Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu về sự biến đổi ngày bắt đầu gió mùa mùa hè trên khu vực nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

NGUYỄN THỤY GIA UYÊN

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI NGÀY BẮT ĐẦU GIÓ
MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ KHÍ TƢỢNG HỌC

Mã ngành: 52410221

TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI NGÀY BẮT ĐẦU GIÓ
MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thụy Gia Uyên
Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.s Lê Thị Thu Hằng

TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2017

MSSV: 0250010043



LỜI CÁM ƠN
Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn đến cô Lê Thị Thu Hằng, cô đã trực tiếp
hƣớng dẫn em, cô đã kiên trì giúp đỡ chỉ bảo tận tình từng bƣớc nghiên cứu, cũng nhƣ
định hƣớng chủ đề và tạo điều kiện cho em trong quá trình làm đồ án. Em cảm ơn cô
về những kiến thức quý báu, những lời góp ý chân thành để giúp em có thể hoàn thành
tốt bài đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khí tƣợng Thủy văn đã cung
cấp cho em những kiến thức chuyên môn quý giá, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất trong suốt thời gian học tập và thực hành.
Đông thời, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, ngƣời
than và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn
thiện quá trình học tập của mình.
Dù em đã cố gắng rất nhiều trong quá trình làm đồ án. Tuy nhiên, vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báo
của quý Thầy cô và các bạn để cho bài đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thụy Gia Uyên

i


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÓ MÙA .................................................................. 3
1.1 Gió mùa ................................................................................................................... 3

1.1.1 Khái niệm gió mùa .........................................................................................3
1.1.2 Những nhân tố hình thành gió mùa .................................................................5
1.1.3 Biến trình năm của gió mùa ...........................................................................10
1.2 Đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa hè ............................................................... 12
1.2.1 Các thành phần của gió mùa mùa hè .............................................................12
1.2.2 Cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hè .........................................................13
1.3 Một số nghiên cứu về hoạt động của gió mùa mùa hè .......................................... 14
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................14
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................17
1.4 Đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Nam Bộ ................................................... 21
1.4.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình ..................................................................21
1.4.2 Những đặc điểm chính của khí hậu Nam Bộ ................................................22
CHƢƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 25
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.1.1 Tổng hợp các chỉ số gió mùa .........................................................................25
2.1.2 Các chỉ số gió mùa sử dụng trong đề tài ........................................................27
2.2 Số liệu nghiên cứu ................................................................................................. 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31
3.1 Ngày bắt đầu gió mùa Nam Bộ ............................................................................. 31
3.2 Xây dựng chỉ số gió mùa....................................................................................... 35
3.2.1 Thử nghiệm chỉ số gió vĩ hƣớng – chênh lệch lƣợng mƣa ngày ...................37
3.2.2 So sánh kết quả các chỉ số ............................................................................45
3.3 Sự biến động ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ dựa trên chỉ tiêu mƣa 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 52
ii


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 53
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL.1


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC: Áp cao
GMMH: Gió mùa mùa hè
TBD: Thái Bình Dƣơng
MST: Rãnh gió mùa
ITCZ: Dải hội tụ nhiệt đới (The Intertropical Convergence Zone).
BBC: Bắc bán cầu
NBC: Nam bán cầu
ENSO: Dao động nam (El Niño–Southern Oscillation).
RAMS: Mô hình khí quyển khu vực (The Regional Atmospheric Model System).
KKL: Không khí lạnh
CCS: Các cộng sự
U850: Gió vĩ hƣớng mực 850hpa
NOAA: Cơ quan khí quyển và đại dƣơng quốc gia, Mỹ (The National Oceanic and
Atmospheric Administration).
PRECIS: Mô hình khí hậu động lực khu vực, Anh (Providing Regional Climates for
Impacts Studies).
20C3M: Thí nghiệm mô phỏng khí hậu thế kỷ 20 đƣợc thực hiện trong một số mô
hình.
NCEP: Trung tâm dự báo môi trƣờng quốc gia, Mỹ (National Centers for
Environmental Prediction).
NCAR: Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia, Mỹ (National Center for
Atmospheric Research).
GFS: Hệ thống dự báo toàn cầu (Global Forecast System).
CMAP: Bộ dữ liệu mƣa của Trung tâm dự báo Khí hậu Mỹ (Climate Prediction Center
Merged Analysis of Prediction).
OLR: Bức xạ sóng dài đi ra từ đỉnh khí quyển (The Outgoing Longwave Radiation).


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ số gió mùa cho khu vực Châu Á và Việt Nam ...........................25
Bảng 2.2. Danh sách các trạm khí tƣợng đƣợc lựa chọn ...............................................29
Bảng 3.1. Ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ giai đoạn 1985 - 2014 ..........31
Bảng 3.2. Ngày bắt đầu gió mùa trên khu vực Nam Bộ giai đoạn 1985 - 2014 ..........33
Bảng 3.3. Sự chênh lệch lƣợng mƣa ngày giai đoạn 1985 - 2014 .................................36
Bảng 3.4. Ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ giai đoạn 1985 - 2014 ...........44
Bảng 3.5. Bảng so sánh giữa chỉ số mƣa, chỉ số gió vĩ hƣớng và chỉ số gió vĩ hƣớng chênh lệch lƣợng mƣa ngày giai đoạn 1985 – 2014 ......................................................46

