Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG RAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.19 KB, 17 trang )

Nguồn TH 11.2018

KỸ THUẬT TRỒNG RAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THỦY CANH
I.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH

1.

Khái niệm thủy canh
Theo PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Nguyên,Thủy canh (Hydroponics) là hình thức

canh tác trồng cây trong dung dịch, là kỹ thuật trồng cây không dùng đất. Cây trồng được
trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng cùng với các loại giá thể, sử dụng dinh
dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch. Tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc
một phần bộ rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.
Kỹ thuật thủy canh là một trong những k thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại.
Trong đó, sử dụng những chất dinh dưỡng thích hợp, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng tránh được sựphát triển của cỏdại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm
từ đất.
2.

Các loại hình thủy canh



Hệ thống thủy canh tĩnh (thủy canh không hồi lưu)




Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng được chứa trong thùng xốp hoặc các vật
chứa cách nhiệt khác, dung dịch được bổsung đều đặn vào thùng chứa khi cần
thiết cho đến khi thu hoạch.



Hệthống này thích hợp với quy mô hộ gia đình ở các nước đang phát triển.



Kỹ thuật thủy canh đơn giản và hiện đang được triển khai nước ta

1


Nguồn TH 11.2018


Hệ thống có dung dịch dinh dưỡng được bơm tuần hoàn từ một bình chứa có lắp
đặt các thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ
nuôi cây, sau đó quay trở lại bình chứa để điều chỉnh lại các thông sốvà tiếp tục đi
nuôi cây.



Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ
chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn tuy nhiên yêu cầu chi
phí đầu tư cao.




Kỹ thuật thủy canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT-Nutrient Film Technique)

Là một dạng thủy canh hồi lưu đang được áp dụng rộng rãi do tính chất và dáng vẻ bệ
ngoài của nó.

Các chất dinh dưỡng được cho vào ống trồng nơi mà rễ cây đâm xuống và hút lên,
phần dư thừa được rút xuống do trọng lực trở lại bể chứa. Một lớp màng mỏng dinh
dưỡng cho phép bộ rễ cây trồng tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng và lớp khí phía trên
cùng lúc.


Hệ thống khí canh



Đây là hệ thống khí canh cải tiến khi mà rễ cây không được nhúng trực tiếp vào
dung dịch dinh dưỡng mà phải đưa qua hệ thống bơm phun định kỳ, nhờ vạy tiết
kiệm được dinh dưỡng mà bộ rễ được thở tối đa.



Trong kỹ thuật này cây trồng được đặt trong một thùng cách nhiệt, chỉ chứa sương
mù và hơi nước. Sương mù chính là dung dịch được phun định kỳ vào những thời
gian nhất định trong suốt quá trình trồng cây. Cây trồng được treo lở lững trong
2


Nguồn TH 11.2018
thùng, chúng được duy trì trong một điều kiện sống độc lập. Vì không sử dụng đất

hay môi trường tổng hợp (giá thể)nên môi trường có độ sạch cao không mang
mầm bệnh.


Dung dịch dinh dưỡng thừa sau khi sử dụng được thu lại, lọc, bổ sung và tiếp tục
sử dụng. Hệ thống có trọng lượng nhỏ nên dễ dàng bố trí trên nóc nhà hay
sân thượng.



Về nguyên tắc thì hệ thống này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong hệ thống khí
canh, nhiệt độ ở vùng rễ luôn thấp hơn nhiệt độ ở ngoài môi trường khoảng 20C
do hiệu ứng bốc hơi nhờ vậy cây sinh trưởng nhanh hơn. Hệ thống này phù hợp
với việc sản xuất rau và hoa trên quy mô lớn.

3.

Các giá thể được sử dụng trong thủy canh
Giá thể được trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải là chổ dựa cho hệ

thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để tìm nước và chất dinh dưỡng và phải là
phương tiện cung cấp O2, nước và chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây.
Các giá thể sử dụng trong dung dịch thủy canh phải đảm bảo rắng chúng không
gây ra phản ứng với các chất có trong dung dịch dinh dưỡng, cũng không chứa các chất

