Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Giao trinh CNDe goi so laodong 20180606032402175170

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 119 trang )

0

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP NAM BỘ

GIÁO TRÌNH
NGHỀ: CHĂN NUÔI DÊ
Trình độ: Nghề ngắn hạn


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


1
LỜI GIỚI THIỆU
Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê và sữa dê. Đồng thời chăn
nuôi dê vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng
được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Dê là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại
thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp,
nhưng giá thành sản phẩm lại cao, vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản.
Giáo trình nuôi dê là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo
viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn.
Nội dung giáo trình chăn nuôi dê gồm có 2 môđun:
Môđun 01: Kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng
Bài 1: Đặc điểm sinh học
Bài 2: Chọn giống và nhân giống
Bài 3: Xây dựng chuồng trại


Bài 4: Thức ăn và kỹ thuật chế biến
Bài 5: Chăm sóc - nuôi dưỡng
Môđun 02: Phòng trị các bệnh thường gặp
Bài 7: Cách dùng một số loại thuốc thông thường
Bài 8: Phòng và trị các bệnh thường gặp
Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm và phù
hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song còn nhiều hạn chế
và thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp và của bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Bùi Thị Kim Dung- Chủ biên
2. Võ Phong Vũ Anh Tuấn
3. Nguyễn Thị Yến Mai


2
MỤC LỤC
ĐỀ

MỤC

TRANG
LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................2
MÔ ĐUN 01...............................................................................................................5
KỸ THUẬT CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG............................................................5
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC..................................................................................5
A. Nội dung................................................................................................................5
1.1. Đặc điểm tiêu hóa............................................................................................5

1.1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa...........................................................................5
1.1.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn........................................................................8
1.2. Đặc điểm sinh dục.........................................................................................11
1.2.1. Hoạt động sinh dục của dê đực..............................................................11
1.3. Một số tập tính đặc trưng của dê...................................................................12
1.3.1. Tập tính ăn uống.....................................................................................12
1.3.2. Tập tính ngủ nghỉ...................................................................................12
1.3.3. Tập tính đàn............................................................................................12
1.3.4. Tập tính sinh dục....................................................................................13
1.3.5. Tập tính khác..........................................................................................13
B. Câu hỏi và bài tập................................................................................................13
1. Các câu hỏi :.....................................................................................................13
2. Các bài tập thực hành:......................................................................................14
C. Ghi nhớ :..............................................................................................................14
Bài 2: CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG.............................................................15
A. Nội dung..............................................................................................................15
2.1. Giới thiệu một số giống dê phổ biến.............................................................15
2.1.1. Các giống dê nội....................................................................................15
2.1.2. Các giống dê ngoại nhập........................................................................15
2.2. Chọn lọc và nhân giống dê............................................................................17
2.2.1. Chọn dê đực giống.................................................................................17
2.2.2. Chọn dê cái giống..................................................................................17
2.2.3. Nhân giống dê........................................................................................19
2.3. Theo dõi và quản lý dê giống........................................................................20
2.3.1. Đánh số hiệu dê......................................................................................20
2.3.2. Theo dõi cá thể.......................................................................................20
2.3.3. Quản lý phối giống.................................................................................21
2.4. Xem răng đoán tuổi dê..................................................................................22
B. Câu hỏi và bài tập................................................................................................22
C. Ghi nhớ :..............................................................................................................23

Bài 3: XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI.....................................................................24


3

A. Nội dung..............................................................................................................24
3.1. Mục đích và yêu cầu chuồng trại nuôi dê.....................................................24
3.1.1. Mục đích làm chuồng dê........................................................................24
3.1.2. Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi dê...................................................24
3.2. Chọn vị trí.....................................................................................................25
3.3. Hướng chuồng...............................................................................................25
3.4. Kiểu chuồng..................................................................................................25
3.4.1. Kiểu chuồng sàn chia ngăn....................................................................25
3.4.2. Kiểu chuồng sàn không chia ngăn.........................................................26
3.5. Diện tích chuồng nuôi, sân chơi....................................................................26
3.6. Dụng cụ thiêt bị chuồng nuôi dê...................................................................27
3.6.1. Nền chuồng............................................................................................27
3.6.2. Khung chuồng........................................................................................27
3.6.3. Mái chuồng.............................................................................................27
3.6.4. Thành chuồng.........................................................................................27
3.6.5. Cửa chuồng............................................................................................28
3.6.6. Sàn chuồng.............................................................................................28
3.6.7. Vách ngăn...............................................................................................28
3.6.8. Máng ăn..................................................................................................29
3.6.9. Máng uống.............................................................................................29
3.6.10. Cũi dê con............................................................................................30
3.6.11. Nơi vắt sữa...........................................................................................30
3.7. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chuồng nuôi....................................................30
3.7.1. Vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi...............................................30
3.7.2. Vệ sinh môi trường chuồng trại.............................................................31

B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên.......................................................31
C. Ghi nhớ :..............................................................................................................33
BÀI 4. THỨC ĂN VÀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN.....................................................34
A. Nội dung..............................................................................................................34
4.1. Các nguồn thức ăn thông dụng......................................................................34
4.1.1. Cây cỏ tự nhiên......................................................................................34
4.1.2. Phụ phẩm nông nghiệp...........................................................................34
4.1.3. Thức ăn củ quả.......................................................................................35
4.1.4. Thức ăn tinh...........................................................................................35
4.1.5. Phụ phẩm ngành chế biến......................................................................36
4.1.6. Thức ăn khoáng......................................................................................36
4.2. Trồng cây thức ăn..........................................................................................37
4.3. Chế biến và dự trữ thức ăn............................................................................38
4.4. Khẩu phần và chế độ cho ăn.........................................................................39
4.4.1. Yêu cầu chung của khẩu phần ăn...........................................................39
4.4.2. Phối hợp khẩu phần................................................................................39


4

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:..............................................................................41
C. Ghi nhớ :..............................................................................................................42
BÀI 5. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC................................................................43
A. Nội dung..............................................................................................................43
5.1. Nuôi dê cái sinh sản......................................................................................43
5.1.1. Phối giống cho dê cái.............................................................................43
5.1.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc dê cái hậu bị..................................................45
5.1.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc dê cái mang thai............................................46
5.1.4. Hộ lý và chăm sóc dê đẻ........................................................................49
5.2. Nuôi dê đực giống.........................................................................................53