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các vùng gió mùa trong khu vực gió mùa châu Á ..........................................4
Hình 1.2. Vùng có gió mùa theo Ramage .......................................................................5
Hình 1.3. Sự phân bố của cán cân bức xạ bề mặt Trái đất trong mùa hè (a) và mùa
đông (b) ở bán cầu Bắc ....................................................................................................7
Hình 1.4. Vai trò của đối lƣu sâu trong quá trình giải phóng tiềm nhiệt tạo nên hoàn
lƣu gió mùa. Đối lƣu càng sâu ORL (bức xạ sóng dài đi) càng nhỏ . .............................8
Hình 1.5. Ảnh hƣởng sự tự quay của Trái Đất đến hoàn lƣu gió mùa. ...........................9
Hình 1.6. Chu trình năm của gió mùa của Fein và Stephens ........................................11
Hình 1.7. Sơ đồ các thành phần của gió mùa mùa hè. ..................................................12
Hình 1.8. Trung bình trƣợt 5 ngày của lƣợng mƣa ngày trung bình thời kỳ 1951 – 1996
trên khu vực bán đảo Đông Dƣơng ...............................................................................15
Hình 1.9. Bản đồ vị trí địa lý khu vực Nam. .................................................................21
Hình 3.1. Ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ, giai đoạn 1985 – 2014 ..........32

Hình 3.2. Ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ giai đoạn 1985 – 2014 ...........34
Hình 3.3. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 1992 ...............................37
Hình 3.4. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 1995 ...............................37
Hình 3.5. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 1996 ...............................38
Hình 3.6. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 1997 ...............................39
Hình 3.7. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 1998 ...............................40
Hình 3.8. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 1999 ...............................40
Hình 3.9. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 2004 ...............................41
Hình 3.10. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 2010 .............................42
Hình 3.11. Gió vĩ hƣớng U850 và tổng lƣợng mƣa ngày năm 2012 .............................43
Hình 3.12. Ngày bắt đầu GMMH trên khu vực Nam Bộ giai đoạn 1985 – 2014 .........45
Hình 3.13. Hiệu sai và xu thế tuyến tính ngày bắt đầu GMMH giai đoạn 1985 – 2014
.......................................................................................................................................47
Hình 3.14. Phân bố thời gian ngày bắt đầu GMMH giai đoạn 1985 - 2014 .................48
Hình 3.15. Xu thế biến đổi ngày bắt đầu GMMH giai đoạn 1985 – 1994 (Hình a), giai
đoạn 1995 – 2004 (Hình b), giai đoạn 2005 - 2014 (Hình c) ........................................50

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là một bán đảo hẹp ngang nằm
trong vùng ranh giới giữa lục địa và biển nơi diễn ra sự giao tranh mạnh mẽ nhất giữa
hai hệ thống hoàn lƣu quy mô lớn, hoàn lƣu tín phong tiêu biểu cho vành đai nhiệt đới
và hoàn lƣu gió mùa tiêu biểu cho khu vực Châu Á. Vì nằm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa Châu Á nên khí hậu của Việt Nam chịu chi phối hoàn toàn bởi hệ thống này.
Gió mùa có ảnh hƣởng tới đời sống, sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là nhu cầu
phát triển nông nghiệp của nƣớc ta. Nghiên cứu các đặc trƣng gió mùa giúp hiểu rõ
hơn cơ chế hoạt động, nguyên nhân hình thành và xu thế biến đổi của gió mùa.
Nam Bộ là vùng đồng bằng rộng lớn trải rộng suốt từ chân các cao nguyên cực

nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau, với khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có hai
mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa. Ngày bắt đầu mùa mƣa tại Nam Bộ có sự dao
động lớn giữa các năm và giữa các khu vực. Việc nghiên cứu ngày bùng nổ gió mùa
mùa hè có vai trò quan trọng trong việc xác định thời kỳ bắt đầu mùa mƣa của khu
vực. Chính vì vậy, đồ án tập trung nghiên cứu với chủ đề “ Nghiên cứu về sự biến đổi
ngày bắt đầu gió mùa mùa hè trên khu vực Nam Bộ”.
Mục tiêu của đề tài:
-

Mục tiêu 1: Lựa chọn đƣợc chỉ số phù hợp để xác định ngày bắt đầu của

GMMH trên khu vực Nam Bộ.
-

Mục tiêu 2: Xác định đƣợc ngày bắt đầu của GMMH trên khu vực Nam Bộ giai

đoạn 20 năm.
Phạm vi nghiên cứu: Để phục vụ cho tính toán chỉ số mƣa và đánh giá xu thế
biến đổi ngày bắt đầu gió mùa mùa hè nên bộ số liệu tính toán cần có thời gian đủ dài
do vậy đề tài đã lựa chọn đƣợc bộ số liệu mƣa ngày của 16/29 trạm khí tƣợng Nam Bộ
có số liệu đầy đủ trong giai đoạn 30 năm năm từ 1985 đến 2014. Và sử dụng số liệu tái
phân tích vận tốc gió vĩ hƣớng u (m/s) trên mực đẳng áp 850hpa giai đoạn từ năm
1985 – 2014 đƣợc lấy từ website của phòng thí nghiệm nghiên cứu hệ thống Trái Đất
NOAA: />Và sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:

1


-


Chỉ số gió vĩ hƣớng: Giá trị trung bình của trƣờng gió vĩ hƣớng mực 850 hPa

trong miền (10oN – 15oN; 100oE –110oE) đạt trên 0,5 m/s và duy trì liên tục trong ít
nhất ba ngày tiếp theo.
-

Chỉ số mƣa: Ngày bùng nổ gió mùa là ngày mƣa xuất hiện trên 50% các trạm

trên tổng số trạm tại Nam Bộ; lƣợng mƣa đo đƣợc ở các trạm phải đạt trên 5mm/ngày
và duy trì trong ít nhất 3 ngày tiếp theo
-

