 mẫu hợp kim: Fe-Al, K-Na, Cu-Mg. Dung dịch có thể dùng phân biệt ba mẫu hợp
kim này là
A. NaOH.

B. HCl.

C. H2SO4 loãng.

D. MgCl2.

Câu 197: Chọn phát biểu đúng:
A. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn máy có bản chất khác nhau.
B. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn máy giống nhau hoàn toàn về các nguyên tố cấu tạo nên
chúng.
C. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn máy chỉ giống nhau về tính chất hóa học.
D. dầu mỡ động, thực vật và dầu bôi trơn máy đều là lipit.
Câu 198: Hầu hết các kim loại đều có ánh kim là do
A. kim loại hấp thụ được các tia sáng tới.
B. các kim loại đều ở thể rắn.

C. các electron tự do trong kim loại có thể phản xạ những tia sáng trong thấy được.
D. kim loại màu trắng bạc nên giữ được các tia sáng trên bề mặt.
Câu 199: Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Trong ăn mòn điện hóa và trong điện phân thì catot là nơi xảy ra sự khử, anot là nơi xảy ra sự
oxi hóa.
B. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành kim loại.
C. Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau thì kim loại yếu hơn sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy các kim loại nhóm IIA giảm
dần.
Câu 200: Trong y học, hợp chất nào sau đây của natri được sử dụng làm nguyên liệu điều chế
thuốc trị bệnh dạ dày
A. Na2SO4.

B. NaHCO3.

C. Na2CO3.

D. NaI.


256

0935677442
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: D
Chỉ có Ag không phản ứng vì nó đứng sau hiđro trong dãy điện hóa.
Câu 2: A

(1) Sai, anilin có tính bazơ nên nó không tan được trong dung dịch NaOH mà lại tan được
trong dung dịch HCl hoặc các dung môi hữu cơ.

(2) Đúng, anilin có tính bazơ nhưng yếu quá nên không làm quỳ tím đổi màu. Tương tự,
phenol có tính axit nhưng cũng không làm quỳ tím đổi màu.
(3) Đúng, những mệnh đề liên quan đến thực tiễn mà lạ hoắc thì auto đúng.
(4) Đúng, do ảnh hưởng đẩy electron của nhóm –NH 2 lên nhân thơm nên anilin thế brom dễ
hơn benzen, sản phẩm tạo kết tủa trắng. Tương tự, phenol cũng nhờ ảnh hưởng của nhóm –
OH lên nhân benzen nên dễ tạo kết tủa trắng.
Câu 3: B
Nếu làm sai câu này thì em cần học lại tên gọi gấp.
Câu 4: A
Xenlulozơ có 3 nhóm –OH tự do trong phân tử nên công thức cấu tạo của nó là C 6H7O2(OH)3
và cũng tạo thành xenlulozơ trinitrat (nên nhớ M = 297 để làm bài tập).
Câu 5: B
+ Glucozơ có phản ứng tráng gương vì có nhóm –CHO và fructozơ thì có khả năng chuyển
thành glucozơ trong môi trường bazơ nên nó cũng có phản ứng tráng bạc.
+ Những hợp chất của axit fomic (HCOO…) có phản ứng tráng gương vì có nhóm –CHO đặc
biệt.
+ Tripeptit thì chắc chắn không thể có nhóm –CHO nên không thể tráng bạc được.
Câu 6: B
+ NaOH sẽ lấy H+ trong Ba(HCO3)2 để tạo kết tủa BaCO3.
+ H2SO4, NaHSO4 cung cấp ion SO 24− để tạo kết tủa BaSO4.
+ Na2CO3 cung cấp ion CO 32− để tạo kết tủa BaCO3.
Câu 7: A
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. Nếu
phản ứng có đơn chất thì chắc chắn đó là phản ứng oxi hóa khử → A đúng vì có Na là đơn
chất.
Câu 8: B
Điều kiện để xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa là có 2 điện cực nối với nhau (trực tiếp
hoặc thông qua dây dẫn) và cùng tiếp xúc với dung dịch

chất điện li.


(1) Đúng, Fe vào sẽ đẩy Cu2+ tạo ra kim loại Cu → đủ điều kiện.
(2) Sai, chỉ có thể tạo được kim loại Ag còn sắt sẽ tồn tại ở dạng Fe 3+.


