Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương tư tưởng hồ chí minh đại học công nghệ thông tin và truyền thông thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.67 KB, 13 trang )

Câu 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
A.Cơ sở khách quan
1.Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng HCM.
a) Bối cảnh lịch sử cuối TK XIX – đầu TK XX:
-

Trước khi thực dân Pháp xâm lược VN là 1 quốc gia phong kiến độc lập.
1858, thực dân Pháp xâm lược VN, triều đình nhà Nguyễn tỏ rõ sự bất lực lần lượt ký kết

-

các hiệp ước đầu hàng Pháp (25/8/1883 hiệp ước Harmand, 6/6/1984 hiệp ước Potonótre).
Chính sách cai trị của thực dân Pháp: áp bức nhân dân ta về mặt chính trị, bốc lột nhân dân
ta về mặt kinh tế, nô dịch nhân dân ta về mặt văn hóa.

→ Xã hội VN xuất hiện nhiều mâu thuẫn:
+ Toàn thể dân tộc VN >< Thực dân Pháp (mâu thuẫn mới)
+ Giai cấp nông dân >< địa chủ phong kiến (mâu thuẫn cũ)

→ Đấu tranh liên tiếp nỗ ra:
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: phong trào Cần Vương,

khởi

nghĩa nông dân Yên Thế, …
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Nguyễn Thái Học, …

→ Trước sự xâm lược, đàn áp của thực dân Pháp, lần lượt từng giai cấp và tầng lớp
nhân dân VN đã đứng lên vũ đài lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy nhiên
các phong


+ Thiếu 1 đường lối cách mạng đúng đắn.
+ Thiếu 1 tổ chức lãnh đạo cách mạng.

Khủng hoảng về mặt đường lối

+ Chưa có sự liên kết giữa các giai cấp và

như đi trong đêm tối

các phong trào.

không có đường ra

+ Diễn ra vào thời điểm chưa chín muồi.
- 5/6/1911 tại bến cảng nhà rồng, người TN yêu nước NTT đã ra đi tìm con đường cứu nước,
cứu dân (khi đó Bác vừa tròn 21 tuổi).
b) Bối cảnh thời đại quốc tế



Sự chuyển biến của CNTB và hệ quả của nó.
Ảnh hường của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tác động của CMT10 Nga và QTCS.
Sự chuyển biến của CNTB và hệ quả của nó:
+ CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế
quốc).
+ Bản chất của CNĐQ là chiến tranh, xâm lược thuộc địa. Các nước đế quốc lớn như:
Mỹ, Anh, Pháp, … đã xâm chiếm hầu hết các nước nhỏ yếu trên thế giới và biến các



nước này trở thành thuộc địa của họ.
+ Cuối TK XIX – đầu TK XX, Châu Phi và Châu Á trở thành đối tượng xâm lược của
CNTB phương Tây. 1858, Td Pháp xâm lược VN biến VN thành thuộc địa.
+ Sự xâm chiếm, khai thác, nô dịch và thống trị thuộc địa tàn bạo của CNĐQ → đời
sống nhân dân thuộc địa các nước trở nên cùng cực, mâu thuẫn giữa các nước xuất hiện
và ngày càng phát triển mạnh mẽ → Mục đích: chống CNĐQ, giành độc lập cho các
dân tộc thuộc địa trở thành 1 nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, nhất là


các nước châu Á trong đó có VN.
Ảnh hường của chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ CN M-LN là hệ tư tưởng của GCCN có sức ảnh hưởng to lớn, lay chuyển, lôi cuốn
quần chúng nhân dân, những thành phần ưu tú, tích cực ỡ những nước thuộc địa vào
phong trào cộng sản.
+ CN M-LN là 1 tiền đề lý luận dẫn tới sự ra đời của ĐCS.
+ Tư tường về ĐCS của CN M-LN đã ảnh hưởng to lớn, trực tiếp đến phong trào cộng
sản-công nhân quốc tế và sự hình thành các tổ chức cộng sản quốc tế
+ Ở VN, CN-MLN kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước→những



