Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP VIRUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA NÔNG HỌC
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

THUYẾT TRÌNH VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP

VI RÚT
1

GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc


Nội dung
I. Giới thiệu chung về vi rút
II. Cấu tạo vi rút
III. Hoạt động của vi rút
IV. Điều kiện sống của vi rút
V. Tác hại của vi rút
VI. Ích lợi của vi rút

2


I/ Giới thiệu chung về vi rút
Vi rút là một thực thể vô bào có chứa một
lượng tối thiểu protein và axit nucleic, chỉ có thể sao
chép khi xâm nhập vào cơ thể sống chuyên biệt.
Chúng không có quá trình trao đổi chất nội tại, sự sao
chép đưa vào việc điều khiển trao đổi chất tế bào nhờ
hệ gen vi rút. Trong tế bào chủ, các thành phần được
tổng hợp một cách riêng rẽ và được lắp ráp bên trong


tế bào thành dạng virut thành thục.

3


Kích thước nhỏ bé,
từ hàng chục đến hàng trăm nm
Đặc tính của vi rút

Không có cấu tạo tế bào

Thành phần hóa học đơn giản,
gồm protein và axit nucleic
Không có khả năng sinh sản trong môi
trường dinh dưỡng tổng hợp

Ký sinh nội bào bắt buộc
Một số vi rút động vật và thực vật có khả
năng tạo tinh thể

4


Lịch sử phát triển của vi rút
- Năm 1500 TCN, đã có bằng chứng về bệnh bại
liệt, khoảng thế kỉ 2-3 TCN, người Trung Quốc,
Ấn Độ mô tả về bệnh đậu mùa, lúc đó người ta
chưa biết về bệnh này.
- 1892 Ivanowsky phát hiện ra mầm bệnh nhỏ hơn
vi khuẩn (vi rút) gây ra bệnh khảm ở cây thuốc lá.

- 1939 loài người lần đầu tiên nhìn thấy hình dạng
vi rút.
- Vi rút đầu tiên được quan sát là vi rút khảm thuốc
lá.
5


Phân loại của virut
- Dựa vào bản chất của acid nucleic có: đối xứng
khối, xoắn hay hỗn hợp và có vò ngoài hay không
- Dựa vào đối tượng ký chủ có: Virut động vật và
virut thực vật
- Dựa vào trọng lượng phân tử của acid nucleic có:
ký chủ chuyên biệt và mức độ độc

6


Vi rút khảm thuốc lá Tobacco mosaic virut
7


II/ Cấu tạo của vi rút
1. Kích thước vi rút
- Vi rút có kích thước vô cùng nhỏ bé, thông thường
người ta dùng đơn vị nm để đo kích thước của vi
rút.
- Kích thước vi rút nằm khoảng giữa tế bào sống
nhỏ nhất và phân tử hóa học lớn nhất.


8


Megavirus chilensis, loài vi rút lớn nhất,
có đường kính thân lên đến 700nm,
được phát hiện ở miền Trung Chi lê

9


2. Hình dạng vi rút
Vi rút có 4 hình dạng chính
- Dạng hình cầu (khối đa diện): kích thước trung bình
100 – 150 nm, ở các vi rút cúm, vi rút quay bị, vi rút
bạch cầu.

Vi rút cúm

10


Vi rút bạch cầu

11


- Dạng hình que kích thước trung bình 200 – 300 nm,
ở vi rút đốm khoai tây.

Vi rút ORSV, gây đốm vòng vàng lá trên hoa lan

12


- Dạng hình khối gồm những vi rút có hình nhiều
cạnh, kích thước trung bình 30 – 350 nm, ở vi rút đậu
mùa.

Vi rút đậu mùa
13


- Dạng nòng nọc là đặc trưng của vi rút kí sinh trùng
trong tế bào vi khuẩn được gọi là thực khuẩn thể
(phage) có kích thước đầu khoảng 10 - 90 nm, dài
khoảng 100 – 300 nm.

