Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Báo cáo TN hệ thống điều hòa không khí treo tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.48 MB, 46 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH

BÁO CÁO
TẬP TỐT

THỰC
NGHIỆP

Chuyên

ngành:

KỸ
MÁY

THUẬT
LẠNH



ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ

Chuyên đề thực tập :

“HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TREO TƯỜNG”
Giảng viên hướng dẫn: DƯƠNG NHƯ SƠN
Sinh viên thực hiện: PHẠM MINH CHIẾN


Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2
Niên khóa: 2015 – 2018

Huế, tháng 7 năm 2018


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

BỘ QUỐC PHÒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 23
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH

BÁO CÁO
TẬP TỐT

THỰC
NGHIỆP

Chuyên

ngành:

KỸ
MÁY

THUẬT
LẠNH




ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ

Chuyên đề thực tập :

“HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TREO TƯỜNG”
Giảng viên hướng dẫn: DƯƠNG NHƯ SƠN
Sinh viên thực hiện: PHẠM MINH CHIẾN
Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2
Niên khóa: 2015 – 2018

Huế, tháng 7 năm 2018

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại dự án Khu Chung Cư ( AquaBay ), nhờ có sự
quan tâm ân cần, giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, nhân viên đã hướng dẫn,

SVTT: Phạm Minh Chiến

1

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn


giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua
tại đơn vị.
Trong quá trình học tập và dưới sự giảng dạy của các thầy cô trường Cao
Đẳng Nghề Số 23-BQP, đặc biệt là thầy giáo chủ nhiệm Khoa Điện – Điện Tử Điện Lạnh đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về chuyên ngành Kỹ
thuật máy lạnh - điều hòa không khí cùng với quá trình thực tập em đã được làm
quen học hỏi trong lĩnh vực chuyên môn rất nhiều.
Trong bản báo cáo này bằng những gì em đã tiếp thu được học ở trường và
trong thời gian đi thực tập, nhưng do còn hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm
thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp và sự giúp đỡ của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn nữa.
Để hoàn thành báo cáo này,em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong bộ
môn Kỹ thuật máy lạnh & Điều hòa không khí trong trường Cao Đẳng Nghề Số 23BQP.
! Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
PHẠM MINH CHIẾN

SVTT: Phạm Minh Chiến

2

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ, ý thức của sinh viên:

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Tác phong đạo đức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Năng lực chuyên môn:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Kết quả thực tập theo đề tài:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
5. Nhận xét chung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Ngày.......tháng.......năm 2018
Giảng viên hướng dẫn

Dương Như Sơn

SVTT: Phạm Minh Chiến

3

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...........................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................1
3. Kết cấu của đề tài..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP......................................................................................2
1.1. Thông tin về đơn vị thực tập.....................................................................................2
1.1.1. Lịch sử phát triển....................................................................................2
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................3
1.1.3. Nội quy công ty.......................................................................................3
1.2. Thông tin về công việc sinh viên thực tập................................................................4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP.................................................................5
2.1. Chuyên đề thực tập chính.........................................................................................5
2.1.1. Sơ đồ bản vẽ công trình thực tập.............................................................5
2.1.2. Công tác chuẩn bị....................................................................................6
2.1.3. Các thiết bị điện......................................................................................8
2.1.4. Phương tiện bảo hộ cá nhân..................................................................10
2.1.5. Lắp đặt dàn lạnh....................................................................................14
2.1.6. Lắp đặt dàn nóng...................................................................................16
2.1.7. Lắp đặt đường ống gas và dây điện.......................................................19
2.1.8. Lắp đặt ống nước ngưng.......................................................................21
2.1.9. Thử kín..................................................................................................23
2.1.10. Hút chân không...................................................................................25
2.1.11. Nạp gas bổ sung..................................................................................28
2.1.12. Kiểm tra, chạy thử...............................................................................28

SVTT: Phạm Minh Chiến


4

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

2.2. Chuyên đề thực tập phụ..........................................................................................29
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.................................32
3.1. Sự khác nhau về lý thuyết và thực tế......................................................................32
3.2. Nhận xét về công ty..................................................................................................32
KẾT LUẬN............................................................................................................33
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.........................34