tiền đề cần thiết cho sự ra đời của ĐCS
Tác động của CMT10 Nga và QTCS.
+ CMT10 Nga ↔ QTCS.
+ CMT10 Nga: đã làm biến đổi cơ bản tình hình thế giới, cỗ vũ cho các dân tộc bị áp
bức đứng lên tự giải phóng mình. Nêu tấm gương sáng cho cách mạng ở các nước
thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, trong đó có VN.
+ QTCS: Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cộng sản và pt công nhân
quốc tế. Dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các ĐCS. Đã chỉ ra phương hướng đấu tranh
giải phóng cho các dân tộc bị áp bức.


2, Những tiền đề tư tưởng – lý luận.
a) Giá trị truyền thống dân tộc.
- Truyền thống yêu nước, yêu quê hương (chủ nghĩa yêu nước).
- Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái.
- Lòng nhân nghĩa, yêu thương con người.
- Tinh thần hiếu học, thông minh, sáng tạo.
- Đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó.
- Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- Tinh thần bất khuất, đấu tranh anh dũng.
→ HCM: “Dân tộc ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, đó là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta.”
 Chủ nghĩa yêu nước giữ vai trò chủ chốt:
+ Chuẩn mực cơ bản của đạo đức, côi nguồn của trí tuệ, sáng tạo và lòng dũng cảm.
+ Tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người.
+ Thể hiện ở 2 khía cạnh: trong lao động sản xuất (truyền thống dựng nước, và phát triển đất nước) và
trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm (truyền thống giữ nước và bảo vệ tổ quốc)
→ Chính chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc NAQ ra đi tìm đường cứu nước, chính CN yêu nước đã đưa
Bác tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
b) Tinh hoa văn hóa nhân loại.
** Phương Đông


* Nho giáo: HCM tiếp thu:
- Tư tưởng chính trị:
+ Xây dựng 1 xh đại đồng, không có chiến tranh.
+ Con người tu thân dưỡng tính với triết lý nhân sinh, hành động giúp đời.
+ Xây dựng 1 xh lễ giáo, đề cao đạo đức, học vấn → ra chính sách “đức trị”: lấy đức phục người,
không dùng pháp luật, lấy dân làm gốc.
- Học thuyết chính danh:
+ Mỗi người trong xã hôi đều có 1 danh phận nhất định.

+ Mỗi 1 danh phận phải có 1 trách nhiệm khác nhau → danh nào phận ấy.
- Tư tưởng đạo đức:
+ Nam nhi: Tam cương: quân – thần, phụ - tử, phu – thê. Ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
+ Nữ nhi: Tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức: công, dung, ngôn,
hạnh.
* Đạo giáo: HCM tiếp thu:
- Tư tưởng không màng danh lợi.
- Tư tưởng biện chứng sơ khai: 2 mặt đối lập luôn luôn tồn tại song hành với nhau.
- Thuyết vô vi: “vi vô vi nhi vô bất vi” = không làm gì mà không gì là không làm. Vô vi không có
nghĩa là không làm gì, nhưng để sự việc phát sinh một cách tự nhiên trong sự hòa hợp với “đạo”. Vd:
khi ta chứng kiến cảnh con hổ vồ con hươu để ăn thịt, nếu chúng ta bắn chết con hổ để cứu con hươu
thì chúng ta đã có thể giết hại cả đàn hổ con đang ở nhà chờ miếng ăn của hộ mẹ, nếu chúng ta giúp
con hổ bắt con hươu dễ dàng thì lại có lỗi với con hươu, nếu chúng ta cứ để cho sự việc xảy ra tự
nhiên thì là phải đạo nhất.
* Phật giáo: HCM tiếp thu:
- Tư tường vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn.
- Nếp sống có đạo đức, trong sáng, giản dị, châm làm điều thiện, tránh điều ác.
- Tư tưởng dân chủ, bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động.
- Chủ trương sống không xa lánh cuộc đời, mà gắn bó với dân, với nước, cứu khổ cứu nạn cho nhân
dân.
* Học thuyết Tôn Trung Sơn:
- Dân tộc độc lập.
HCM rất coi trọng và đánh giá nó là
- Dân quyền tự do.
gần gủi với người dân VN.
- Dân sinh hạnh phúc.
** Phương Tây
HCM:
- Tiếp thu các giá trị của 2 bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng là: tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và
tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791.