0935677442
(3) Đúng, tương tự trường hợp (1).
(4) Sai, tương tự trường hợp (2) vì chỉ có 1 điện cực là Cu, không thể tạo ra kim loại Fe.


257

0935677442
Câu 9: B
+ Nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng chưa chắc là kim loại kiềm.

Ví dụ 1H (1s1) nhưng nó là phi kim hay các kim loại thuộc trường hợp bán bão hòa
(24Cr:7[Ar]3d54s1) hay bão hòa (29Cu: [Ar]3d104s1).
+ Kim loại mạnh khi tác dụng với HNO 3 có thể tạo muối amoni (NH 4NO3) ở dạng rắn tan trong
nước.
Câu 10: B
A. Sai, anilin là chất lỏng, không màu và hóa đen nếu để trong không khí lâu ngày.
B. Đúng, mùi tanh do mùi amin gây ra nên để khử mùi tanh thì người ta rửa cá bằng giấm
hay nước chanh.
C. Sai, anilin và amin không phản ứng với H 2O vì nếu phản ứng thì cá làm gì còn mùi tanh.
D. Sai, amin đơn chức có phân tử khối luôn là số lẻ vì công thức phân tử của nó là C nH2n+3–
N (M = 14n – 2k + 17 luôn là số lẻ)

2k


Câu 11: C
A. Đúng, protein có phản ứng màu biure cho màu tím đặc trưng.
B. Đúng, câu này thầy cũng phải tìm google nhưng kinh nghiệm là đọc vào những cái ứng
dụng mà ta chả biết thì cứ cho nó đúng.
C. Sai, metylamin tan tốt trong nước còn tristearin là chất béo thì không tan được.
D. Đúng, khi đốt cháy chất béo thì n CO2 > n H2O nên khối lượng CO2 chắc chắn phải lớn hơn
H2O.
Câu 12: B
+ X không phản ứng với nước Br 2 → loại A vì có metyl fomat (hợp chất của axit fomic có
nhóm –CHO đặc biệt nên phản ứng oxi hóa khử với nước brom).
+ Y làm mất màu nước brom → loại C vì fructozơ không phản ứng.
+ Z không phản ứng với nước brom → loại D vì anilin có phản ứng tạo kết tủa trắng.
Câu 13: C
1. Đúng, hỗn hợp Cu và Fe 2O3 (cùng số mol) hoặc Cu và Fe 3O4 (cùng số mol) sẽ tan hết
trong HCl vì cứ 2 mol Fe3+ sẽ hòa tan được 1 mol Cu → tạo 2 muối Cu2+ và Fe2+.
Fe3+ + Cu → Fe2+ + Cu2+
2. Sai, chỉ tạo 1 muối K2SO4 vì muối sunfua bị đuổi ra hết rồi
H+ + HS– → H2S↑
3. Sai, chỉ thu được muối cromat tồn tại trong dung dịch bazơ (Na 2CrO4) màu vàng.
4. Đúng, thu được 2 muối Fe2+ và Fe3+.
5. Đúng, ban đầu tạo 1 mol Ba(OH) 2 phản ứng với 2 mol NaHSO 4 → phản ứng trung hòa hết
vì n H+ = n OH− nên còn lại 2 muối trung hòa BaSO 4 và Na2SO4.
Câu 14: C


0935677442
Kiến thức về điện phân: Khi xét quá trình điện phân, ta sẽ xét 2 quá trình điện phân
của ion dương (cation ở catot) và ion âm (anion ở anot).
Ion dương:
+ Ion kim loại từ Al3+ tới trước (K+, Na+, Ba2+…Al3+) sẽ không tham gia điện phân mà chuyển

thành bazơ. Trong quá trình này, phần dương trong nước sẽ tham gia điện phân để tạo thành
khí H2.