SVTT: Phạm Minh Chiến

5

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn
LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển đời sống vật chất của con người ngày một nâng
lên kèm theo đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ ngày

càng tốt hơn những nhu cầu thiết yếu của con người trong đó phải kể đến đó là
ngành Kỹ thuật máy lạnh & Điều hòa không khí có một mối quan hệ chặt chẽ đối
với các ngành kinh tế khác như: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất
rượu bia, nước giải khát, hóa chất, may mặc, công nghệ thông tin, quang học, hóa
chất, cơ khí chính xác, y tế, thể thao, du lịch, dịch vụ Chính những đóng góp quan
trọng đó, ngành Kỹ thuật máy lạnh & Điều hòa không khí đòi hỏi phải có một đội
ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có khả năng tính toán, thiết kế,
sửa chữa và lắp đặt hệ thống các công trình điện lạnh một cách chính xác. Cùng với
các thiết bị điện dân dụng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,...v.v.
Những vật dụng đó thật gần gũi với chúng ta, nhưng trong quá trình sử dụng các vật
dụng đó thường xuyên hỏng hóc cần được khắc phục.
Để cùng góp phần vào sự phát tiền đó nên trường Cao Đẳng Nghề Số 23 Bộ
Quốc phòng đã và đang đào tạo ra những thế hệ nhân lực và nhân cách của một con
người có thể đáp ứng nhu cầu mà xã hội đang cần.
1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Hệ thống các máy móc, thiết bị xí nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện
lạnh. Quan sát, vận hành, bảo trì các loại máy móc thiết bị.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: các máy móc, thiết bị điện lạnh.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các
thiết bị điện lạnh.
3. Kết cấu của đề tài.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần.
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung và tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị thực
tập.
CHƯƠNG II: Nội dung thực tập.
CHƯƠNG III: Nhận xét, đánh giá thực trạng.
SVTT: Phạm Minh Chiến


1

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Thông tin về đơn vị thực tập.
- Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH kỹ thuật công nghệ nhiệt lạnh Sơn Long.
- Địa chỉ: Số 24 Trần Xuân Soạn, khu phố Sơn Thắng, Phường Trường Sơn,
TP Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
- Mã số thuế: 2802501685
- Điện thoại: 09756765035
- Ngày hoạt động: 29/11/2017
- Giấy phép kinh doanh: 2802501685
1.1.1. Lịch sử phát triển
- Công Ty TNHH kỹ thuật công nghệ nhiệt lạnh Sơn Long là đơn vị được cổ
phần hóa từ Trung tâm Kinh doanh Máy và Thiết bị phụ tùng điện lạnh.
- Sơn Long được thành lập ngày 29/11/2017 trên cơ sở cổ phần hóa một phần
doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động kinh doanh từ năm 1977 nên đã kế thừa
được nhiều kinh nghiệm quý báu.
- Công ty được chuyển đổi từ hộ kinh doanh theo quyết định của UBND tỉnh
Thanh Hóa và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép kinh doanh
chính thức hoạt động từ năm 2017.
- Công ty Sơn Long hoạt động trong các lĩnh vực:
C33140 – Sữa chữa thiết bị điện.

C33190 – Sữa chữa thiết bị khác.
F4322 – Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
G4669 – Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
G46900 – Bán buôn tổng hợp.
P85590 – Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.
- Với một tầm nhìn chiến lược về xu hướng phát triển của thị trường kết hợp
với việc nắm bắt được nhu cầu khách hàng trong giai đoạn hiện nay cùng một đội
ngũ các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn nghiệp
vụ, tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc; tận tụy, trung thực và có trách
nhiệm, công ty Sơn Long chúng tôi tự tin đem đến cho quý khách hàng những sản
phẩm chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo tốt nhất.
SVTT: Phạm Minh Chiến

2

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

- Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơn Long là cơ cấu quản lý theo một cấp mọi
hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc và đứng đầu là giám
đốc , là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông và chịu
trách nhiệm trước đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm trong quản lý công tác
chung, phân công cụ thể trách nhiệm và quyền hạn cho từng bộ phận nhân viên
trong tổ chức.
1.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Sơn Long sẽ không chỉ trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực dịch