5.2.1. Nuôi dưỡng dê đực giống.......................................................................53
5.2.2. Chăm sóc dê đực giống..........................................................................54
5.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc dê con...................................................................54
5.3.1. Nuôi dê con giai đoạn bú sữa.................................................................54
5.3.2. Cai sữa dê...............................................................................................56
5.3.3. Nuôi dê hậu bị sau cai sữa......................................................................57
5.4. Nuôi dê thịt....................................................................................................57
5.4.1. Chọn dê nuôi thịt....................................................................................57
5.4.2. Nuôi dưỡng chăm sóc dê sinh trưởng....................................................58
5.4.3. Vỗ béo dê...............................................................................................59
5.5. Nuôi dê sinh sản............................................................................................60
5.5.1. Nuôi dưỡng dê vắt sữa...........................................................................60
5.5.2. Chăm sóc dê vắt sữa...............................................................................63
5.5.3. Kỹ thuật vắt sữa.....................................................................................64
5.5.4. Cạn sữa cho dê.......................................................................................67
5.6. Một số kỹ thuật đặc biệt trong chăm sóc dê..................................................68
5.6.1. Kỹ thuật bắt giữ dê.................................................................................68
5.6.2. Kỹ thuật cắt khử sừng............................................................................69
5.6.3. Kỹ thuật cắt móng chân dê.....................................................................69
5.6.4. Cột buộc dê............................................................................................69
B. Thực hành:
Thời gian: 26 giờ......................................................................70
C. Ghi nhớ :..............................................................................................................73
MÔ ĐUN 02.............................................................................................................75
PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP.....................................................75
Bài 1:
CÁCH DÙNG MỘT SỐ LOẠI THUỐC THÔNG THƯỜNG CHO DÊ 75
A. Nội dung:.............................................................................................................75
1.1. Thông tin về một loại thuốc............................................................................75
1.1.1. Tên thuốc................................................................................................75

1.1.2. Tính chất dược lực.................................................................................76
1.1.3. Tính chất dược động...............................................................................76
1.2. Những nhóm thuốc thú y.................................................................................79


5

1.2.1. Thuốc kháng khuẩn................................................................................79
1.2.2. Thuốc khử trùng.....................................................................................85
1.2.3. Thuốc trị ký sinh trùng...........................................................................87
1.2.4. Thuốc tác động lên hệ thần kinh............................................................90
1.2.5. Nội tiết tố (hormon) và thuốc kháng viêm.............................................92
1.2.6. Dịch truyền và vitamin...........................................................................93
1.2.7. Thuốc tác động lên các bộ máy khác.....................................................95
B. Câu hỏi và bài tập thực hành...............................................................................96
C. Ghi nhớ:...............................................................................................................97
Bài 2:
PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP.....................................97
A. Nội dung..............................................................................................................97
2.1. Một số bệnh thường gặp................................................................................97
2.1.1. Bệnh tiêu chảy........................................................................................97
2.1.2. Bệnh viêm ruột hoại tử...........................................................................98
2.1.3. Bệnh sốt lở mồm long móng..................................................................99
2.1.4. Bệnh viêm lở miệng truyền nhiễm.......................................................101
2.1.5. Bệnh đậu..............................................................................................102
2.1.6. Bệnh ký sinh trùng đường máu............................................................104
2.1.7. Bệnh cầu trùng.....................................................................................105
2.1.8. Bệnh sán lá gan....................................................................................106
2.1.9. Bệnh chướng hơi dạ cỏ........................................................................107
2.1.10. Bệnh viêm vú.....................................................................................107

2.1.11. Bệnh sót nhau.....................................................................................109
2.1.12. Bệnh bại liệt.......................................................................................110
2.2. Phòng bệnh cho dê......................................................................................111
2.2.1. Vệ sinh môi trường chăn nuôi..............................................................111
2.2.2. Tiêu độc chuồng trại.............................................................................111
2.2.3. Phòng bệnh bằng vắc-xin.....................................................................114
B. Câu hỏi và bài tập thực hành.............................................................................114
C. Ghi nhớ..............................................................................................................115
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN...............................................................116
I. Vị trí, tính chất của mô đun:...........................................................................116
II. Mục tiêu :.......................................................................................................116
III. Nội dung chính của mô đun :.......................................................................116
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập............................................................117
V. Tài liệu tham khảo.........................................................................................124


5
MÔ ĐUN 01
KỸ THUẬT CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG

Giới thiệu mô đun :
Mô đun 01 Kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng với tổng số giờ là 80 giờ, trong đó có
16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học
các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Đặc điểm sinh học; Chọn giống và
nhân giống; Xây dựng chuồng trại; Thức ăn và kỹ thuật chế biến; Chăm sóc và nuôi dưỡng
các loại dê đạt chất lượng và hiệu quả. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy
học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương
pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mục tiêu

+ Trình bày được đặc điểm sinh lý tiêu hóa, sinh dục của dê;
+ Giải thích được một số tập tính đặc trưng của dê.
A. Nội dung

1.1. Đặc điểm tiêu hóa
1.1.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa
Dê là loài gia súc nhai lại đặc trưng bởi có dạ dày 4 túi với một số đặc trưng về bộ máy
tiêu hoá như ở hình 1.1.

Hình 1.1 Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của dê

Một số bộ phận cần chú ý trong đường tiêu hoá như sau:


6
a. Miệng
Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại..
- Răng: Răng có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Dê
có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm, không có răng cửa hàm trên. Có thể nhận biết
tuổi của dê qua răng cửa. Bởi vậy cần phải biết phân biệt răng sữa và răng thay thế, răng
sữa nhỏ trắng và nhẵn. Răng thay thế có thể to gấp rưỡi hoặc gấp đôi răng sữa, màu hơi
vàng và có những vạch hơi đen ở mặt trước.
Răng sữa: Dê đẻ được 5 đến 10 ngày đã có 4 răng sữa, 3 - 4 tháng tuổi thì đủ 8 răng sữa.
Răng thay thế được thay theo thứ tự sau:
+ Dê từ 15 đến 18 tháng tuổi: thay hai răng cửa giữa. + Dê 2 năm tuổi: thay 2 răng cửa
bên. + Dê từ 2- 2,5 tuổi: thay hai răng cửa áp góc. + Dê từ 3-3,5 tuổi: thay hai răng góc.
Sau đó răng mòn, đến 6-7 năm tuổi thì dê già chân răng hở ra có khi bị lung lay.
c. Dạ dày
Cũng giống như các gia súc nhai lại khác, dê có dạ dày 4 túi gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá
sách và dạ múi khế (hình 1.2). Khi còn nhỏ dê uống sữa thông qua sự đóng mở của rãnh