3


Nguồn TH 11.2018

có hại cho cây trồng và nhất thiết phải thoáng khí và không gây ngập úng cho rễ (các giá
thể càng trơ càng tốt).
Việc lựa chọn một giá thể nào đó phụ thuộc cần lưu ý các yếu tố bao gồm: giá
tiền, hiệu quả, cân nặng, tỷ lệ xốp, khả năng chống lại sự phân hủy, tính trơ, khả năng giữ
nước, tính đồng đều và bền vững, có độ vô trùng cao và có khả năng tái sử dụng được.
Giá thể cần đảm bảo không chứa chất gây độc có thể ảnh hưởng tới môi trường dinh
dưỡng và cả độ pH của môi trường. Đảm bảo các phẩn ứng hóa học và oxy hóa diễn ra
bình thường.
Đặc tính về khả năng hút nhiệt là một đặc tính quan trọng. Giá thể có màu đen
thường bị nóng nhanh hơn khi phơi ngoài sáng, làm cho nhiệt độ tăng kên ở xung quanh
rễ. Gây ảnh hưởng cho sự phát triển của cây.
Khối lượng riêng của giá thể là chỉ tiêu đáng quan tâm khi chọn mua giá thể. Theo
nghiên cứu của John và Harold (1999) yeu càu khi chon lựa gái thể trong hệ thống sạch là
có khói lượng thấp 0.1 – 0.8kg/dm.
Một trong những đòi hỏi của việc nghiên cứu đặc điểm và cấu tạo hình thái rễ đó
là rễ cây phải dễ dàng tách ra khỏi môi trường. Trong những năm vừa qua các nghiên cứu
khác nhau về giá thể khi trồng thì cây thì đã đưa ra rất nhiều giá thể khác nhau. Tuy nhiên
bên cạnh những ưu điểm là giá thể đáp ứng được yêu cầu của cây thì giá thành lại đắt,
khó tìm gây bất lợi cho người trồng. Các giá thể rẽ tiền thì gây bất lợi cho cây trồng.
 Các giá thể thường được sử dụng như:
Xơ dừa: là một trong những vật liệu hiệu quả nhất để sử
dụng là giá thể trong hệ thống thủy canh. Xơ dừa được lấy từ vỏ
quả dừa, nghiền nhỏ. Thành phần: chủ yếu là xenlulo chiếm 80%.
Ngoài ra còn có lignin và các hợp chất khác như tanin,… Khi sử
dụng cần ngâm nước để hạn chế ảnh hưởng của tanin giúp cây phát triển tốt hơn. Có khả
năng giữ nước và thoáng khí tốt. Tuy nhiên, xơ dừa dễ hoai mục sau vài lần sử dụng;

4



Nguồn TH 11.2018
không có tính thoát nước tốt. Do vậy, nên kết hợp với các loại giá thể khác để tối đa hóa
kết quả.
Đá trân châu (Perlite): Perlite là một thủy tinh núi lửa
tự nhiên. Perlite có thể mở rộng lên đến 20 lần kích thước ban
đầu khi được làm nóng đến điểm nung chảy của chúng. Perlite
có trọng lượng nhẹ và có thể được sử dụng riêng hoặc được
trộn chung với các loại giá thể khác. Perlite được dùng làm
xốp đất, là thành phần dự trữ nước, giữ nhiệt, làm tăng độ ẩm và góp phần vào sự trao đổi
không khí cho cây một cách thuận lợi so với đất thường… Cung cấp khả năng thoát nước
tốt và thoáng khí cho cây trồng. Các bụi từ đá trân châu được biết là gây kích ứng nên
phải đeo khẩu trang trước khi xử lý.
Cát sỏi: Là loại giá thể trơ điển hình, dễ kiếm, rẻ tiền.
Dùng cát có độ lớn của hạt từ 0,1 – 0,2 mm. Sỏi có độ lớn từ 1
– 5 cm. Cần rửa sạch, khử trùng, sấy hay phơi khô trước khi
dùng để tránh nhiễm bệnh cho cây
Mút xốp: Là loại giá thể trồng rau thủy canh được làm
từ xốp. Loại nguyên liệu nhẹ, dễ hấp thu nươc tăng khả năng
hấp thụ oxy cho cây trồng cộng với khả năng hạn chế hấp thụ
nhiệt. Đảm bảo cho hạt giống nảy mầm ở tỉ lệ cao nhất và cho
cây trưởng thành mà không bị hạn chế do giá thể. Được làm từ
nguyên liệu xốp, sản xuất đơn giản nên có giá thành khá rẻ so
với gia thể xơ dừa. Vậy nên Giá thể mút xốp phải là lựa chọn
tối ưu cho cây trồng thủy canh.

5


Nguồn TH 11.2018
II.