vụ kỹ thuật cơ điện lạnh, có khả năng thiết kế, cung ứng, lắp đặt và quản lý các dự
án lớn ở Việt Nam mà còn là một thương hiệu quốc tế được biết đến trên thị trường
khu vực và xa hơn là trên thị ttrường thế giới.
- Sứ mệnh của Sơn Long là trở thành nhà cung cấp hàng đầu về các sản phẩm
Cơ Điện Lạnh của Việt Nam. Công ty luôn tạo ra các sản phẩm đảm bảo về thiết kế,
tính năng, chất lượng nhằm mang lại sự hài lòng tốt nhất cho tất cả mọi người.
Công ty tôn trọng sâu sắc sự sáng tạo và cống hiến của các cá nhân trong công việc,
xem các nhân viên trong công ty như là người trong một gia đình và Ban lãnh đạo
cam kết tất cả vì sự phát triển lâu dài và bền vững của tổ chức. Ngoài ra công ty còn
gắn bó trách nhiệm với cộng đồng và xem công ty tồn tại là để làm cho cuộc sống
của mọi người trở nên thoải mái và tiện nghi hơn.
- Với những chức năng:
+ Chức năng thương mại: Sơn Long được phép nhập khẩu trực tiếp các loại
máy móc thiết bị như: máy điều hòa, thang máy, máy phát điện... để đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
+ Chức năng dịch vụ: Sơn Long được phép thực hiện các dịch vụ lắp đặt, sửa
chữa, bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị thuộc các lĩnh vực cơ điện, điện lạnh,
điện tử viễn thông...
- Chính sách chất lượng: Sơn Long nhận thức rằng chất lượng là sức sống
không chỉ riêng của doanh nghiệp mà còn của cả xã hội. Sự tồn tại và phát triển của
Công ty hoàn toàn tùy thuộc vào việc Công ty đem lại cho khách hàng những sản
phẩm gì và như thế nào.
1.1.3. Nội quy công ty
1.Giờ làm việc: sáng 7h00-11h, chiều 13h30-17h30.

SVTT: Phạm Minh Chiến

3

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

Bắt đầu làm việc từ 7h00, yêu cầu chuẩn bị vật tư trước giờ làm việc, trực tiếp
nhận và giao trả đồ nghề tại kho. Không được phép mang đồnghề về nhà.
2. Trước khi khởi công công trình, chỉ huy trưởng công trình phải lên kế hoạch
vật tư trước 1 tuần. Mỗi công trình chỉ đƣợc đề nghị thêm đồnghề hoặc vật tư 1 lần
trong ngày và phải đề nghị trước ít nhất 1 ngày hoặc 1 buổi (nếu vi phạm, nhân viên
tự sắp xếp vật tư và trừ thưởng).
3. Yêu cầu toàn thể anh em nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc, tiết
kiệm vật tư, bảo quản đồ nghề cũng như những sinh hoạt chung của công ty như:
điện, nước, điện thoại...
4. Nghiêm cấm cờ bạc dưới mọi hình thức tại công ty cũng như trên công
trường.
5. Bắt buộc toàn thể nhân viên thực hiện đúng nội quy an toàn lao động: mang
giày, đội nón bảo hộ lao động, đeo dây an toàn khi làm việc trên cao.
6. Nhân viên có trách nhiệm bảo vệ các tài sản cá nhân .
Công ty sẽ không hỗ trợ cho bất kỳ trường hợp mất mát nào xảy ra.
1.2. Thông tin về công việc sinh viên thực tập.
- Công việc chung: Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí treo tường.
+ Địa điểm: Khu đô thị Ecopark, Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
+ Chủ đầu tư: Ecopark.
+ Đơn vị thiết kế: Apave.
- Đặc điểm công việc và yêu cầu kỹ thuật: Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa
không khí cục bộ cho khu chung cư Vịnh Thủy yêu cầu thực hiện đúng với bản vẽ
thiết kế.
* Đối với dàn lạnh:

+ Lắp dàn lạnh trên tường thật chắc chắn để tránh bị rung.
+ Luồng khí ra vào phòng không bị cản trở để có thể tỏa đều trong phòng.
+ Không lắp dàn lạnh ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
+ Lắp dàn lạnh ở nơi có thể nối với cục nóng bên ngoài một cách dễ dàng.
+ Lắp dàn lạnh ở nơi đường ống thoát nước có thể lắp đặt dễ dàng.
* Đối với dàn nóng:
+ Nếu có thể không nên lắp dàn nóng nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
vào.
SVTT: Phạm Minh Chiến

4

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

+ Không nên lắp dàn nóng ở nơi có gió thổi mạnh, hoặc nhiều bụi rác.
+ Không nên đặt dàn nóng trực tiếp xuống đất.
Lưu ý: Tới hướng nhà hàng xóm,vì rất có thể khí nóng từ dàn nóng thổi vào cửa
sổ hoặc gây ra tiếng ồn. Chỗ đặt dàn nống phải thoáng, khoảng cách giữa tường bao
quanh với hai đầu hồi và đằng sau dàn nóng phải cách 30cm.