thực quản để sữa đi thẳng từ miệng qua lá sách xuống dạ múi khế, lúc này thức ăn tiêu
hoá chủ yếu ở dạ múi khế nên khối lượng dạ múi khế chiếm tới 70% dạ dày dê, các dạ
khác chỉ chiếm 30%. Khi trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh chiếm tới 80% khối lượng
dạ dày dê, dạ múi khế chỉ còn lại 7%.
- Dạ cỏ:
Dạ cỏ là phần rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của dê trưởng thành. Đó là túi
lớn nhất chiếm khoảng 80% dung tích của dạ
dày dê trưởng thành. Dạ cỏ có hai lỗ thông:
một lỗ thông với thực quản gọi là lỗ thượng
vị, một lỗ thông với dạ tổ ong. Lỗ thượng vị
có một rãnh nhỏ chạy dọc qua dạ tổ ong và lá
sách gọi là rãnh thực quản. Trong dạ cỏ có hệ
vi sinh vật (VSV) cộng sinh gồm chủ yếu là vi
khuẩn, động vật nguyên sinh và nấm.
Thức ăn sau khi ăn được nuốt xuống dạ cỏ,
phần lớn được lên men bởi hệ vi sinh vật
cộng sinh ở đây. Khu hệ vi sinh vật trong dạ Hình 1.2: Cấu tạo dạ dày kép của dê
cỏ của dê có sự khác biệt so với gia súc nhai
lại khác bởi lẽ dê có biên độ thích ứng rộng với các loại thức ăn khác nhau. Nhờ đó mà dê
có thể ăn được nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn
được như lá xoan, lá xà cừ, lá chàm tai tượng, cỏ bướm... Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự
biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men
các chất dinh dưỡng.


7
Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các sản phẩm trao
đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào qua vách dạ cỏ. Đây là một hệ sinh thái
rất phức hợp trong đó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh vật và vật chủ. Dạ

cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật yếm khí sống và phát triển. Đáp lại, VSV dạ cỏ
đóng góp vai trò rất quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của vật chủ, đặc biệt là nhờ
chúng có các enzyme phân giải liên kết -glucosid của xơ trong vách tế bào thực vật của
thức ăn và có khả năng tổng hợp đại phân tử protein từ amôniac (NH3).
Ngoài chức năng lên men dạ cỏ còn có vai trò hấp thu. Các axit béo bay hơi (AXBBH)
sinh ra từ qua trình lên men vi sinh vật được hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng như dạ tổ ong
và dạ lá sách) vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối vi sinh vật
cùng với những tiểu phần thức ăn có kích thước bé sẽ đi xuống dạ múi khế và ruột để
được tiêu hoá tiếp bởi men của đường tiêu hoá.
- Dạ tổ ong:
Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ, là túi nhỏ nhất trong 4 túi của dạ dày với dung tích
khoảng 0,5-2 lít. Mặt trong của dạ tổ ong có gờ nổi lên thành các ô thành nhiều cạnh, mỗi
ô lớn chia thành nhiều ô nhỏ giống như tổ ong. Dạ tổ ong thông với dạ cỏ ở phía trái và
bằng một lỗ hẹp. Chức năng chính của dạ tổ ong là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn
chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách.
Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai
lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.
- Dạ lá sách:
Dạ lá sách to hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp theo chiều dọc như
những trang của một quyển sách mở. Dạ lá sách có vai trò nghiền nát thức ăn, ép thức ăn
và hấp thu nước, cùng các ion Na+, K+..., hấp thu các a-xit béo bay hơi trong dưỡng chấp
đi qua.
- Dạ múi khế:
Là một túi dài khoảng 40-50 cm, có lỗ thông với dạ lá sách. Thành trong mềm xốp có
nhiều mạch máu và tuyến tiêu hóa. Trong 4 túi của dạ dày dê thì chỉ có dạ múi khế mới có
tuyến tiết men tiêu hóa tương tự như dạ dày của gia súc dạ dày đơn, tức là tiêu hoá thức
ăn bằng dịch vị (chứa HCl và men pepsin)..
d. Rãnh thực quản
Từ lỗ thượng vị có một rãnh gọi là rãnh thực quản mở hướng về túi dạ cỏ chỗ tiếp giáp
giữa dạ cỏ và dạ tổ ong. Rãnh thực quản có hai môi rất khỏe. Khi hai môi mở ra thì thức

ăn và nước uống sẽ đi thẳng xuống dạ cỏ, khi đóng lại rảnh thực quản như một cái ống
đưa thức ăn lỏng qua lỗ thuợng vị vào thẳng dạ lá sách mà không qua dạ cỏ và dạ tổ ong.
e. Ruột non
Ruột non dài khoảng 20-25 cm, có cấu tạo và chức năng tương tự như của gia súc dạ dày
đơn. Trong ruột non có các enzym tiêu hoá tiết qua thành ruột và tuyến tuỵ để tiêu hoá các
loại tinh bột, đường, protein và lipid. Những phần thức ăn chưa được lên men ở dạ cỏ
(dinh dưỡng thoát qua) và sinh khối VSV được đưa xuống ruột non sẽ được tiêu hoá bằng


8
men. Ruột non còn làm nhiệm vụ hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá
ở ruột (glucoza, axít amin và axít béo). Gia súc càng cao sản thì vai trò tiêu hoá ở ruột non
(thức ăn thoát qua) càng quan trọng vì khả năng tiêu hoá dạ cỏ là có hạn.
g. Ruột già
Ruột già có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh tràng có hệ vi sinh
vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ trên xuống. Tuy
nhiên, đối với dê cũng như các gia súc nhai lại khác lên men vi sinh vật ở ruột già là lên
men thứ cấp, còn đối với một số động vật ăn cỏ dạ dày đơn (ngựa, thỏ) thì lên men vi sinh
vật ở manh tràng lại là hoạt động tiêu hoá chính. Các axit béo bay hơi sinh ra từ quá trình
lên men trong ruột già được hấp thu tương tự như ở dạ cỏ, nhưng xác vi sinh vật không
được tiêu hoá tiếp mà thải ra ngoài qua phân. Trực tràng có tác dụng hấp thu nước, tạo
khuôn và tích trữ phân.
1.1.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn
1.1.2.1. Tiêu hóa ở dê con
Về mặt tiêu hoá, dê con mới sinh ra giống như một gia súc dạ dày đơn, chỉ bú mẹ hay
uống sữa mà chưa tiêu hoá được thức ăn xơ. Dê con khi bú sữa, sữa chảy qua rãnh thực
quản xuống thẳng dạ múi khế và sữa sẽ được tiêu hoá bằng men tiêu hoá của dạ khế và
ruột non.
Sữa đầu là thức ăn đầu tiên của dê con có nhiều dinh dưỡng và kháng thể. Vì vậy sau khi
dê đẻ 30 phút đến một giờ phải cho dê con bú được sữa đầu của dê mẹ.