258
258

+ Ion dương sau Al3+ sẽ tham gia điện phân để tạo thành đơn chất (thứ tự điện phân sẽ ưu
tiên ion có tính oxi hóa mạnh hơn hay nói cách khác là có tính kim loại yếu hơn).
Ion âm:
+ Ion âm không có oxi sẽ tham gia điện phân để tạo thành đơn chất.
+ Ion âm có oxi sẽ không tham gia điện phân mà chuyển thành axit. Trong quá trình này,
phần âm trong nước sẽ tham gia điện phân để tạo thành khí O 2.
Câu 15: B
Glucozơ và fructozơ khi đốt cháy sẽ tạo ra n CO2 = n H2O vì có công thức C6H12O6 (số H
gấp đôi số cacbon thì n CO2 = n H2O ).
Câu 16: C
Câu này thì chỉ quan tâm đến B hoặc C vì tên nó ngược nhau là đủ rồi.
Câu 17: C
+ H2NCH2COOH: quỳ tím không đổi màu.
+ C2H3COOH: quỳ tím hóa đỏ.
+ CH3[CH2]3NH2: quỳ tím hóa xanh.
Câu 18: D
Cả hai đều được tổng hợp từ hóa chất.
Câu 19: C
Thủy phân X trong môi trường axit thu được các chất hữu cơ đều có thể tráng gương,
đó là 2 chất HCOOH và CH3-CH2-CHO, vậy X là HCOOCH=CHCH3.
Câu 20: C
+6

Muối Cr tồn tại dạng muối cromat (CrO 24− ) màu vàng ở môi trường bazơ; dạng

đicromat (Cr2O 72− ) màu da cam ở môi trường axit.
Câu 21: C
Các số oxi hóa phổ biến của crom là +2, +3 và +6; với +3 là ổn định nhất. Ngoài ra,
crom còn có các số oxi hóa +1, +4 và +5 nhưng khá hiếm.
Câu 22: D
Trong công nghiệp, phần lớn nitơ sản xuất ra được dùng để tổng hợp amoniac, từ đó
sản xuất phân đạm, axit nitric…
Câu 23: B


0935677442
+ Poli(etylen – terephtalat) hay tơ lapsan (hoặc dacron) được tạo nên bằng phản ứng trùng
ngưng từ 2 monome là etylen glicol C2H4(OH)2 và axit terephtalic HOOC-C6H4-COOH nên T
và Z là một trong hai chất này.
+ Từ (b), suy ra Y là hợp chất của T mà có chứa Na → T là axit terephtalic và Z sẽ là etylen
glicol.
+ Dựa vào (a) ta biết hai chất này kết hợp lại với nhau để tạo thành đieste có chứa 1T và 2Z.
Vậy công thức đúng là C6H4(COOCH2-CH2OH)2 → M = 254.
+ Các em lưu ý là đề có thể đổi tỉ lệ ở phản ứng (a) thành 2Y và 1Z thì thành chất khác.

259

Câu 24: C

A. Sai, kali không bao giờ kết tủa với ai và CO 2 dư cũng tạo muối axit nên không biết kết tủa
bao giờ.
B. Đúng, tạo kết tủa BaCrO4 màu vàng.
C. Sai, CO2 là axit yếu nên bị axit mạnh đuổi đi và sau đó, không còn sau đó nữa :))
D. Sai, ban đầu tạo kết tủa Cr(OH) 3 nhưng tan lại trong NaOH dư vì nó có tính chất lưỡng
tính.

Câu 25: D
(a) Đúng, khi glucozơ tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic. Các em nhớ thêm,
glucozơ phản ứng với hiđro thì tạo sorbitol còn với AgNO 3/NH3 thì tạo amoni gluconat.
(b) Đúng, cả hai chất này đều có môi trường bazơ nên sẽ tác dụng với axit.
(c) Đúng, metylamin thì ai cũng biết rồi còn N,N−đimetylmetanamin chính là trimetylamin,
chúng nó đều là chất khí (có 4 chất khí: metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin).
(d), (e) Đúng.

TUYỂN TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT HÓA HỌC
Tác giả: Hoàng Tăng Luy
Nội dung:

Số trang: 372

+ 1400 câu hỏi trắc nghiệm.
+ 800 câu có lời giải chi tiết.

