Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hãy phân tích các tố chất và kĩ năng của người lãnh đạo mà bạn cho là thành công, có thể là lãnh đạo trực tiếp của bạn hoặc người mà bạn biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.82 KB, 7 trang )

“Hãy phân tích các tố chất và kĩ năng của người lãnh đạo mà bạn cho là thành
công, có thể là lãnh đạo trực tiếp của bạn hoặc người mà bạn biết?”
BÀI LÀM
Không phải ai cũng tự nhiên trở thành một nhà lãnh đạo. Một người lãnh đạo
thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải trau dồi những
kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh
hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh
nghiệp. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho
mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Theo tôi một nhà lãnh đạo
thành công cần có những tố chất và kĩ năng sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao: Khi gặp khó khăn, thất bại một Nhà lãnh
đạo sẽ luôn tìm cách đương đầu với thử thách mà không hề trốn tránh, họ sẵn sàng
đứng ra nhận trách nhiệm để cùng tìm hướng khắc phục chứ không phải đổ lỗi cho
nhân viên hay tìm cách gạt lỗi cho những người cùng cấp.
- Có Một cái đầu “nhanh nhạy”: là một nhà lãnh đạo luôn có chỉ số IQ (chỉ
số thông minh) và EQ (chỉ số minh cảm) hơn hẳn nhân viên cấp dưới. IQ có thể cho
biết “kho” hiểu biết của lãnh đạo về các kiến thức khoa học, kiến thức về quản trị
doanh nghiệp. Lãnh đạo phải giỏi thì mới có thể chỉ dẫn được cho nhân viên, nói
nhân viên mới nghe mới phục. Không nhân viên nào lại muốn làm việc với một
lãnh

đạo

kém

hơn

mình.

Bên cạnh chỉ số IQ, nhà lãnh đạo thời nay còn phải có chỉ số cảm xúc EQ cao. Lãnh
đạo luôn cần có cảm nhận về thái độ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của nhân


viên và những người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng. Người lãnh
đạo phải có sự tinh tế để nhận ra ưu và nhược điểm của nhân viên, để tìm cách phát
huy thế mạnh và khắc phục điểm hạn chế của từng người, điểm mạnh của người này
có thể là nhược điểm của người kia, một người lãnh đạo tinh tế sẽ biết cách kết hợp
họ với nhau để phát huy sức mạnh toàn diện. Người có Chỉ số cảm xúc EQ cao tức
là người có khả năng phán đoán, tư duy chiến lược một cách khoa học và logic, có
1


khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao và có bản
lĩnh, dám làm dám chịu, có khả năng ứng phó với mọi thử thách.
-Tự tin
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông
thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã
từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn
kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có. Bên cạnh đó, cho dù không có
những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì họ cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều
đó từ những người khác.
-Kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu
với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người
đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì
thôi.
-Biết chấp nhận mạo hiểm
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy
nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình
rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua
rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là
quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự

chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay
không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và
công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí,
sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và
gia đình bạn.
-Khả năng thích nghi
2


Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì
nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết
thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật
những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong
công việc của mình.
- Kiên định, quyết đoán: Lãnh đạo luôn là người phải đối mặt với những
khó khăn, luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết các khó khăn đó.
Vì vậy một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng, dứt khoát
trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng
bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa, cần phải cân nhắc đến những ý kiến của
người khác bởi đôi khi quyết định của bạn chưa hẳn đã hoàn hảo.
- Có nhiều kinh nghiệm: Không người nào lại có nhiều kinh nghiệm nhờ sự
trải nghiệm từ thực tế bản thân như một nhà lãnh đạo. Con đường từ một người bình
thường để trở thành một Nhà lãnh đạo không phải dễ dàng, không đơn giản cứ có
nhiều tiền, nhiều bằng cấp học vị cao hoặc “sống lâu lên lão làng" là có thế trở
thành một Nhà lãnh đạo. Một Nhà lãnh đạo đã phải không ngừng cố gắng học hỏi
và trải nghiệm từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn
giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công…Từng kinh nghiệm được các nhà
lãnh đạo phân tích và đúc kết thành giá trị tri thức của một nhà lãnh đạo chuyên