SVTT: Phạm Minh Chiến

5

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1. Chuyên đề thực tập chính
2.1.1. Sơ đồ bản vẽ công trình thực tập.

Hình 2.1. Bản vẽ chi tiết căn hộ A9.

SVTT: Phạm Minh Chiến

6

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

2.1.2. Công tác chuẩn bị
- Căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật (thuyết minh yêu cầu và bản vẽ chi tiết) bộ phận
kỹ thuật công trình lập tiến độ thực hiện.
- Lập dự toán đề nghị cung cấp thiết bị, vật tư chi tiết gửi bộ phận vật tư trình
duyệt cung cấp kịp thời theo tiến độ.
- Trước khi nhập vật tư vào chế tạo phải báo cáo phòng kỹ thuật, giám sát
chất lượng vật tư đáp ứng đúng và đủ các tiêu chí mới nhập vào xưởng cho chế tạo.

- Trong suốt quá trình sản xuất gia công các mục yêu cầu đảm bảo quy cách
phải được giám sát liên tục và kiểm tra sản phẩm, các chi tiết vào cuối ngày.
a. Yêu cầu đối với phòng kỹ thuật:
+ Nghiên cứu kỹ bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu của chủ đầu tư, đưa ra biện pháp
và các bước thi công tối phổ biến trước và nhận phản hồi từ bộ phận thi công,
phòng vật tư góp ý điều chỉnh (nếu có).
+ Vẽ lại chi tiết các tiêu chuẩn cần thi công đúng và đảm bảo kỹ thuật nếu bản
vẽ dự thầu chưa rõ.
+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ trong suốt quá trình thi
công, kịp thời điều chỉnh khi có sự sai sót do nhầm lẫn hoặc không phù hợp trong
quá trình thi công.
+ Nghiệm thu tĩnh và kiểm tra các sản phẩm hoàn thành trước khi kiểm định
thử áp lực.
b. Yêu cầu của bộ phận cung cấp vật tư:
+ Nghiên cứu kỹ các thông số kỹ thuật chủ yếu các vật tư yêu cầu trước khi đề
nghị duyệt cung cấp.
+ Ghi chép cẩn thận và đầy đủ các thông số, xuất xứ trước khi bàn giao đưa
vào thi công.
+ Thường xuyên cập nhập các thiết bị, vật tư về giá cả các hãng thay đổi và
khả năng cung ứng trong nước để báo cáo kịp thời nếu có sự thay đổi.
+ Kiểm tra tồn kho hàng tuần với các chi tiết nhỏ dễ vận chuyển và thống kê
khối lượng khi xuất nhập hoặc giao ca đầy đủ.
c. Yêu cầu với phòng công trình – các tổ sản xuất:

SVTT: Phạm Minh Chiến

7

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

+ Nghiên cứu kỹ các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý, xác nhận đảm bảo tính đảm
bảo thi công trước khi ký xác nhận và đưa vào sản xuất (Nếu có phát hiện nghi hoặc
nghi ngờ sai sót cần báo cáo ngay cho phòng kỹ thuật cùng thay đổi).
+ Lên kế hoạch nhân sự và bố trí hợp lý lực lượng thi công đảm bảo yêu cầu
với các sản phẩm chịu trách nhiệm gia công, chế tạo và lắp đặt.
+ Tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động trong suốt quá
trình thi công.
+ Thường xuyên giám sát, kịp thời điều chỉnh các bất hợp lý, theo dõi các biện
pháp thi công, không ngừng cải tiến công cụ, biện pháp và kỹ thuật thi công đảm
bảo tính đảm bảo, thẩm mỹ và hiệu quả (bất kỳ sự sáng kiến cải tiến nào của công
nhân viên có hiệu quả sẽ được Ban lãnh đạo công ty xem xét và khen thưởng,
khuyến khích kịp thời).
+ Viết báo cáo tiến độ công việc hằng ngày và các đề xuất nếu có.
d. Lý thuyết liên quan đến kỹ năng nghề:
- Kiến thức:
+ Có khả năng phân tích bản chất các nguyên lý hoạt động, nguyên lý cấu tạo
chung của một hệ thống lạnh, một hệ thống điều hoà không khí và chỉ ra những đặc
điểm riêng, chuyên biệt của các chủng loại và các hãng sản xuất.
+ Trình bày được các quy trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, hệ thống máy
lạnh nhỏ, hệ thống máy lạnh công nghiệp; các loại máy điều hoà cục bộ .
+ Trình bày được những dấu hiệu hư hỏng, quy trình kiểm tra, sửa chữa, thay
thế các chi tiết, cụm chi tiết và toàn bộ máy.
+ Có khả năng phân tích các đặc tính kĩ thuật, so sánh được các thông số kỹ
thuật của các chi tiết, cụm chi tiết, các thiết bị trong hệ thống máy lạnh nhỏ, hệ
thống máy lạnh công nghiệp; các loại máy điều hoà cục bộ, chỉ ra được chi tiết, cụm

chi tiết, thiết bị có thể thay thế tương đương.
+ Trình bày được phương pháp tính toán cân bằng nhiệt; phương pháp tính sơ
bộ năng suất lạnh của một hệ thống máy lạnh.
+ Có khả năng tổ chức tổ, nhóm trong các hoạt động vận hành, bảo dưỡng, sửa
chữa cũng như các hoạt động tìm hiểu thị trường, tìm hiểu công nghệ mới của nghề.
+ Có khả năng hướng dẫn thợ bậc thấp hơn và thợ phụ.

SVTT: Phạm Minh Chiến

8

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

+ Có khả năng sử dụng các thiết bị an toàn trong nghề; sơ cứu người bị điện
giật, bị báng lạnh, bị ngã từ trên cao xuống.
- Kĩ năng:
+ Làm các nhiệm vụ vận hành, bảo trì bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống máy lạnh
nhỏ, máy lạnh công nghiệp; các loại máy điều hoà cục bộ đúng quy trình và an toàn
cho người và thiết bị.
+ Nhận biết được dấu hiệu, xác định được các nguyên nhân hư hỏng; vạch ra
được quy trình sửa chữa, sửa chữa tốt các hư hỏng thông thường cả phần điện và
phần lạnh. Thay thế được các chi tiết, cụm chi tiết bị hư hỏng. Sửa chữa được các
mạch điều khiển, khống chế và những hư hỏng phức tạp khác trong các máy lạnh
nhỏ và điều hoà không khí cục bộ dân dụng.
+ Phục hồi được trạng thái làm việc tiêu chuẩn của hệ thống máy lạnh nhỏ, hệ

thống máy lạnh công nghiệp; các loại máy điều hoà cục bộ.
+ Tính toán chọn thiết bị, vẽ được bản vẽ lắp đặt hệ thống máy lạnh nhỏ và
các máy điều hoà cục bộ.
+ Tổ chức và điều hành được hoạt động của tổ, nhóm lắp đặt, nhóm vận hành
hay sửa chữa; hướng dẫn được cho thợ dưới bậc và thợ phụ trong các công việc.
+ Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm Điện - Lạnh;
định hướng được hoạt động của bản thân và tổ, nhóm.
+ Sử dụng các thiết bị an toàn đúng kĩ thuật, sơ cứu được nạn nhân khi có sự
cố mất an toàn về điện, lạnh v.v...
+ Tự học tập có phương pháp: Tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần
có.
- Thái độ:
+ Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng
đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
+ Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời.
+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề
mới về lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng
+ Có năng lực thực hiện công việc được giao, liên quan đến lĩnh vực điện tử
viễn thông.

