Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích quan điểm về tố chất của nhà quản lý hiệu quả nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.48 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM VỀ TỐ CHẤT CỦA NHÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
Bằng hiểu biết của mình, trong khuôn khổ của môn học “Phát triển khả năng
lãnh đạo”. Đây là một môn học có thể nói rất dể nghe trong lúc Giáo Viên giảng,
nhưng để hiểu được nó quả thật không dể chút nào vì:
Khái niệm về lãnh đạo dường như luôn luôn làm cho chúng ta nhầm lẫn, hoặc
nó xuất hiện dưới một hình thức khác nhau bởi tính chất khó khăn và quá linh hoạt để
hình thành của nó. Vì vậy, có rất nhiều sáng tạo từ ngữ tương ứng để đối phó với nó ...
nhưng thuật ngữ này chưa được quy định đầy đủ. Để hiểu một cách đầy đủ chúng ta
nghiên cứu một số vấn đề xoay quanh tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo.
I. Lý thuyết về lãnh đạo, tố chất và kỹ năng.
1. Định nghĩa về lãnh đạo.
Các nhà nghiên cứu thường định nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của
mình và các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất. Sau khi tổng quan các tài liệu
viết về lãnh đạo, Stogdill (1974, trang 259) kết luận rằng “ Có bao nhiêu người cố
gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa”. Các định nghĩa
khác nhau liên tiếp ra đời từ khi Stodill đưa ra kết quả nghiên cứu của mình. Lãnh đạo
được định nghĩa dưới góc độ tố chất, hành vi, ảnh hưởng, cách giao tác, lãnh đạo vai
trò, sự đảm nhiệm một vị trí quản lý. Một số định nghĩa về lãnh đạo
Lãnh đạo là “ Hành vi của một cá nhân… chỉ đạo các hoạt động của một
nhóm người thực hiện một mục tiêu chung (Hemphilll & Coons, trang 7)
Lãnh đạo là “sự vượt trội về quyền lực áp đặt nhằm đảm bảo sự tuân thủ về
cơ học những chỉ đạo mang tính thủ tục của một tổ chức” ( D.Katz & Kahn, 1978,
trang 528)

1


Lãnh đạo là “ một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một
nhóm người có tổ chức để thực hiện mục tiêu chung” ( Rauch & Behling, 1984,
trang 46)
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay


nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia)
Trong cuốn Leaders ( Những nhà lãnh đạo), Bennis và Nanus đã nói: “ Sự thật
là có rất nhiều cơ hội để trở thành nhà lãnh đạo và chúng đều nằm trong tầm tay hầu
hết mọi người”. Mỗi thời đại đều có một thời điểm đòi hỏi nhà lãnh đạo vượt lên phía
trước để đáp ứng nhu cầu của thời cuộc. Vì vậy, không có nhà lãnh đạo nào lại không
tìm thấy thời khắc của mình. Lãnh đạo là sự phát triển chứ không phải là sự khám phá.
“Nhà lãnh đạo bẩm sinh” luôn xuất hiện. Song, để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc, cần
phải trau dồi và phát triển những tố chất lãnh đạo qua quá trình làm việc tích lũy kinh
nghiệm, học hỏi mà bản thân trải qua hay từ những người xung quanh.
2. Định nghĩa về tố chất.
Là các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, sở thích,
tính khí, nhu cầu, động lực làm việc và các giá trị sống khác nhau. Trong đó cá tính là
những đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử (ví dụ: sự tự tin, mức độ nhiệt
tình, sự hướng ngoại và sự chín chắn); giá trị cuộc sống là quan điểm cá nhân về các
vấn đề, thế nào là đúng? thế nào là sai?, đạo đức hay phi đạo đức.
3. Định nghĩa về kỹ năng.
Là khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả. Kỹ năng có thể
được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau, từ rất tổng quát (ví dụ: kỹ năng
giao tiếp, sự thông minh) cho đến các thuật ngữ thu hẹp hơn về ý nghĩa (ví dụ: khả
năng thuyết phục, tranh luận bằng lời nói).
Theo nghiên cứu của Stogdill có thể phân biệt tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo như
sau:

Tố chất

Kỹ năng

2



- Khả năng thích ứng tốt với tình hình
- Thông minh (lanh lợi)
- Tỉnh táo trong môi trường xã hội
- Có kỹ năng dựa trên khái niệm
- Tham vọng, luôn định hướng thực hiện - Sáng tạo
mục tiêu
- Quyết đoán
- Hợp tác
- Đáng tin cậy
- Thể hiện quyền lực

- Giỏi ngoại giao và tế nhị
- Nói năng lưu loát
- Hiểu biết về công việc
- Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản

lý)
- Có nghị lực (năng động; mức độ hoạt - Có sức thuyết phục
động cao)
- Kiên trì, kiên định
- Có kỹ năng giao tiếp
- Tự tin
- Có kỹ năng dựa trên khái niệm.
- Chịu được áp lực, căng thẳng
- Sẵn sàng đảm nhận được trách nhiệm.
Yêu cầu về kỹ năng đối với người quản lý ở mỗi cấp đều khác nhau, phụ thuộc vào
loại hình tổ chức, quy mô và cơ cấu tổ chức, mức độ tập trung quyền lực. Tùy thuộc
vào từng vị trí (cấp bậc) của quản lý mà tầm quan trọng các các kỹ năng này được xếp
ở mức cao, thấp hay trung. Kỹ năng lãnh đạo đã được phân làm 3 loại: Kỹ năng

chuyên môn nghiệp vụ; Các kỹ năng nhận thức; Các kỹ năng giao tiếp.
4. Quan điểm về tố chất của nhà quản lý có hiệu quả
Theo ý kiến của nhiều người, tố chất của một nhà quản lý có hiệu quả cần phải
có: Định hướng hiệu quả rõ ràng; Định hướng quyền lực hòa nhập xã hội mạnh mẽ;
Tự tin cao: nhu cầu phụ thuộc thấp, niềm tin mãnh liệt vào giá trị bản thân; Trung tâm
điều khiển nội (nội lực); Ổn định vững vàng về mặt tâm lý; Định hướng thành tích ở
mức độ hợp lý, định hướng hiệu quả rõ ràng; Tính liêm chính. Một số các tố chất
khác cũng được nêu bao gồm: Trí thông minh cảm xúc; Tư duy hệ thống; Hiểu biết xã
hội; Khả năng học hỏi.
5. Các tố chất, kỹ năng sau đây là đặc trưng của người lãnh đạo thành công:

3


Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh mẽ
được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì trong việc thực
hiện mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chủ động trong các tình
huống, tự tin, mong muốn tự khẳng định mình, sẵn sàng chấp nhận hậu quả của quyết
định và hành động của mình, sẵn sàng chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sẵn
sàng chịu đựng sự thất bại và chẫm chễ, khả năng gây ảnh hưởng đối với hành vi của
người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp và xã hội phục vụ mục đích cấp
bách.”
Những tố chất và kỹ năng của một nhà lãnh đạo gọi là theo “tiêu chuẩn”. Tuy
nhiên trong thực tế “ngọc còn có vết” nên không có cái gì được coi là “hoàn hảo” nhất
là con người. Nếu con người sinh ra đã hoàn hảo cả về hình thức lẫn bản chất... thì chỉ
có thể là “siêu nhân”. Do vậy theo quan điểm của cá nhân tôi thì:
Mỗi người đều là một sinh linh của "Tạo hóa", đều được sinh ra từ sự kết hợp bởi
một cha, một mẹ. Nhưng tại sao ở đời lại có người hay, kẻ dở, có người thành công, có
người lại thất bại? Điều này có phải do xã hội không công bằng với người thất bại, và
có sự thiên vị với người thành công? Trong “Nhật ký trong tù”, Bác Hồ đã từng viết:

"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên". Chính sự nuôi dưỡng
của cha mẹ, sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội giúp chúng ta lớn khôn. Để
có được kinh nghiệm và khả năng chuyên môn còn tùy thuộc rất nhiều vào việc tự tìm
hiểu, ham học hỏi, ý chí vươn lên chinh phục tri thức, làm chủ khoa học kỹ thuật của
mỗi cá nhân... Như vậy, thất bại hay thành công rõ ràng tùy thuộc vào khả năng của
mỗi người: khả năng sẵn có (khả năng bẩm sinh hay còn gọi là tố chất) và khả năng
đắc thụ những kinh nghiệm và kiến thức của mỗi cá nhân tạo nên kỹ năng. Năng lực
này, chúng ta không thể trông chờ vào Thần Thánh, hay Đức Phật ban cho mà phải tự
học hỏi, tự trau dồi và tích lũy kinh nghiệm qua thực tế cuộc sống, chuyên môn nghiệp
vụ hàng ngày. Ai muốn đạt được thành công phải có cả hai khả năng: khả năng sẵn có
(tố chất) và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Vậy, người lãnh đạo muốn đạt được thành

4


công là người cũng cần hội tụ được cả hai yếu tố: tố chất và kỹ năng chuyên môn,
nghiệp vụ. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta cùng tìm hiểu từng từ: “tố chất”; “kỹ
năng”; “lãnh đạo”; “thành công” là gì?
Những từ này có chung đặc điểm là: đều là những từ Hán-Việt. Tra cứu trong Từ
điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2011, những từ này được giải
thích như sau:
+ Lãnh đạo: Là trông coi tất cả, đạo: đưa đường chỉ lối. Lãnh đạo là "vạch
đường lối và phương pháp hành động cho quần chúng". Nghĩa hiện dùng là 1. đề ra
chủ trương, đường lối và tổ chức thực hiện; 2. người hoặc cơ quan (nào đó) “đề ra và
tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối" .Ví dụ: Anh ấy lãnh đạo công ty hoàn thành
nhiệm vụ; Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng...
+ Thành công: Là xong, trọn vẹn, dựng nên, làm thành; công: kết quả, sự
nghiệp. Thành công nghĩa gốc là "hoàn thành với kết quả tốt". Nghĩa hiện nay là "đạt
được kết quả, mục đích như dự định". Ví dụ: Buổi học đã thành công quá mong đợi;
Khi nào mọi việc thành công chúng tớ sẽ khao; Nó đã bảo vệ thành công luận án...

+ Tố chất và kỹ năng:
Tố chất

Kỹ năng

- Tố: chất sẵn có, chất: chất. Tố chất - Kỹ: khéo léo, tài năng; năng: có
nghĩa gốc là "bản chất sẵn có lúc mới thể. Kỹ năng nghĩa gốc là "Khả
sinh". Nghĩa hiện dùng là "yếu tố cơ bản năng ứng dụng tri thức vào thực
có trong con người" .Ví dụ: Đó là một tiễn. Nghĩa hiện nay đang dùng là
người có tố chất thể thao; Ngay từ nhỏ, "khả năng vận dụng những kiến thức
cô bé đã bộc lộ tố chất thông minh…

đã thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó áp dụng vào thực tế". Ví dụ:
Rèn kỹ năng nghe nói trong ngoại
ngữ; Nó có kỹ năng đánh vợt tay trái
tốt...

5


Theo cách giải thích trong Từ điển Hán – Việt, theo nghĩa hiện dùng thì: tố chất và kỹ
năng của người lãnh đạo thành công sẽ được hiểu như sau: Yếu tố có sẵn trong con
người và khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực
nào đó áp dụng vào thực tế của người đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức thực
hiện chủ trương, đường lối) đạt được kết quả, mục đích như dự định (thành công).
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: tố chất là yếu tố căn bản và kỹ năng là yếu tố tất
yếu tạo nên thành công cho người lãnh đạo.
II. Phân tích những tố chất và kỹ năng của một người lãnh đạo được nhận định
là thành công:

Các nhà nghiên cứu sử dụng kết hợp các phẩm chất, kỹ năng và tố chất khác (ví
dụ: khả năng xây dựng và lãnh đạo nhóm, khả năng thích ứng với thay đổi) để miếu tả
và phân tích. Kết quả nghiên cứuđược tóm tắt bằng cách miêu tả các phẩm chất cụ thể
có vẻ như đặc biệt phù hợp để dự báo một người quản lý sẽ thăng tiến hay thất bại:
1. Sự ổn định về tâm lý: Những người quản lý thất bại thường không thể đối mặt
với áp lực. Họ thường rơi vào tình trạng nổi giận, cáu gắt hay có những hành động
không nhất quán phá hoại các mối quan hệ với cấp dưới, đồng sự và cấp trên. Ngược

6


lại, những người quản lý thành công thường bình tĩnh, tự tin và vững vàng trong các
cuộc khủng hoảng.
2. Tính bảo thủ: Những người quản lý thất bại thường có thái độ và hành động
bảo thủ về thất bại của mình. Họ thường phản ứng bằng cách cố gắng bưng bít sai lầm
của mình và đổ thừa lỗi cho người khác. Những người quản lý thành công thường
thừa nhận sai lầm, chịu trách nhiệm và có biện pháp giải quyết vấn đề do mình gây ra.
3. Tính liêm trực: Người quản lý thành công thuwongf chú trọng đến nhiệm vụ
cấp thiết và nhu cầu cấp dưới hơn là việc cạnh tranh với đối thủ hoặc gây ấn tượng với
cấp trên. Ngược lại, nhiều nhà lãnh đạo thát bại quá tham vọng về sự thăng tiến của
mình mà đánh đổi mọi thứ khác.
4. Kỹ năng giao tiếp: Người quản lý thất bại thường yếu kém hơn và kỹ năng
giao tiếp. Lý do chung của sự thất bại là sự thiếu nhạy cảm. Điều đó phản ánh thông
qua hành vi xúc phạm hoặc đe dọa người khác. Ngược lại, những người quản lý thành
công thường nhạy cảm hơn, tế nhị hơn và quan tâm hơn. Họ có khả năng hiểu và hòa
nhập với mọi đối tượng và họ xây dựng mạng lưới rộng rãi các mối quan hệ hợp tác.
Chính những kỹ năng này sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động
lực cho cấp dưới một cách hiệu quả
5. Kỹ năng nghiệp vụ: Đối với những người quản lý thất bại, năng khiếu bẩm
sinh ban đầu của họ là công cụ ban đầu để giải quyết thành công các vấn đề và đạt

được những thành tích về chuyên môn ở những cấp quản lý thấp nơi mà tài năng
chuyên môn của họ thường nổi trội hơn so với cấp dưới. Tuy nhiên, ở các cấp quản lý
cao hơn, chuyên môn của họ có thể lại là một điểm yếu khiến người đó quá tự tin và
cao ngạo, khiến người đó bỏ qua những lời khuyên bổ ích từ những cấp dưới có
chuyên môn cao hơn, dẫn đến đánh mất những cơ hội tốt. Những người quản lý thành
công thường giầu kinh nghiệm hơn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong đó họ có
được tầm nhìn và kỹ năng mới nhờ những trải nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề
khác nhau.