Sữa thường của dê mẹ là thức ăn chính của dê con trong giai đoạn bú sữa. Sau ít ngày
sinh ra, dê con bắt đầu tập ăn thức ăn. Đến 2-3 tuần tuổi nó đã ăn và tiêu hoá được một
lượng nhỏ thức ăn thô xanh dễ tiêu và hệ vi sinh vật dạ cỏ dần dần hình thành. Từ lúc này
cần cung cấp cho dê con thức ăn sạch và có chất lượng tốt. Khi đến tuổi cai sữa khu hệ vi
sinh vật trong dạ cỏ của dê con cũng vẫn chưa hoàn hảo. Vì vậy cần chú ý chăm sóc dê
con chu đáo để tăng tỷ lệ nuôi sống.
1.1.2.2. Tiêu hóa ở dê lớn
Tiêu hoá ở dê lớn được đặc trưng bởi quá trình nhai lại và lên men vi sinh vật ở dạ cỏ.
Những quá trình tiêu hoá chính ở dê lớn diễn ra như sau:
- Khi ăn dê dùng lưỡi vơ cỏ nhai vội vàng và nuốt vào dạ dày. Phần thức ăn nặng như hạt
củ, sỏi sạn thì đi vào dạ tổ ong còn phần nhẹ như cỏ lá thì đi vào dạ cỏ. Ở dạ cỏ và tổ ong,
thức ăn được nhào trộn đều thấm nước mềm đi và lên men. Những miếng thức ăn chưa
được nghiền nhỏ được ợ lên đưa trở lại miệng để được thấm nước bọt và nhai lại. Thức ăn
sau khi được nhai lại và thấm kỹ nước bọt lại được nuốt trở lại dạ cỏ để tiếp tục lên men.
- Dê thường ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm (khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng)
hoặc nhai lại vào lúc nghĩ ngơi xen kẻ giữa các lần ăn cỏ. Trong một ngày đêm dê trưởng
thành có thể nhai lại từ 6 đến 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn (15-16 đợt). Khi dê ăn thức
ăn cứng như rơm khô thì thời gian nhai lại gấp hai lần cỏ tươi. Trời nóng thì sự nhai lại
chậm hơn trời mát. Môi trường cũng ảnh hưởng đến sự nhai lại: khi yên tỉnh thì sự nhai


9
lại tốt còn nếu ồn ào thì sự nhai lại kém và bị ức chế. Các yếu tố stress như say nắng hoặc
ăn thức ăn ẩm mục đều ảnh hưởng xấu đến sự nhai lại.
- Trong quá trình nhai lại nước bọt được tiết ra từ 6-10 lít/ngày đêm. Khi ăn tuyến nước
bọt chỉ tiết ra một lít trong khi sự nhai lại tiết ra gấp 3 lần. Nước bọt tiết ra trong quá trình
nhai lại có tác dụng rất lớn trong việc trung hoà các axit béo sinh ra do lên men trong dạ
cỏ để ổn định pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải xơ hoạt động. Nếu cho dê ăn
quá nhiều thức ăn tinh hay thức ăn nghiền quá nhỏ thì quá trình nhai lại sẽ giảm, nước bọt
tiết ra ít và dê có nguy cơ bị axit dạ cỏ (pH hạ quá thấp), làm rối loạn quá trình tiêu hoá.

Trong trường hợp cấp tính, pH hạ quá đột ngột dê có thể bị chết.

Hình 1.3. Quá trình tiêu hóa ở dê
1.2. Đặc điểm sinh dục
1.2.1. Hoạt động sinh dục của dê đực
Dê đực hoạt động sinh dục quanh năm và có khả năng phối giống rất mạnh. Dê có tính
hay ghen nếu có một dê đực khác đến gần một dê cái thì nó húc đầu đánh đuổi. Một đực
giống có thể giao phối 20 lần trong một ngày. Dê đực có thể nhảy 2-3 lần trong ít phút.
Chúng có thể phối nhiều lần trên nhiều dê cái động dục.
1.2.2. Hoạt động sinh dục của dê cái
Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với bò và trâu. Thông thường tuổi
động dục lần đầu của dê 6-8 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu 8-10 tháng và tuổi đẻ lứa
đầu là 12-14 tháng. Các giống dê khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và ngoại
cảnh khác nhau thì tuổi đẻ lứa đầu của dê cũng có thể khác nhau.


10
Một số chỉ tiêu về sinh sản của giống dê Cỏ, Bách thảo và dê lai ở Việt Nam được trình
bày ở bảng 1-1.
Bảng 1-1: Một số đặc điểm sinh sản của dê Bách thảo, dê Cỏ và dê
lai F1

Loại dê

Dê cỏ

Dê lai




Dê lai

(BT x Cỏ)

Bách Thảo

(Ấn Độ x
Cỏ)

Tuổi động dục lần đầu
(ngày)

184,7

187,8

232,5

255,7

22,15

21,4

20,20

19,9

Chu kỳ động dục (ngày)


344,0

362,4

395,5

416,7

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

93,0

75,1

67,00

75,8

Động dục lại sau đẻ (ngày)

275,6

260,0

235,2

260,0

Khoảng cách lứa đẻ (ngày)


150,1

150,4

155,0

153,0

Thời gian mang thai (ngày)

1,51

1,64

1,58

1,56

Số con đẻ ra/lứa (con)

1.97

2,27

2,27

2,16

Số con đẻ ra/cái/năm (con)
Nguồn: Đinh Văn Bình và CS (1998)

1.3. Một số tập tính đặc trưng của dê
1.3.1. Tập tính ăn uống
Dê là gia súc nhai lại có khả năng gặm cỏ như trâu bò nhưng nó thích ăn lá cây,
hoa và các cây lùm bụi, cây họ đậu thân gỗ hạt dài. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn luôn tìm
thức ăn mới. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn
xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi
khác. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m. Chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá,
thậm chí còn trèo lên cây để chọn phần ngon để ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt để vơ
ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa thích nhất.
Dê khó ăn thức ăn để sát mặt đất, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Dê là con vật
có khả năng chịu khát rất giỏi. Devendra (1967) cho biết dê nặng 18-20 kg thì một ngày
cần uống 680 ml nước ở mùa hè và 454 ml nước vào mùa xuân. Dê là loại gia súc rất sạch
sẽ, không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa; thức ăn rơi vãi dê thường bỏ
không ăn lại.
1.3.2. Tập tính ngủ nghỉ
Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, thích ngủ nghỉ trên những mô đất
hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi
ngủ vẫn nhai lại.