Sau khi sử dụng chỉ số mƣa, chỉ số gió vĩ hƣớng và kết hợp giữa chỉ số gió vĩ

hƣớng U850 và chênh lệch lƣợng mƣa ngày để xác định ngày bắt đầu GMMH giai
đoạn trong từng năm 1985 - 2014. Từ đó, so sánh kết quả ba chỉ tiêu, áp dụng tính hiệu
sai ngày bắt đầu GMMH cho khu vực Nam Bộ, vẽ biểu đồ thể hiện xu thế ngày bắt
đầu GMMH giai đoạn 1985 – 2014 để đánh giá về sự biến đổi của ngày bắt đầu
GMMH và nhận xét ngày bắt đầu GMMH đến sớm hay muộn trên toàn khu vực Nam
Bộ.
Bố cục đồ án gồm 3 chƣơng ngoài bìa, mục lục, lời cảm ơn, phần mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo, phụ lục với các nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về gió mùa. Trong chƣơng này, trình bày về gió mùa,
nhân tố hình thành gió mùa, một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc và đặc điểm địa lý
khí hậu Nam Bộ.
Chƣơng 2: Số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Ở đây trình bày về phƣơng
pháp và số liệu nghiên cứu.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng này trình bày về ngày bắt đầu gió mùa
Nam Bộ, xây dựng chỉ số gió mùa và sự biến động ngày bắt đầu GMMH trên khu vực
Nam Bộ dựa trên chỉ tiêu mƣa.


2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÓ MÙA
1.1 Gió mùa
1.1.1 Khái niệm gió mùa
Theo Khromov (1957): “Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lƣu chung khí
quyển trên một phạm vi đáng kể của bề mặt Trái đất, trong đó ở mọi nơi gió thịnh
hành chuyển ngƣợc hƣớng hay gần nhƣ ngƣợc hƣớng từ mùa đông sang mùa hè và từ
mùa hè sang mùa đông”. Về hƣớng gió, Khromov còn đƣa ra một chỉ tiêu định lƣợng
là góc tạo bởi hƣớng gió thịnh hành giữa mùa đông và mùa hè phải lớn hơn hoặc bằng
1200 và góc này đƣợc gọi là góc gió mùa [13].
K. Ramage (1971) cũng thống nhất với định nghĩa này và đƣa ra một số chỉ tiêu
định lƣợng cụ thể. Theo ông, khu vực đƣợc gọi là có gió mùa nếu hoàn lƣu bề mặt
trong tháng 1 và tháng 7 thỏa mãn bốn tiêu chuẩn sau:
- Hƣớng gió thịnh hành tháng giêng và tháng bảy phải lệch nhau một góc lớn
hơn hoặc bằng 1200.
- Tần suất trung bình của hƣớng gió thịnh hành tháng giêng và tháng bảy phải
vƣợt quá 40%.
- Ít xảy ra sự thay thế giữa xoáy thuận mặt đất xoáy nghịch mặt đất vào mùa
đông cũng nhƣ mùa hè (Klein,1957).
- Tốc độ trung bình của gió tổng hợp của ít nhất một trong hai tháng nói trên
phải vƣợt quá 3 m/s (Ramage,1971).
Matsumoto (1995) dùng số liệu phát xạ sóng dài nhận đƣợc từ tài liệu vệ tinh
NOAA quan trắc trong 12 năm (1975-1987) và tốc độ gió vĩ hƣớng tại mực 200 và
850mb với độ phân giải 2,5 x 2,5 độ kinh vĩ để nghiên cứu sự khác biệt gió mùa ở
Đông Nam Á và gió mùa ở Tây Thái Bình Dƣơng. Sử dụng số liệu phản xạ sóng dài
(OLR) có thể phân biệt đƣợc thời kỳ ẩm (mùa mƣa) và thời kỳ khô (mùa khô) và trong
chế độ gió mùa theo nguyên tắc là mùa mƣa nhiều mây có lƣợng bức xạ sóng dài nhỏ (

OLR(min) < 240W/m2). Theo số liệu tính thì lƣợng bức xạ sóng dài này đặc trƣng cho
thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 (hay từ tháng 11 đến tháng 4) là thời kỳ mƣa gió mùa
đối với mọi nơi trong khu vực gió mùa [13].
Matsumôtô xác định lƣợng bức xạ sóng dài cực đại (OLRmax) trong thời kỳ từ
5 ngày thứ nhất đến thứ 73 trong năm thì DD= OLRmax – OLRmin ≥ 60W/m2 và sử
3


dụng nhƣ chỉ tiêu bổ sung để xác dịnh sự thịnh hành của gió mùa. Sử dụng hai chỉ tiêu
nói trên có thể phân biệt các vùng gió mùa nằm trong khu vực gió mùa giới hạn nhƣ
trên hình 1.1.
Trong khu vực này gió mùa Đông Nam Á (SEAM- Southeast Asia Monsoon)
trải dài từ phần đông biển A Rập qua Ấn Độ, vịnh Bengal tới Đông Dƣơng, vùng gió
mùa Bắc Australia và Indonesia (NAIM- North Australia- Indonesia) kéo dài theo vĩ
hƣớng từ Indonesia đến Biển San Hô trong dải giới hạn bởi 5-20oS . Ranh giới giữa
SEAM và NAIM ở gần xích đạo , khoảng giữa đảo Sumatra và Borneo. Vùng gió mùa
WNPM nằm giữa 120-150oE và 10-20oN phân biệt với SEAM bằng ranh giới là Biển
Đông.

Hình 1.1. Các vùng gió mùa trong khu vực gió mùa châu Á (SEAM, WNPM,
NAIM) và hai vùng mƣa ngoại nhiệt đới MAIU ở Trung Quốc và BAIU ở Nhật
Bản. Và TIBU trên cao nguyên Tây Tạng. Vùng có độ cao hơn 3000m đƣợc tô
sẫm[13].