- Tt tư tưởng tiến bộ của các nhà tư tưởng: Vôn-tê, Môngtexkiơ, Rút-xô, …
- Tt tư tưởng dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ.
- Tt tt đề cao vai trò của sức mạnh con người.
- Tt tt nhân ái , nhân đạo, tự xám hối trước những tội lỗi của mình trong kinh thánh Giêsu.
** Chủ nghĩa Mác – Lênin:
- Thế giời quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng.
- Phương pháp duy vật biện chứng.
→ Tư tưởng HCM phát triển về chất:
+ Tư tường HCM thuộc hệ tư tưởng M-LN.
+ Tính khoa học sâu sắc.
+ Tính cách mạng triệt để.

Câu 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc


1. Thực chất về vấn đề dân tộc thuộc địa
- KN: Vấn đề thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa
nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức bóc lột của
thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc:
+ HCM bàn về cuộc đấu tranh GPDT ở các nước thuộc địa, lên án chính sách xâm lược của
CNĐQ thực dân và vạch trần bản chất thật của CNĐQ dưới chiêu bài “khai hóa, khai sáng văn
minh”, “tự do, bình đẳng, bác ái” là: bốc lột sức người, khai thác thuộc địa, thay đổi chế độ
chính trị, …
+ HCM vạch trần ra thực chất của vấn đề dân tộc ở các nước thuộc địa là việc đấu tranh chống
CNTD, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột ở nước ngoài, GPDT, giành độc lập dân tộc.
+ HCM đã viết nhiều tác phẩm dể tố cáo tội ác thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn
minh” tiêu biểu nhất là tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp”.
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc:
+ HCM đã xác định con đường đấu tranh và con đường phát triển cho dân tộc VN trong thời

đại mới là CNXH và CNCS.
+ Con đường đi lên CNXH ở VN trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau. Người viết:
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới CNCS”.
+ Đi tới CNCS là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo của ĐCS, đoàn kết
mọi lực lượng dân tộc tiến hành cách mạng chống đế quốc và phong kiến triệt để.
+ Con đường này phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta.
2. Tư tưởng HCM về cách mạng bạo lực
a) Tính tất yếu của bạo lực cách mạng
- Chế độ đế quốc thực dân tự bản thân nó đã là 1 hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ
yếu.
- Dùng BLCM để chống lại BL phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính q.
- BLCM phải là bạo lực của quần chúng nhân dân.
- Hình thức của BLCM bao gồm cả đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại
giao.
b) Tư tưởng BLCM gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình
- Thứ nhất, HCM luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu nhất:
+ người tìm mọi cách để ngăn chặn xung đột vũ trang.
+ Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.
+ Chủ đông đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
- Thứ hai, việc tiến hành chiến tranh bằng bạo lực vũ trang chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng
khi không còn khả năng thương lượng, hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực
dân, quyết tiêu diệt dân ta bằng quân sự.
- Thứ ba, tư tưởng BLCM và tư tưởng hòa bình nhân đạo luôn thống nhất biện chứng với nhau.
- Thứ tư, quán triệt quan điểm: đánh giặc không phải tiêu diệt hết lực lượng mà chủ yếu là đánh
bại ý chí xâm lược của địch.


c) Nội dung, hình thái BLCM
- Phải kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh và đấu tranh toàn dân trên mọi mặt trận: quân
sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế và tư tưởng văn hóa.

