Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Giao trinh CNGa goi so laodong 20180606032627611610

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 130 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG NGHIỆP NAM BỘ

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
KỸ THUẬT CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG
Trình độ nghề ngắn hạn

NGHỀ CHĂN NUÔI GÀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số ............. / QĐ-CĐNB
ngày ..... tháng ...... năm ............ của Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ)

Tiền Giang - Năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01


LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là
lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất
khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc
cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó,
chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện
công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.


Chương trình đào tạo nghề Chăn nuôi gà được xây dựng trên cơ sở nhu cầu
học viên và được thiết kế theo cấu trúc mô đun. Chương trình được kết cấu thành
02 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ
năng từ cơ bản đến chuyên sâu về chăn nuôi gà.
Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân
hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế theo điều kiện
chăn nuôi thực tế. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự chăn nuôi hoặc làm
việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình
và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi gà.
Mô đun Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gồm có 05 bài
Bài 1: Đặc điểm sinh học của gà
Bài 2: Giống và nhân giống gà
Bài 3: Xây dựng chuồng trại nuôi gà
Bài 4: Thức ăn chăn nuôi gà
Bài 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt, gà đẻ
Mô đun Phòng trị các bệnh thường gặp gồm có 02 bài
Bài 1: Cách dùng một số loại thuốc thông thường
Bài 2: Phòng và trị các bệnh thường gặp


Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo mô đun dùng cho đào tạo sơ cấp
nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây
dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của
các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương
trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Phạm Chúc Trinh bạch
2. Trần Thị Bảo Trân
3. Nguyễn Hạ Mai




MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................3
MÔ ĐUN: KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG...........................................11
Bài 1: Đặc điểm sinh học của gia cầm.....................................................................11
A. Nội dung..................................................................................................................................................12
1.1. Đặc điểm bộ lông và da....................................................................................................................12
1.2. Đặc điểm hô hấp..............................................................................................................................13
1.3. Đặc điểm tiêu hóa............................................................................................................................14
1.4. Đặc điểm sinh sản............................................................................................................................16
1.5. Đặc điểm tiết niệu............................................................................................................................17
1.6. Đặc điểm các giác quan....................................................................................................................17
B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................................................17
1.1. Câu hỏi..............................................................................................................................................17
1.2. Bài thực hành số 1:...........................................................................................................................18
1.3. Bài thực hành số 2:...........................................................................................................................18
C. Ghi nhớ....................................................................................................................................................18

Bài 2: Giống và nhân giống gà.................................................................................18
A. Nội dung..................................................................................................................................................19
1. Các giống gà.........................................................................................................................................19
1.1. Các giống gà hướng kiêm dụng...................................................................................................19
1.2. Các giống gà hướng thịt...............................................................................................................26
2. Tiêu chuẩn chọn lọc gà giống..............................................................................................................29
2.1. Chọn gà lúc 1 ngày tuổi................................................................................................................29
2.2. Chọn gà hậu bị..............................................................................................................................30
2.3. Chọn gà lên đẻ..............................................................................................................................31
3.2. Đánh giá gà đẻ trứng...................................................................................................................32

B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................................................33
1. Các câu hỏi...........................................................................................................................................33
2. Các bài tập thực hành.........................................................................................................................33


Bài 3: Xây dựng chuồng trại nuôi gia cầm..............................................................35
A. Nội dung:.................................................................................................................................................35
1. Chuẩn bị chuồng nuôi.........................................................................................................................35
1.1. Chọn hướng chuồng....................................................................................................................35
1.2. Chọn vị trí đặt chuồng..................................................................................................................35
1.3. Chọn kiểu chuồng........................................................................................................................35
2. Chuẩn bị chuồng úm...........................................................................................................................38
2.1. Liệt kê trang thiết bị và dụng cụ..................................................................................................38
2.2. Các bước tiến hành......................................................................................................................39
3. Chuẩn bị máng uống, máng ăn...........................................................................................................41
3.1. Chọn kiểu máng uống, máng ăn..................................................................................................41
3.2. Chọn vị trí đặt máng uống, máng ăn...........................................................................................41
3.3. Kiểm tra máng uống, máng ăn....................................................................................................42
4. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi gà thịt...................................................................................42
4.1. Liệt kê trang thiết bị và dụng cụ..................................................................................................42
4.2. Bố trí trang thiết bị.......................................................................................................................45
4.3. Kiểm tra trang thiết bị và dụng cụ...............................................................................................46
5. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ chăn nuôi gà đẻ....................................................................................47
5.1. Liệt kê trang thiết bị và dụng cụ..................................................................................................47
5.2. Bố trí trang thiết bị.......................................................................................................................49
5.3. Kiểm tra trang thiết bị và dụng cụ...............................................................................................49
B. Câu hỏi và bài thực hành........................................................................................................................50
1. Các câu hỏi...........................................................................................................................................50
2. Bài thực hành......................................................................................................................................50
C. Ghi nhớ....................................................................................................................................................50