4


45

45


30

30

15

15

0

0

15

15

30

30
120

90

60

30

0


30

60

90

120

150

180

Hình
Vùng
mùa
theoRamage
Ramage[13].
Hình
1.2.1.1
Vùng
có có
giógió
mùa
theo
Trong hình vẽ, chỉ có vùng trong hình chữ nhật là thoả mãn tất cả các tiêu chí
của định nghĩa trên. Ngoài ra giới hạn phía bắc của vùng có gió mùa trên Bắc bán cầu
(BBC) có tần suất luân phiên của xoáy thuận và xoáy nghịch bề mặt trong mùa hè và
mùa đông nhỏ. Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong định nghĩa của Ramage, bởi vì
xét sự thay đổi gió theo mùa phải loại bỏ chuyển động quy mô nhỏ. Nhƣ vậy, vùng có
gió mùa chủ yếu trên Trái đất theo định nghĩa của Ramage đƣợc giới hạn trong trong

phạm vi từ 250S - 350N và từ 300W-1700E, chiếm hầu hết vùng nhiệt đới của bán cầu
Đông.
Có thể nói rằng, hoàn lƣu gió mùa gắn liền với hoàn lƣu đất - biển có quy mô
không gian khoảng một nửa diện tích vùng nhiệt đới và quy mô thời gian là chu kì
năm. Hình 1.1 cũng chỉ ra rằng, phần chủ yếu của diện tích lục địa trong khu vực gió
mùa thuộc BBC và mở rộng ra đại dƣơng phía đông và phía nam của vùng này. Nhƣ
vậy, trong mùa hè ở BBC, gió biển thổi từ NBC vào vùng lục địa nóng trên Nam Á và
Bắc Phi tƣơng ứng với gradient nhiệt độ đất - biển. Trong mùa đông ở BBC, với sự
đảo ngƣợc của gradient nhiệt độ đất - biển, gió đất quy mô lớn lại thổi từ lục địa BBC
ra đại dƣơng Nam bán cầu (NBC).
1.1.2 Những nhân tố hình thành gió mùa
Có ba nhân tố cơ bản hình thành gió mùa là: sự nóng lên khác nhau theo mùa
giữa lục địa và đại dƣơng, sự chuyển pha của hơi nƣớc và sự quay của Trái Đất [7].
1.1.2.1 Sự nóng lên khác nhau theo mùa giữa lục địa và đại dương

5


Nhƣ đã biết, bề mặt Trái đất nóng lên không đều do sự phân bố không đều của
năng lƣợng bức xạ Mặt trời tới và do chính bề mặt. Sự nóng lên không đều đã gây nên
những dòng chảy trong khí quyển và cả trong đại dƣơng. Hoạt động của gió mùa có
liên quan chặt chẽ với sự nóng lên không đều giữa các khu vực khác nhau trên Trái đất
đó. Sự đốt nóng không đều tại các khu vực khác nhau đƣợc minh hoạ trong hình 1.3.
Trong hình 1.3, những đƣờng cong phía trên biểu thị sự phân bố theo vĩ độ của
bức xạ Mặt trời tới, còn đƣờng cong phía dƣới biểu thị sự phân bố theo vĩ độ của bức
xạ đi. Hai đƣờng cong này gần nhƣ đối lập với nhau qua trục toạ độ, khi năng lƣợng
bức xạ tới lớn thì năng lƣợng bức xạ đi cũng lớn. Năng lƣợng bức xạ bề mặt nhận
đƣợc phụ thuộc vào:
- Cƣờng độ của bức xạ Mặt trời tới;
- Độ dài ngày;

- Hình dạng của Trái đất;
- Độ nghiêng của trục Trái đất;
- Sự tự quay của Trái đất xung quanh Mặt trời.
Cán cân bức xạ đƣợc biểu thị bởi hai đƣờng cong trong hai hình phía dƣới.
Theo hình vẽ, vào mùa hè ở bán cầu Bắc, thời gian ban ngày ở vùng cực dài cùng với
sự đốt nóng mạnh mẽ của Mặt trời ở vĩ độ thấp, cán cân bức xạ dƣơng, tạo nên một
một nền nhiệt cao và ổn định trên toàn bán cầu; còn vào mùa đông, cán cân bức xạ âm,
tạo nên một nền nhiệt thấp trên toàn bán cầu. Nhƣ vậy, giữa hai bán cầu có sự chênh
lệch bức xạ nhiệt nên đã tạo ra sự vận chuyển nhiệt từ bán cầu mùa hè sang bán cầu
mùa đông. Sự vận chuyển này thông qua các dòng khí và hải lƣu.
Bên cạnh đó, sự vận chuyển nhiệt xuống những lớp dƣới sâu và không khí bên
trên xảy ra trên những vùng lục địa và vùng đại dƣơng cũng đóng một vai trò quan
trọng đối với cán cân nhiệt bề mặt.

6


Hình 1.3. Sự phân bố của cán cân bức xạ bề mặt Trái đất trong mùa hè (a) và
mùa đông (b) ở bán cầu Bắc [13].
1.1.2.2 Sự chuyển pha của hơi nước
Hoàn lƣu gió mùa còn chịu ảnh hƣởng của năng lƣợng bức xạ Mặt trời đƣợc
lƣu giữ trong nƣớc. Phần lớn năng lƣợng này cung cấp cho quá trình bốc hơi và đƣợc
giải phóng khi có sự ngƣng kết (Hình 1.4). Tiềm nhiệt đƣợc giải phóng ra làm cho
không khí đi lên nóng hơn và chuyển động đối lƣu đƣợc tăng cƣờng, độ cao đối lƣu
đƣợc nâng lên, cƣờng độ và phạm vi của hoàn lƣu gió mùa cũng mạnh hơn và mở rộng
hơn. Thực tế cho thấy, sự giải phóng tiềm nhiệt của không khí nóng ẩm trên lục địa bị
đốt nóng mạnh đến mức mà nhiệt độ không khí trên vùng cận nhiệt đới bán cầu Bắc
(khu vực gió mùa) lớn hơn nhiều so với nhiệt độ không khí trên vùng xích đạo. Không
khí thăng lên trong vùng cận nhiệt đới của bán cầu mùa hè đƣợc đặc trƣng bởi mây đối
7



lƣu rất dày và mƣa lớn. Dòng khí ở trên cao rất mạnh hƣớng về phía không khí lạnh ở
bán cầu Nam dƣới tác động của lực gradient khí áp. Nhƣ vậy, các đặc tính của gió mùa
cũng chịu ảnh hƣởng rất mạnh của quá trình ẩm.

