Câu 1/ Trình bày khái niệm về kỹ thuật đất đai xây dựng đô thị và nêu những biện pháp chung và
riêng biệt của công tác này
Trả lời:
Khái niệm:Những biện pháp kỹ thuật về sử dụng và cải tạo điều kiện tự nhiên vào mục đích quy
hoạch, xây dựng cho đô thị được gọi là chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị.
Mục tiêu: Làm tốt hơn điều kiện tự nhiên và tạo môi trường sống tốt nhất,đó là môi trường nhân
tạo lý tưởng, hoà hợp với tự nhiên
Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật chun: Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị
Quy hoạch chiều cao nền khu đất xây dựng - T h o á t n ư ớ c m ặ t
Những biện pháp chuẩn bị kỹ thuật riêng biệt : H ạ m ự c n ư ớ c n g ầ m -Bảo vệ khu đất
xây dựng khỏi bị ngập lụt-Gia cố, hoàn thiện dải bờ sông, bờ hồ, các mái dốc, các sân bãi-Những biện
pháp CBKT đặc biệt khác (gồm đề phòng và chống các hiện tượng đất trượt, mương xói, hốc ngầm,
dòng bùn đá, động đất)
Câu 2/ Trình bày nhiệm vụ của công tác chuẩn bị kĩ thuật đất đai xây dựng đô thị trong đồ án quy
hoạch vùng
- Phân tích đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất: động đất, sụt lún,trượt, xói lở, cảnh báo các
vùng cấp và hạn chế xây dựng
- Các giải pháp về phòng chống và xử lý các tai biến địa chất, ngập lụt;
- Xác định lưu vực, hướng thoát nước chính;-Cập nhật quy hoạch thủy lợi của vùng nghiên cứu (vị
trí các hồ lớn, các công trình tiêu úng, các tuyến đê phòng lũ);
- Xác định cốt xây dựng và chỉ tiêu thoát nước mưa cho các điểm đô thị trong vùng nghiên cứu.
Câu 3/ Trình bày nhiệm vụ của công tác chuẩn bị kĩ thuật đất đai xây dựng đô thị trong đồ án quy
hoạch chung xây dựng đô thị
-Đánh giá tổng hợp đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên, các yếu tố kỹ thuật và kinh tế –xã hội có
liên quan: gồm các loại đất thuận lợi, ít thuậnlợi và không thuận lợi cho xây dựng và tỷ lệ của các loại
đất đó;
-Đề xuất các giải pháp phòng chống tai biến địa chất: ngập úng, sạt lở..
.-Xác định cao độ khống chế xây dựng cho đô thị, từng khu vực và các trục chính đô thị
- Xác định khối lượng đào, đắp của khu vực đào hoặc đắp;
-Phương án thoát nước mưa, hướng thoát nước chính, miệng xả,kích thước cống chính;
Câu 4/ Trình bày vai trò của công tác lựa chọn đất đai xây dựng đô thị và nêu các yếu tố tự nhiên có
ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây dựng đô thị
1. Vai trò của công tác chuẩn bị kĩ thuật trong quy hoạch xây dựng đô thị
Là một trong những nhiệm vụ của hoạt động xây dựng. Mục đích làm tốt hơn điều kiện tự nhiên,
tạo môi trường sống tốt nhất và hòa hợp với điều kiện tự nhiên.
Quy hoạch không gian và cảnh quan đô thị một cách hiệu quả nhất. Là cơ sở quan trọng để lựa
chọn đất xây dựng, xác định cơ cấu chức năng của đô thị và định hướng các giải pháp kỹ thuật xây dựng.
Cơ sở cho việc phát triển bền vững.