nghiệp. Họ đã biến những suy nghĩ, hành động, sự trải nghiệm tích cực thành những
hành động tích cực trong vai trò là người thuyền trưởng dẫn đường.
- Thái độ sống và làm việc tích cực: Một nhà lãnh đạo không những giỏi về
chiến lược, quản trị, kinh doanh tốt mà còn có thái độ sống tích cực, có ích cho
cộng đồng và có trách nhiệm với xã hội. Họ kinh doanh vì triết lý “mục đích cao cả
nhất của kinh doanh không nằm ở việc tích lũy tài sản mà là ở việc tạo ra lợi ích cho
tất cả mọi người”.
- Biết dùng người và biết cách giữ chân nhân tài
Trên thực tế, có rất ít nhà lãnh đạo sở hữu được mọi kỹ năng để là bậc thầy trong tổ
chức. Để khắc phục những sở đoản của mình, một nhà lãnh đạo thông minh thường
có bên mình một nhóm chuyên gia kinh nghiệm, đáng tin, một đội ngũ trợ giúp hiệu
quả và tài năng để giúp họ trên con đường tiến tới thành công. Đội ngũ này sẽ tư
3


vấn cho họ trong các thời điểm bất ổn, trợ giúp họ trong các thời điểm khó khăn và
chúc mừng họ khi thành công.
Đội ngũ trợ giúp và hỗ trợ sẽ tạo thêm cho họ sự quyết tâm, đưa ra cho mình
những lời khuyên bổ ích, và các điều chỉnh khi cần thiết. Thành công của bản thân
họ mà còn có sự đóng góp của đội ngũ trợ giúp trung thành với họ. Họ biết rõ rằng
chìa khóa thành công của tổ chức là trao quyền lãnh đạo cho tất cả các cấp. Là một
lãnh đạo được tin cậy, họ không chỉ khơi dậy niềm cảm hứng cho những người
xung quanh mà còn trao quyền cho các cá nhân để từng bước tham gia vào con
đường lãnh đạo.
Ngoài tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp
chính là người biết sử dụng và giữ chân nhân tài.
- Có kĩ năng Phong phú: Lãnh đạo là người hiểu rõ hơn ai hết tầm quan
trọng của những kỹ năng mềm.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các
mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao

tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói,
ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng
ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao
tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự
đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng
tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại
phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành
và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực
tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ
không phải là điều kiện đủ để nhà lãnh đạo có thể giữ một nhân viên tốt.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và
bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ.
Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng
nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có
vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp
tình hợp lý.
4


Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà lãnh đạo là người ra quyết định và toàn bộ bộ
máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của Nhà lãnh
đạo ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có
thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan
trọng để đảm bảo cho Nhà lãnh đạo có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng
toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được
hoàn thành, Nhà lãnh đạo phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp
dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người lãnh đạo
sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các
quyết định trong quyền hạn của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến

hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn
đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ tiến hành
quá trình này một cách khéo léo và hiệu quả.
* Tuy nhiên nếu bạn là một nhà lãnh đạo và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ
các kỹ năng cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những
chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một nhà
lãnh đạo thành một người học việc.
Cần phải Tích cực học hỏi: Tham gia các khóa đào tạo hoặc các buổi hội
thảo ở các tổ chức hoặc các trường Đại học. Những khóa học này có thể giúp bạn
tăng cường khả năng lãnh đạo. Nó cũng không nhất thiết là phải liên quan đến IT
hay các vấn đề kỹ thuật, mà nó tốt nhất là liên quan đến kỹ năng mềm. Đó là kỹ
năng cần thiết nhất để trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Cân nhắc đến những
chủ đề liên quan như quản lý dự án, giao tiếp, diễn thuyết, nên tìm và học những
lĩnh vực liên quan như thế này.
Cũng nên cho Sếp bạn biết bạn đang theo đuổi những hoạt động gì, bạn có thể nhận
được những trợ cấp về tài chính từ công ty cho các hoạt động học tập đó. Và người
giám sát của bạn cũng có thể cho phép bạn có thời gian tham gia các khóa đào tạo
trong hoặc ngoài công ty mà có thể giúp ích cho công việc của bạn. Sự nỗ lực của
bạn cho thấy bạn đang nghiêm túc trong những công việc mình đang làm.
Tích cực làm việc: Thay vì đơn giản chỉ làm những gì bạn được chỉ định,
5


bạn nên xung phong làm những công việc mới. Nó sẽ chứng tỏ sự nhiệt tình của bạn
để mở mang hiểu biết về những lĩnh vực và những vị trí mới và nó cũng sẽ mang lại
nhiều kinh nghiệm quý giá cho bạn. Bí quyết thành công là bắt đầu làm những việc
nhỏ thật tốt để đảm bảo rằng bạn có thể đảm nhiệm tốt những vai trò mới.
Có một cách rất hay đó là bạn chứng tỏ cho quản lý của bạn thấy rằng bạn có thể
làm các công việc ngoài nội dung công việc của mình. Các cơ hội cũng có thể tìm
thấy bên ngoài môi trường làm việc của bạn. Nếu bạn làm việc trong nghành khoa

học máy tính hay các tổ chức tin học, hay các tổ chức phi lợi nhuận….đó là những
nơi bạn có thể phát triển khả năng lãnh đạo của mình.
Luôn luôn trau dồi năng lực
Trong một nền kinh tế cạnh tranh, năng lực lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan
trọng bên cạnh những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Một nhà
lãnh đạo chuyên nghiệp phải là người được các cổ đông và toàn thể nhân viên nhìn
nhận như một chuyên gia, một bậc thầy trong nghệ thuật lãnh đạo. Chỉ khi những
người sát cánh cùng bạn tin tưởng tuyệt đối vào bạn thì cấp dưới mới xem trọng,
ngưỡng mộ theo.
Do đó, để đạt được sự chuyên nghiệp đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tự học hỏi, trang bị
thêm cho mình kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc.
Luôn luôn lắng nghe
Không phải ngẫu nhiên tạo hóa ban tặng cho con người 2 cái tai nhưng chỉ có 1 cái
miệng bởi người muốn mỗi người lắng nghe nhiều hơn là nói. Đối với một nhà lãnh
đạo chuyên nghiệp, sự lắng nghe phải là trước hết sau đó mới tìm cách truyền đạt và
lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo sẽ không chân chính và chuyên nghiệp nếu chỉ lắng nghe từ một phía,
chỉ thích nghe những điều “xuôi tai” còn tỏ ra khó chịu và bỏ qua những góp ý từ
cấp dưới. Một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp phải là người biết lắng nghe ý kiến từ
nhiều phía và từ nhiều người khác nhau. Sẽ thật là khinh suất nếu nhà lãnh đạo chỉ
lắng nghe những người có cùng quan điểm cùng cấp vị bởi vì ngay cả lời nói của
đứa trẻ cũng có thể cho người lớn những bài học thú vị. Chỉ một khi được lắng
nghe, nhân viên sẽ thấy họ được tôn trọng và như thế nhà lãnh đạo đã khơi dậy
được tinh thần làm việc cống hiến và hăng say từ họ.
6


Tóm lại, để trở nên người lãnh đạo thành công , chúng ta cần xác định được
công việc của một người lãnh đạo phải làm, phát triển những tố chất và kĩ năng cần
thiết để cùng và thông qua nhân viên đạt được các mục tiêu của tổ chức.


7



×