Hình 1.4. Vai trò của đối lƣu sâu trong quá trình giải phóng tiềm nhiệt tạo nên
hoàn lƣu gió mùa. Đối lƣu càng sâu ORL (bức xạ sóng dài đi) càng nhỏ [13].
Nguyên nhân của chuyển động đối lƣu ở vùng đại dƣơng - lục địa khá phức tạp,
nhƣng rõ ràng rằng, chuyển động đối lƣu liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nƣớc biển và
chịu ảnh hƣởng của dao động nhiệt ngày đêm. Vào ban ngày, nhiệt độ bề mặt đất tăng
lên mạnh mẽ, kết hợp với trữ lƣợng ẩm lớn của vùng biển làm cho không khí có nhiệt
độ tƣơng đƣơng lớn, độ bất ổn định lớn.
1.1.2.3 Sự quay của trái đất
Tác động quay của Trái đất đối với hoàn lƣu gió mùa đƣợc mô phỏng trong
hình 1.5. Trong hình vẽ, lục địa bán cầu Bắc đƣợc mô tả giống nhƣ một tam giác cầu.
Hình 1.5a biểu thị sự phân bố nhiệt tập trung trên vùng lục địa trong mùa hè. Hình
1.5b biểu thị sự chuyển động của không khí theo phƣơng ngang khi không xét tới hiệu
ứng tự quay của Trái đất tại hai tầng đối lƣu dƣới và trên. Tại mỗi tầng, các mũi tên
8


chỉ hƣớng gió, độ dày sít của mũi tên chỉ tốc độ gió. Gió có tốc độ lớn nhất ở giữa khối
không khí, nơi có nhiệt độ cao nhất ở tầng đối lƣu dƣới và nơi có nhiệt độ thấp nhất ở
tầng đối lƣu trên, hay ở trong vùng có gradient khí áp lớn nhất. Dòng hội tụ trong tầng
đối lƣu dƣới và phân kì trong tầng đối lƣu trên.

Hình 1.5. Ảnh hƣởng sự tự quay của Trái Đất đến hoàn lƣu gió mùa [13].
Ảnh hƣởng của lực Coriolis tới hoàn lƣu gió mùa đƣợc minh họa trên hình 1.5c.
Từ hình vẽ ta thấy, gió vẫn thổi về phía lục địa bị đốt nóng ở tầng thấp và thổi ra khỏi

khu vực này ở tầng cao, nhƣng hƣớng gió trở nên phức tạp hơn do sự uốn lƣợn của các
dòng không khí thực.
Sự uốn lƣợn sinh ra do lực Coriolis đã làm lệch hƣớng chuyển động về bên phải
trên bán cầu Bắc và về bên trái trên bán cầu Nam. Độ lớn của lực này tăng dần từ xích
đạo đến cực và đạt cực đại ở vùng cực. Vì vậy, tại vùng vĩ độ thấp dòng khí chuyển
động theo hƣớng của lực gradient khí áp giữa áp cao và áp thấp, còn tại những vùng vĩ
9


độ cao hơn, dòng khí sẽ chuyển động uốn lƣợn nhiều hơn. Kết quả là tạo ra một dòng
chuyển động ngƣợc chiều kim đồng hồ trong vùng áp thấp và thuận chiều kim đồng hồ
trong vùng áp cao ở bán cầu Bắc, còn bán cầu Nam thì ngƣợc lại.
1.1.3 Biến trình năm của gió mùa
Biến trình năm của gió mùa [7] tuân theo hoạt động biểu kiến của Mặt trời.
Hình 1.6 chỉ ra những mặt cắt thẳng đứng trƣờng chuyển động dọc theo kinh tuyến
900E cho các tháng đặc trƣng, còn nhiệt độ bề mặt (đƣờng cong liền nét) và lƣợng mƣa
(các cột) đƣợc dẫn ra bên dƣới mỗi mặt cắt thẳng đứng đó.
Trong tháng 4 (Hình 1.6a), lục địa bán cầu Bắc bắt đầu đƣợc đốt nóng và tạo ra
dòng thăng yếu. Dòng thăng mạnh và mƣa chủ yếu xảy ra ở khu vực gần xích đạo, nơi
không khí nóng và ẩm nhất. Trong rãnh thấp xích đạo, dòng thăng này phát triển lên
đến gần đỉnh tầng đối lƣu.
Sang tháng 5-6, khi chuyển động biểu kiến của Mặt trời dịch dần lên phía bắc,
vĩ tuyến có bức xạ Mặt trời cực đại (kí hiệu là Smax) dịch dần lên phía bắc, bề mặt lục
địa ở đây bị đốt nóng mạnh hơn nên dòng thăng cũng mạnh hơn. Trữ lƣợng ẩm do
bình lƣu trên đất liền tăng lên khi gió bề mặt thổi từ biển vào. Lúc này, nhánh trên cao
của vòng hoàn lƣu Hadley đủ mạnh, dƣới tác động của lực Coriolis dòng gió này sẽ bị
lệch hƣớng và tạo ra dòng xiết gió đông ở phía bắc xích đạo (kí hiệu là E) và dòng xiết
gió tây (kí hiệu là W) ở phía nam xích đạo (Hình 1.6b).