Bài 4: Thức ăn chăn nuôi gà.....................................................................................51
A. Nội dung..................................................................................................................................................51
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng.............................................................................................................51
2. Xác định nhu cầu thức ăn tinh............................................................................................................52
3. Xác định nhu cầu thức ăn giàu đạm và thức ăn bổ sung...................................................................52
4. Lập khẩu phần ăn................................................................................................................................52


5. Kiểm tra chất lượng thức ăn...............................................................................................................54
6. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn và điều chỉnh khẩu phần..........................................................55
6.1. Đối với gà nuôi thịt.......................................................................................................................56
6.2. Đối với gà nuôi sinh sản...............................................................................................................56
B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................................................58
1.1. Câu hỏi..............................................................................................................................................58
1.2. Bài thực hành số:..............................................................................................................................58
C. Ghi nhớ....................................................................................................................................................59

Bài 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt, gà đẻ.........................................................60
A. Nội dung..................................................................................................................................................60
1. Nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt.........................................................................................................60
1.1. Nuôi dưỡng..................................................................................................................................60
1.2. Chăm sóc......................................................................................................................................62
2. Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ...........................................................................................................65
2.1. Nuôi dưỡng gà đẻ........................................................................................................................65
2.2. Chăm sóc gà đẻ............................................................................................................................66
3. Chọn trứng đem ấp.............................................................................................................................71
3.1. Ngoại hình trứng..........................................................................................................................71
3.2. Trọng lượng trứng........................................................................................................................72
3.3. Kiểm tra trứng sau khi ấp.............................................................................................................72

B. Thực hành................................................................................................................................................78
C. Ghi nhớ....................................................................................................................................................79

MÔ ĐUN: PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP..........................................80
Bài 1: Cách dùng một số loại thuốc thông thường...................................................80
A. Nội dung..................................................................................................................................................80
1. Thông tin về một số loại thuốc...........................................................................................................80
1.1. Tên thuốc......................................................................................................................................80
1.2. Chỉ định và chống chỉ định...........................................................................................................81
2. Những nhóm thuốc thú y thông dụng................................................................................................84
2.1. Thuốc kháng khuẩn......................................................................................................................84
2.2. Thuốc khử trùng...........................................................................................................................88


2.3. Thuốc trị ký sinh trùng.................................................................................................................89
2.4. Vitamin.........................................................................................................................................90
B. Câu hỏi và bài tập thực hành..................................................................................................................91
1. Các câu hỏi...........................................................................................................................................91
2. Bài thực hành......................................................................................................................................91
C. Ghi nhớ....................................................................................................................................................91

Bài 2: Phòng và trị các bệnh thường gặp.................................................................91
A. Nội dung..................................................................................................................................................92
1. Nhận biết, điều trị và phòng một số bệnh truyền nhiễm..................................................................92
1.1. Nhận biết, điều trị và phòng bệnh Newcastle.............................................................................92
1.2. Nhận biết, điều trị và phòng bệnh Gumboro..............................................................................95
1.3. Nhận biết, điều trị và phòng bệnh CRD.......................................................................................99
1.4. Nhận biết, điều trị và phòng bệnh thương hàn........................................................................101
1.5. Phòng bệnh cúm gia cầm...........................................................................................................104
1.6. Nhận biết, phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng....................................................................109

2. Phòng và điều trị chứng thiếu dinh dưỡng......................................................................................112
2.1. Thiếu Vitamin A..........................................................................................................................112
2.2. Thiếu Vitamin B1........................................................................................................................113
3. Nhận biết, điều trị và phòng bệnh cầu trùng...................................................................................114
3.1. Nhận biết....................................................................................................................................114
3.2. Phòng bệnh................................................................................................................................119
3.3. Điều trị........................................................................................................................................119
4. Vệ sinh môi trường chăn nuôi..........................................................................................................121
5. Vệ sinh, tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại............................................................................121
5.1. Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.....................................................................................................121
5.2. Vệ sinh, tiêu độc dụng cụ chăn nuôi..........................................................................................123
6. Qui trình phòng bệnh bằng vaccine..................................................................................................123
6.1. Gà nuôi thịt................................................................................................................................123
6.2. Gà nuôi sinh sản.........................................................................................................................123
C. Ghi nhớ..................................................................................................................................................125