DINH DƯỠNG CHO CÂY KHI CANH TÁC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
THỦY CANH
Cây thủy sinh cũng như cây trên cạn cần phải được cung cấp nhiều yếu tố như

dinh dữơng, ánh sáng phù hợp (theo từng lọai cây), Co2 dùng để quang hợp vv… để phát
triển. Vì môi trừơng sống của từng lọai cây thủy sinh khác nhau hay có thể giống nhau
không ít thì nhiều. Những điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cây thủy
sinh. Vì vậy việc trồng hay chăm sóc cây thủy sinh trong hồ đối với nhiều người là 1 việc
rất khó khăn hoặc bất khả.
Trên thực tế, việc dùng hoặc bổ sung chất dinh dưỡng (phân bón) cho đúng cách là
1 trong những yếu tố dẫn đến thành công trong việc trồng cây thủy sinh. Trong môi
trường khép kín và diện tích hạn hẹp như hồ thủy sinh. Chúng ta có suy nghĩ hay không
là cây thủy sinh sẽ lấy dinh dưỡng từ đâu ra? Từ nền, từ chất thải hay thức ăn dư thừa của
cá. Nếu có suy nghĩ như vậy thì hơi chủ quan đấy.
Nếu các bạn đã từng mua cây kiểng trồng trong chậu về nhà trồng. Có để ý hay
không là khi mới mua cây rất khỏe và đẹp. Nhưng khi trồng được 1 thời gian cho dù là
ngày nào cũng tưới nước và chăm sóc thường xuyên. Nhưng cây sẽ càng ngày càng xấu
đi. Đó có thể là vì chúng ta quên việc bổ sung dinh dưỡng cho cây. Còn nếu chúng ta
trồng cây xuống đất trong môi trường thích hợp. Cho dù không bón phân nhưng cây vấn
phát triển tốt. Lý do là vì rể của cây có thể phát triển dài ra để tự tìm kiếm nguồn
dinh dưỡng.
1.

Khái niệm về nồng độ dung dịch thủy canh
Khi trồng rau thủy canh việc làm không thể thiếu là làm sao để pha dung dịch thủy

canh đúng chuẩn nhất. Đối với từng loại cây trồng nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau và
trong từng thời kỳ của cây nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Chính vì vậy nồng độ
dung dịch thủy canh cũng từ đó mà thay đổi cho phù hợp.

Chỉ số TDS: Total Dissolved Solids – là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan,
tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong
6


Nguồn TH 11.2018
một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phần
nghìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của
nguồn nước.
Khi pha dung dịch thủy canh, phải dùng bút đo tds để đo nồng độ dung dịch để
biết mà canh chỉnh sao cho nồng độ nằm trong khoảng thích hợp. Nếu nồng độ cao quá
thì phải thêm nước; nồng độ thấp quá thì phải thêm dinh dưỡng để tăng nồng độ. Ngoài
ra, nguyên tắc kết hợp dưỡng chất dưới dạng dung dịch là không được để các góc hóa học
xảy ra phản ứng chuyển đổi thành độc chất hay kết tủa và nồng độ, PH của dung dịch
phải hợp lý.
Bút đo ppm và bút đo pH là 2 sản phẩm rất quan trọng vì nó giúp chúng ta biết
chính xác nồng độ dung dịch thủy canh là bao nhiêu, các chỉ số cần thiết của môi trường
dinh dưỡng để điều chỉnh lượng dưỡng chất phù hợp theo từng giai đoạn phát triển
của cây.
Với bút đo ppm dùng để đo nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh sau khi
pha theo đơn vị đo là ppm, kiểm tra chất lượng của nước, đo nồng độ các chất hòa tan
hữu cơ và vô cơ, ion có chứa trong dung dịch. Nồng độ của dung dịch phải tùy theo từng
giai đoạn phát triển của cây trồng và loại rau ăn lá hay cây lấy củ, quả.
Còn bút đo pH của nước bạn chỉ cần nhúng bút vào dung dịch cần đo, màn hình
của bút sẽ hiển thị các thông số cần thiết, đảm bảo tính tiện dụng cao khi sử dụng. Khi
trồng rau thủy canh, môi trường pH trong dung dịch thủy canh nằm trong khoảng từ 5,5
đến 6,0 sẽ là điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng, phát triển
2.