Giá: 180.000 đ

+ 600 câu có đáp án
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ:

☎: 0935 677 442
: facebook.com/ThayLuyDayHoa


0935677442


311


0935677442
Câu 173: B

Chất bị oxi hóa thì đó là chất khử hay có khả năng tăng số oxi hóa → chỉ có FeO thỏa
mãn.
Câu 176: D
Phân tử gồm 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố thì đây chính là đơn chất của nguyên
tố phi kim nào đó (N2, H2, Cl2…), mà liên kết giữa 2 nguyên tử phi kim giống nhau chính là
liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 177: D
(1), (2) suy ra kim loại có 2 hóa trị với clo → Fe hoặc Cr đều thỏa mãn.
(3) suy ra R(OH)3 có tính chất lưỡng tính → đó chính là Crom.
Câu 178: D

Đặc biệt:

to
NH4NO3 
→ N2O + H2O
to
NH4NO2 
→ N2 + H2O
to
Fe(NO3)2 
→ Fe2O3 + NO2 + O2

(vì FeO sinh ra tác dụng với oxi).
+ CO d
to


Fe(NO3)2 
→ Fe2O3 t0

+ FeCl3
Fe 
→ FeCl2

+T
 →

Fe(NO3)3

Chỉ có AgNO3 trong các đáp án mới có khả năng tác dụng với Fe 2+ thành Fe3+.
Câu 179: A
Đồng trùng hợp là phản ứng trùng hợp của hỗn hợp nhiều chất → chỉ có đáp án A đúng.
Thầy nhắc thêm là cao su Buna – S được tạo nên bằng phản ứng đồng trùng hợp từ
buta – 1,3 – đien và stiren (nhiều em tưởng S là lưu huỳnh lắm đấy).
Câu 180: A
Đối với dạng này thì yếu tố may mắn khá lớn, nếu các em chọn đúng chất mà có khả
năng loại các đáp án khác thì hên, còn xui lắm thì phải xác định toàn bộ các chất.
+ Na2CO3: tạo 2 kết tủa với BaCl2, MgCO3 và tạo khí với H2SO4, không hiện tượng với NaOH
→ số (2) là Na2CO3 nên loại đáp án B, D.
+ Theo kết quả thì Na2CO3 phản ứng tạo đủ hiện tượng (2 kết tủa và tạo khí) → không làm thí
nghiệm với NaOH → số (3) là NaOH nên loại luôn đáp án C.
Câu 181: A
Khi pH thay đổi x đơn vị thì thể tích sẽ thay đổi 10x lần → A thỏa mãn.
Câu 182: D
Điều kiện để phản ứng thủy phân este tạo anđehit là este đó phải có dạng
–COOCH=C– → đáp án D thỏa mãn.



0935677442
Câu 183: C
Mở rộng: Muối sunfua
1. Các muối: ZnS, NiS, FeS không tan trong nước, tác dụng được với HCl, H 2SO4 loãng sinh
khí H2S.
2. Các muối: Al2S3, MgS, CaS, BaS tan trong nước và tác dụng được với HCl, H 2SO4 loãng.
312
Chú ý: Al2S3, MgS bị phân hủy trong nước cho hiđroxit tương ứng và giải phóng H 2S.
3. Các muối: CuS, FeS2, PbS, Ag2S, HgS, CuFeS2, CdS không tan trong nước, không tan
trong HCl, H2SO4 loãng, HNO3 loãng. Tan trong H2SO4 đặc nóng, HNO3 đặc nóng.
Đặc biệt:
FeCl3 + H2S → FeCl2 + HCl + S
CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4
Có 3 chất thỏa mãn:
+ FeCO3 tạo khí CO2.
+ Fe(NO3)2 tạo khí NO vì phản ứng Fe2+ + H+ + NO 3− → Fe3+ + NO + H2O.
+ FeS tạo được khí H2S.
Câu 184: D
A. Sai, anilin + HCl → tan.
B. Sai, metylamin có lực bazơ yếu hơn etylamin.
C. Sai, để lâu trong không khí thì anilin bị chuyển thành màu đen vì bị oxi hóa.
D. Đúng, kích thước phân tử càng lớn sẽ càng khó tan.
Câu 185: A
+ X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy → chúng là kim loại mạnh (K,
Al) nên ta loại đáp án B.
+ X đẩy được T (Fe hoặc Ag) ra khỏi muối nên X không thể là K vì K sẽ phản ứng với nước
trước → loại đáp án C.
+ Z là Fe vì nó có hiện tượng thụ động hóa (Fe, Al, Cr thụ động hóa khi tác dụng với HNO 3