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN...............................................................126
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:..........................................................................................................126


II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:..............................................................................................................................126
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:............................................................................................................................126
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP........................................................................................127
Bài 1: Đặc điểm sinh học của gia cầm...................................................................................................127
Bài 2: Giống và nhân giống gà..............................................................................................................128
Bài 3: Xây dựng chuồng trại nuôi gia cầm............................................................................................128
Bài 4: Thức ăn chăn nuôi gà..................................................................................................................128
Bài 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt, gà đẻ......................................................................................129
V. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO....................................................................................................................130



MÔ ĐUN: KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
Mã mô đun: 01
Giới thiệu mô đun:
Mô đun kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng là một mô đun chuyên môn nghề
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề chăn nuôi gà, được giảng dạy
đầu tiên trong các mô đun. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu
của người học.
Mô đun có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 66 giờ
thực hành và 2 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và
kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định được tình trạng sinh lý và sức
khỏe của gà thông qua một số đặc tính sinh học về lông, da; đặc điểm hô hấp, tiêu
hóa, sinh sản, tiết niệu và các giác quan của gà. Xác định đặc điểm một số giống gà
cần nuôi; tiêu chuẩn chọn lọc giống gà; Đánh giá chất lượng đàn gà hiện nuôi;
Chuẩn bị được chuồng trại thích hợp cho việc nuôi gà ở qui mô vừa và nhỏ; Xác
định các loại thức ăn cho gà, phối trộn được một số thực liệu sẵn có tại địa phương
làm thức ăn cho gà thịt, gà đẻ; Chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt, gà đẻ.

Bài 1: Đặc điểm sinh học của gia cầm
Mã bài: MĐ 01-01
Mục tiêu:
- Trình bày và phân biệt được những đặc tính sinh học cần lưu ý của gà so với các
vật nuôi khác
- Xác định được tình trạng sinh lý và sức khỏe của gà thông qua một số đặc tính sinh
học về lông, da; đặc điểm hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, tiết niệu và các giác quan của
gà.


A. Nội dung
1.1. Đặc điểm bộ lông và da

Da và bộ lông của gia cầm tạo lớp vỏ bọc bảo vệ cơ thể khỏi sự va chạm cơ
học, giúp cơ thể giữ ổn định thân nhiệt, giúp gia cầm có thể bay và nhận biết cảm
giác qua sự tiếp xúc.
Màu sắc lông gia cầm rất đa dạng, biểu hiện sự khác biệt giữa loài, giống,
thậm chí từng cá thể. Lông giúp tránh va chạm cơ học, điều hòa thân nhiệt. Một số
lông còn thể hiện sự thành thục sinh dục của gia cầm. Tình trạng bộ lông còn thể
hiện tình trạng sức khỏe, sức sản xuất và mức độ dinh dưỡng của đàn gia cầm. Khi
khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, gia cầm có bộ lông óng mượt. Trái lại khi bệnh,
nuôi dưỡng kém, bị đói hoặc mất cân đối dinh dưỡng, gia cầm có bộ lông xơ xác,
dễ gẫy, dễ rụng, lông bẩn và mọc lông không đều.
Khi mới nở, gia cầm non được phủ một lớp lông tơ mịn, sau 2-3 tuần được
thay thế dần bởi lớp lông phủ thứ nhất và thứ hai, khi gia cầm hoàn tất bộ lông phủ
thứ hai là bắt đầu thời kỳ phát triển sinh dục. Ở gia cầm trưởng thành, gia cầm thay
lông hàng năm và thường vào những mùa nhất định. Khi gia cầm thay lông, có sự
thay đổi về hoạt động thần kinh, nội tiết, cường độ trao đổi chất rất cao, đặc biệt là
protein và chất khoáng vì thế cơ thể gia cầm mất cân bằng, sức đề kháng giảm, gia
cầm dễ bệnh, gia cầm lớn giảm đẻ hoặc ngừng đẻ.
Da của gia cầm bao bọc cơ thể và có vai trò trao đổi nhiệt giữa cơ thể với
môi trường bên ngoài, điều này đặc biệt quan trọng ở gia cầm non.
Mồng, tích là sản phẩm của da và có chức năng như da. Mồng, tích phát
triển là dấu hiệu của đặc tính sinh dục thứ cấp do hormon sinh dục điều khiển. Có
thể căn cứ vào màu sắc của mồng, tích mà đánh giá tình trạng sức khoẻ và sức sản
xuất của gia cầm. Khi gia cầm khoẻ mạnh, nhất là khi thành thục sinh dục, mào và
tích có màu đỏ rất rực rỡ. Khi gia cầm đẻ nhiều thì màu sắc của mào, tích nhạt hơn
giai đoạn hậu bị. Trong trường hợp gia cầm bệnh thì mồng, tích tím tái, đó là dấu
hiệu đầu tiên để đánh giá sức khoẻ của gia cầm.
Màu vàng của da và da chân do sắc tố carotenoid, xanthophyl trong lớp mỡ
dưới da quyết định. Sắc tố ngày có nhiều trong một số loại thức ăn như: Bắp vàng,
bột cỏ, bột lá,…



