Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hiện tượng nói tục chửi thề và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.14 KB, 2 trang )

Nói tục, chửi bậy không phải là một hiện tượng mới nhưng dường như chưa bao giờ giới trẻ lại nói tục, chửi
bậy nhiều như hiện nay. Nó dường như trở thành một thứ trào lưu và nghiễm nhiên được "lưu hành" lây lan
như một thứ dịch bệnh trước sự thờ ơ của người lớn.
Đua nhau lên Facebook chửi cha mẹ thậm tệ Trên mạng xã hội, nơi giới trẻ vẫn “sinh hoạt” hàng ngày, những
lời lẽ tục tĩu, bậy bạ xuất hiện với tần suất chóng mặt. Liên tục những hình ảnh giới trẻ dùng Facebook chửi
các bậc sinh thành một cách phũ phàng thời gian gần đây gây phẫn nộ trong dư luận, đặt dấu chấm hỏi điều
gì đang xảy ra trong xã hội chúng ta đang sinh sống?. Việc một bộ phận giới trẻ thường hay đăng tải những
đoạn bức xúc về cha mẹ mình lên facebook không phải hiếm. Tuy nhiên đáng lẽ phải bị lên án và ngăn chặn
thì dường như điều này lại đang đi theo hướng ngược lại. Càng ngày càng có thêm nhiều những lời xúc phạm
nặng nề bố mẹ đẻ của giới trẻ Việt được công khai. Và người xem thì hết ngạc nhiên đến phẫn nộ rồi cũng chỉ
biết “bó tay” với suy nghĩ sai lệch của chủ nhân những phát ngôn như vậy.
Ngoài xã hội, về nhà hay trên giảng đường…, những lời nói tục tĩu được phát ra một cách tự nhiên mà không
hề ngượng ngùng. Người trẻ nói năng thiếu văn hóa một cách vô tư, ở bất cứ nơi đâu và đáng lo ngại hơn, đó
còn là cách mà không ít bạn trẻ sử dụng để “chứng tỏ” bản thân.

Làm thế nào để ngăn chặn?
Những tiêu chuẩn về sự trong sáng của tiếng Việt đang bị giới trẻ xô lệch một cách không thương tiếc trong
một thời gian dài. Khi mà nói tục, chủi bậy đã trở thành thói quen thì việc loại bỏ nó ra khỏi đời sống hàng
ngày cần có những biện pháp triệt để và lâu dài. Liệu giải pháp nào mới có thể “nhổ rễ” những thói quen xấu
xí này ra khỏi đời sống của giới trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung? Văn hóa ứng xử xuống cấp trầm trọng
là thực trạng đáng báo động, khi mà một bộ phận người trẻ hiện nay đang có những hành vi “lệch chuẩn”.
Thay đổi thói quen, sở thích của một người không phải là chuyện làm được trong ngày một ngày hai. Để làm
được điều đó, cần phải tác động trực tiếp đến giới trẻ qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để họ
thẳng thắn nhìn nhận cách ứng xử của bản thân, từ đó thể hiện văn hóa giao tiếp ứng xử phù hợp với chuẩn
mực của xã hội. Đồng thời, những bậc làm cha làm mẹ cần phải nghiêm khắc phê phán, nhắc nhở từng lời ăn,
tiếng nói của con em để trở thành tấm gương cho con cái noi theo. Theo nhiều chuyên gia tâm lý thì nguyên
do xuất phát từ sự thiếu quan tâm của cha mẹ, gia đình và người thân. Họ phó mặc toàn bộ con cái cho nhà
trường. Cha mẹ có quá nhiều áp lực công việc, quá bận rộn không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc,
giáo dục con cái như trước đây. Cũng bởi thế, con cái có nhiều thời gian tự do hơn, tự do tiếp nhận thông tin
và tự do làm theo ý mình hơn mà không có người hướng dẫn, định hướng. Hơn nữa, do cách sinh hoạt của
mỗi gia đình, có nhiều gia đình biết con mình như vậy nhưng lại không chỉ bảo đến nơi đến chốn. Thậm chí


trong nhiều gia đình, chính bố mẹ cũng vận dụng ngôn từ đậm tính "văn hóa" chửi thề nên trẻ mất nhiễm tính
chửi thề từ nhỏ.