11
1.3.3. Tập tính đàn
Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con có một vị trí xã hội nhất định
trong đàn. Do vậy, những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị trí xã hội
của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở “địa vị xã hội”
thấp phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở “địa vị xã hội” cao. Trong đàn
dê thường có con dê đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu
đàn. Khi ở trong đàn dê rất yên tâm, còn khi bị tách khỏi đàn dê tỏ ra sợ hãi. Khi ốm dê
thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu.
Khứu giác và thính giác của dê rất phát

triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động dù
nhỏ như khi có tiếng chân người đi đến gần
chuồng chúng phát hiện được ngay và lao
xao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau
biết. Dê đực và dê cái đều có tuyến hôi hình
lưỡi liềm nằm ở gốc của sừng. Tuyến hôi
tiết ra mùi riêng biệt để dê nhận biết nhau.
Đối với dê đây là mùi hấp dẫn vì thế dê
nuôi trong đàn thường cọ đầu vào nhau.
1.3.4. Tập tính sinh dục

Hình 1.4. Tập tính bầy đàn và thích leo
trèo

Dê hoạt động sinh dục quanh năm và có
khả năng phối giống rất mạnh. Dê đực
có tính hay ghen nên nếu có một dê đực khác đến gần một dê cái thì nó húc đầu đánh
đuổi. Ở dê cái sự động hớn cũng rất mạnh và nhiều khi dê cái tự tìm đến dê đực để được
giao phối.
1.3.5. Tập tính khác
-Tính hiếu động và khéo leo trèo: Dê là loài vật có tính hiếu động, thích chạy nhảy và leo
trèo rất giỏi. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy 10-15 km. Chúng có thể leo lên
những vách núi, mỏm đá cheo leo nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên
những mỏm đá cheo leo nhất. Trong trường hợp cần thiết con dê đực trưởng thành có thể
đứng rất lâu trên một mỏm đá bên bờ vực thẳm với diện tích chỉ chừng 200-300 cm 2. Bám
móng vào những gò đá chỉ hơi nhô lên một chút dê có thể leo lên những sườn dốc gần
như thẳng đứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12-15 ngày tuổi cũng đã có thể nhảy lên những
mỏm đá cao 1-2 m.
- Trí khôn ngoan và thông minh của dê: Nhiều người nuôi dê phàn nàn cho là dê ương
bướng. Tuy nhiên dê cũng là con vật rất khôn ngoan, biết quý mến người chăm sóc chúng.

Dê có khả năng nhớ được nơi ở của mình cũng như tên của nó khi con người đặt cho. Nó
nhận biết được người chủ của chúng từ xa về và thường kêu ầm lên để đón chào. Nhiều
lúc dê phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu, nhưng nếu bị đánh oan thì dê kêu be be ầm ĩ để
phản đối.


12
B. Câu hỏi và bài tập
1. Các câu hỏi :
- Trình bày các đặc điểm tiêu hóa ở dê con?
- Trình bày đặc điểm tiêu hóa ở dê lớn?
- Hãy mô tả các đặc điểm sinh dục của dê đực?
- Hãy mô tả các đặc điểm sinh dục của dê cái?
- Mô tả một số đặc tính đặc trưng của dê?
2. Các bài tập thực hành:
Bài thực hành: Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của dê
C. Ghi nhớ :
- Đặc điểm tiêu hóa dê con, dê lớn.
- Hoạt động sinh dục của dê đực, dê cái
- Một số tập tính của dê


13
Bài 2: CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG
Mục tiêu
- Phân biệt được các giống dê, chọn được con giống tốt;
- Tổ chức theo dõi và quản lý đàn giống.
A. Nội dung
2.1. Giới thiệu một số giống dê phổ biến
2.1.1. Các giống dê nội

2.1.1.1. Dê cỏ
Dê Cỏ có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng.
Khối lượng sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11-12kg; trưởng thành 30-35 kg. Khả năng
cho sữa 350-370g/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm, bình quân 1,3 con/lứa. Thích nghi với
chăn thả quảng canh.
2.1.1.2. Dê Bách Thảo
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Cho đến nay chưa
xác định được rõ nguồn gốc (Một số người cho
rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British
Alpine từ Pháp với dê Ấn độ đã được nhập vào
nước ta, nuôi qua hàng trăm năm nay).
Dê Bách Thảo có màu lông đen loang sọc trắng.
Tai to cụp xuống. Khối lượng sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6
tháng 19-22 kg, trưởng thành của dê cái 40-45 kg,
dê đực 75-80 kg.

Hình 2.1. Dê Bách Thảo

2.1.2. Các giống dê ngoại nhập
2.1.2.1. Dê Jumnapari
Là giống Ấn độ được nhập vào nước ta từ năm
1994. Dê này có màu lông trắng tuyền, chân cao.
Khối lượng sơ sinh : 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg,
trưởng thành con cái 42-46 kg, con đực 70-80 kg.
Khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg/ngày với chu kỳ 180185 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng, đẻ 1,3
con/1ứa, 1,3 lứa/năm. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt
với thời tiết nóng bức.
2.1.2.2. Dê Beetal


Hình 2.2. Dê Beetal


14
Là một giống dê Ấn độ được nhập về cùng lúc với dê Jumnapari (1994). Màu lông đen
tuyền hoặc loang trắng. Tai to dài cụp. Khối lượng và khả năng sản xuất tương đương dê
Jumnapari. Dê này cũng phàm ăn nhưng hiền lành.
2.1.2.3. Dê Barbari
Là giống dê được nhập từ Ấn độ. Dê có thân hình
thon chắc, màu lông vàng loang đốm trắng như hươu
sao, tai nhỏ thẳng. Khối lượng trưởng thành 30-35 kg.
Dê cái có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,91kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày. Khả năng sinh
sản tốt (đẻ 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm). Dê này ăn rất
tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành, phù hợp với
hình thức chăn nuôi ở nước ta.
2.1.2.4. Dê Alpine
Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng núi Alpes).
Hình 2.3. Dê Alpine
Dê có bộ lông dài, màu lông thay đổi khác nhau từ đen
đến trắng, tai nhỏ và thẳng. Khối lượng trưởng thành của con cái khoảng 60 kg, con đực
65 kg. Năng suất sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa
240-250 ngày.
Dê Alpine đã được nhập vào nước ta, đang được nuôi
tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tỉnh
Ninh Thuận. Tinh cọng rạ của giống dê này cũng được
nhập về từ Pháp, đang được dùng để lai tạo với dê
trong nước, bước đầu đã cho kết quả tốt.
2.1.2.5. Dê Saanen
Là giống dê chuyên sữa của Thụy Sĩ, nuôi nhiều ở

Pháp và các nước châu Âu.
Dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ. Khối lượng con
cái trưởng thành 45-50kg, con đực 65-75kg.

Hình 2.4. Dê Saanen

Năng suất sữa cao 1000-1200kg sữa/chu kỳ trong
290-300 ngày.
Dê Saanen đã được nhập vào nước ta và đã dùng lai
tạo với dê Bách Thảo cho kết quả tốt.
2.1.2.6. Dê Boer
Là giống dê chuyên thịt, có nguồn gốc từ châu Phi,
nay được nuôi nhiều ở Mỹ và châu Phi.
Nhiều nước đã nhập giống dê Boer để lai tạo giống dê
thịt phù hợp với điều kiện ở từng nước.
Lông thân màu trắng, lông đầu và cổ màu nâu đỏ. Con
dực nặng tới 100-160 kg, con cái nặng tới 90-110kg.