- Trước những kẻ thù lớn mạnh, HCM chủ trương sử dụng phương châm “kháng chiến trường
kỳ”.
- Kết hợp chặt chẽ giữa khởi nghĩa từng phần và khởi nghĩa toàn phần.
- Tiến hành CMBL với phương châm “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”.
3. Cách mạng vô sản
a) Rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
- HCM rất khâm phục tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng bất khuất của ông cha ta, tinh
thần “ người trước ngã xuống, người sau đứng lên”.
- Tuy nhiên các phong trào đó đã thể hiện sự bất hợp lý trong đường lối đấu tranh → kết quả
thất bại nặng nề.
→ Đặt ra yêu cầu tìm con đường cứu nước mới.
b) Cách mạng tư sản là không triệt để
- Theo HCM: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông,
ngoài thì nó áp bức thuộc địa” → Người không đi theo con đường CMTS.
c) Con đường giải phóng dân tộc
- Người nghiên cứu và đồng tình với CMT10 Nga.
- 7/1920, HCM đọc được sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc
địa.
- Người hoàn toàn tinh theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba.
→ CM GPDT VN không thể đi theo con đường nào khác ngoài con đường CMVS.
* Thực chất của con đường CMVS
- Đánh đổ chế độ thực dân xâm lược, giải phóng dân tộc, từng bước xây dựng xã hội mới:
XHCN và XHCS.
- Lực lượng lãnh đạo cm: GCCN mà đội quân tiên phong của nó là ĐCS.
- Lực lượng tham gia cm: khối đại đoàn kết dân tộc, nồng cốt là liên minh giai cấp: CN-NNTT.
- CM GPDT là 1 bộ phận của CMTG cho nên phải tiến hành đoàn kết quốc tế.
- CM GPDT trong thời đại mới phải do ĐCS lãnh đạo.
- Lực lượng của CM GPDT bao gồm toàn dân tộc.
- CM GPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước

CMVS ở chính quốc.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
a) CM giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động và sang tạo


-

Hồ Chí Minh khẳng định : sức sống và nọc độc của chủ nghĩa đế quốc tập trung ở các
nước thuộc địa, chính sự áp bức bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã tạo nên
mâu thuẫn gay gắt giữa các dân tộc thuộc địa với CNTB

-

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thì cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng
đặc biệt, nhân dân thuộc địa có khả năng CM to lớn, CNDT, CNYN là động lực to lớn của
CM.

-

HCM khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ
lực tự giải phóng.

-

HCM chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc tránh tư tưởng bị động, trông chờ
vào sự giúp đỡ bên ngoài

b) Quan hệ CM thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc
- HCM phê phán và chỉ ra sai lầm của quan điểm: CM thuộc địa phụ thuộc vào CM vô sản ở

chính quốc
-

Theo HCM CM GPDT ở thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết
với nhau tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ. Đó
là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ lệ thuộc chính-phụ.

-

Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc,
HCM cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước và
giúp đỡ cách mạng vô sản ở chính quốc.

→ Đây là 1 luận điểm sáng tạo có giá trị lý luận thực tiễn và lý luận to lớn, là đóng góp cho
chủ nghĩa Mác đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới chứng minh
là hoàn toàn đúng đắn.

Câu 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Mục tiêu của CNXH ở VN
a, Mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung)
1- Xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. “Dân giàu, nước mạnh, xh dân chủ, công bằng, văn
minh”.
- HCM: “xây dựng CNXH ở VN là làm cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

b, Mục tiêu cụ thể
- Chính trị: xây dựng được chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của
dân, do dân, vì dân.