Một số nồng độ dung dịch thủy canh ứng với từng loại cây trồng

Cây trồng

Cường độ ánh sáng

pH dung dịch

Ppm/TDS

Cải xanh

Ánh sáng mạnh, vừa

6 ~6.8

1900~2450

Cải thìa

Ánh sáng mạnh

~7.0

1050~1400

Súp lơ xanh

Ánh sáng mạnh, vừa

6.0~6.5


1960~2450

7


Nguồn TH 11.2018
Súp lơ trắng

Ánh sáng mạnh, vừa

6.0~7.0

1050~1400

Bắp cải mini

Ánh sáng mạnh, vừa

6.5~7.5

1750~2100

Bắp cải

Ánh sáng mạnh, vừa

6.5~7.0

1750~2100


Xà lách

Ánh sáng vừa

5.5~6.5

560~840

Húng quế

Ánh sáng mạnh

5.5 – 6.5

700 ~ 1120

Bạc hà/ húng lủi

Ánh sáng mạnh/vừa

5.5~6.5

1400~1650

Hành lá/ củ

Sáng mạnh

6~7


980~1260

(Bảng đo nồng độ theo công thức nghiên cứu của tiến sĩ Keith Roberto)
Lưu ý:
Mùa lạnh ppm cao hơn mùa hè, vì vậy nên pha nồng độ dinh dưỡng thấp hơn bảng
trên khoảng 10 : 20% giới hạn tối đa (Nhạt thì cây yếu chút, nếu nồng độ ppm cao
cây sẽ chết).
Khi thời gian đầu mới cấy cây con ra trồng nên đề nồng độ ppm thấp nhất, điều
chỉnh ppm tăng dần theo giai đoạn như vậy đảm bảo cây lớn và không bị dư dinh dưỡng
Các loại rau quả trước khi thu hoạch cần cách ly an toàn từ 5-7 ngày ở ngưỡng 700-800
ppm, và có thể loảng hơn nữa để ppm cực thấp hoặc loãng như nước lã để thu hoạch rau
đảm bảo không bị dư chất dinh dưỡng gây độc.
3.

Các chất dinh dưỡng cần thiết và nồng độ của chúng trong dung dịch dinh
dưỡng thủy canh.
Chất dinh dưỡng
Nitrogen

Dạng dinh dưỡng cây hấp thu
Nitrate (NO3-), Ammonium
(NH4+)

Nồng độ ppm
100-250

Phosphorus

H2PO4- , PO43-, HPO42-


30-50

Potassium

K+

100-300

8


Nguồn TH 11.2018
Calcium

Ca2+

80-140

Magnesium

Mg2+

30-70

Sulfur

Sulfate (SO42-)

50-120


Iron

Fe2+, Fe3+

1.0-3.0

Copper

Cu2+

0.08-0.2

Manganese

Mn2+

0.5-1.0

Zinc

Zn2+

0.3-0.6

Molybdenum

Molybdate (MoO42-)

0.04-0.08


Boron

BO32-, B4O72-

0.2-0.5

Chloride

Cl-

<75

Sodium

4.

<50

Những lưu ý khi cung cấp dinh dưỡng cho cây khi canh tác bằng phương
pháp thủy canh
Tỷ lệ của từng lọai chất dinh dữơng bổ sung cho cây thủy sinh phải được cân

bằng. Như vậy sẽ không xảy ra tình trạng chất này thiếu chất kia thừa. Nếu tình trạng
dinh dưỡng mất cân bằng sẽ dấn đến hồ bị rêu, chất dinh dưỡng trở thành độc hại. Quan
trọng là nó có thể ngăn cản cây thủy sinh hấp thu các chất dinh dưỡng khác và cây sẽ
chậm phát triển.
Phân bón hay chất dinh dưỡng dạng chất lỏng, viên (cục) có thành phần bao gồm
cả chất hữu cơ (organic) và vô cơ (inorganic). Những yếu tố đó có thể dẫn đến tình trạng
phản ứng hóa học (chemical reaction) hoặc không tương hợp nhau (incompatibility) của
dinh dưỡng. Tình trạng này có thể xảy ra trước hay sau khi ta bổ sung dinh dưỡng cho

cây, như vậy cây sẽ không hấp thu được dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng cho dù có
tính ổn định nhưng rêu tảo lại có khả năng hấp thu tốt hơn cây thủy sinh như vậy rêu sẽ
9