Cũng phải nhìn nhận một thực tế là các nhà trường hiện nay vẫn nghiêng nhiều hơn về dạy kiến thức mà chưa
chú trọng nhiều đến việc điều chỉnh hành vi, lối sống của học sinh. "Chửi nhiều thành quen", lâu dần nhiều
bạn hình thành thói quen cứ mở miệng ra là nói tục, chửi thề. Một khi đã là thói quen, thậm chí đã trở thành
"văn hóa" chửi thề trong ứng xử, giao tiếp thì rất khó để thay đổi. Sẽ đi về đâu nếu ngay từ bây giơ các bạn
trẻ không điều chỉnh và xây dựng lại cho mình một thói quen giao tiếp văn minh và lịch sự. Trước hết, người
lớn cần sự gương mẫu, nghiêm cẩn trong lời ăn tiếng nói của mình, để làm gương cho lớp trẻ nhìn vào đó tự
điều chỉnh mình. Văng tục chửi thề đang trở thành thói quen hàng ngày, thậm chí là từ cửa miệng của nhiều
bạn trẻ. Căn bệnh nói tục chửi bậy ngày càng phổ biến và có tốc độ lây lan chóng mặ trong giới trẻ hiện nay.
Vấn đề là việc mọi người đang dễ dàng chấp nhận, thông cảm và dần cho nó như một điều đương nhiên, là
phương pháp để giải tỏa căng thẳng, giảm stress. Mặc dù nhiều nhà trường đã quy định tuyệt đối cấm học


sinh nói bậy chửi thề, nhưng trên thực tế rất khó tìm một trường nào không có học sinh chửi thề. Bị điểm
kém, chửi thề. Bị cô giáo phê bình, chửi thề. Vui mừng vì một lý do nào đấy cũng chửi thề. Chưa bước ra
khỏi trường các bạn đã văng tục, chửi thề. Không chỉ có nam sinh nói bậy, mà ngày nay mức độ văng tục,
chửi thề của các bạn nữ sinh cũng đang ở mức báo động.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cho rằng, chửi
bậy mới là người lớn. Thêm vào đó, cũng có tác động rất lớn từ những người xung quanh hay nói tục chửi
thề, môi trường bè bạn, nhà trường, gia đình. Tác hại của việc nói tục, chửi bậy không chỉ dừng lại ở đấy, nó
có thể tạo ra những cuộc cãi vã, xô xát nhau, đánh nhau hoặc tệ hơn nữa có thể gây ra án mạng chỉ vì những
lời nói thiếu văn hoá dẫn đến hiểu lầm nhau. Bực dọc một chuyện bất kỳ: Chửi. Bị điểm kém: Chửi.
Biện pháp để ngăn chặn “bệnh” nói tục chửi bậy được đem ra bàn luận khá nhiều, tuy nhiên vấn đề cốt yếu
xuất phát từ nhận thức của mỗi người, khi mà căn bệnh nói tục chửi bậy ngày càng phổ biến và có tốc độ lây
lan chóng mặ trong giới trẻ hiện nay. Bởi vậy, người dùng mạng chính là người sáng suốt nhất, lựa chọn sử
dụng mạng xã hội phù hợp nhất với bản thân để không bị “nhiễm” những từ ngữ dung tục, phản cảm đang
tràn lan trên mạng.
Chửi bới, lăng mạ nhau trên mạng xã hội có thể bị xử phạt

Điều 10, Nghị định 73/2010/NĐ-CP quy định về xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an
toàn xã hội có quy định việc xử phạt từ từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có “lời nói hoặc cử
chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng”. Tuy nhiên, thực tế chưa có ai bị xử phạt và cũng chưa
có quy định cụ thể nào nhằm ngăn chặn vấn đề này.



×