- Kinh tế: xây dựng được 1 nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, kh – kt
tiên tiến, không còn chế độ bóc lột kiểu tư bản, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng
phát triển.
- VH – XH: xóa nạn mù chữ, phát triển văn hóa giáo dục, văn hóa, văn nghệ, xây dựng nếp
sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, khăc phục phong tục tập quán lạc hậu.
- Xây dựng con người mới XHCN: có tư tưởng XHCN, con người “vừa hồng, vừa
chuyên”, con người vừa có phẩm chất đạo đức vừa có tài năng và trí tuệ, giàu lòng yêu
nước.

2, Động lực của CNXH ở VN
- Biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh.


- Khẳng định con người là động lực quan trọng và quyết định nhất: phải phát huy sức mạnh của
con người, kết hợp giữa sức mạnh cá nhân với sức mạnh xã hội.
- CNH – HĐH phải gắn liền với kinh tế tri thức → nguồn nhân lực có chất lượng cao → khẳng
đinh giáo dục đào tạo với kh – công nghệ là quốc sách hàng đầu → nâng cao dân trí, đào tạo
nhân tài.
- Động lực quan trọng: truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết của cộng đồng, sức lao
động sáng tạo của nhân dân.
- Động lực kinh tế tạo nên sức mạnh vật chất, sự giàu có cho xã hội và đất nước.
- Động lực VH – KH: giáo dục là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.
- Ngoài các đông lực bên trong phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc
tế.
- Trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực thì nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất
quan trọng. Vì thế phải luôn có sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, tạo
thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công CNXH.
- Phải triệt tiêu những trở lực kiềm hãm sự phát triển của CNXH: chủ nghĩa cá nhân, kết bè,
kết phái, chia rẽ đoàn kết, tham ô, lãng phí, bảo thủ, giáo điều, …


Câu 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam
1, Nguồn gốc của ĐCS VN theo tư tưởng HCM
ĐCS VN = CN M-LN + PTCN + PTYN

a) Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Là ngọn cờ lý luận cho phong trào đấu tranh của GCCN.
- Đưa phong trào công nhân từ tự phát → tự giác.

b) GCCN và phong trào công nhân VN
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng không phải do số lượng cảu lực lượng đó quyết định.
- Đặc điểm của GCCN:
+ Là giai cấp kiên quyết, triệt để, có tính tập thể và có tổ chức kỹ luật cao.
+ Là giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, có thể thấm nhuần 1 hệ tư tưởng cách mạng là chủ
nghĩa Mác – Lênin.
+ Là giai cấp mà tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng tới các tầng lớp khác.

c) Phong trào yêu nước
- Phong trào yêu nước có vai trò, vị trí to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc.
- Phong trào yêu nước có thể kết hợp được với PTCN vì hai phong trào này có chung mục tiêu.
- Phong trào công nhân có thể kết hợp được với phong trào nông nhân. Vì CNVN xuất thân từ
GCND.
- Phong trào yêu nước của tri thức VN là 1 nhân tố quan trọng, thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố
cho sự ra đời của ĐCS VN.

2, Bản chất của ĐCS VN theo tư tưởng HCM
- Thứ nhất, ĐCS VN là Đảng của GCCN, mang bản chất của GCCN.
+ Nền tảng, tư tưởng và lý luận của Đảng là CN M-LN.
+ Mục tiêu của Đảng: hướng tới CNCS.



+ Về tổ chức: Đảng tuân thủ 1 cách nghiêm ngặt, chặt chẽ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới
của GCVS.
- Thứ hai, ĐCS VN là Đảng của nhân dân lao động, và của toàn dân tộc
+ Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc.
+ Mục đích đấu tranh của Đảng trùng với mục đích của cuộc đấu tranh GPDT.
+ Cơ sở xã hội của Đảng là toàn dân tộc, trừ bọn tay sai, phản quốc.
+ Thành phần xuất thân của Đảng ngoài GCCN còn có những người ưu tú của GCCN, tri thức
và các thành phần xã hội khác.

Câu 5. Tư tưởng Hồ CHí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế:
1, Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
a) ĐĐKDT là ĐĐK toàn dân
- Bác dùng KN “dân” để chỉ:
+ Mọi công dân nước Việt, mỗi 1 con rồng cháu tiên.
+ Không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo.

