Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích và lựa chọn lĩnh vực đầu tư vào thị trường lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.89 KB, 6 trang )

Phân tích và lựa chọn lĩnh vực đầu tư vào thị trường Lào
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Các Nhà đầu tư Việt Nam đang và đã triển khai các phương án đầu tư
và triển khai các dự án đầu tư tại Lào và Campuchia rất lớn, đặc biệt trong các lĩnh
vực khai thác mỏ, trồng rừng và khai thác rừng với diện tích rừng lên tới 47% tổng
diện tích. Đối với Đất nước với diện tích 236.800 km2, dân số 6,3 triệu người việc
khai thác nguồn khai thác và trồng rừng tại Lào là lĩnh vực đầu tư tôi lựa chọn.
I.

SỰ LỰA CHỌN QUỐC GIA VÀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

1. Lựa chọn quốc gia đầu tư
Tại sao lại đầu tư vào Lào? Tôi đưa ra những ưu điểm để đầu tư vào Lào như sau:
a. Vị trí địa lý và dân số
Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma
230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và phía
Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên.
Diện tích: 236.800 km 2
Dân số: 6.320.000 người (số liệu năm 2009).
Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 04
nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm
ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng
Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn)
Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa
mưa (từ tháng 6 đến tháng 11)1.
b. Chế độ chính trị
Lào là quốc gia theo chế độ Dân chủ nhân dân do 1 đảng lãnh đạo. Điều này có
nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thể chế chính trị. Tạo nên tính ổn định, sự
nhất quán trong đường lối phát triển đất nước.
c. Kinh tế xã hội
Lào là quốc gia nằm sâu trong lục địa, không có biển và chủ yếu là đồi núi, trong


đó 47% diện tích rừng. Đặc biệt, nhiều loại gỗ thông dụng phù hợp với việc sản xuất
1/6
1.Theo website: www. mofahcm.gov.vn của bộ Ngoại giao Việt Nam


đồ gỗ tại Việt Nam. Lào là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú
về nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. Đây là nguồn khai thác gỗ và trồng lại
rừng
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã
hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện
có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có
những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm
2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt
298USD/người/năm;

năm

2006

đạt

546USD/người/năm,

năm

2007

đạt

678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn

đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500
USD/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký
Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá
xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
d. Mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa Việt Nam – Lào
Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy giữa Viêt Nam – Lào thể hiện qua chiều dài
lịch sử đấu tranh và giành độc lập của Lào. Mối quan hệ đó, đã tạo điều kiện để phát
triển kinh tế và xã hội của Việt Nam – Lào. Do vậy, Chính phủ Lào luôn ủng hộ và
tạo điều kiện tối đa cho các Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào Lào.
2. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư
Với diện tích rừng chiếm 47% tổng diện tích của Lào, đây là một nguồn khai thác
rừng vô cùng lý tưởng đối với việc mở các nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất về thị trường
Việt Nam và các nước xung quanh. Đặc biệt, rừng của Lào có nhiều loại gỗ phù hợp
với quá trình sản xuất các đồ gỗ nội thất và công nghiệp. Đồ gỗ nội thất và công
nghiệp đang và sẽ rất phát triển tại Việt Nam.
3. Mô hình thực hiện
a. Định hướng đầu tư

2/6
1.Theo website: www. mofahcm.gov.vn của bộ Ngoại giao Việt Nam


-

Đánh giá khả năng đầu tư, nghiên cứu đầu tư, lập phương án đánh giá
hiệu quả của việc đầu tư vào Lào và lĩnh vực khai thác rừng.

-


Xin giấy phép đầu tư vào Lào (tỉnh Savannakhet);

-

Đánh giá những yêu tố kinh tế, chính trị và ảnh hưởng của chính sách đối
với việc tham gia đầu tư tại Lào.

-

Thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài tại Lào;

b. Mô hình hoạt động
-

Tổng mức đầu tư: 40.000.000 USD;

-

Xây dựng Nhà Máy Chế biến gỗ với tổng giá trị đầu tư 1 triệu USD;

-

Xây dựng Trung tâm nghiên cứu sinh học 2 triệu USD;

-

Xây dựng đường 6 triệu

c. Giới thiệu về địa điểm đầu tư
Địa điểm Công ty chúng tôi dự kiến đầu tư là tỉnh Savannakhet – Lào.

Tỉnh Savannakhet là tỉnh lớn thứ hai, sau thu đô Viêng Chăn. Với vị trí chiến lược
thuộc hành lang kinh tế Đông Tây; cửa khẩu Mukdahan với cây cầu Hữu Nghị nối
liền Thái Lan; cửa khẩu Lao Bảo qua đường 9 vào Việt Nam, Savanakhet luôn sầm
uất với xe cộ qua lại, du khách, thương gia và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Thái
Lan. Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của Lào chỉ sau thủ đô Viêng
Chăn.
d. Mục tiêu đầu tư
Xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến gỗ và đồng thời xây dựng trung tâm nghiên
cứu và phát triển nông lâm nghiệp, cung cấp con giống trông cây.
II. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN
3/6
1.Theo website: www. mofahcm.gov.vn của bộ Ngoại giao Việt Nam