Đảm bảo an toàn cho hoạt động của đô thị. Mang lại hiệu quả cao trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, công trình đô thị và sử dụng quỹ đất vào mục đích xây dựng
2. Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây dựng đô thị
Điều kiện khí hậu
Điều kiện địa hình
Điều kiện thủy văn
Quy hoạch xây dựng đô thị quan tâm đến những đặc trưng cơ bản:
Đặc trưng khả năng chứa nước:
Đặc trưng địa chất bờ và đáy sông ngòi, ao hồ
Đặc trưng dòng chảy của hệ thống thủy văn
Đặc trưng thủy triều
Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn
Yếu tố địa chất công trình
Yếu tố địa chất thủy văn
Câu 5/ Trình bày các nguyên tắc khi lựa chọn đất đai xây dựng
Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị cần phải bảo đảm các yêu cầu sau :
a)Địa hình thuận lợi cho xây dựng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có độ dốc thích hợp, thông
thường từ 5- 10%, ở miền núi có thể cao hơn nhưng không quá 30%
b)Địa chất thủy văn tốt, có khả năng cung cấp đầy đủ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
c) Địa chất công trình bảo đảm để xây dựng các công trình cao tầng ít phí tổn gia cố nền móng. Đất
không có hiện tượng trượt, hố ngầm, động đất, núi lửa.
d) Khu đất xây dựng có điều kiện tự nhiên tốt, có khí hậu trong lành thuận lợi cho việc tổ chức sản
xuất và đời sống, chế độ mưa gió ôn hoà.
e) Vị trí khu đất xây dựng đô thị có liên hệ thuận tiện với hệ thống đường giao thông, đường ống kĩ
thuật điện nước, hơi đốt của quốc gia hay vùng.
0 Đất xây dựng đô thị cố gắng không chiếm dụng hoặc hạn chế chiếm dụng đất đai canh tác, đất sản xuất
nông nghiệp và tránh các khu vực có các tài nguyên khoáng sản, khu nguồn nưởc, khu khai quật di tích cổ,
các di tích lịch sử và các di sản văn ho á khác.
g) Nên chọn vị trí hiện có của điểm dân cư để cải tạo và mở rộng, hạn chế lựa chọn chỗ đất hoàn toàn
mới thiếu các trang thiết bị kĩ thuật đô thị. Phải đảm bảo đầy đủ điều kiện phát triển và mở rộng của đô thị
trong tương lai.
Câu 6/ Trình bày các yêu cầu về phân loại đất đai xây dựng và đặc điểm của các loại đất đai nêu
trên
Trình tự đánh giá đất đai xây dựng được tiến hành theo hai bước: Đầu tiên sẽ đánh giá đất đai xây
dựng theo từng yếu tố tự nhiên, sau đó sẽ đánh giá tổng hợp tất cả các yếu tố.
Đánh giá theo độ dốc địa hình:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công cộng: i=0,004 – 0.1. Đối với
xây dựng khu công nghiệp: i=0,004 – 0,03
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công cộng: i<0,004 và i=0,1 – 0,2
(0,3 vùng núi). Đối với xây dựng khu công nghiệp: i<0,004 và i=0,03 – 0,1 (vùng núi).
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công cộng: i>0,2 (0,3 vùng
núi). Đối với xây dựng khu công nghiệp: i>0,1.
Đánh giá theo yếu tố địa chất công trình:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công cộng và khu công nghiệp khi
cường độ chịu nén của đất R>1,5 KG/cm2.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Đối với xây dựng nhà ở và công trình công cộng và khu công nghiệp khi
cường độ chịu nén của đất R = 1,0KG/cm2 – 1,5KG/cm2.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng: Khi cường độ chịu nén của đất R<1,0KG/cm2 đối với xây dựng nhà
ở, công trình công cộng và khu công nghiệp.
Đánh giá theo yếu tố địa chất thủy văn: Đánh giá theo yếu tố nước ngầm.
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Khi mực nước ngầm dưới 1,5m kể từ mặt đất. Thành phần hóa học nước
ngầm không ăn mòn bê tông đối với việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình công cộng và khu
công nghiệp.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Khi độ sâu mực nước ngầm từ 0,5m – 1,5m. Thành phần hóa học nước
ngầm ăn mòn bê tông đối với việc xây dựng các công trình.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng: Khi mực nước ngầm từ mặt đất đến 0,5m. Thành phần hóa học nước
ngầm ăn mòn bê tông đối với việc xây dựng các công trình.
Đánh giá theo yếu tố thủy văn: Đánh giá khả năng ngập lụt.
+ Đất thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Tần suất 1% (100 năm xảy ra một lần) mà khu đất không bị ngập
lụt.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Tần suất 4% khu vực không bị ngập lụt. Khi có lũ tần suất 1%
không bị ngập quá 1,0 m.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Tần suất 1% bị ngập trên 1,0 m, khi có lũ tần suất 4% ngập
trên 0,5 m.