Nguồn TH 11.2018
phát triển rất nhanh trong hồ. Có thể nói một cách khác là tính ổn định và tương hợp nhau
của chất dinh dưỡng rất quan trọng.
Việc hấp thu và nhu cầu về dinh dưỡng của cây thủy sinh. Vì cây thủy sinh sống
trong môi trường nước có đặc tính riêng không giống như cây trên cạn. Cây thủy sinh có
thân cây mềm hơn cây trên cạn và nước sẽ giúp cho cây dựng thẳng. Lá cây thủy sinh
cũng mềm hơn để giúp hấp thu dinh dưỡng tan trong nước được dễ dàng (1 số chất dinh
dưỡng, cây thủy sinh có thể hấp thu qua lá được và 1 số thì không thể). Vì lý do này mỗi
lọai cây đều có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Cây thủy sinh họ Tiêu thảo hoặc họ
Anubias có khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rể tốt hơn qua lá. Như vậy việc bổ sung
phân nhét cho những lọai cây này là cần thiết.
Phân nước dùng cho cây thủy sinh không nên chứa thành phần của Nitrate và
Phosphate. Cây thủy sinh sẽ nhận được 2 thành phần này hầu như gần đủ thậm chí còn dư
từ thức ăn của cá. Nếu Nitrate và Phosphate có nhiều hơn nhu cầu của cây thủy sinh sẽ
dẫn đến tình trạng rêu hại phát triển mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
nước trong hồ. Vì vậy số lượng cá nuôi trong hồ, số lần cho cá ăn/lần/ngày và liều lượng
thức ăn rất quan trọng không nên cho cá ăn nhiều.
Liều lượng và cách sử dụng, bổ sung dinh dưỡng. Phân bón dạng lỏng, sẽ được
hướng dẫn sử dụng với liều lượng trung bình. Chúng ta có thể tăng hay giảm tùy theo số
lượng hay chủng loại cây trong hồ. Chúng ta nên theo dõi hoặc để ý khi sử dụng cho
thích hợp. Nếu lá non của cây có mầu sắc đẹp có thể đoán được là dinh dưỡng hơi nhiều
hay là lá non có mầu lợt thì ít dinh dưỡng. Thậm chí có thể quan sát cây có thở hay không
(sẽ có bọt khí đọng dưới lá) thở ít hay nhiều(yếu tố về ánh sáng và Co2 phải thích hợp và
cân bằng). Trong hồ có trồng cây thủy sinh loại cần ánh sáng nhiều như Chân Trâu Nhật
(Glossostigma sp) , Eusteralis stellata , cây có lá đỏ hay là cây phát triển nhanh. Những

hồ này phải bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng nhiều hơn hồ bình thường. Vì tất cả các phân
nước sẽ có pH thấp(acid) khoảng 3-6. Vì vậy tốt nhất nên hòa vào nước trước khi cho vào
hồ để tránh tinh trạng lá non của cây bị phá hủy. Thông thường việc bổ sung phân nước
nên được bổ sung mỗi tuần và tốt nhất sau khi thay nước. Nhưng có thể chia liều lượng
10


Nguồn TH 11.2018
đều cho mỗi ngày để cây có dinh dưỡng đủ cho 1 ngày hoặc 2-3 ngày. Việc làm này sẽ
giúp giảm đi nguy cơ phát triển của rêu.
Những yếu tố và môi trường trong hồ thủy sinh. Nếu so sánh thức ăn mà chúng ta
ăn hằng ngày với dinh dưỡng bổ sung cho cây. Oxygen trong không khí mà chúng ta thở
vào cũng như Co2 cung cấp cho cây. Nước mà chúng ta uống cũng như ánh sáng cho cây.
Cho dù là chúng ta ăn đồ ăn ngon và bổ nhưng môi trường sống lại bị ô nhiễm. Trong
điều kiện không khí có chất ô nhiễm, độc hại, không có nước sạch uống thì việc có sức
khỏe tốt là điều không thể. Cũng như cây thủy sinh, những yếu tố và môi trường sống rất
quan trọng và liên quan đến việc phát triển.
III.

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI RAU TRONG KỸ THUẬT THỦY CANH

1.

Sâu hại trên rau thủy canh
Một số sâu có thể xuất hiện trong quá trình trồng rau thủy canh: sâu vẽ bùa, sâu

xanh, sâu tơ, sâu lông, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy phấn trắng, rệp, ruồi ty…
2.

Bệnh hại trên rau thủy canh

Mặc dù canh tác thủy canh giảm rất nhiều về số lượng bệnh trong nguồn bệnh so

với địa canh, nguồn bệnh vốn ở trong đất, phân bón nước mà thủy canh không cần phải
sử dụng đến hoặc có sử dụng thì ở dạng sạch hơn rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề bệnh trong
thủy canh vẫn xảy ra và thỉnh thoảng tổn thất do bệnh gây ra còn nhiều hơn so với đia
canh vì những lý do sau:
Một khi đã xuất hiện bệnh thì khả năng lan truyền của nó trong thủy canh rất
nhanh, nhất là hệ thống thủy canh động vì khi đó mầm bệnh được đưa từ nơi này đến nơi
khác một cách dễ dàng theo dung dịch.
Phần lớn cách bệnh hại cây lây lan và phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ ổn
định và ẩm độ cao. Thế mà trong hệ thống thủy canh thì ẩm đô gần như bão hòa, còn
nhiệt độ thì thường ổn định hơn nhiệt độ ngoài trời vài độ. Do đó môi trường thủy canh
rất thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của bệnh cây.