10



Hình 1.6. Chu trình năm của gió mùa của Fein và Stephens [7]
Đến tháng 6-7, không khí trên lục địa càng trở nên nóng hơn, gradient khí áp
mạnh hơn, gió mùa mạnh nhất trong năm xảy ra vào thời kì này đã mang tới một
lƣợng ẩm lớn, gây nên mƣa lớn ở đây. Hoàn lƣu mạnh mẽ này đã tạo ra dòng xiết gió
đông và gió tây rất mạnh dƣới tác động của lực Coriolis (Hình 1.6c).
Sang tháng 9, chuyển động biểu kiến của Mặt trời dịch về phía nam, cƣờng độ
gió mùa giảm, vùng mƣa lớn thu nhỏ và dịch ra đại dƣơng xích đạo (Hình 1.6d).
Cuối cùng đến tháng 12 (Hình 1.6e), hoạt động biểu kiến của Mặt trời đã ở bán
cầu Nam. Đối lƣu và mƣa lại thiết lập ở khu vực có nhiệt độ mặt nƣớc biển cực đại.
Mặc dù gió mùa có một chu trình biến động năm nhƣ vừa nói, nhƣng nó không
phải là một cơ chế ổn định mà nó có những biến động nhất định. Do nhiệt độ của các
vùng, miền rộng lớn trên bề mặt Trái đất có những biến động về phạm vi cũng nhƣ
cƣờng độ, dẫn đến những biến động của hoàn lƣu chung của khí quyển, trong đó có
gió mùa.
11


1.2 Đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa hè
1.2.1 Các thành phần của gió mùa mùa hè

Hình 1.7. Sơ đồ các thành phần của gió mùa mùa hè.
-

Áp cao Mascarene

-

Áp cao Nam Thái Bình Dƣơng và áp cao Châu Úc


-

Áp cao Tây Bắc Thái Bình Dƣơng

-

Áp cao Tây Tạng

-

Áp thấp Nam Á và áp thấp Trung Hoa

-

ITCZ và rãnh gió mùa ( MST)

-

Front Meiyu

-

Dòng xiết Somalia

-

Dòng xiết vƣợt xích đạo ở nam Biển Đông

-


Dòng xiết gió đông nhiệt đới phía nam Áp cao Tây Tạng

12


-

Dòng xiết gió tây cận nhiệt đới và đới gió tây vĩ độ trung bình ở rìa phía bắc
áp cao Thái Bình Dƣơng (TBD),.

-

Ngoài ra, tín phong BBC cũng là một thành phần quan trọng. Nó không
những hội tụ với tín phong NBC trên dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) mà nó còn
là một dòng không khí biển nóng ẩm, hợp lƣu với tín phong NBC đi lên tạo
thành một đới gió mùa mùa hè (GMMH) mạnh hội tụ vào rãnh gió mùa
(MST) và front Meiyu.

1.2.2 Cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hè
Từ cuối tháng 4, gió đông - đông nam từ áp cao châu Úc và áp cao cận nhiệt đới
Nam TBD đã vƣợt qua xích đạo ở nam Biển Đông và lên hợp lƣu với tín phong BBC,
tạo thành đới gió mùa tây nam đầu tiên của mùa hè (tháng 5), thổi vào vùng duyên hải
phía nam rồi đi sâu lên lục địa phía đông Trung Quốc.
Tín phong từ áp cao Mascarene vƣợt xích đạo đi lên vùng biển Đông Phi rồi
chuyển hƣớng về phía đông, một phần hội tụ vào MST ở Nam Á, phần còn lại vƣợt
qua bán đảo Đông Dƣơng hội tụ với tín phong BBC tạo thành ITCZ ở nam Biển Đông.
Hoặc cùng với gió đông nam từ áp cao châu Úc và áp cao Nam TBD vƣợt xích đạo ở
nam Biển Đông đi lên hợp lƣu với tín phong BBC rồi đổ vào vùng front Meiyu.
Từ khu vực MST và ITCZ đối lƣu sâu phát triển, đƣa không khí thăng lên rất

cao, tới độ cao của áp cao Tây Tạng. Ở trên cao, theo hoàn lƣu xoáy nghịch ở rìa phía
nam của áp cao Tây Tạng không khí đi về phía tây (dòng xiết gió đông nhiệt đới) rồi
tây nam, vƣợt xích đạo xuống NBC, quay lại phía đông nam và giáng xuống dải AC
Mascarene, tạo thành một vòng hoàn lƣu khép kín ở phía nam của hệ thống.
Từ áp cao Tây Tạng, một phần hoàn lƣu xoáy nghịch đi về phía bắc, giáng
xuống lục địa châu Á, tạo thành một vòng hoàn lƣu kinh hƣớng khép kín ở phía bắc.
Từ vùng front Meiyu, không khí nhiệt đới trƣợt lên trên nêm KKL và tiếp tục
thăng lên ở khoảng giữa tầng đối lƣu rồi cũng tách thành hai phần, một phần giáng
xuống lục địa châu Á, khép kín vòng hoàn lƣu kinh hƣớng phía bắc, phần còn lại hòa
vào dòng gió tây vĩ độ trung bình ở rìa phía bắc của áp cao TBD đi về phía đông. Ở rìa
phía đông của áp cao này, theo hoàn lƣu xoáy nghịch, gió chuyển hƣớng xuống phía
nam và toả ra, một phần đi về phía tây rồi giáng xuống, bổ sung cho tín phong ở rìa
phía nam của áp cao này, phần còn lại vƣợt xích đạo xuống NBC rồi giáng xuống
13


vùng áp cao cận nhiệt đới nam TBD và áp cao Châu Úc tạo thành một vòng hoàn lƣu
khép kín ở phía nam của hệ thống.
1.3 Một số nghiên cứu về hoạt động của gió mùa mùa hè
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Khi nghiên cứu về gió mùa mùa hè đã có rất nhiều tác giả trên thế giới đi sâu vào
phân tích những đặc điểm hoạt động với các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Trong
đó, Nikki và Alan (2007) đã tiến hành một loạt những thí nghiệm với mô hình toàn
cầu, ở đó các trƣờng đầu vào đƣợc thay đổi nhƣ: loại bỏ hoàn toàn địa hình, cho địa
hình là hình chữ nhật hoặc thay đổi trƣờng nhiệt độ mặt biển nhƣ là hàm của vĩ độ…
để tính toán tác động của từng yếu tố này tới sự bùng nổ gió mùa. Đồng thời, nghiên
cứu này cũng cho thấy sự đốt nóng bề mặt không phải là nguyên nhân chính dẫn đến
bùng nổ gió mùa [17].
Liang và ccs. (1999) đã đề xuất chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Biển Đông
sử dụng gió mực 850 hPa của NCEP và bức xạ sóng dài để nghiên cứu sự biến động