Trong quá trình phát triển, da và bộ lông có những biến đổi về cấu trúc để
thích ngi với môi trường. Đối với gia cầm con mới nở, thân nhiệt của gà con
khoảng 37,8 đến 38,90C, bộ lông và da phát triển chưa hoàn chỉnh, sự thải nhiệt
trên tòan bộ bề mặt da, do đó gia cầm non cần tránh lạnh do thải nhiệt dễ dàng.
Riêng đối với gia cầm lớn, bộ lông và da phát triển hoàn chỉnh tạo thành lớp cách
nhiệt tốt, thân nhiệt gia cầm ổn định ở mức 40,6 đến 41,6 0C. Do đó gà trưởng
thành cần tránh nóng vì sự thải nhiệt khó khăn hơn.
1.2. Đặc điểm hô hấp
Hệ hô hấp của gia cầm có những nét đặc trưng như lồng ngực không phân
cách với xoang bụng, hai lá phổi không lớn nhưng được bổ sung thêm hệ thống túi
khí. Ngoài chức năng hô hấp, túi khí còn có vai trò điều hòa thân nhiệt.

Hình 1.1.1. Bộ máy hô hấp của gia cầm
Cơ hoành ở gia cầm phát triển kém nên việc hít không khí vào và th73 ra nhờ
sự chuyển động của cơ ngực bụng, xương sườn và xương ngực ép từ các túi khí.
Tần số hô hấp dao động do nhiều yếu tố: giống, phái tính, năng suất, trạng thái sinh
lý, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, thành phần không khí chuồng nuôi,…).
Nhịp thở tăng khi nhiệt độ không khí cao, khi quá trình oxy hóa trong cơ thể tăng.
Gà mái đẻ trong thời gian tạo vỏ trứng nhịp thở cũng tăng cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, cần tạo chuồng nuôi có độ thông thoáng, tốc độ gió
lưu thong hợp lý nhằm cung cấp khí sạch, loại thải khí độc (CO 2, H2S, …) bụi ra
khỏi chuồng có ý nghĩa vô cùng lớn.


Hình 1.1.2. Phổi và các túi khí của gia cầm
1.3. Đặc điểm tiêu hóa
2
6


1

7
3

8
5
Hình 1.1.3. Sơ đồ hệ tiêu hoá của gà.
l. Thực quản;

5. Tá tràng

2. Diều;

6. Vết tích lòng đỏ

3. Dạ dày tuyến;

7. Manh tràng

4 - Dạ dày cơ;

8. Van hồi manh tràng

4


Cơ quan tiêu hóa của gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản và diều, dạ
dày tuyến (tiền mề), dạ dày cơ (mề), ruột non (tá tràng, không tràng và hồi tràng),
ruột già (manh tràng, kết và trực tràng) và lỗ huyệt.