11


Nguồn TH 11.2018
Cây trồng thủy canh ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trực xạ nên non yếu, yếu ớt,
hàm lượng Cellulose ít, hàm lượng nước cao, các mô thịt lá xốp hơn nên lá dễ dàng xuất
hiện những vết thương do ngoại cảnh mang lại, đây là cơ hội để nhiễm bệnh và khi nhiễm
bệnh thì mức độ thiệt hại lớn hơn cây trồng ngoài đồng ruộng.
Hầu hết cây trồng trong hệ thống thủy canh đều đồng nhất về kiểu gen, cùng đô
tuổi sinh trưởng nên khi xuất hiện bệnh thì khả năng lây lan bệnh rất nhanh.
 Một số bệnh hại thường gặp trong canh tác thủy canh
Các bênh hại trong thủy canh thường xuất hiện ở rễ, vì đây là nơi thuận lợi nhất
cho chúng phát sinh phát triển. Năm 1994 người ta phát hiện thêm 4 loại bệnh do virus, 2
loại bệnh do vi khuẩn và 20 loại bệnh do nấm phá rễ các loại rau trồng thủy canh, trong
đó trực tiếp hoặc gián tiếp do nấm Pythium, Phytophthora, Plasmopara và Olpidium gây
ra. Chỉ riêng 1 bệnh hại trên rễ và ngọn cà chua là do nấm Fusarium oxisporum f .

sp.radicis-lycopersici gây ra. Những nấm này có thể hại cả cây con cũng như cây đã lớn.
Tất cả chúng đều có thể sản sinh ra bào tử di động được gọi là động bào tử, các động bào
tử này rất thích hợp với môi trường nước. Những bào tử này hình thành trong nốt sần của
rễ những cây nhiễm bệnh và cuối cùng thoát ra ngoài.
Việc canh tác thủ canh còn có thể nhiễm những bệnh mới mà chưa xuất hiên ngoài
đồng ruộng. VD Phytopthora cryptogea sẽ gây hại cây diếp trong hệ thống thủy canh mà
chưa thấy nói tới trên đồng ruộng. Gần đây ngưới ta phát hiện ra một loại nấm bệnh mới
gây hại trên rau diếp trồng thủy canh, loại nấm này như một lớp mốc tơ làm hại rễ có tên
Plasmopara lactucaeradicis chưa thấy nói đến hại bất cứ cây nào trên ruộng. Hơn nữa có
một số bệnh không gây hại nặng trên đồng ruộng nhưng lại phá hoai rất nặng trong thủy
canh như Plasmopara dissotocum. Loại nấm này lần đầu tiên được xác định là nguyên
nhân gây bênh thối rễ trầm trọng đối với rau chân vịt và diếp cá trồng thủy canh. Nhưng
đến nay người ta đã loại trừ bệnh này ra khỏi rễ cây diếp cá trồng thủy canh.
Các bệnh cây trồng trong hệ thống thủy canh có thể được chia làm ba loại chính
sau đây:
12


Nguồn TH 11.2018


Bệnh nấm mốc thường gặp ở những tầm thấp của cây. Các bào tử nấm bay trong

khí quyển và phát triển trong điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ thích hợp, chúng cư trú trên
cây, phát triển và tạo ra những đốm màu trắng, đen, đỏ, nâu... hút các chất dinh dưỡng
làm cho cây chết dần.


Bệnh do vi khuẩn ít gặp hơn so với các bệnh nấm mốc. Chúng là những vi sinh vật


sống trong các tế bào thực vật, phát triển theo cấp số nhân, làm cho cây chết hoặc thối rữa
chỉ trong vòng vài giờ ở hệ thống thủy canh. Trường hợp này rất ít có cơ hội kiểm soát
chúng trong thời gian ngắn, tốt nhất là loại bỏ ngay những cây đã bị nhiễm bệnh, nếu
không chúng sẽ phát tán rộng qua các loài côn trùng.


Ở hệ thống thủy canh, các bệnh virut, ít gặp hơn so với các bệnh vi khuẩn và cũng

không phải lúc nào cũng làm cho cây chết. Virut thường khu trú ở các hốc lõm, hoặc gân
lá. Cần loại bỏ những cây khi phát hiện bị nhiễm virut có triệu chứng tàn lụi dần.
Các bệnh nấm mốc, vi khuẩn, virut thường gặp trong hệ thống thủy canh



Các nguồn bệnh và con đường lan truyền trong kỹ thuật thủy canh
Các nguồn bệnh có thể lan truyền qua không khí, đất, nước, hạt giống, giá thể,

côn trùng.