ngày bắt đầu và cƣờng độ GMMH trên khu vực này. Tác giả đã chỉ ra đƣợc sự biến
động mùa của GMMH có đặc trƣng của dạng hai đỉnh và sự biến động trên năm về
cƣờng độ và thời gian bắt đầu GMMH có mối liên hệ với chuẩn sai nhiệt độ bề mặt
biển. Tuy nhiên khác với nhiều nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra: GMMH sẽ bắt đầu sớm
hơn, mạnh hơn trong những năm El Nino và bắt đầu muộn hơn, yếu hơn trong những
năm La Nina [16].
Zhang và ccs. (2002) đã tiến hành nghiên cứu ngày bắt đầu GMMH trên khu
vực bán đảo Đông Dƣơng với số liệu sử dụng là lƣợng mƣa ngày tại 30 trạm quan trắc
và bộ số liệu tái phân tích ngày của NCEP/NCAR trong thời kỳ 1951 – 1996. Để xác
định ngày bắt đầu GMMH cho từng năm riêng lẻ theo quan trắc trên khu vực này, tác
giả đã quy ƣớc ngày bắt đầu GMMH là ngày mà lƣợng mƣa trung bình trƣợt 5 ngày
của lƣợng mƣa trung bình khu vực (Hình 1.8) thỏa mãn đồng thời hai chỉ tiêu: (1)
Lƣợng mƣa ngày > 5 mm/ngày và duy trì liên tục trong 5 ngày; (2) trong 20 ngày liên
tiếp kể từ ngày thỏa mãn chỉ tiêu (1) có hơn 10 ngày mà lƣợng mƣa lớn hơn
5mm/ngày. Các kết quả bƣớc đầu nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra: Ngày bắt đầu có
quan hệ mật thiết với El Nino và La Nina, GMMH bắt đầu sớm trong các năm La Nina
và xuất hiện muộn trong các năm El Nino [20].
14


Hình 1.8. Trung bình trƣợt 5 ngày của lƣợng mƣa ngày trung bình thời kỳ 1951 –
1996 trên khu vực bán đảo Đông Dƣơng [20]
Zeng và Lu (2004) đã đề xuất chỉ số chuẩn hóa lƣợng mƣa (NPWI) để xác định
ngày bắt đầu, kết thúc gió mùa chung cho toàn cầu trong thời kỳ 1988 – 1997 với giá
trị ngƣỡng là tỷ lệ Golden (0,618).

, trong đó PW là nƣớc

ngƣng kết ngày tại mỗi điểm lƣới có độ phân giải 1o x 1o và PWmax và PWmin là
nƣớc ngƣng kết ngày cực đại năm và cực tiểu năm trong 10 năm tại mỗi điểm lƣới.

Đây là lần đầu tiên, ngày bắt đầu và kết thúc GMMH đƣợc xác định chung cho toàn
cầu sử dụng một biến duy nhất là số liệu nƣớc ngƣng kết ngày toàn cầu có độ phân
giải 1o x 1o. Với chỉ số này, các tác giả đã chỉ ra đƣợc ngày bắt đầu và kết thúc GMMH
ở các khu vực Châu Á, Đông Á, Nam Mỹ, Bắc Phi, Úc và Indonesia, cận nhiệt đới
Nam Mỹ. Đối với khu vực GMMH Châu Á, tác giả chỉ ra đƣợc GMMH xảy ra sớm
nhất từ đầu tháng V trên bán đảo Đông Dƣơng (ngày thứ 120 – 130) đến đầu tháng VII
trên cao nguyên Tây Tạng (ngày thứ 180) và thời gian kết thúc GMMH (trừ phía nam
đảo Ấn Độ) là từ đầu tháng IX (ngày 250) đến giữa tháng X (ngày 290 – 300). Tác giả
cũng chỉ ra rằng: Khó để phân biệt ngày kết thúc GMMH và ngày bắt đầu gió mùa
mùa đông nên việc xác định ngày kết thúc GMMH sử dụng các nguồn số liệu khác
nhau có thể không đáng tin cậy nhƣ ngày bắt đầu gió mùa và cần có các nghiên cứu
sâu hơn [19].
Sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, tác động lớn đến sự biến đổi các đặc
điểm gió mùa và làm biến đổi hoàn lƣu quy mô lớn.

15


Uchiyama và Kitoh (2004) đã áp dụng chỉ số tƣơng tự nhƣ chỉ số của Wang và
LinHo (2002) để nghiên cứu mùa mƣa Baiu – changma – Meiyu trên khu vực Đông Á
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) trong bối cảnh ấm lên toàn cầu đã thu đƣợc kết
quả là ngày bắt đầu không thay đổi nhiều, nhƣng ngày kết thúc bị chậm rõ ràng ở khu
vực gần Nhật Bản. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng: Việc sử dụng đại lƣợng lƣợng
mƣa trung bình hậu tƣơng đối của Wang và LinHo (2002) đôi khi không xác định
đƣợc thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa mƣa mùa hè ở một phần lớn khu vực Châu
Á do độ lệch của mô hình cũng nhƣ lƣợng mƣa mùa hè ít hơn hoặc lƣợng mƣa mùa
đông lớn hơn so với quan trắc [20].
Zhang (2010) đã cải tiến phƣơng pháp của Zeng và Lu (2004) bằng cách kết
hợp nƣớc ngƣng kết với hệ thống hoàn lƣu gió mùa trong việc xác định ngày bắt đầu
và kết thúc hệ thống gió mùa Á - Úc. Zhang cho rằng bằng cách kết hợp cả điều kiện