- Khoang miệng: không răng, nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua khoang
miệng nhanh và hầu như không biến đổi, di chuyển thẳng xuống thực quản và được
chứa ở diều.
- Diều: Có chức năng lưu trữ thức ăn. Dựa vào đặc điểm này, trong chăn nuôi gia
cầm giai đoạn hậu bị người chăn nuôi tăng thể tích diều, hạn chế cắn mổ nhau, hạn
chế tình trạng gia cầm mập mỡ
- Dạ dày tuyến (tiền mề): tiết dịch tiêu hóa. Sự tiết dịch tiêu hóa cao nhất ở gà ăn
thức ăn có hàm lượng protein tối ưu 16-18%. Khi tăng protein lên 25-27% hoặc khi
giảm xuống đến 10% thì sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày tuyến giảm. Sự tiết dịch tiêu
hóa cũng tăng lên khi sức đẻ trứng tăng và giảm khi gia cầm thay lông. Khẩu phần
đơn điệu, thiếu khoáng chất hoặc vitamin cũng làm giảm tiết dịch tiêu hóa.
- Dạ dày cơ (mề): với hai khối cơ dày, chắc cùng với lớp niêm mạc biểu bì sừng
cứng và lớp nhầy đặc chắc có chức năng nghiền nát thức ăn và trộn đều thức ăn với
dịch tiêu hóa. Sỏi và vật cứng trong dạ dày cơ làm tăng ma sát giúp cho việc nghiền
thức ăn và làm sạch thức ăn trong khoang dạ dày cơ. Thiếu sỏi trong dạ dày cơ ở
gia cầm non làm giảm trọng lượng dạ dày từ 30-35%; dạ dày trở nên nhão, nhũn và
xuất hiện những vết loét trên màng nhày. Ở gà con, bổ sung sỏi với kích thước 2,53mm; gà trưởng thành đường kính sỏi tăng đến 10mm.
- Tá tràng: ở tá tràng thức ăn được phân giải thành những chất đơn giản nhất để cơ
thể gia cầm dễ hấp thu.
- Không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống mật đến nơi có vết tích của túi lòng
đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi manh tràng.
- Ruột già: gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Manh tràng và trực tràng hấp
thu chất tiêu hóa không đáng kể, trực tràng chủ yếu hấp thu nước và định hình
phân. Lỗ huyệt gà trống có gai giao cấu xuất hiện lúc gà con 1 ngày tuổi vì vậy
người chăn nuôi thường phân biệt giới tính gà vào lúc 1 ngày tuổi bằng cách bóp lỗ
huyệt.


1.4. Đặc điểm sinh sản


Tinh hoàn

Hình 1.1.4. Cơ quan sinh dục gia cầm trống
Gia cầm trống: Cơ quan sinh dục gồm có 2 dịch hoàn và 2 ống dẫn tinh, cơ
quan giao cấu chỉ có ở một số loài đặc biệt (vịt xiêm, ngỗng) còn các loài gia cầm
khác không có. Hai tinh hoàn hình hạt đậu, màu trắng hay xám nằm trong ổ bụng
sát cột sống phía trên thận. Kích thước hai tinh hoàn không đồng nhất và thường
bên trái lớn hơn bên phải. Trong thời kỳ hoạt động sinh dục, tinh hoàn khoảng 1719 gam, thời kỳ thay lông, tinh hoàn teo lại khoảng 4-5gam. Do không có cơ quan
giao cấu ngoài nên gà trống khi đạp mái thường áp lỗ huyệt sát vào lỗ huyệt gà mái
và phóng tinh vào đó với áp lực lớn vì vậy để tăng tỷ lệ thụ tinh người chăn nuôi
thường làm sạch vùng lông xung quanh lỗ huyệt gà trống và mái giúp sự phóng
tinh dễ dàng hơn.
Gia cầm mái: Chỉ có một buồng trứng bên trái và một ống dẫn trứng bên
trái phát triển. Sauk hi đẻ 15 phút, noãn hoàng sẽ rụng vào vòi fallop (nếu có tinh
trùng sẽ thụ tinh) khoảng 15 phút, sau đó hình thành lòng trắng đặc, lòng trắng
loãng khoảng 2 giờ; sau đó đến đoạn eo isthmus để tạo vỏ lụa khoảng 0,5-1 giờ và
dừng lại ở tử cung một thời gian dài (16-18 giờ) để tạo vỏ vôi.


Hình 1.1.5. Cơ quan sinh dục gia cầm mái
1.5. Đặc điểm tiết niệu
Gia cầm không có tuyến mồ hôi, bài tiết chủ yếu bằng con đường tiết niệu.
Thận gia cầm nằm sát cột sống, không có bàng quang, nước tiểu đổ trực tiếp vào lỗ
huyệt.
1.6. Đặc điểm các giác quan
- Thị giác: gia cầm phân biệt hình dạng và màu sắc tốt. Đối với màu xanh nhận biết
kém vì vậy người chăn nuôi thường lợi dụng đặc điểm này để có thể dễ dàng bắt
gia cầm khi tiêm phòng
- Vị giác: Thần kinh vị giác trên lưỡi có nhiều nhưng bị một lớp sừng phủ lên nên
khả năng vị giác kém. Tuy nhiên gia cầm có khả năng phân biệt vị chua, đắng; gia

cầm rất nhạy cảm với vị đắng và độ nóng của nước uống ( nước có độ nóng từ 300C
trở lên gà không uống)
- Khứu giác: kém phát triển, hầu như gia cầm không có phản ứng với mùi
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1.1. Câu hỏi
1. Những đặc điểm bên ngoài cho biết gia cầm 1 ngày tuổi khỏe mạnh.