13


Nguồn TH 11.2018
Qua không khí: như nấm F.o. Radicislycopersici là loại có mặt cả trong không
khí nhưng có sức phá hại rất lớn trong canh tác thủy canh, loại nấm này phá hoại cả rễ và
ngọn cây cà chua. Bào tử nấm này có nguồn gốc từ khong khí và đã được xác định là
nguồn chính truyền bệnh trong nhà kính
Hạt giống: có ít bệnh lan truyên qua hạt giống trong canh tác thủy canh. Năm
1994 người ta phát hiện 2 loại bệnh lây qua đường hạt giống ở canh tác thủy canh đó là:
bệnh do vi khuẩn Clavibacter michiganense và bệnh virus gây hoại tử cây dưa được lan

truyền bằng nấm Olpidium radicale. Vì vậy khi có mặt trong cây giống hoặc hạt giống thì
virus lan truyền rất nhanh thông qua vecter truyền bệnh là nấm.
Đất: Đất có rất nhiều mầm bệnh tuy trong canh tác thủy canh không dùng đất
nhưng đất có thể là nguồn lây truyền bệnh cho cây trồng ở hê thống thủy canh thông qua
2 khía cạnh sau: đất bám theo giày, dép của người lao động, từ đó có thể cung cấp bào tử
nấm cho vườn thủy canh, hoạc môt số hệ thống thủy canh đặt sát mặt đất là nơi thuận tiện
cho việc nhiễm bệnh từ đất vào hệ thống.
Giá thể: giá thể thường sử dụng trong hệ thống thủy canh như trấu hun, cát nhưng
nếu không khử trùng cẩn thận, nhất là khi sử dụng lại là nguồn lây bệnh hại lớn đối với
cây trồng. Ví dụ như cát sông đã rửa vẫn nhiễm nhiều loại bệnh hại cây trồng, và đã được
xác đinh là nguồn chính đưa bệnh Pythium aphanidermatum và bệnh Pythium disotocum
vào trong hệ thống thủy canh. Sử dụng Formaldehyt để xử lý mầm bênh rất tốt.
Nước: Nguồn nước dùng để pha dung dịch dinh dưỡng có thể là một nguồn lớn mang
theo mầm bệnh hại cây trồng thủy canh. Nên dùng nước sạch hoăc dùng nước đã qua khử
trùng.
Côn trùng: như ruồi ty chỉ truyền bệnh Pythium aphanidermatum, ruồi biển thì
truyền bệnh như: Thielaviopsis basicola, F.o.radicis lycopersici. Chúng có thể truyền
bằng 2 cách sau: mầm bệnh do ấu trùng ruồi ăn vào tồn tại trong nó. Hoặc ruồi trưởng
thành có thể chứa bệnh do nhiễm tự nhiên hay hút phải từ cây bệnh. Người ta thấy rằng
khoảng 95% ruồi trưởng thành và 85% ấu trùng có chứa mầm bệnh của những cây trồng
14


Nguồn TH 11.2018
thủy canh. Ruồi biển còn truyền bệnh vi khuẩn như Erwinia carotovora và vi khuẩn
Pseudomonas cichori
Từ những nguồn bệnh trên ngoài côn trùng thì nó còn được lan truyền thông qua
các con đường như tự lây lan do sự di chuyển của động bào tử thông qua dung dịch dinh
dưỡng, đặc biệt là khi tái sử dụng dung dịch dinh dưỡng, hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa cây
và mầm bệnh như rễ cây khỏe với rễ cây đang nhiễm bệnh.



Biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại trên mô hình trồng rau thủy canh
- Biện pháp cơ học và biện pháp canh tác: Vệ sinh hệ thống thủy canh là biện pháp

phòng bệnh có hiệu quả. Khi xuất hiện bệnh cần xử lý dung dịch dinh dưỡng bằng nhiều
biện pháp như lọc dung dịch, dùng sóng siêu âm, chiếu tia cực tím…, điều chỉnh nhiệt độ
môi trường ra ngoài khoảng nhiệt độ tối thích của các bệnh
- Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng cây kháng bệnh hoặc sử dụng các vi sinh vật
đối kháng để chống bệnh. Hiện nay mới tìm được vi khuẩn Steptomyces griseoviridy có
khả năng ngăn chặn bệnh do nấm Fusarium gây.
- Biện pháp hóa học: Khử trùng giá thể trước khi sử dụng, bổ sung các loại thuốc
diệt nấm, các chất có hoạt tính bề mặt… vào dung dịch dinh dưỡng như cho Kali silicat
hoặc Chitosan vào dung dịch có tác dụng kiểm soát một số loại bệnh. Phun hóa chất khi
bệnh mới xuất hiện. Một số nghiên cứu về hoạt chất trừ bệnh trên hệ thống thuỷ canh:
Một số thuốc diệt nấm đã chứng tỏ được hiệu quả hạn chế bệnh rễ do các chủng vi sinh
vật Phylophthora và Pythium gây ra trong hệ thống thủy canh. Trong số các hoá chất này
có Etridiazol được dùng phổ biến ở Anh đă chứng tỏ hiệu quả đặc biệt đối với cây cà
chua trồng trong dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn. Nồng độ 20mg/l Etridiazol (60 mg/l
bột thấm ướt chứa 35% thành phần hoạt tính) đirợc áp dụng có hiệu quả trong thời kỳ
phát sinh rễ với kỹ thuật hệ thống thủy canh màng dinh dưỡng và cứ thế lặp lại theo chu
kỳ 6 tuần một lần. Nồng độ thấp hơn (30 mg/l chất hoạt tính) cũng cho kết quả tốt. Tuy
nhiên, cần lưu ý là rễ cây bị hủy hoại ở nồng độ 50 mg/l. Cách áp dụng định kỳ đã nói
trên chính là nhằm mục đích tránh cho rễ cây phải tiếp xúc tạm thời với nồng độ cao.
15