gió và ẩm, ngƣời ta có thể mong đợi một mô tả tốt hơn hệ thống gió mùa. Do vậy,
Zhang đã sửa đổi phƣơng pháp của Zeng và Lu (2004) bằng cách xem xét sâu hơn nữa
sự đảo ngƣợc theo mùa của hoàn lƣu gió mực 850hPa với bộ số liệu tác giả sử dụng là
số liệu tái phân tích ngày và tháng ERA-40 trong thời kỳ 1958 – 2001. Để xem xét sự
biến đổi trong tƣơng lai của ngày bắt đầu và thời gian mùa GMMH Châu Á và Châu
Úc, tác giả đã phân tích kết quả từ hai thí nghiệm sử dụng mô hình GFDL-CM2.0
(Geophysical Fluid Dynamics Laboratory – Phòng thí nghiệm địa vật lý động lực học
chất lỏng): Thí nghiệm 1 thực hiện mô phỏng lại khí hậu hiện tại thời kỳ 1986 – 1995
(20C3M), thí nghiệm 2 thực hiện mô phỏng cho giai đoạn tƣơng lai (2086 – 2095) với
kịch bản phát thải cao A2. Kết quả cho thấy, ấm lên toàn cầu có có thể làm thay đổi
các đặc điểm gió mùa: Ngày bắt đầu gió mùa xảy ra sớm hơn trên hầu hết các khu vực
(Khoảng 10 ngày ở Bán đảo Đông Dƣơng) nhƣng sự thay đổi về thời gian kéo dài giai
đoạn gió mùa là khác nhau giữa các khu vực. Ở Châu Á, thời gian xảy ra gió mùa tăng
lên ở phía tây bắc, nhƣng giảm ở phía đông bắc và một số khu vực trong đất liền. Ở
Châu Úc, GMMH có sự thâm nhập về phía Nam sâu hơn trong điều kiện ấm lên toàn
cầu [21].
Inoue và Ueda (2011) đã tiến hành nghiên cứu sự biến đổi của ngày bắt đầu
GMMH Châu Á trong thế kỷ 21 so với thời kỳ 1981 – 1999 bằng phƣơng pháp tổ hợp
đa mô hình sử dụng thông tin gió vĩ hƣớng mực 850 hPa. Số liệu sử dụng là số liệu gió
16


ngày thời kỳ 1981 – 1999 của 20C3M và số liệu gió ngày giai đoạn 2081 – 2099 dựa
trên kịch bản trung bình A1B từ 19 mô hình hoàn lƣu chung kết hợp đại dƣơng khí
quyển thuộc dự án CMIP3. Để tính toán tổ hợp, số liệu từ các mô hình đã đƣợc nội suy
về cùng lƣới có độ phân giải 2,5o x 2,5o. Tại mỗi điểm lƣới, tác giả đã sử dụng chỉ tiêu
xác định ngày bắt đầu GMMH là ngày mà U850 hPa chuyển từ gió đông sang gió tây
trong khoảng từ tháng III đến tháng VII. Với phƣơng pháp và số liệu trên, tác giả đã
chỉ ra đƣợc ngày bắt đầu GMMH trên vịnh Bengal, bán đảo Đông Dƣơng và Biển
Đông vào cuối thế kỷ 21 sẽ bị chậm trễ 5 đến 10 ngày so với những ngày cuối cùng

của thế kỷ 20. Sự biến đổi này có thể liên quan đến sự chậm trễ của việc đảo chiều của
gradient nhiệt kinh hƣớng ở đỉnh tầng đối lƣu giữa lục địa Á – Âu và phía bắc Ấn Độ
Dƣơng [14].
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Cùng với các nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm GMMH cũng nhƣ ngày bắt
đầu, ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu đề tài này.
Nguyễn Thị Hiền Thuận (2001) đã sử dụng số liệu gió mực 850 hPa từ cơ sở dữ
liệu nhiệt đới của Trung tâm nghiên cứu thuộc Cơ quan khí tƣợng Úc để tiến hành
nghiên cứu GMMH trong thời kỳ đầu mùa ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Tác giả đã xác
định ngày bắt đầu GMMH trên cơ sở phân tích số liệu gió, tính ổn định, liên tục và độ
dày của lớp gió lệch tây. Kết quả cho thấy: Có thể sử dụng gió mực 850 hPa để nghiên
cứu ngày bắt đầu GMMH trên khu vực này. Gió tây nam trên vùng đông nam vịnh
Bengal ngoài khơi của Ấn Độ thƣờng hình thành và phát triển sớm hơn vùng phía
Nam Việt Nam khoảng trên 10 ngày. Đặc biệt, sự hình thành các nhiễu động trên vùng
Bengal hay hoạt động của dải thấp xích đạo thƣờng kéo theo những đợt gió mùa bộc
phát. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu về gió và mƣa cho
thời kỳ bắt đầu mùa mƣa cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn [6].
Nguyễn Thị Hiền Thuận (2006) sử dụng số liệu quan trắc mƣa ngày kết hợp với
số liệu của các trung tâm quốc tế khác nhau bao gồm: Số liệu mƣa CMAP, OLR của
NOAA, khí áp mực biển và gió mực 850 hPa của NCEP/NCAR với độ phân giải 2,5o
x 2,5o để nghiên cứu về hoạt động của GMMH trên khu vực Nam Bộ. Trên cơ sở tính
toán pentad của các đặc trƣng trung bình khu vực Nam Bộ, tác giả chỉ ra rằng: OLR có
diễn biến ngƣợc với lƣợng mƣa và U850 hPa. Ngoài ra, tác giả cho thấy: Nếu lấy
17


×