Mặt trận
dân tộc
thống nhất

→ Dân vừa được hiểu là toàn thể quần chúng nhân dân vừa được hiểu là cá nhân mỗi con
người VN.
- Muốn ĐĐK toàn dân tộc thì phải đoàn kết tất cả những con người VN thành 1 khối thống
nhất.
-các giai cấp, tầng lớp
-các dân tộc, tôn giáo

Đoàn kết

-già, trẻ, gái, trai

-giàu, nghèo

- Muốn xây dựng khối ĐĐK toàn dân thì phải xác định nền tảng của khối ĐĐK. Đó chính là
nền tảng của liên minh giai cấp: CN-ND-TT.

- ĐĐK toàn dân không thể chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng và ở những lời kêu gọi, mà phải
trở thành 1 chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, phải
biến thành sức mạnh vật chất và lực lượng vật chất.

b) ĐĐKDT phải được tiến hành trên cơ sở
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc.
- Phải có lòng khoan dung, độ
lượng, thương yêu, tin tưởng con người.
- Phải có niềm tin vào nhân dân, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, đấu tranh vì hạnh phúc của
nhân dân “nước lấy dân làm gốc”.

2, Những nguyên tắc đoàn kết quốc tế
a) Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
- Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, HCM giương cao ngọn cờ độc lập gắn
liền với CNXH, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa


M-LN và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
- Có lý:
+ Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của CN M-LN.
+ Vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của CN M-LN vào điều kiện cụ thể của
nước ta.
+ Xuất phát từ lợi ích chung của CMTG.
- Có tình:
+ Cảm thông, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người có chung mục đích

đấu tranh.
+ Không sử dụng uy thế của “nước lớn”, “đảng lớn” mà “áp đặt”, “ức chế” gây sức ép lên
“nước nhỏ”, “đảng nhỏ”.
+ Đoàn kết giúp đỡ trên cơ sở tôn trọng, không làm hại lẫn nhau.

b) Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
- Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác
dụng thông qua nguồn lực nội sinh.
- Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn.

Câu 6. Tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
1, Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
a, Nhà nước của dân
- Thứ nhất, mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Hiến
pháp năm 1946:
+ Điều 1: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nói: “Nước Việt Nam là một nước
dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
+ Điều 32: quy định: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân
phúc quyết...”.
→ Quy định ấy thực chất là chế độ chưng cầu dân ý – một hình thức dân chủ trực tiếp.
- Thứ hai, nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước: nhân dân có quyền bầu ra và
bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó
không xứng với sự tín nhiệm của nhân dân.
- Thứ ba, dân là chủ và dân làm chủ
+ Thể hiện vị trí đồng thời thể hiện quyền lực và nghĩa vụ của nhân dân.
+ Quyền của nhân dân phải được đặt ở vị trí tối thượng, nhưng phải trong phạm vi của hiến
pháp và pháp luật.

b, Nhà nước do dân

- Do nhân dân lập nên, nd ủng hộ và nd làm chủ.
- Do nd tạo ra và nd có quyền tham gia quản lý: toàn bộ công dân bầu ra Quốc Hội, QH
thay nhân dân bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ QH và chính phủ. Mọi công việc của
bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của nhân dân.


c, Nhà nước vì dân
- Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nd làm mục tiêu, tất cả vì lời ích của nd.
- NN trong sạch, vững mạnh, không có bất cứ 1 đặc quyền, đặc lợi nào.
- Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều nhằm mang lại quyền lợi cho nd.
- Mọi cán bộ NN từ chủ tịch nước trở xuống đều là “công bộc”, “đầy tớ” của nd.