Nguồn TH 11.2018
Trong hệ thống thủy canh tuần hoàn, thuốc diệt nấm được ngâm dần trong thùng, trộn
đều cùng lúc bổ sung dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn trong hệ thống.

Năm 1983, Vanachter công bố tác dụng kiểm soát bệnh rễ cây cà chua của
Metalaxyl trong hê thống thủy canh. Người ta sừ dụng nồng độ trong khoảng 0 đến 40
mg/l thành phần hoạt tính và đểu cho kết quả tốt. Khi dùng nồng độ 10 mg/l (áp dụng 3
lần định kỳ 3 tuần 1 lần), phân tích quả cho thấy dư lượng metalaxyl là 0,09 đến 0,42
ppm (trung bình 0,19 ppm), mức độc hại này được xem là không đáng kể. Với nồng độ
metalaxyl 5ml/ (thành phẩn hoạt tính), hiệu quả kiểm soát bệnh do Pythium gây ra cũng
rất tốt. Gần đây Rouchaud và cộng sự cũng đã ghi nhận furalaxyl được dùng rộng rãi làm
chất diệt nấm cho cây cà chua trong kỹ thuật hệ thống thủy canh trồng sạch và cho khả
nâng bảo vệ cây trồng tốt. Phân tích quả cà chua trồng theo kỹ thuật hệ thống thủy canh
màng dinh dưỡng có dùng thường xuyên furalaxyl (3 mg/l thành phần hoạt tính) cho thấy
không có dấu vết dư hoá chất này, như vậy mức phân hủy của furalaxyl rất cao.
Propamocarb hyđroclorit có thể kiểm soát tốt bệnh rễ cây trồng trong hệ thống hệ
thống thủy canh cát mịn và hệ thống thủy canh kỹ thuật màng dinh dưỡng. Đối với cây cà
chua, phải xử lý 4 lần trong một vụ, ít nhất là 2 ngày trước khi thu hoạch. Nồng độ quy
định dùng thuốc bảo vệ thực vật là 1 ml /l dung dịch dinh dưỡng đối với nhân giống, 0,25
ml /11 dung dịch dinh dưỡng ở hệ thống trồng trên cát mịn hoặc 0,1 ml /l ở hệ thống kỹ
thuật màng dinh dưỡng.
Năm 1985, Jamart cùng các cộng sự đã thử nghiệm thuốc diệt nấm Phytophthora
fragariae cho cây dâu tây. Kết quả đạt được rất tốt sau khi thử nghiệm metalaxyl bốn
ngày đêm ở nồng độ tương đối thấp 1,6 mg/1.
Ngoài ra cũng áp dụng thành công với cây rau diếp bằng tác nhân chống vìiut tương tự
đối với bào tử nấm Olpidium, không cần phải sử dụng thuốc diệt nấm nhưng có thêm vào
tác nhân hoạt tính bề mặt (thấm ướt), ví dụ, 20 ppm Agral cho vào dung dịch để diệt
bào tử.

16


Nguồn TH 11.2018
Kiến thức về sử dụng thuốc diệt nấm trong hệ thống thủy canh trồng sạch còn hạn

chế, mặc dù có tăng cường phổ biến kỹ thuật. Vấn đề không chỉ đơn thuần là chọn đúng
các chất hóa học và nồng độ phù hợp không gây độc cho thực vật; phạm vi sử dụng các
chất hóa học bảo vệ cây trồng nói chung là quá ít nên việc sản xuất ra các chất hóa học để
đảm bảo cho quá trình thử nghiệm rất tốn kém.

17



×