Đánh giá theo yếu tố địa chất đặc biệt:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Không có hiện tượng sụt lở, khe vực và hang động (castơ) đối với việc xây
dựng nhà ở, công trình công cộng và công nghiệp.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Có hiện tượng sụt lở, khe vực nhưng có khả năng xử lý đơn giản.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Có hiện tượng sụt lở, hình thành khe vực, hang động, xử lý
phức tạp.
Đánh giá theo yếu tố khí hậu:
+ Đất thuận lợi cho xây dựng: Có chế độ nhiệt, ẩm, mưa, nắng, gió không bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Đất ít thuận lợi cho xây dựng: Có chế độ nhiệt, ẩm, mưa, nắng, gió ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sức
khỏe nhưng không thường xuyên.
+ Đất không thuận lợi cho xây dựng khi có lũ: Có chế độ nhiệt, ẩm, mưa, nắng, gió ảnh hưởng lớn và gần
như thường xuyên hàng năm đến sản xuất và sức khỏ
Câu 7/ Trình bày nguyên tắc, ưu nhược điểm và quy trình thực hiện phương pháp lựa chọn “ coi
yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng khác nhau đến xây dựng đô thị”
Có hai phương pháp đánh giá: Phương pháp coi các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng như nhau đến xây dựng
đô thị và phương pháp coi yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng khác nhau đến xây dựng đô thị.
Phương pháp 1: Coi các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng như nhau đến xây dựng đô thị
Phương pháp 2: Coi các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng khác nhau đến xây dựng đô thị
Nguyên tắc:
Đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể quy hoạch, xếp mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố tự nhiên, có
thể xếp thứ tự từ yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất cho đến yếu tố ảnh hưởng ít nhất.
Thực hiện:
Xếp thứ tự ưu tiên về ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến xây dựng đô thị. Lập các bản đồ đánh giá đất đai
riêng rẽ cho từng yếu tố tự nhiên theo các tiêu chí đã định trước. Các bản đồ này lập giống phương pháp 1.
Gắn cho mỗi bản đồ một hệ số ( gọi là trọng số) tùy theo mức độ ảnh hưởng.
Chồng lớp các bản đồ.
Chọn và khoanh vùng có tính tới trọng số. Sau đó chừa ra vùng không được phép xây dựng
Ưu điểm:
Nêu bật được các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch đô thị.
Không hạn chế số lớp bản đồ.
Nhược điểm:
Tốn kém thời gian và kết quả đánh giá phụ thuộc vào chuyên môn nhà
quy hoạch khi chọn trọng số cho các lớp yếu tố.
8. Trình bày nguyên tắc san nền theo cở sở pháp lý tại Việt Nam
Theo TCVN 4447:2012 CÔNG TÁC ĐẤT - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
- San mặt bằng
+ Chỉ bắt đầu tiến hành san mặt bằng công trình công nghiệp, khu dân cư và những mặt bằng đặc
biệt (sân bóng đá, mặt bằng nhà ga, sân bay...), khi đã có thiết kế san nền, đã cân đối khối lượng đào đắp
và đã có thiết kế của tất cả những công trình ngầm trong phạm vi san nền.
+ Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không
để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.
+ Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, bề dầy mỗi lớp đất rải để đầm và số lần đầm cho mỗi lớp phụ
thuộc vào loại máy đầm sử dụng hệ số đầm và loại đất đắp.
Nên rải đất có độ dốc 0,005 theo chiều thoát nước.
Khi đắp đất không đầm nện phải tính tới chiều cao phòng lún. Tỉ lệ chiều cao phòng lún tính theo phần
trăm và phải xác định theo Bảng 8 và 3.5.4.
+ Đối với trường hợp san mặt bằng sai lệch so với cao trình thiết kế (đào chưa tới hoặc đào vượt
quá cao trình thiết kế) ở phần đào đất cho phép như sau:
- Đối với đất mềm: 0,05 m khi thi công thủ công và 0,10 m khi thi công cơ giới;
- Đối với đất cứng: + 0,1 và - 0,2 m. Những chỗ đào vượt quá cao trình thiết kế phải được lấp
phẳng bằng đá hỗn hợp.
+ Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải lớp đá hỗn hợp lên trên gạt phẳng, đầm chặt và bảo
đảm độ dốc thiết kế.
+ Đối với phần đào, phải san mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng những công trình ngầm. Riêng
đối với phần đắp thì chỉ tiến hành đắp sau khi xây dựng xong các công trình ngầm trong phạm vi phần đắp
9. Đặc điểm của 3 Loại địa hình miền núi, trung du, đồng bằng:
Địa hình tự nhiên chia làm 3 loại: đồng băng, trung du, đồi núi
* Đặc trưng của địa hình đông bằng là độ dốc bề mặt thường rất nhỏ (id< 0,4%), độ chênh cao
giữa chỗ cao và chỗ thấp nhỏ nên loại địa hình này không có gò đồi và ương xói. Vì đọ dốc mặt đất rất
nhỏ nên việc thoát nước gặp nhiều khó khăn và hay bị ngập úng, do vậy mà ở vùng này thường có mực
nước ngầm nằm gần mặt đất. Đối với loại địa hình này muốn đáp ứng yêu cầu xây dựng phải cải tạo độ
đốc địa hình để mặt nước tự chảy tốt đồng thời phải hạ mực nước ngầm.
* Đặc trưng của địa hình trung du là chênh lệch cao độ giưa chỗ cáo và chỗ thấp rõ rệt, có các
đường phân lưu, thung lũng và những gò đồi, mương xói không lớn lắm. Độ dốc mặt đất tương đố lớn
(id<10%). Loại địa hình này không gây khó khăn lớn trong xây dựng. Ở loại đạ hình này việc tổ chức thoát
nước mưa trên nguyên tắc tự chảy rất thuận tiện. Tuy vậy, khối lượng công tác đất lớn hơn khi xây dựng ở
vùng bằng phẳng và phải tổ chức mái dốc hoặc tường chắn để nối tiếp giữa các thềm đất xây dựng với
nhau.
* Đặc trưng của địa hình đồi núi có độ dốc lớn (id>10%) thường có mương xói và thung lũng sâu.
Do đó, sử dụng loại địa hình này để tổ chức mặt bằng quy hoạch đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn. Để khai
thác hợp lý loại địa hình này, cần phải có nhứng giải pháp bố trí công trình kiến trúc thật hợp lý như chọn
nhà có chiều dài nhỏ bố trí từng nhóm nhà trên những cấp nền khác nhau để giảm bớt khối lượng san lắp
khi xây dựng và có giải pháp thoát nước mua phù hợp
10. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP MẶT CẮT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG
ĐỒNG MỨC
Phương pháp mặt cắt
- Thiết kế cho khu đất có địa hình phức tạp
hoặc các khu đất có chiều dài lớn chạy
thành dãy như đường ô tô, đường sắt, tuyến
kênh mương, đê, kè và thường dùng để hiết
kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật
- Phương pháp dùng để lập các mặt cắt tự
nhiên hiện trạng của khu đất. Các mặt cắt
thường được đặt song song hoặc vuông góc
với trục công trình. Có 2 loại mặt cắt: mặt
cắt dọc và mặt cắt ngang bố trí vuông góc
với nhau.
- Việc so sánh khối lượng công tác đất để
chọn phương án hợp lý chỉ biết được sau khi
đã hoàn thành toàn bộ thiết kế
=> chỉ dùng khi địa hình đơn giản, khu vực
xây dựng chạy thành dải hẹp.
Phương pháp đường đồng mức
- Thiết kế quy hoạch chiều cao cho các đối
tượng đất khác nhau như khu nhà ở, tiểu
khu, khu công nghiệp hoặc khi giải quyết
các bộ phận của đường phố, quảng trường.
- Trên mặt bằng khu đất có đường đồng mức
hoặc cao độ tự nhiên ta vạch ra những
đường đồng mức thiết kế dựa trên độ dốc
dọc cho phép, đảm bảo yêu cầu bố trí kiến
trúc và thoát nước mưa
- Thiết kế đơn giản, để thực hiện, các ý đồ
thiết kế được thể hiện chỉ trên 1 bản vẽ
=> được sử dụng rộng rãi.