Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ôn tập Sinh học 12 thi THPT QGia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.14 KB, 6 trang )

Chuyên đề 3. Sinh thái học

CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT
A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không
gian nhất định (gọi là sinh cảnh)
II. Các đặc trưng cơ bản của quần xã:
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: thể hiện qua:
- SL loài và SL cá thể của mỗi loài: trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên, chúng phải chia xẻ nhau nguồn
sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.
- Thành phần loài:
+ Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt
động mạnh của chúng.
Ví dụ: Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế. Quần xã rừng thông với các cây
thông là loài chiếm ưu thế.
+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc loài có SL nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan
trọng trong QX.
Ví dụ: Cá Cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo. Cây cọ của quần xã vùng đồi Phú Thọ. Cây tràm của quần xã rừng U Minh.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
- Phân bố theo chiều thẳng đứng:
Ví dụ: Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới
- Phân bố theo chiều ngang:
Ví dụ: Phân bố của sinh vật từ đỉnh núi  sườn núi  chân núi
Phân bố của sinh vật từ đất ven bờ  vùng ngập nước ven bờ  vùng khơi
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã:
1. Các mối quan hệ sinh thái: gồ quan hệ hỗ trợ và đối kháng
- Quan hệ hỗ trợ: đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã. (không có loài nào bị hại)
Ví dụ: + Cộng sinh (+,+, quan hệ chặt chẽ)
+ Hợp tác (+,+, quan hệ không chặt chẽ)
+ Hội sinh (0,+)


- Quan hệ đối kháng: có 1 loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại. (ít nhất có 1 loài bị hại)
Ví dụ: + Cạnh tranh (-,-)
+ Vật ăn thịt – con mồi (+,-)  Vật ký sinh – vật chủ (-,+, sống nhờ)
+ Ức chế - cảm nhiễm (0,-, vô tình gây hại)
2. Hiện tượng khống chế sinh học:
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định do quan hệ hỗ
trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
I. Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi
của môi trường.
II. Các loại diễn thế sinh thái:
1. Diễn thế nguyên sinh:
- Khái niệm: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật (môi trường trống trơn)
- Các giai đoạn diễn thế:
+ Giai đoạn khởi đầu: từ môi trường trống trơn
+ Giai đoạn giữa: các quần xã thay thế tuần tự
+ Giai đoạn cuối: hình thành quần xã tương đối ổn định
2. Diễn thế thứ sinh:
- Khái niệm: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật sinh sống
- Các giai đoạn diễn thế:
+ Giai đoạn khởi đầu: từ môi trường đã có QXSV sinh sống
+ Giai đoạn giữa: các quần xã thay thế tuần tự
+ Giai đoạn cuối: hình thành quần xã tương đối ổn định hoặc quần xã suy thoái
III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái:
1. Nguyên nhân bên ngoài: do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
2. Nguyên nhân bên trong: do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, do hoạt động khai thác tài nguyên
của con người.
IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái:
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Trang 1



Chuyên đề 3. Sinh thái học

- Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
Câu 1 (CĐ10): Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?
A. Nhóm tuổi.
B. Tỉ lệ giới tính.
C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
D. Sự phân bố của các loài trong không gian.
Câu 2* (ĐH11): Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới B. Savan
C. Hoang mạc
D.Thảo nguyên
Câu 3 (TN13): Trong quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài:
A. chỉ có ở một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
B. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
C. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó.
D. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Câu 4 (CĐ09): Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều
hướng phát triển của quần xã là:
A. loài chủ chốt.
B. loài ưu thế.
C. loài đặc trưng.
D. loài ngẫu nhiên.
Câu 5 (BO1). Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?
A. Phân bố đều.
B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 6** (ĐH09): Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo
trình tự:
A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu.
B. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục.
C. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.
D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.
Câu 7* (ĐH13): Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng:
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống
B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống
Câu 8* (CĐ07): Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa:
A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Câu 9** (CĐ11): Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một
tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là:
A. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.
B. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.
D. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.
Câu 10** (CĐ11): Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?
A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.
B. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
Câu 11** (ĐH12): Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng
cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở
động vật.
Câu 12** (THPT15): Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu
mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.
B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn sống của môi trường.
Trang 2


Chuyên đề 3. Sinh thái học

D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các
loài động vật.
Câu 13 (TN09): Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
A. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại
B. ít nhất có một loài bị hại
C. tất cả các loài đều bị hại
D. không có loài nào có lợi
Câu 14 (TN09): Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ:
A. cộng sinh
B. ký sinh
C. hội sinh
D. ức chế – cảm nhiễm
Câu 15 (CĐ10): Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi

cũng không có hại là:
A. quan hệ vật chủ - vật kí sinh.
B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
C. quan hệ hội sinh.
D. quan hệ cộng sinh.
Câu 16 (CĐ12): Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại
thuộc về:
A. quan hệ hội sinh.
B. quan hệ kí sinh.
C. quan hệ cộng sinh.
D. quan hệ cạnh tranh.
Câu 17* (ĐH09): Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì:
A. loài ong có lợi còn loài hoa bị hai.
B. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
C. cả hai loài đều có lợi.
D. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
*
Câu 18 (ĐH07): Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ:
A. hội sinh.
B. ký sinh.
C. cộng sinh.
D. cạnh tranh.
Câu 19* (ĐH10): Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?
A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường
B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng
C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng
D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn
Câu 20** (CĐ11): Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:
A. (3) và (4).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1) và (2).
Câu 21** (CĐ12): Cho các ví dụ sau:
(1) Sán lá gan sống trong gan bò.
(2) Ong hút mật hoa.
(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
(4) Trùng roi sống trong ruột mối.
Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
A. (2), (3).
B. (1), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (3).
**
Câu 22 (CĐ14): Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
(1)
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường
(2)
Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng
(3)
Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng
(4)
Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:
A. (1) và (4)
B. (1) và (2)

C. (3) và (4)
D (2) và (3)
Câu 23* (ĐH07): Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là:
A. cạnh tranh.
B. ký sinh.
C. vật ăn thịt – con mồi. D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 24* (CĐ08): Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống
mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu
và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ:
A. động vật ăn thịt và con mồi.
B. cạnh tranh khác loài.
C. ức chế- cảm nhiễm.
D. hội sinh.
Câu 25* (TN11): Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ:
A. hội sinh
B. ký sinh – vật chủ
C. hợp tác.
D. cộng sinh.
Câu 26* (CĐ13): Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
B. Chim sáo và trâu rừng.
C. Trùng roi và mối.
D. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
Câu 27* (BO1). Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
B. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn.
C. Hải quỳ và cua.
D. Chim mỏ đỏ và linh dương.
Câu 28* (THPT16): Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
Trang 3



Chuyên đề 3. Sinh thái học

A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường.
B. Giun đũa sống trong ruột lợn.
C. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.
D. Bò ăn cỏ.
Câu 29* (TN13): Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối
kháng?
A. Lúa và cỏ dại.
B. Chim sâu và sâu ăn lá.
C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
D. Chim sáo và trâu rừng.
Câu 30** (ĐH12): Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 31** (TN09): Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là:
A. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
C. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
D. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các
loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó.
Câu 32** (ĐH14): Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi
B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
C. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ

D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ
Câu 33** (CĐ13): Khi nói về mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau.
B. Vật ăn thịt thường có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước con mồi.
C. Trong quá trình tiến hoá, vật ăn thịt hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn con mồi.
D. Con mồi thường có số lượng cá thể nhiều hơn số lượng vật ăn thịt.
Câu 34** (ĐH14): Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các
con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh
C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.
D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
Câu 35** (ĐH10): Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.
Câu 36 (CĐ07): Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
A. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.
B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
C. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.
Câu 37 (CĐ09): Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến:
A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.

BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI

Câu 1 (CĐ07): Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự:
A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Câu 2 (TN09): Diễn thế nguyên sinh:
A. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng… của con người.
Trang 4


Chuyên đề 3. Sinh thái học

B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.
Câu 3 (CĐ11): Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (4), (3), (2).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (1), (2), (4), (3).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 4* (TN14): Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:
(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống
trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,…
(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi; các sinh vật thủy sinh ít

dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.
(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.
Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là:
A. (2)(1)(4)(3)
B. (3)(4)(2)(1)
C. (1)(2)(3)(4)
D. (1)(3)(4)(2)
Câu 5* (ĐH08): Trên một đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là:
A. sâu bọ
B. thực vật thân cỏ có hoa
C. thực vật hạt trần
D. địa y
*
Câu 6 (ĐH09): Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là:
A. độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
B. tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.
C. độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.
D. sinh khối ngày càng giảm.
Câu 7* (ĐH12): Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây
không đúng?
A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
B. Tính đa dạng về loài tăng
C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
D. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng
Câu 8* (CĐ12): Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.
(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi.
(4) Rừng lim nguyên sinh.
(5) Trảng cỏ.

Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là:
A. (5) →(3) →(1) →(2) →(4).
B. (2) →(3) →(1) →(5) →(4).
C. (4) →(1) →(3) →(2) →(5).
D. (4) →(5) →(1) →(3) →(2).
Câu 9* (CĐ12): Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các
thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là:
A. (5) →(3) →(2) →(4) →(1).
B. (5) →(3) →(4) →(2) →(1).
C. (5) →(2) →(3) →(4) →(1).
D. (1) →(2) →(3) →(4) →(5).
Câu 10* (ĐH11): Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (3) và (4).
B. (1) và (4).
C. (1) và (2).
D. (2) và (3).
Câu 11** (ĐH08): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
Câu 12** (CĐ09): Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các
loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
Trang 5


Chuyên đề 3. Sinh thái học

B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của
môi trường.
Câu 13** (CĐ13): Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.
B. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
C. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
D. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
Câu 14** (CĐ08): Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
C. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.
D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Câu 15** (THPT15): Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự
nhiên của môi trường.
C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi

trường.

Trang 6



×