7


Xuất phát từ thực tế, tùy từng hoàn cảnh, môi trường, vị trí công việc những tố
chất và kỹ năng được mỗi người lãnh đạo vận dụng linh hoạt và làm nên thành công
cho tổ chức mà họ gắn bó. Trên thế giới, hay ở nước ta, ở mỗi ngành nghề chúng ta
đều bắt gặp những người lãnh đạo thành công. Có nhiều nhà lãnh đạo được cả nhân
loại biết đến và tôn vinh như: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Vladimir Putin...
Cách đây khoảng 3 năm do tính chất công việc tôi được gặp anh, một con người
nhìn bề ngoài rất giản dị, hiền lành, nói năng nhẹ nhàng, từ tốn. Anh được đào trong
lĩnh vực tài chính. Trong cuộc sống cũng như công việc anh luôn là tấm gương sáng
để mọi người noi theo. Người tôi đưa vào làm nhân vật chính của bài luận này là
Anh Vũ Hồng Sơn, sinh năm 1968 tại Hà Tây cũ, bây giờ là Hà Nội. Anh hiện
là Phó chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Đại Dương là một tấm gương sáng về
đạo đức, một nhà lãnh đạo tài ba, người mà có những tố chất và kỹ năng đáng để tôi
phải học hỏi. Là một cử nhân kinh tế, thạc sỹ tài chính Anh đã không ngừng học hỏi,
phấn đấu để đạt được vị trí như ngày hôm nay. Là lãnh đạo xếp ở vị trí thứ hai của Tập
đoàn với chức năng nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xét duyệt, phê chuẩn và tham mưu
cho Chủ tịch HĐQT toàn bộ lĩnh vực tài chính, đầu tư, nhân sự trong Tập đoàn, làm
việc với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn đặt mục tiêu chung lên hàng đầu, Anh
được đồng nghiệp gọi với cái tên trùi mến là Phật sống, ý nói sống luôn có trước có

sau xứng đáng là một người lãnh để mọi người noi gương học tập. Tuy nhiên với tầm
nhìn xa trông rộng của mình, Đồng chí đã vạch ra kế hoạch để thực hiện tốt mọi công
việc. Để đạt được mục tiêu này, đồng chí cũng luôn luôn tìm tòi sáng tạo để tìm ra
những phương pháp phù hợp trong điều hành công việc. Chính vì vậy từ ngày về công
tác ở đây Anh đã giúp Tập đoàn phát triển ngày càng lớn mạnh, có nhiều đổi mới và
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, Anh là người quan tâm sát sao đến đời sống của anh em, anh tận
tình giúp đỡ những người mới vào, hướng dẫn, chỉ bảo, kèm cặp. Đặc biệt anh luôn có
chủ trương phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với đội ngũ cán bộ trẻ, có tiềm

8


năng để đưa vào danh sách bồi dưỡng đào tạo để trở thành những nhà lãnh đạo kế cận
sau này của Tập đoàn. Vì thế nhiều cán bộ đã được cử đi học không những trong nước
mà còn có cơ hội cọ xát học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài. Bản thân tôi cũng là người
đã được đồng chí trực tiếp dìu dắt hướng dẫn tận tình trong công việc ngay từ khi tôi
mới về công tác tại đây. Bởi vậy, nguồn nhân lực của kế cận của Tập đoàn không
ngừng được tăng cường đáp ứng được được mục tiêu phát triển của Tập đoàn đề ra.
Cá nhân tôi luôn kính trọng một con người đức độ, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết
trong công việc như Anh. Chính anh là động lực để tôi phấn đấu, rèn luyện và không
ngừng học.
III. Một số phẩm chất và kỹ năng cụ thể giúp Anh thành công:
1. Mong muốn khẳng định bản thân:
Trước khi chuyển sang làm Phó chủ HĐQT Tập đoàn Đại đương, anh chỉ là
chuyên viên chính vụ ngân sách của Bộ tài chính. Tuy là chuyên viên nhưng anh đã
khẳng định được tài năng của mình theo đó có rất nhiều tổ chức kinh tế lớn mời anh
về làm việc và anh đã chọ Tập đoàn Đại Dương.
Như vậy anh quyết định chuyển sang làm phó chủ tịch HĐQT của một Tập
đoàn mới thành lập không phải vì mục đích kinh tế, hay về quyền lực. Đó chính là nhu

cầu muốn tự khẳng định bản thân mình, khao khát mong muốn thành công trong sự
nghiệp đã tạo ra động cơ thúc đẩy anh quyết định lựa chọn đối mặt với khó khăn: Tạo
lập một doanh nghiệp mới và bắt đầu kinh doanh trên một thị trường mới; cạnh tranh
với những người khổng lồ là các Tập đoàn nhà nước: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Than Khoáng Sản và các Tập đoàn khác….

