Tải bản đầy đủ (.ppt) (97 trang)

TỔN THƯƠNG DO TAI nạn GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 97 trang )

TỔN THƯƠNG DO
TAI NẠN GIAO
THÔNG
ĐƯỜNG
Ths. Nguyễn
Văn LuânBỘ





MỤC TIÊU
1.

2.

Nắm được cơ chế hình thành dấu
vết, thương tích do tai nạn ôtô – xe
máy.
Nắm được quy trình giám định y
pháp một trường hợp tử vong do tai
nạn giao thông.


1. Trên thế giới:
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) mỗi ngày trên toàn thế giới có
khoảng 3.000 người thiệt mạng và
30.000 người bị thương do tai nạn
giao thông (TNGT).
 85% tổng số nạn nhân tử vong và 90%


số người bị thương do TNGT tập trung
ở những nước có mức thu nhập trung
bình và thấp.



Số vụ TNGT ở nhiều quốc gia có chiều
hướng gia tăng trong những năm gần
đây làm số người thiệt mạng và bị
thương tích nặng tăng lên đã thực sự
trở thành gánh nặng cho xã hội.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia
về an toàn giao thông đến năm 2020
số người thiệt mạng do TNGT sẽ
chiếm vị trí thứ 2 trong số những
nguyên nhân gây chết người ở các
nước phát triển.


2. Việt Nam
Theo số liệu của Ủy ban an toàn giao
thông quốc gia mỗi ngày có khoảng
35 người tử vong, 70 người bị thương.
Theo Muzzay và Lopez tỷ lệ người
chết vì TNGT ở Việt Nam trong năm
2001 tăng 31% so với năm 2000. Năm
1998 số vụ TNGT và số người thiệt
mạng vì tai nạn TNGT gấp 3 lần so với
năm 1989.



Từ năm 2004 Chính phủ đã thực hiện
chương trình quốc gia phòng chống
TNGT, các vụ TNGT nghiêm trọng được
thông báo hàng ngày trên các phương
tiện thông tin đại chúng nhằm cung
cấp thông tin, giáo dục ý thức tuân
thủ luật lệ về an toàn giao thông cho
mỗi người dân khi tham gia giao
thông.


Giám định Y pháp
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Xác định nguyên nhân tử vong của nạn
nhân.
Nhận định cơ chế hình thành dấu vết
thương tích.
Phát hiện những nguyên nhân bệnh lý
phối hợp.
Phát hiện “giả tai nạn giao thông” do án
mạng, bệnh lý.
Nghiên cứu đặc điểm tổn thương tìm ra
biện pháp phòng tránh TNGT.

Tham gia khắc phục hậu quả trong những
tai nạn giao thông có tính thảm họa.


Các yếu tố liên quan
Có 4 yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông là:
+ Người tham gia giao thông: Chủ yếu là vi phạm luật
lệ giao thông như: chạy quá tốc độ, rẽ ngoặt chuyển
hướng bất ngờ, dùng rượu bia khi tham gia giao
thông hoặc các loại chất kích thích như: ma túy, .v.v...
+ Phương tiện giao thông: Do sự cố kỹ thuật ở các xe
cũ hoặc xe bị hư hỏng các hệ thống phanh, đèn chiếu
sáng, gương, v.v...
+ Đường giao thông: tình trạng mặt đường kém hoặc ở
những đoạn đường có lối rẽ không phù hợp, biển báo,
điều kiện chiếu sáng không đảm bảo.thời tiết (mưa
lũ) hoặc những vật trên đảm bảo.
+ Môi trường bên ngoài: như cảnh quan xung quanh
đơn điệu hoặc gây sự chú ý đối với lái xe, điều kiện
thời tiết (mưa lũ) hoặc những vật trên đường làm che
khuất tầm nhìn.


Theo Vincent J.Dimaio, ở nước Mỹ,
trong số những lái xe chết vì tai nạn
giao thông có 65 – 75% nạn nhân có
nồng độ rượu trong máu cao hơn mức
cho phép, trong đó khoảng 15,9% số
lái xe sử dụng chất gây nghiện hoặc
chịu ảnh hưởng của các thuốc điều trị.


Ở Việt Nam, trong thời gian gần
đây các cơ quan chức năng đã xử lý
nghiêm những trường hợp lái xe uống
rượu bia trong khi tham gia giao
thông, lỗi vượt quá tốc độ cho phép,
các trường hợp đua xe trái phép, lạng
lách, phóng nhanh, vượt ẩu.



Các loại hình giao thông chủ yếu gồm:
Giao thông đường bộ: tai nạn ôtô, xe
máy, xe thô sơ, xe “công nông”....
 Đường sắt: tàu hỏa, tàu điện ngầm....
 Đường thủy: tàu thủy, phà, canô....
 Hàng không: Ít xảy ra tai nạn nhất
nhưng mỗi vụ lại là một thảm họa
trầm trọng.
Trên thực tế ở nước ta hiện nay tai nạn
giao thông đường bộ là chủ yếu và
làm nhiều người thiệt mạng nhất.



TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Trong tai nạn giao thông đường bộ,
nạn nhân chủ yếu là:
 Người đi bộ, người đứng trên vỉa hè,
mặt đường....

 Lái xe.
 Hành khách trên xe ôtô.
 Người đi xe máy: người điều khiển và
ngồi trên xe máy, người đi đường...


Những vấn đề đặt ra
1.

2.

3.

Vị trí, tư thế của nạn nhân khi xảy ra
tai nạn? Thương tích chính gây tử
vong?
Chiều hướng xe chạy? Vai trò của
rượu, chất kích thích với lái xe và
nạn nhân.
Để trả lời những vấn đề nêu trên
giám định viên cần nắm được hoàn
cảnh xảy ra, cơ chế hình thành dấu
vết thương tích cũng như đặc điểm
tổn thương trên cơ thể nạn nhân.


Cơ chế hình thành dấu vết,
thương tích:
Theo Camps F.E thương tích trên cơ thể
nạn nhân gồm những nhóm chủ yếu sau:

 Thương tích do va húc trực tiếp.
 Thương tích do ngã hoặc va chạm với vật
cản trên đường.
 Tổn thương do tăng/ giảm tốc độ đột
ngột.
 Tổn thương do dây an toàn và túi điện
không khí.
 Tổn thương do do cháy bỏng.



Lái xe và hành khách:
Trên thực tế cả lái xe và hành khách
đều có thể bị thương vong trong các
vụ tai nạn ôtô do nhiều tình huống
khác nhau như: hai xe ôtô chạy ngược
chiều đâm nhau, Đâm vào xe ôtô khác
từ phía bên hoặc phía sau, xe ôtô đâm
vào vật cản cố định trên đường hoặc
ven đường như gốc cây, cột điện, nhà
ở....




Phân biệt nạn nhân là lái xe hay hành khách.







Dấu vết thương tích trên thân thể nạn nhân,
khám nghiệm hiện trường, khám xe mới có
thể tìm được lời giải cho những vấn đề đặt
ra, do vậy cần tìm:
Dấu vết chân ga, phanh trên đế giày, dép
(cả 2 bên) của nạn nhân, thu giữ giày dép
của nạn nhân để giám định dấu vết.
Tìm dấu vết thương tích do va đập vùng
mặt, ngực với vô lăng hoặc kính chắn gió
của xe, nếu là những vết thương rách da
mặt hoặc vết sây sát da, bầm tụ máu ở phía
dưới mũi có thể do va đập với đỉnh vô-lăng.
Va đập với kính chắn gió thường tạo nen
những vết sây sát, rách da song song, nằm
ngang hoặc bắt chéo nhau ở đầu mặt của
nạn nhân.








Mảnh kính vỡ nằm trong các vết thương ở nửa
mặt hoặc cánh tay bên trái nạn nhân có thể gợi
ý nạn nhân là lái xe ôtô, với tổn thương tương tự
nhưng ở phía bên phải thường gặp ở hành khách

trên xe (với xe ôtô tay lái thuận).
Tóc hoặc vết máu của lái xe và người ngồi ghế
trước có thể còn dính ở những chỗ vỡ của kính
chắn gió tương ứng với vị trí của mỗi người.
Tổn thương do va đập vào bảng điều khiển có
thể gặp ở một hoặc hai bên đầu gối, mắt cá
chân của lái xe và hành khách ngồi ghế trước do
lực quán tính lao mạnh về phía trước, nếu va
đập mạnh có thể làm gẫy xương đùi, xương
chậu.






Tổn thương bên trong có thể gặp chấn thương sọ
não, vỡ xương sọ, đụng dập và chảy máu trong
mô não hoặc chắn thương cột sống cổ với nhiều
mức độ khác nhau tùy theo loại hình tai nạn, tốc
độ va chạm, loại xe và vị trí của nạn nhân trên xe.
Tổn thương gẫy xương thành ngực, vỡ tim
hoặc rách quai động mạch chủ, đụng dập phổi, vỡ
phế quản thường gặp ở lái xe nhưng cũng có thể
gặp ở những người ngồi ở ghế trước bên cạnh lái
xe do bị va đập với bảng đồng hồ điều khiển phía
trước. Một số tác giả cho rằng trong các vụ xe
đâm nhau người chiều, nếu lái xe cố tình ấn
phanh chân có thể làm gẫy cổ xương đùi hoặc
nặng hơn là vỡ thủng, trật khớp háng.




Tổn thương do tăng và giảm tốc độ đột ngột
Hình thành do sự chuyển động nhanh,
mạnh và theo nhiều hướng khác nhau
trong cùng thời điểm có thể gây ra trật
gẫy đột sống cổ, rách vỡ quai động mạch
chủ, tụ máu cuống tim phổi hoặc cuống
gan, thận, lách, máu tụ dưới màng cứng
và những chấm chảy máu nhỏ ở ranh giới
giữa chất trắng và chất xám (diffuse
axonal injury), hay gặp trong những vụ
tai nạn ôtô, xe máy có tốc độ va chạm
lớn, lái xe và hành khách không quàng
dây bảo hiểm khi xe đang chạy tốc độ
lớn bị va chạm hoặc dừng đột ngột.


×