2. Những đặc điểm bên ngoài cho biết gia cầm lớn khỏe mạnh.
1.2. Bài thực hành số 1:
Tổ chức thực hành tại phòng thực hành xác định gia cầm con 1 ngày tuổi và
gia cầm lớn khỏe mạnh.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để xác định gia cầm con 1 ngày
tuổi và gia cầm lớn khỏe mạnh.
- Nguồn lực: Gia cầm con 1 ngày tuổi và gia cầm lớn
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người
- Thời gian hoàn thành: 3-5 phút/gia cầm
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng
gia cầm khỏe mạnh và gia cầm bệnh
1.3. Bài thực hành số 2:
Mổ quan sát các cơ quan bên trong xác định tình trạng bình thường và bất
thường
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để xác định tình trạng bình
thường và bất thường của các cơ quan bên trong của gia cầm
- Nguồn lực: Gia cầm con 1 ngày tuổi và gia cầm lớn
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/gia cầm
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Xác định đúng
tình trạng cơ quan bên trong của gia cầm.
C. Ghi nhớ

- Đặc điểm sinh học của gia cầm
- Ứng dụng đặc điểm sinh học của gia cầm trong chăn nuôi gà
Bài 2: Giống và nhân giống gà
Mục tiêu:
- Xác định đặc điểm một số giống gà cần nuôi


- Xác định tiêu chuẩn chọn lọc giống gà
- Đánh giá chất lượng đàn gà hiện nuôi.
A. Nội dung
1. Các giống gà
1.1. Các giống gà hướng kiêm dụng
a. Gà Ri
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ
biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng
trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ.
Ngoại hình: Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất,
gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh,
cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi,
nhưng đa số có màu vàng đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng,
chân có 2 hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri mọc
lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành.
Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào
đơn. Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực
vuông và mào đứng.

Hình 1.2.1. Gà Ri
Gà Ri Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g (Sử An Ninh và ctv, 2003), lúc 4
tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg, gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể khi 1
năm tuổi, con trống nặng 1,8 - 2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg.



Gà Ri là giống phát dục sớm : 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt
120 - 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho
sản lượng 164 - 182 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 40 - 45 g, tỷ lệ trứng có phôi
đạt 89 - 90%, tỷ lệ nở trứng ấp: 94% tỷ lệ nuôi con đến 2 tuần tuổi là 98% (Sử An
Ninh và ctv, 2003).
Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng thơm
ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít mẫn cảm đối với bệnh cầu
trùng, bạch lỵ, đường hô hấp. Nhưng tầm vóc bé, trứng bé, sản lượng trứng thấp và
tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả
thịt và trứng ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành gà nuôi
các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri sẽ được coi là một đặc sản.
b. Gà Tam Hoàng
Có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được nuôi nhiều ở các vùng Quảng Đông,
Quảng Tây. Gà Tam Hoàng có nhiều dòng khác nhau nhưng sự khác nhau không
lớn lắm.
Ban đầu, giống gà địa Phương được xuất qua cửa khẩu Thạch Kỳ nên được
gọi là gà Thạch Kỳ. Gà Thạch Kỳ thuần có khả năng sinh trưởng và đẻ trứng không
cao, tầm vóc nhỏ, vì vậy, vào cuối những năm 1970, ở Hồng Kông Người ta đã lai
gà Thạch Kỳ với giống và Kabia (Kabir) của Israel để tạo ra con lai, gà này lại trở
về Công ty Trung Sơn của Trung Quốc và đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ để
hình thành ra các dòng gà có những điểm khác nhau và gọi chung là giống gà Tam
Hoàng.
Giống Tam Hoàng 822 đã được nhập vào Việt Nam từ năm 1993 và đựơc nuôi
ở Viện Chăn nuôi quốc gia, đến năm 1995, lại tiếp tục nhập thêm dòng gà Tam
Hoàng Jiangcun vàng từ Hồng Kông. Cả hai dòng gà này đều cho chất lượng trứng,
thịt tốt, năng suất cao hơn giống gà nội.
Dòng 822 có màu lông khá thuần nhất, màu vàng rơm hoặc lốm đốm đen,
chân vàng, da vàng (nên được gọi là gà Tam hoàng), đuôi có lông đen lẫn vào, cơ

thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, chân ngắn, hai đùi phát triển, chiều cao
trung bình, trọng lượng cơ thể lúc mới sinh là 35g, 11 tuần tuổi trống nặng 1,4 -