2, Quan điểm của HCM về sự thống nhất giữa bản chất GCCN với tính nhân
dân và tính dân tộc của nhà nước.
a, Bản chất GCCN của nhà nước
- Thứ nhất, NN do ĐCS lãnh đạo:
+ ĐCS VN lãnh đạo NN giữ vững và tăng cường bản chất GCCN.
+ Đảng lãnh đạo NN bằng phương thức như: bằng đường lối, quan điểm, chủ trương, bằng
công tác kiểm tra, thể chế nhà nước, …
- Thứ hai, bản chất giai cấp của NN còn thể hiện ở tính định hướng đưa nước ta đi lên
CNXH.
- Thứ ba, bản chất g/c của NN ta còn thể hiện ở những nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ
bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.

b, Bản chất GCCN thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của NN
- NN dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh
xương máu của bao thế hệ cách mạng.
- NN ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và tính dân tộc vì nó lấy lợi ích
của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi ích cho nhân dân.
- Trong thực tế, NN ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó, đã lãnh đạo nhân

dân tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc, xây dựng 1
nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự
phát triển tiến bộ của thế giới.

Câu 7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
1, Quan điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
a, Trung với nước, hiếu với dân
- Trung với nước:
+ Trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ.
+ Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc và của CM lên hàng đầu.
+ Quyết tâm hoàn thành tốt những nhiệm vụ của CM đề ra.
+ Quyết tâm thực hiện tốt mọi chủ trương, c/sách của Đảng và pháp luật của NN.
- Hiếu với dân:
+ Khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân.


+ Trọng dân, thương dân, tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến từ dân.
+ Gần gủi, gắn bó với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nd.

b, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
* Cần: cần cù, chăm chỉ, cố gắn, dẻo dai trong lao động, làm việc có hiệu quả với ý thức, tinh
thần và trách nhiệm cao nhất.
- Cần gắn liền với kế hoạch (sắp xếp công việc hợp lý).
- Cần gắn liền với phân công (đúng người, đúng việc).
- Cần gắn liền với chuyên.
→ Kết quả của cần: Nếu chăm chỉ siêng năng thì việc gì khó đến mấy cũng có thể thành công.
* Kiệm: không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi, tiết kiệm cả về thời gian, tiền bạc, của cải
và sức lao động.
Kiệm # keo kiệt, bủn xỉn.
Kiệm # xa xỉ, hoang phí…

→ KQ của kiệm :
- Tiết kiệm về tiền bạc, của cải. Sử dụng tiền bạc của cải cách hợp lý, không hoang phí, bừa
bãi. Cái gì còn dùng được thì nên dùng, bỏ đi thì không nên. Tiết kiệm để dụng vào làm việc
khác.
- Tiết kiệm về thời gian, làm việc gì phải mau lệ, đúng giờ, không đễ lãng phí tg. Tiết kiệm tg
của mình đồng thời cũng là tk tg của người khác.
- Tiết kiệm về slđ, phải biết thu xếp công việc 1 cách hợp lý. Phân công đúng người, đúng việc
để làm việc có hiệu quả năng suất.
 HCM khẳng định: cần gắn liền với kiệm.
+ Cần mà ko kiệm như “cái thùng không đáy”.
+ Kiệm mà ko cần thì ko thể tăng thêm, không phát triển được.
* Liêm: trong sạch, không tham lam, không hám danh lợi, không lấy của công làm của tư. Tôn
trọng của công và của dân.
Liêm >< bất liêm (tham nhũng, lãng phí, lấy của công làm của tư, …)
- Biện pháp thực hiện liêm:
+ Cán bộ phải gương mẫu thực hiện liêm, làm gương cho nd.
+ Nhân dân: phải giáo dục nhân dân, để nd hiểu không tiến hành đút lót, không dung túng cho
những người tham nhũng trong xã hội. Tố cáo, phát hiện tiêu cực.
+ Pháp luật: thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm.
* Chính: Không tà, ngay thẳng, đứng đắn. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Thực hiện
chính:
- Đối với mình:
+ Không tự kiêu, tự đại.
+ Không được tự thõa mãn với cái tôi của bản thân mã phải luôn học hỏi với tinh thần cầu tiến.
+ Luôn tự kiểm điểm, thực hiện công tác tự phê bình và khuyến khích người khác phê bình
mình.
- Đối với người:
+ Thương yêu, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Không được nịn hót người trên, xem khinh kẻ dưới.
+ Khiêm tốn, chân thành, thật thà, …