2. Tính liêm trực:
Khi Tập đoàn Đại Dương đi vào hoạt động, hầu hết nhân viên là sinh viên mới
ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc. Anh đã tập trung vào vấn đề cấp thiết của

9


nhân viên mới, đó là đào tạo nhân viên mới thành thục công việc. Anh đã yêu cầu tất
cả các cấp quản lý và nhân viên đã làm việc tại Công ty khác phải giải đáp thắc mắc,
chỉ dẫn cho nhân viên mới. Cụ thể, Anh quy định một địa chỉ email của riêng anh nơi
mà các nhân viên được gửi các thắc mắc, ý kiến và các giải pháp thử nghiệm khi vì lý
do nào đó họ e ngại không phản ánh trực tiếp. Từ đó anh tổ chức định kỳ các buổi họp
tại các phòng nghiệp vụ, chính anh và các cấp quản lý có kinh nghiệm khác chia sẻ
kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp giải quyết. anh đã thực hiện đúng lời hứa với
HĐQT là sau 4 tháng hoạt động, toàn bộ nhân viên sẽ thuần thục và tự giải quyết tốt
công việc của mình. Hơn nữa, anh cũng cam kết sau 12 tháng bất kỳ nhân viên nào
của Đại Dương khi chuyển sang Công ty khác sẽ không cần đào tạo lại, đủ điều kiện
làm quản lý.
3. Tính kiên định:
Một người lãnh đạo mạnh mẽ luôn cần có lập trường vững vàng trong mọi
quyết định của mình. Điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố
không biết sửa chữa những sai lầm. Bản thân anh là người luôn biết lắng nghe và khắc
phục ngay những mặt hạn chế. Tuy nhiên anh cũng là người khéo léo, biết cách thuyết
phục khách hàng nên làm thế nào cho tốt hơn. Và anh cũng luôn biết cách phân xử

đúng, sai đối với những nhân viên khi họ tị nạnh nhau trong công việc hàng ngày...
4. Đặt lợi ích chung làm kim chỉ nam:
Tố chất này gắn liền với niềm say mê và tình yêu với nghề nghiệp. Người lãnh
đạo là phải biết hy sinh cái tôi. Anh hiểu rõ điều này, thế nên, vào những dịp lễ, Tết
anh đều tạo điều kiện cho nhân viên đi giả ngoại và về quê thăm gia đình, vợ con. Bản
thân anh luôn là người đi tiên phong trong việc thanh toán tiền tiếp khách và sử dụng
xe của Tập đoàn, anh phân biệt công tư một cách rõ ràng và minh bạch. Từ đó nhân
viên trong Tập đoàn cứ thế làm theo răm rắp.

5. Giữ chữ tín:

10


Anh luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, dù đó là một lời hứa đối với một nhân viên
anh cũng quyết tâm thực hiện bằng được; Chữ tín được trong dưới kinh doanh lấy làm
vũ khí đặc biệt để cạnh tranh và chính điều này đã làm nên tên tuổi của anh trong dưới
các nhà lãnh đạo hiện nay.
6. Thương hiệu cá nhân:
Trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp hay các hãng luôn
luôn tạo ra cho mình sự khác biệt so với đối thủ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp,
các hãng thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường. Cũng có sự khác biệt mang đến
thành công cho những người tạo ra chúng, và cũng có một số khác biệt mang lại thất
bại cho chính họ. Và sự khác biệt ở anh mang lại thành công cho công việc của mình.
7. Kỹ năng truyền lữa:
Theo tôi, một nhà lãnh đạo giỏi là người luôn biết cách truyền “ngọn lửa” nhiệt
huyết, truyền cảm hứng của mình cho người khác, sức mạnh này có khả năng lan tỏa
và làm cho những người xung quanh “nóng lên” và muốn làm theo. Muốn trở thành
nhà lãnh đạo giỏi, người lãnh đạo luôn biết lắng nghe, hiểu, thông cảm và biết chia sẻ
với nhân viên, với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Người lãnh