Hình 2.5. Dê Boer


15
Cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh.
2.2. Chọn lọc và nhân giống dê
2.2.1. Chọn dê đực giống
a. Chọn lọc theo nguồn gốc
- Bố mẹ có lý lịch rõ ràng, có các chỉ tiêu sản xuất đạt xuất sắc so với nhóm giống, phẩm
giống.
- Mẹ có khả năng sản xuất cao (cao sản), đẻ từ lứa thứ 2 trở đi (nghĩa là trong thời kỳ dê
mẹ đang sung sức).

- Khả năng phối giống thụ thai của bố ít nhất đạt từ 85% trở lên. - Nên là con sinh đôi;
b. Chọn lọc theo bản thân
- Ngoại hình: Nên chọn những con có đặc điểm ngoại hình như sau
+ Có ngoại hình đặc trưng của giống;
+ To khỏe nhất trong đàn;
+ Có đầu ngắn, rộng, tai to và dày, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ
mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều và to.
+ Không có dị tật ngoại hình như chân cong, mong chân quá ngắn hay quá dài.
- Hoạt tính sinh dục:
+ Có tính hăng cao
+ Có các đặc tính tinh dịch tốt, chỉ tiêu VAC phải đạt từ 1 tỷ trở lên.
2.2.2. Chọn dê cái giống
a. Chọn lọc theo nguồn gốc
- Bố mẹ có lý lịch rõ ràng, có các chỉ tiêu sản xuất đạt xuất sắc so với nhóm giống, phẩm
giống ;
- Mẹ có khả năng sản xuất cao (cao sản), đẻ từ lứa
thứ 2 trở đi (nghĩa là trong thời kỳ dê mẹ đang
sung sức).
- Khả năng phối giống thụ thai của bố ít nhất đạt
từ 85% trở lên. - Nên là con sinh đôi.
b. Chọn lọc bản thân
- Ngoại hình
Nên chọn những con có đặc điểm ngoại hình như
sau:
+ Thể hiện được những đặc trưng ngoại hình của
giống;

Hình 2.6. Ngoại hình của
dê cái nên chọn làm giống



16
+ Đối với dê hướng thịt thân hình cần có dạng hình chữ nhật, còn đối với dê hướng sữa
thân hình cần có dạng hình nêm.
+ Đầu rộng hơi dài, cổ dài vừa phải, mình nở rộng, ngực sâu và dài, lưng phẳng, bụng
to vừa phải, hông rộng, da mềm, lông bông
mịn, bộ phận sinh dục nở nang.
+ Chân phải dài để cho bầu vú không gần
mặt đất. Bốn chân thẳng, dáng đứng nghiêm
chỉnh, các khớp gọn và thanh.
+ Bầu vú nở rộng, các phần cân đối, bầu vú
gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai
núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn phía sau
bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt, bầu
vú phải treo vững, núm vú to dài từ 4-6 cm, có
nhiều tĩnh mạch nổi rõ trên bầu vú, không có núm
vú kẽ.

Hình 2.7. Ngoại hình của dê cái không
nên chọn làm giống

+ Đầu dài, trụi lông tai
+ Cổ ngắn, thô
+ Lồng ngực hẹp, sườn thẳng, nhìn ngang có hình viên gạch + Bụng nhỏ
+ Vú thịt (trông gồ ghề, khi căng sữa bóp thấy cứng, sữa ra ít).
+ Chân móng không thẳng, đầu gối chân trước dày, chân trước không thẳng, chân sau
vòng kiềng, cổ chân yếu, quá bẹt, khớp mắt cá ở hai chân gồ sát nhau khi đi.
+ Xương hông hẹp và dốc.
- Khả năng sinh trưởng
Khối lượng cơ thể con vật tỉ lệ thuận với năng suất sữa và thịt (trong cùng một điều kiện

nuôi dưỡng), do vậy nên chọn những cá thể có chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn mức trung
bình của đàn. Chú ý ở các thời điểm sơ sinh, 6 tháng, lúc phối giống và tuổi đẻ lứa đầu.
- Khả năng sinh sản:
+ Khả năng sinh sản thể thể hiện ở tính mắn đẻ, bởi vậy chọn dê cái giống phải có: +
Tỷ lệ thụ thai hàng năm phải đạt từ 85% trở lên.
+ Khoảng cách lứa đẻ đều đặn, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống, số dê con sinh ra/năm/mẹ
phải đạt cao hơn trung bình của giống. đối với dê Bách thảo phải chọn những con đạt từ 3
con/năm/mẹ, còn đối với dê Cỏ và Cỏ lai phải đạt 2 con/mẹ/năm trở lên.
- Khả năng cho sữa
Khả năng cho sữa là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá phẩm chất giống. Nên chọn những
con có sản lượng sữa hàng ngày cao, mức sụt sữa thấp và thời gian cho sữa kéo dài. Ở
nước ta với giống dê sữa Bách thảo nên chọn những dê cái có năng suất cao hơn 1,2
lít/ngày và thời gian cho sữa đạt 150 ngày trở lên để làm dê giống. Dê Cỏ vốn có khả


17
năng cho sữa thấp thì nên chọn những con cho 0,35-0,4 lit/ngày và thời gian cho sữa
khoảng 90-100 ngày sẽ đảm bảo nuôi con tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.
- Tính tình
đối với dê cái, nhất là dê hướng sữa, nên chọn những con hiền lành, dễ vắt sữa (hiện nay
trong chăn nuôi việc vắt sữa chủ yếu thực hiện bằng tay). Hiền lành và bản tính làm mẹ
cao là những đặc điểm tốt đối với dê cái giống.
- Khả năng thích nghi
Dê cái có sức chống chịu cao là dê sinh nở dễ dàng, ăn tốt và chịu đựng được những điều
kiện ngoại cảnh tại nơi chăn nuôi, tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng và ốm đau thấp so với
toàn đàn.
2.2.3. Nhân giống dê
2.2.3.1. Nhân giống thuần
a. Nhân giống thuần
Nhân giống thuần (hay còn gọi là nhân thuần) là cách cho giao phối giữa đực và cái thuộc

cùng một giống để thu được đời con mang 100% máu của giống đó. Phương pháp này
nhằm ổn định, củng cố và nâng cao các tính trạng mong muốn của một giống sẵn có.
- Đối với các đàn dê giống
Nhằm có được tiến bộ di truyền cần xây dựng các chương trình nhân giống thuần, trong
đó những cá thể “tốt nhất” được chọn lọc và ghép đôi giao phối để làm bố mẹ cho thế hệ
sau, kết hợp với việc loại thải những cá thể kém chất lượng. Thông qua chọn lọc sẽ tìm
được và ghép đôi giao phối những con bố mẹ tốt sao cho thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ
trước.
- Đối với các đàn thương phẩm
Nhân giống thuần cũng được áp dụng bằng cách cho tất cả đàn cái sinh sản phối với
đực cùng giống (đã được chọn lọc). đối với các đàn lớn có thể sử dụng nhiều đực giống
cùng một lúc, còn đối với các đàn nhỏ thì toàn bộ dê cái có thể phối với cùng một con
đực. Tuy nhiên, nhằm tránh giao phối đồng huyết, những con đực này cần được thay khi
mà con gái của chúng đã đủ lớn để phối giống.
Nhân giống thuần có ưu điểm là tạo ra được những đàn con đồng đều hơn dê lai. Trong
nhân giống thuần hiện tượng đẻ khó thường không phải là một vần đề như thường gặp
trong lai giống. Tuy nhiên, nhân giống thuần cũng có những nhược điểm của nó là không
có được ưu thế lai và không phối hợp được những tính trạng tốt của nhiều giống. Mặc dù
vậy, nhân giống thuần là cần thiết để tạo nguyên liệu di truyền cho lai giống. Nhân giống
thuần thường được áp dụng đối với những giống thích nghi tốt với điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng và môi trường của một địa phương cụ thể.
2.2.3.2. Lai giống
Lai giống là cho giao phối những cá thể khác giống với nhau nhằm một hay nhiều mục
đích sau:


18
- Sử dụng ưu thế lai, có nghĩa là khai thác sức sống và
sức sản xuất vượt trội có được ở con lai so với các các
thể thuộc giống thuần của bố mẹ.

- Khai thác các ưu điểm của các giống khác nhau, có
nghĩa là để tổ hợp được các đặc tính tốt của giống bố
và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
- Thay thế đàn, có nghĩa là sử dụng các cá thể con lai
vào mục đích sinh sản.
- Tạo giống, có nghĩa là tạo ra giống mới trên cơ sở tổ
hợp nguồn gen từ các giống khác nhau.

Hình 2.8. Lai cải tạo dê cỏ

Tuỳ theo mục đích khác nhau mà người ta có thể tiến hành lai tạo theo các công thức lai
khác nhau như lai kinh tế, lai cấp tiến, lai luân chuyển, lai lặp lại...
Ơ nước ta có 3 hướng lai tạo dê chính như sau:
- Sử dụng dê đực Bách thảo hay dê đực Ấn độ để lai
cải tạo đàn dê Cỏ nhằm vừa nâng cao năng suất đàn
dê Cỏ vừa tạo ra đàn dê cái lai nền phục vụ cho công
tác lai tạo giống tiếp theo (hình 2.8).
- Lai tạo giống dê chuyên sữa bằng việc sử dụng dê
đực Saanen, Alpine lai với dê Bách thảo hay dê Ấn
độ thuần để tạo con lai 2 máu cho sữa hoặc lai với
cái lai giữa dê Cỏ với đực Bách thảo hay Ân độ để
tạo con lai 3 máu chuyên sữa (hình 2.9); (hình 2.10).

Hình 2.9. Lai tạo dê hướng thịt

- Lai tạo giống dê chuyên thịt bằng cách sử dụng dê đực Boer lai như trên nhằm tạo con
lai 2 máu và 3 máu chuyên thịt.
2.3. Theo dõi và quản lý dê giống
2.3.1. Đánh số hiệu dê
Để thuận lợi cho việc chăm sóc cá thể, quản lý đàn

và phối giống dê nên được đánh số hiệu theo từng
con. Có thể đánh số hiệu trên tai dê theo các phương
pháp: đánh số chìm, đeo số tai hoặc cắt số tai.

Hình 2.10. Lai tạo dê hướng sữa

2.3.2. Theo dõi cá thể
Để theo dõi năng suất giống dê làm cơ sở chọn lọc, loại thải giống, nâng cao năng suất
chăn nuôi, chúng ta cần ghi chép số liệu cá thể theo mẫu phiếu như sau:
PHIẾU THEO DÕI DÊ CÁI GIỐNG
Số hiệu: . . .

Giống . . .

Ngày sinh: . . .

Nơi sinh: . . .

Bố: . . .

Mẹ: . . .


19
KẾT QUẢ SẢN XUẤT

Ngày

Số hiệu


phối
giống

đực
phối

Ngày Số con
đẻ
sơ sinh
sống

Tổng
khối
lượng
cai sữa
(kg)

Chu kỳ Năng
Ghi
tiết sữa suất sữa chú
(ngày) (lít/ngày)

PHIẾU THEO DÕI DÊ đỰC GIỐNG
Số hiệu: . . .

Giống . . .

Ngày sinh: . . .

Nơi sinh: . . .


Bố: . . .

Mẹ: . . .

KẾT QUẢ SẢN XUẤT
Năm
sản
xuất

Kết quả Số lần Tỷ lệ thụ Số con
kiểm tra phối
thai (%) sơ sinh
tinh
giống
sống
dịch

Số
con
cai
sữa

Tổng
Ghi
khối
chú
lượng cai
sữa (kg)


2.3.3. Quản lý phối giống
Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ là anh chị em ruột hoặc là
con cháu của dê đực giống đó nhằm tránh suy thoái cận huyết. Trong thực tế sản xuất hiện
nay việc sử dụng 1-2 dê đực trong một đàn dê của gia đình thường khá lâu (3-4 năm) hoặc
lại chọn một dê đực hậu bị ngay trong đàn lên làm giống thay thế bố của chúng vẫn còn là
khá phổ biến dẫn đến tình trạng đồng huyết khá nghiêm trọng. để khắc phục tình trạng
này phương pháp đơn giản dễ thực hiện là tiến hành đảo dê đực giống theo nhóm các gia
đình. Cứ 4-5 gia đình chăn nuôi dê lập thành một nhóm để tiến hành luân chuyển đảo dê
đực phối giống theo sơ đồ sau:
Sơ đồ phối giống luân chuyển dê đực giống theo nhóm 5 gia đình:
Năm 1 :

C1 x đ I

C2 x đ II

C3 x đIII

C4x đ IV

C5 x đV

Năm 2 :

C1 x đ II

C2 x đ III

C3 x đIV


C4x đ V

C5 x đ I

Năm 3:

C1 x đ III

C2 x đ IV

C3 x đV

C4 x đ I

C5 x đII

Năm 4:

C1 x đ IV

C2 x đ V

C3 x đI

C4x đ II

C5 x đ III

Năm 5 :


C1 x đ V

C2 x đ I

C3 x đII

C4x đ III

C5 x đIV

Ghi chú: - C1, C2, C3, C4, C5: đàn cái 1, 2, 3, 4, 5;
- đI, đII, đIII, đIV, đV : đực giống số 1, 2, 3, 4, 5
2.4. Xem răng đoán tuổi dê


20
Khi đàn dê không có sổ sách theo dõi rõ ràng, dê không được đánh dấu và theo dõi lý lịch
thi việc đoán tuổi dê là cần thiết để quyết đinh việc sử dụng và khai thác chúng. Việc đoán
tuổi dê có thể dựa vào sự thay đổi của hàm răng như sau:

Hình 2. 11 Xem răng đoán tuổi dê

B. Câu hỏi và bài tập
1. Các câu hỏi:
- Trình bày các đặc điểm ngoại hình của giống dê nội?
- Trình bày đặc điểm ngoại hình của giống dê ngoại nhập?
- Hãy mô tả cách chọn dê đực giống tốt?
- Hãy mô tả cách chọn dê cái giống tốt?
- Theo dõi và quản lý dê giống như thế nào để tránh đồng huyết?
2. Các bài tập thực hành:

Bài thực hành số 2.1: Nhận dạng các giống dê
Bài thực hành số 2.2: Chọn dê đực giống và dê cái giống tốt
C. Ghi nhớ :
- Đặc điểm ngoại hình của giống dê nội?
- Đặc điểm ngoại hình của giống dê ngoại nhập?
-Cách chọn dê đực giống tốt, dê cái giống tốt?
- Theo dõi và quản lý dê giống để tránh đồng huyết.