đặc nguội hoặc H2SO4 đặc nguội, nhưng vẫn tác dụng với axit loãng hoặc đặc nóng).
Câu 186: D
A. Đúng, peptit có 2 loại: oligopeptit (chứa 2 đến 10 gốc α – aminoaxit) và polipeptit (chứa
11 đến 50 gốc α – aminoaxit).
B. Đúng, do tồn tại ở dạng lưỡng cực nên có tính chất của các hợp chất ion là chất rắn, nhiệt
độ nóng chảy cao và tan tốt trong nước.
C. Đúng.
D. Sai, phải chứa 2 gốc α – aminoaxit mới là đipeptit (có 1 liên kết peptit).
Câu 187: D
Thứ tự dẫn điện giảm dần của các kim loại: Ag, Cu, Au, Al, Fe.
Câu 188: C


0935677442
A. Sai, ở điều kiện thường, Hg là kim loại ở thể lỏng.
B. Sai, Fe có thể có 2 số oxi hóa trong hợp chất +2 và +3.
D. Sai, có nhiều kim loại nhẹ hơn nước. Ví dụ: Li có d = 0,5 g/cm 3.
Câu 189: D
Ta viết công thức ra là thấy liền metyl acrylat (CH 2=CH–COOCH3) và etyl axetat
(CH3COOC2H5) → dùng brom vì metyl acrylat làm mất màu nước brom.
Câu 190: D
Kẽm bị ăn mòn khi nó mạnh hơn → Fe – Zn (2); Zn – Cu (3).


0935677442
Câu 191: D

313

Tất cả đều tác dụng với Cu(OH) 2, ba chất đầu tiên phản ứng do có nhiều nhóm –OH

gần nhau, giấm ăn CH3COOH phản ứng axit – bazơ.
Câu 192: A
Xem lại câu 187.
Câu 193: A
9Fe(NO3)2 + 12KHSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3NO + 6K2SO4 + 5Fe(NO3)3
Câu 194: A
(2), (3), (6), (7) đúng.
(1) Sai, thủy phân trong môi trường axit thì không được muối.
(4) Sai, glucozơ và fructozơ không thể phân biệt bằng những thuốc thử có môi trường bazơ
vì chúng chuyển hóa lẫn nhau.
(5) Sai, câu này quá quen thuộc rồi.
(6) Đúng, anilin tạo kết tủa trắng còn metyl acrylat thì làm mất màu dung dịch brom.
Câu 195: B
Tơ olon hay tơ nitron được trùng hợp từ vinyl xianua hay acrilonitrin (CH 2=CH–CN). Nó
dai và giữ nhiệt tốt nên được làm len nhân tạo và vải may áo ấm.
Câu 196: A
dd NaOH

Fe – Al
H2 ↑ , còn Fe ↓

K – Na
H2 ↑, tan hết

Cu – Mg
không hiện tượng

Câu 197: A
Dầu mỡ động, thực vật có bản chất là chất béo còn dầu mỡ bôi trơn có bản chất là
ankan → khác nhau về bản chất.

Câu 199: A
A. Đúng, catot xảy ra sự khử còn anot xảy ra sự oxi hóa. Cần lưu ý rằng ở pin điện hóa thì
catot là cực dương còn điện phân thì catot là cực âm).
B. Sai, khử ion kim loại mới đúng.
C. Sai, kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn nếu nó hội tụ đủ điều kiện ăn mòn điện hóa.
D. Sai, nhóm IIA do có cấu trúc tinh thể khác nhau nên nhiệt độ nóng chảy của chúng biến
đổi không theo trật tự (lúc tăng, lúc giảm).
Câu 200: B
NaHCO3 có tác dụng giảm lượng axit trong dạ dày xuống khi ta bị đau dạ dày. Ngoài tên
natri hiđrocacbonat thì nó còn có tên gọi khác là natri bicacbonat nên có loại thuốc tên
NaBiCa. Nhiều bạn nhầm tưởng Na 2CO3 lắm, vì vậy phải nhớ rằng Na2CO3 làm thủng dạ dày
luôn chứ nói gì là chữa bệnh.


0935677442

TUYỂN TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT HÓA HỌC
Tác giả: Hoàng Tăng Luy
Nội dung:

Số trang: 372

+ 1400 câu hỏi trắc nghiệm.
+ 800 câu có lời giải chi tiết.

Giá: 180.000 đ

+ 600 câu có đáp án
Nếu có nhu cầu hãy liên hệ:


☎: 0935 677 442
: facebook.com/ThayLuyDayHoa



×