- Đối với việc:
+ Đặt việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà.
+ Việc gì có lợi cho dân, cho nước thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân, cho nước dù nhỏ cỡ


nào thì cũng phải hết sức tránh.
+ Hoàn thành công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
* Chí công vô tư:
- Công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị 1 ai.
- Làm việc gì cũng đặt lợi ích của tổ quốc, nhân dân lên hàng đầu, lên trên lợi ích cá nhân.
- Nêu cao chủ nghĩa tập thể, bác bỏ chủ nghĩa cá nhân.

c, Thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa.
- Là 1 trong các đạo đức quý giá của dân tộc.
- Phải có lý tưởng đấu tranh để giải phóng con người.
- Thực hiện: Yêu thương chính những người lao động nghèo khổ trong xh, những người bị áp
bức, bóc lột, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo.
- Xây dựng trên lập trường của GCCN.
- Yêu thương mỗi cá nhân, đồng thời yêu thương với nhân dân, đồng bào và toàn nhân loại.
- Thể hiện ở tình yêu thương đối với những người lầm đường, lỡ bước biết ăn năng hối cải.

d, Có tinh thần quốc tế trong sáng.
- Tôn trọng, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
- Chống lại sự bất bình đẳng, thù hằn, chia rẽ dân tộc.
- Giúp bạn là tự giúp mình. Thắng lợi của mình đồng thời cũng là thắng lợi của người khác.
- Thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại: độc lập dân tộc và tiến bộ xh.

2, Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
* Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
- Nói đi đôi với làm:

+ HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng 1 nền đạo đức mới.
+ Từ giữa những năm 20 của tk XX trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Bác đã là 1 tấm
gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm.
+ Là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM.
+ Đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói 1 đằng làm 1 nẻo, nói mà không làm.
- Nêu gương về đạo đức:
+ là 1 nét đẹp trong truyền thống văn hóa phương Đông.
+ Nói đi đôi với làm gắn liền với nêu gương về đạo đức.
+ HCM đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng không chỉ bằng lý luân cách mạng tiên tiến mà
còn bằng chính tấm gương đạo đức của mình.
+ Trong việc xây dựng 1 nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đặt làm
gương.
+ Phải chú ý đến việc phát hiện và xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gằn gủi
trong đời thường, trong các lĩnh vực lao động sx, trong hoc tập, …
+ Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên 1 nền móng rộng lớn, vững chắc khi
những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của toàn xh.

* Xây đi đôi với chống
- Kết hợp chặc chẽ giữa xây và chống.
- Việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức không đơn giãnr, xây phải đi đôi với chống, muốn
xây phải chống, chống nhằm mục đích xây.


- Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm
chất, những chuẩn mực đạo đức mới.
- Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống
hằng ngày.
- Đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CNĐQ ,
chóng những thói quen và tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
- Phải tuyên truyền, vận động, hình thành phong trào quần chúng rộng rãi, đấu tranh cho sự

trong sạch lành mạnh về đạo đức.

* Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi
người.
- Đạo đức cách mạng là đạo đức trong hành động vì độc lập tự do dân tộc, hạnh phúc của nhân
dân. Chỉ có trong hành đông, đạo đức cách mạng mới có thể bộc lộ rõ ra những giá trị của
mình.
- Đạo đức cm đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện trong công việc, trong các mối quan hệ
của mình, nhìn thẳng vào mình, …Phải rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt
hàng ngày của mình.
- HCM đưa ra 1 lời khuyên: “Đạo đức cm không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bèn bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”.



×