đạo cũng luôn đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để tháo gỡ, giải những vấn đề rắc rối
phát sinh một cách hợp lý nhất. Tôi quan sát thấy anh là người rất giỏi trong việc
truyền cảm hứng. Khi thiếu người anh sẵn sàng làm thay anh em, anh hăng say với
công việc, khi đã làm gì là anh làm cho đến nơi đến chốn, làm việc đúng giờ, nghỉ
cũng đúng giờ. Bên cạnh đó, mỗi khi có sự việc xảy ra, anh đều tìm hiểu căn nguyên
và tìm cách giải quyết vấn đề thấu tình đạt lý. Chính điều này làm mọi người rất nể
phục anh. Đây cũng là một kỹ năng mà nhiều nhà lãnh đạo còn thiếu hoặc không thể
phát huy được bởi thực tế người lãnh đạo nói mà cấp dưới, hay đối tác không nghe
cũng đồng nghĩa với người lãnh đạo đó sẽ đối mặt với thất bại. Và đương nhiên khi
người lãnh đạo nói mà có nhiều người nghe thì thành công sẽ đến với họ. Anh là

11


người thành công khi thắp lên lòng yêu nghề, truyền cảm hứng của mình sang cho
người khác và biết cách thuyết phục họ theo mình.
8. Kỹ năng giao tiếp:
Xây dựng được văn hóa phục vụ trong công việc và giao tiếp với khách hàng.
Anh nhận thấy điều bất cập của các Công ty là thái độ kẻ cả của nhân viên khi tiếp xúc
với khách hàng. Anh đã tiên phong thay đổi phong cách làm việc của mình, luôn ân
cần và lịch sự với khách hàng, giải quyết các yêu cầu của khách hàng trong ngày nếu
có thể được ngay cả khi đã hết giờ hành chính. Đồng thời anh đưa ra một thử nghiệm
mới: cho nhân viên đi giao dịch tại các Công ty khác, để có những trải nghiệm khi làm
khách hàng, từ đó thấu hiểu công việc. Đồng thời anh ra quy định cấp quản lý không
được tiền làm thêm giờ, khi có một nhân viên phải làm thêm giờ thì người quản lý
trực tiếp phải ở lại cơ quan đến khi người nhân viên đó xong việc mới thôi. Đến nay,
anh đã thành công khi xây dựng một văn hóa giao tiếp tại Tập đoàn, điều này đã được
chủ tịch khen ngợi. Nhưng điều quan trọng hơn, hiện nay có những đối tác lớn muốn
hợp tác làm việc với anh.
Có thể nói anh là người lãnh đạo thành công trong việc tạo ảnh hưởng của cá

nhân mình tới những người khác về phong cách làm việc và thái độ phục vụ khách
hàng. Điều này mang lợi lại cho chính Tập đoàn, chi phí làm ngoài giờ hầu như không
có, các nhân viên khi cần thiết đều tự nguyện hoàn thành công việc trong ngày trước
khi rời văn phòng.
9. Sự tự tin:
Anh đã tự tin vào khả năng của mình. Anh biết những điểm hạn chế của mình là
một người thẳng tính, lại lớn tuổi so với đội ngũ nhân viên bây giờ, các kỹ năng về
ngoaị ngữ, tin học hạn chế. Nhưng đặc biệt anh rất tin vào lớp trẻ, anh tạo điều kiện
cho nhân viên khẳng định mình, phát huy hết những gì họ có sai đâu sữa đấy.

12


Sự tự tin của anh vào nhân viên, đồng nghiệp tác động tích cực đến hiệu quả
của người lãnh đạo. Anh luôn có sự kỳ vọng cao đối với cấp dưới. Anh luôn kiên trì
trong thực hiện mục tiêu khó khăn Chính sự lạc quan, quyết tâm và kiên trì của anh
làm tăng sự quyết tấm và cam kết của cấp dưới để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ và đưa
hoạt động kinh doanh của Tập đoàn đến thánh công.
Trên đây là một số nét chính về phẩm chất và kỹ năng lãnh đạo của Anh Vũ
Hồng Sơn; Người mà được tôi xem như một người anh, một người lãnh đạo chân
chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ “Phát triển khả năng lãnh đạo” chương trình
đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế - ĐH Griggs
2- ( />3- />4- />5- ()
6- />
13




×