2.1 Ưu điểm:
- Lào là có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là gỗ và khoáng sản;
- Việt Nam và Lào có mối quan hệ đặc biệt thân thiết. Do vậy, Chính phủ Lào luôn
ủng hộ các Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư và luôn tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư
Việt Nam phát triển (tiêu biểu cho các nhà đầu tư Việt nam kinh doanh và phát triển
tại Lào như: tập đoàn Viễn thông quân đội, Ngân hang Đầu tư và phát triển, Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai....)
- Tạo thêm việc làm và sự phát triển kinh tế tại địa phương;
- Đầu tư tại tỉnh Savannakhet, Lào là tỉnh có vị trí thuận lợi trong quá trình giao vận
chuyển và giao thông giữa 3 quốc gia, Việt Nam, Lào và Thái Lan;
- Tận dụng và phát triển được nguồn tài nguyên rừng phong phú đồng thời phát triển
lại nguồn tài nguyên rừng không làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái của địa
phương.
- Công ty chúng tôi đầu tư sẽ đem lại được cơ sở hạ tầng và giao thông nơi Công ty
chúng tôi đầu tư.
- Phát triển được kinh tế địa phương và đồng thời mở ra một thị trường cung cấp đồ

gỗ cho Việt Nam và các nước lân cận.
- Có sự tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam – Lào, rất nhiều người dân Lào (lãnh
đạo) có thể nói tốt tiếng Việt.
- Rất ít đối thủ cạnh trong quá trình khai thác, trồng và phát triển rừng của Lào.
2.2 Nhược điểm
- Hệ thống chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư của Lào chưa được hoàn thiện;
- Chưa có một hành lang pháp lý đảm bảo được các lợi ích của nhà đầu tư;
- Nạn tham nhũng còn là một vấn đề lớn;
4/6
1.Theo website: www. mofahcm.gov.vn của bộ Ngoại giao Việt Nam


- Sự vận động của Chính Phủ Lào trong việc tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo tính
an toàn cho các nhà đầu tư là chưa cao;
- Cơ sở hạ tầng giao thông của Lào chưa được phát triển, điều này cũng cản trở một
phần rất lớn vào các Nhà đầu tư;
- Chính phủ Lào phản ứng khá chậm đối với những vấn đề mang tính chính sách đảm
bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà đầu tư quốc tế nói chung và Nhà đầu tư
Việt Nam nói riêng.
- Sự phát triển về giáo dục và y tế của Lào còn chưa phát triển; sự phát triển của xã
hội, tầng lớp dân cư còn thấp.
- Sự minh bạch hóa các chính sách pháp luật chưa đồng bộ và nhất quán.
2.3 Thách thức
- Phải gặp nhiều rủi ro trong quá trình phát triển chính sách đầu tư của Lào;
- Phụ thuộc vào nguồn khai thác và công suất khai thác liên quan đến trông rừng;
- Phải đảm bảo được sự cân bằng môi trường sinh thái cho địa phương và quốc gia
nơi đặt nhà máy và trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp;
2.4 Cơ hội
- Đây là cơ hội lớn với Công ty chúng tôi nhằm phát triển thị trường Việt Nam về đồ
gỗ nội thất và đồ gỗ công nghiệp;

- Nhằm đảm bảo thị trường được phát triển đồng thời là tiền đề để triển khai các dự
án đầu tư khác vào các lĩnh vực kinh doanh khách như: khách sạn, nhà hang và nhiều
dịch vụ công cộng khác.
- Đảm bảo được sự phát triển về mối quan hệ quốc gia Việt Nam – Lào nói chung và
mối quan hệ giữa Công ty chúng tôi và cơ quan địa phương;
- Thúc đẩy thương mại phát triển giữa Việt Nam - Lào
5/6
1.Theo website: www. mofahcm.gov.vn của bộ Ngoại giao Việt Nam


III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO KHI ĐẦU TƯ VÀO LÀO
-

Cần xây dựng được mối quan hệ tốt với cơ quan chức năng địa phương;

-

Luôn đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác rừng và trồng rừng;

-

Đồn thời, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động và phát
triển của nhà máy và trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm
nghiệp;

-

Luôn luôn tổ chức đánh giá và tìm hiểu về chính sách và pháp luật của
Lào và địa phường nhằm phân tích và đưa ra những giải pháp tích hợp để
đảm bảo sự duy trì và phát triển của dự án đầu tư;


-

Đảm bảo tỷ lệ lao động người Lào, thu hút lao động địa phương nhằm
nâng cao chất lượng đời sống và xã hội tại địa phương;

IV. KẾT LUẬN:
Việc Công ty chúng tôi đầu tư vào lĩnh vực khai thác và trồng rừng tại tỉnh
Savannakhet, Lào là hoàn toàn đủ căn cứ vào sự phát triển hợp tác giữa Việt Nam –
Lào nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội giữa hai quốc gia.
Những thông tin làm căn cứ để Công ty chúng tôi để đầu tư từ những phân tích
của Cơ quan Ngoại Giao Việt Nam tại Lào; và những báo cáo đánh giá về sự phát
triển kinh tế của Lào.

6/6
1.Theo website: www. mofahcm.gov.vn của bộ Ngoại giao Việt Nam



×