1,45 kg, mái nặng 1,2 kg, đến tháng thứ 4, trọng lượng khoảng 2 đến 4 kg. Gà
Trống trưởng thành trung bình nặng từ 2,5 – 4 kg, mào đơn và chân thấp hơn gà
Tầu vàng của Việt Nam, thân bầu bĩnh hơn dòng Jiangcun vàng. Gà Mái trưởng
thành năng từ 2 - 2,5 kg, thịt gà vàng và rất chắc thịt. Tỉ lệ thịt đùi và lườn khá cao,
đạt tới 58% so với thân thịt. Thịt thơm ngon và có chất lượng cao.

Hình 1.2.2. Gà Tam Hoàng (dòng 882)
Gà Jiangcun vàng lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con trống 1,3 kg; con
mái nặng trên dưới 1kg nhỏ hơn các dòng Tam Hoàng khác nhưng có phẩm chất
thịt tốt, thơm ngon và tỉ lệ các phần thịt như lườn, đùi đạt yêu cầu, đẻ tốt hơn Tam
Hoàng 822. Gà mái lúc 5 tháng tuổi đã đẻ bói, lúc gần 7 tháng tuổi tỷ lệ đẻ đạt trên
60%. Sản lượng trứng dòng Jiangcun đạt 170 quả/ mái/ năm, dòng 882 đạt 156 quả/
mái/ năm (hoặc 68 tuần). Khối lượng trứng 51 - 52 g/ quả, tỷ lệ trứng có phôi đạt
95%, tỷ lệ nở so với trứng có phôi đạt 83% . Tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi là
95%. Tiêu tốn thức ăn 2,2 - 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng.


Hình 1.2.3. Gà Tam Hoàng (dòng Jiangcun)
c. Gà Lương Phượng
Gà Lương Phượng được nuôi và nhân giống ở Vùng Quảng Tây. Gà được
nhập vào nước ta năm 1998, nuôi tại trại gà Liên Ninh, Trung tâm nghiên cứu gia
cầm Vạn Phúc.
Đặc điểm về màu sắc lông ở gà 20 tuần tuổi đời 1: lông màu vàng rơm 32%,
còn lại là mầu sọc đưa, đốm hoa đen, đốm hoa là 68%; đời 2: lông mầu vàng rơm
25%, còn lại các màu như trên là 75%
Tỉ lệ nuôi sống: giai đoạn gà con, gà dò và gà đẻ đều đạt trên 97%, gà có sức

đề kháng cao.
Khả năng sinh trưởng và phát triển: khối lượng mới nở là 34,5g, tương đương
với gà Tam Hoàng 882 và cao hơn gà Ri (29,7g). Đến 5 tuần tuổi, khối lượng trung
bình trống mái là 627g. Đến 20 tuần tuổi, khối lượng trung bình gà trống đạt 2639 g
và gà mái đạt 2035g.
Khả năng sản xuất trứng đời 1: đến 64 tuần tuổi, mỗi mái đẻ được 165 quả,
đời 2 là 171quả. Tỷ lệ đẻ bình quân của đời I là 54%, đời II là 58%. Gà đời I đẻ cao
nhất là 75% lúc 27 tuần tuổi, đời II là 71% lúc 29 tuần tuổi (nhưng đời II có thời
gian khai thác dài hơn nên sản lượng trứng không kém đời I). Khối lượng trứng 52
– 55 g/quả. Tỷ lệ trứng có phôi là 95 – 96%; tiêu tốn thức ăn/10 trứng, giai đoạn từ
23 – 38 tuần tuổi là 2,3 – 2,5kg; nếu tính trên 10 tháng đẻ là 2,5-2,6 kg, thấp hơn gà
Tam Hoàng 882 và gà Ri.