21
Bài 3: XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI
Mục tiêu
+ Chọn được vị trí thích hợp để xây dựng chuồng nuôi dê;
+ Thiết kế được chuồng nuôi dê đúng kỹ thuật, phù hợp với đối tượng, đồng thời tận dụng
vật liệu địa phương.
A. Nội dung
3.1. Mục đích và yêu cầu chuồng trại nuôi dê
3.1.1. Mục đích làm chuồng dê
Người chăn nuôi cần làm chuồng nuôi dê với những mục đích chính như sau:
- Bảo vệ sức khỏe cho dê
Một trong những chức năng quan trọng của chuồng nuôi là bảo vệ sức khỏe cho dê. Có
chuồng nuôi tốt dê không bị tác động lớn bởi các điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi như
mưa, gió, nóng, lạnh, ẩm. Do vậy chuồng nuôi sẽ giúp hạn chế dê bị bệnh tật. Dê đang có
chửa, dê nuôi con và dê con bú sữa đặc biệt nhạy cảm với điều kiện thời tiết khí hậu xấu,
do đó cần có chuồng nuôi để bảo vệ.
- Quản lý dê được tốt hơn
Chuồng trại tốt giúp cho người chăn nuôi theo dõi dê được dễ dàng để phát hiện các hiện
tượng như động dục, phối giống, dê chửa, đẻ… khi chúng được nuôi ở trong chuồng hơn
là thả tự do. Một số triệu chứng bệnh tật (như ỉa chảy) có thể phát hiện dễ hơn khi nhốt dê
trong ô chuồng của nó. Một khu chuồng nuôi thiết kế tốt sẽ có khu vực để nuôi cách lý

nhưng con vật ốm hay nghi bị ốm. Khi có chuồng nuôi người chăn nuôi có thể theo dõi
từng cá thể dê và có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn nếu cần thiết, đồng thời tránh
phiền phức cho xã hội do dê phá phách cây cối, hoa màu.
- An ninh
Làm chuồng nhốt dê sẽ hạn chế được bị bắt trộm. Do vậy chuồng nuôi dê thường được
làm chắc chắn và gần nhà ở. Nhiều khi cần nuôi chó để trông giữ chuồng dê. Mặt khác,
cần phải đảm bảo cho dê không tự do phá hoại mùa màng, hoa màu. Do vậy trong nhưng
giai đoạn nhất định dê phải được nhốt trong chuồng vì lý do này. Chuồng trại tốt cũng
giúp hạn chế dê bị tai nạn giao thông hay các tai nạn khác.
- Tận thu phân
Nuôi dê trong chuồng có thể tập trung được nguồn phân để sử dụng có hiệu quả hơn.
3.1.2. Yêu cầu chung về chuồng trại nuôi dê
- Cao ráo, sạch sẽ:
Dê là loài động vật sạch sẽ, không ưa độ ẩm cao. Ở điều kiện bình thường khi nghỉ ngơi
dê thường tìm chỗ cao ráo để nằm. Do vậy khi làm chuồng trại cho dê phải đảm bảo cao


22
ráo, sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 60-80cm. Chuồng dê phải
đảm bảo tránh mưa hắt, gió lùa và ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào dê. Vị trí chuồng
dê nên ở nơi dễ thoát nước và tốt nhất là nơi có bóng cây.
- Giảm thiểu tác động xấu của khí hậu và thời tiết Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, nên tốt nhất là làm chuồng dê theo hướng đông nam. Với hướng này, mùa hè có
thể hứng được gió đông nam mát mẻ, còn khi vào mùa đông giá rét thì lại tiện cho việc
che chắn. Tuy vậy khi làm chuồng còn phải căn cứ theo đặc điểm từng vùng, từng nhà cụ
thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế
tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê.
- Thuận tiện
Chuồng dê có thể làm sát nhà hay sát bếp, hoặc riêng biệt, nhưng phải đảm bảo thuận tiện
trong chăm sóc, nuôi dưỡng dê. Chuồng nuôi dê phải có sân chơi để theo dõi, quản lý đàn

dê, cũng như khi cần bắt dê để kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh hay bán.
Trong chuồng và sân chơi phải có máng ăn, máng uống để bổ sung thức ăn và nước uống
cho dê. Đối với dê sữa thì tốt nhất chuồng dê nên ngăn thành các gian chuồng có kích
thước 1,2 x 1,5 m và mỗi gian nhốt một con để thuận tiện cho vắt sữa và chăm sóc. Còn
với dê thịt hay dê sinh trưởng thì có thể làm gian chuồng to hơn để mỗi gian có thể nhốt
được nhiều con cùng một lúc. Mỗi gian chuồng phải có máng ăn, máng uống riêng.
- Kinh tế:
Chuồng dê không nhất thiết phải xây dựng đắt tiền. để tiết kiệm chuồng dê có thể làm đơn
giản bằng các vật liệu có sẳn tại địa phương như gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa,
thân cây cau...Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.
3.2. Chọn vị trí
Dê là loài động thích sống nơi cao ráo, thoáng mát vì vậy nên chọn vị trí đặt chuồng
nuôi phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của dê.
Tuy nhiên còn tùy điều kiện đất đai, khu vực chăn thả, quy mô đàn dê mà chọn vị trí
đặt chuồng nuôi. Nhưng chuồng nuôi phải đảm bảo cao ráo, thoáng mát, không ứ đọng
nước mưa, không quá gần nhà và các khu vực ồn
ào, ô nhiễm.
3.3. Hướng chuồng
- Ở Miền Bắc nước ta năm trong khu vực nhiệt đới
gió mùa, về mùa hè thì nắng nóng và mùa đông thì
giá rét nên chọn hướng đông nam là thích hợp.
- Ở những khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi nắng
nóng và gió rét có thể chọn hướng chuồng theo
hướng đông.
3.4. Kiểu chuồng
3.4.1. Kiểu chuồng sàn chia ngăn

Hình 3.1. Hướng chuồng nuôi



×