Thực khuẩn thể gây hội chứng tôm chết sớm

14


3. Cấu trúc của vi rút
Vi rút được cấu tạo gồm hai thành phần chính: vỏ
protein và axit nucleic.
 Axit nucleic
- Axit nucleic là cơ sở lưu giữ, tái tạo mọi thông tin
di truyền, là yếu tố chính gây độc (gây bệnh) cho
kí chủ.
- Mỗi loại vi rút chỉ có một loại axit nucleic là DNA
hoặc RNA, axit nucleic có thể là chuỗi đơn hoặc

chuỗi kép, dạng sợi hay dạng vòng.

15


Cấu trúc của vi rút
16


Cấu trúc axit nucleic của một số họ vi rút
- ADN, chuỗi đơn, dạng sợi
- ADN, chuỗi đơn, dạng vòng
- ADN, chuỗi kép, dạng sợi
- ADN, chuỗi kép, dạng vòng
- ARN, chuỗi đơn, dạng sợi
- ARN, chuỗi kép, dạng sợi
Nhìn chung, các vi rút gây bệnh cho người và động
vật có dạng ADN hoặc ARN. Vi rút gây bệnh thực vật
thường có dạng ARN và các thực khuẩn thể thường
có dạng ADN.
17


Cấu trúc của vi rút có AND chuỗi kép, dạng sợi

18


Cấu trúc của vi rút có ARD chuỗi đơn, dạng sợi
19



 Vỏ protein = capxit
- Vỏ protein là bộ phận bảo vệ vi rút, là nơi có các
điểm thụ thể để vi rút bám vào kí chủ.
- Vỏ protein được cấu tạo từ các hình thái nhỏ hơn
gọi là capsomer, các capsomer có thể do một
chuỗi polypeptit tạo thành hoặc có thể tạo thành từ
các đơn phân monomer protein đồng nhất, mỗi
đơn phân này cấu tạo từ nhiều chuỗi polypeptit.
- Ở một số vi rút, bên ngoài capxit còn có màng bao
là lipid hoặc lipoprotein, đôi khi trên màng còn có
các mấu gai bám đầy xung quanh.
20


 Vi rút thường có cấu tạo đối xứng xoắn, đối xứng
khối hoặc đối xứng phức tạp.

Vi rút cấu tạo đối xứng xoắn
21


Thực khuẩn thể cấu trúc phức tạp
22


III/ Hoạt động của vi rút
1. Sự tái sản sinh thực khuẩn thể
-


Gồm 5 giai đoạn:
Phage hấp thụ lên bề mặt vi khuẩn.
Xâm nhập vào bên trong vi khuẩn.
Tổng hợp các thành phần của phage.
Lắp ráp.
Giải phóng phage qua bên ngoài.

23


 Giai đoạn hấp phụ của phage lên bề mặt vi
khuẩn
- Mỗi loài phage chỉ có thể
hấp phụ lên bề mặt của
một loại vi khuẩn nhất
định. Ngoài ra, còn
chuyên biệt hơn, nó chỉ
hấp phụ với một vài dòng
của vi khuẩn ấy mà thôi.
- Theo cơ chế lý hóa, hai
thụ thể của vi khuẩn và
phage gắn chặt với nhau,
làm cho vi rút hấp thụ lên
24
bề mặt vi khuẩn.


 Giai đoạn phage xâm nhập vào bên trong tế bào
vi khuẩn

- Phage không chui vào tế bào vi khuẩn mà chỉ tiêm
axit nucleic vào trong tế bào chất của vi khuẩn.
Giai đoạn này xảy ra nhờ đuôi của phage tiết ra
men lizozim, làm tan vách tế bào vi khuẩn, kế đó,
bao đuôi co lại, nhờ đó, trụ đuôi chọc thủng màng
nguyên sinh chất của vi khuẩn. Tiếp theo, DNA
của phage theo trụ đuôi tuôn vào trong tế bào vi
khuẩn.

25


×