Hình 1.2.4. Gà Lương Phượng


 Gà Sasso
Giống gà Sasso có màu lông nâu đỏ, chân và mỏ có màu vàng, da vàng, thịt
ngon, được ưu chuộng. Đây là giống gà được nhập từ Pháp, thích nghi với phương
thức chăn nuôi bán công nghiệp hay nuôi thả v ườn, gồm nhiều dòng khác nhau.
+ Dòng SA31
Đây là dòng mái để sản xuất gà thịt, có sức sống tốt, phù hợp với khí hậu nước
ta. Khi kết thúc giai đoạn hậu bị, có khối lượng khoảng 2kg, kết thúc giai đoan khai
thác trứng, gà nặng khoảng 3kg.
Sản lượng trứng của 1 con mái 160 – 170 quả. Tỉ lệ trứng ấp 92%. Tỉ lệ ấp nở
khoảng 80 – 82%/ trứng có phôi. Tỉ lệ nuôi sống gà con 95 – 97%. Tỉ lệ hao hụt gà
mái đẻ 7 – 10%.
Đàn gà thương phẩm 10 tuần tuổi có khối lượng 2,2 – 2,4kg. T iêu tốn thức
ăn/ kg thịt hơi khoảng 2,4 – 2,5kg.
+ Dòng SA51

Đây là dòng gà nhẹ cân hơn dòng SA31; gà hậu bị nặng 1,4 kg. Đến kết thúc
giai đoạn đẻ trứng, gà chỉ nặng 2,2kg. Năng suất trứng của dòng này cao hơn dòng
SA31và đạt 185 – 190 quả. Tỉ lệ lấy trứng ấp 92-94%, tỉ lệ ấp nở /trứng có phôi
85%. Tỉ lệ nuôi sống gà con 95 – 97%. Tỉ lệ hao hụt gà mái 6 – 8 %.
Gà thương phẩm phải nuôi dài ngày, đến 1 1 tuần tuổi mới chỉ nặng khoảng
1,6kg, nếu nuôi đến 100 ngày gà nặng khoảng 2,1 – 2,2kg, tiêu tốn thức ăn cao,
khoảng 3,5kg/1kg thịt.


Hình 1.2.5. Gà Sasso
 Gà Kabir
Tháng 12/1998, xí nghiệp gà Châu Thành nhập bổ sung gà Kabia từ hãng Kabir
chicks – Israel. Gà thương phẩm có lông màu nên phù hợp hơn với thị trường trong
nước. Công thức tạo con thương phẩm như sau:

Đặc điểm ngoại hình: Gà dòng bố có lông đỏ, mọc lông nhanh. Gà dòng mẹ
mọc lông màu nâu đỏ, mọc lông chậm. Tỉ lệ nuôi sống của gà Kabir CT – 3
- Giai đoạn 1 – 42 ngày tuổi 97,1 – 98,6%
- Giai đoạn 43 – 140 ngày tuổi 98,2 – 98,9%
- Giai đoạn gà đẻ (21-6 tuần) 98,5 -99,1 %
Khối lượng cơ thể như sau:
Ngày tuổi

Gà trống

Gà Mái

42 ngày tuổi (g)

1025


854

140 ngày tuổi (g)

2450

1995

25 tuần tuổi (g)

2950

2450

30 tuần tuổi (g)

3200

2750

Tiêu tốn thức ăn: Giai đoạn hậu bị, gà trống là 9,45kg, gà mái 8,15kg.
Khả năng sinh sản: Gà mái CT – 3 bắt đầu đẻ ở 158 ngày tuổi (giữa tuần 23).
Tỉ lệ đẻ đạt 50% ở 193 ngày tuổi (đầu tuần 28). Tỉ lệ đẻ đạt đỉnh cao là 80,5% và
lúc 225 ngày tuổi (đầu tuần 33)


Khả năng sản xuất trứng: gà Kabir CT – 3 có năng suất cao. Tỉ lệ đẻ ở mức 70
– 80% liên tục trong 4 tháng. Tính đến 60 tuần tuổi, tức là 35 tuần, đẻ tỉ lệ bình
quân đạt 64%. Sản lượng trứng của một con mái đến 60 tuần tuổi đạt 157 quả. Tỉ lệ

trứng có phôi là 96 – 98%. Tỉ lệ nở là 89,6%
Gà con nở ra có chân vàng, màu đặc trưng của gà CT – 3 và hoàn toàn không
có lông màu trắng hoặc sọc đen ở lưng.

Hình 1.2.6. Gà Kabir
d. Gà H’Mông
Gà H’Mông là vật nuôi truyền đời của đồng bào H’Mông, Dao, Tày, Nùng.. ở
các tỉnh vùng núi Tây Bắc.
Đặc điểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ, vàng sẫm... nhưng chủ
yếu là màu đen. Chân, da và nhiều con có cả mào màu đen. Thân hình gà vừa phải,
thanh gọn. Khối lượng gà trưởng thành, con trống là 1,8 -2,2 kg; mái là 1,4-1,7 kg.
Sản lượng trứng 80-100 quả/năm, khối lượng 40-45 g/quả, màu trắng.


×