SVTT: Phạm Minh Chiến

9

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn


+ Năng động, tự tin, cầu tiến trong công việc, hợp tác, thân thiện, khiêm tốn
trong các quan hệ.
+ Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với kết quả công việc, sản phẩm do
mình đảm nhiệm theo các tiêu chuẩn và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả
công việc, sản phẩm của tổ, nhóm.
+ Tác phong công nghiệp, an toàn cho người và thiết bị.
2.1.3. Các thiết bị điện
a. Máy khoan động lực:
Ngoài tác động xoay của mũi khoan ra máy còn có một chế độ gọi là: “Chế độ
khoan động lực” tức là máy khoan sẽ có một cơ chế đặc biệt tạo ra một tần số đập
nhất định (đơn vị: lần/phút) thông thường tần số này khá lớn khoảng trên 40.000
lần/phút. Loại máy khoan này thích hợp khoan tường, khoan bê tông “MỎNG”, đây
là loại máy khoan phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Hình 2.2. Máy khoan động lực
b. Máy khoan búa:
Ngoài tác động xoay của mũi khoan máy có một cơ chế “đập”, cơ chế này
dùng pitông đập thẳng vào mũi khoan tạo ra một lực rất mạnh, tần số đập của loại
máy này thường thấp hơn khá nhiều so với máy khoan động lực. Được dùng trong
khoan bê tông, công trường lớn, giá rất đắt, khối lượng lớn.

SVTT: Phạm Minh Chiến

10

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Dương Như Sơn

Hình 2.3. Máy khoan búa.
c. Máy cắt cầm tay:
Khi động cơ quay thông qua bộ giảm tốc đá mài quay theo tốc độ góc nhỏ hơn
tốc độ góc của động cơ, tạo ra lực cắt để cắt mài khi gia công. Để đảm bảo an toàn
khi làm việc , đá mài nên được che chắn vành bảo vệ.


nh 2.4. Máy cắt cầm tay.
d. Máy khoan rút lõi cầm tay:
Dùng để khoét một phần nhỏ mà không phải phá cả khối bê tông để khoan
xuyên theo đường lỗ như bê tông, cốt thép, gạch đá hay các công việc khác trong
nghành xây dựng .

SVTT: Phạm Minh Chiến

11

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

Hình 2.5. Máy khoan rút lõi cầm tay .
*Lưu ý:
- Việc sử dụng các máy móc vào công việc sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nhân

công hơn ,đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ hơn,
- Khi sử dụng phải đảm bảo các yếu tố về điện năng và không gian làm việc
thoáng mát,rộng rải để hạn chế các tai nạn có thể xảy ra trong lao động.
- Phải thực hiện đầy đủ về công tác phòng cháy chữa cháy.
2.1.4. Phương tiện bảo hộ cá nhân
Phương tiện bảo vệ cá nhân là các thiết bị hoặc dụng cụ được người làm việc
sử dụng bằng các cách như: đội mũ, mang giày, mặc áo, đeo dây an toàn hoặc khẩu
trang… trong suốt quá trình làm việc nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm bớt
những chấn thương hoặc bệnh nghề nghiệp mà cơ thể họ có thể không may gặp phải
trong quá trình lao động.
* Yêu cầu về an toàn lao động:
- Đây là vấn đề quan trọng trong thi công mà nhà thầu luôn đặt lên hàng đầu.

SVTT: Phạm Minh Chiến

12

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

- Trước khi vào thi công tại công trình, Nhà thầu tổ chức học an toàn lao động
cho cán bộ công nhân viên tham ga thi công về nội quy và an toàn lao động trên
công trường. Cụ thể như sau:
+ Tuyệt đối chấp hành tuân thủ các quy định của bên mời thầu.
+ Tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy tắc và an toàn lao động chung trên
công trường, nếu vi phạm sẽ bị cán bộ an toàn xử lý cảnh cáo, kỷ luật. Nếu nghiêm

trọng sẽ bị đuổi ra khỏi công trường.
+ Khi sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc về an toàn điện và phòng cháy
(tuyệt đối không cho phép người không chuyên môn về điện nối, đấu điện).
+ Khi thi công tại những vị trí cao phải thắt dây an toàn.
+ Khi sử dụng máy cắt, máy khoan,… phải tuân thủ các quy tắc về an toàn.
+ Tôn trọng hòa nhã, ăn nói lịch sự đối với người của đơn vị khác thi công
trên công trường và đối với khách.
+ Nhà thầu sẽ mua bảo hiểm thân thể cho toàn cán bộ, công nhân của nhà thầu
tham gia thi công tại công trường. Nhà thầu sẽ ký hợp đồng cấp cứu về tai nạn với
một bệnh viện gần công trường nhất.
+ Nhà thầu sẽ tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, công nhân
viên tham gia thi công tại công trường.
a. Mũ bảo hộ lao động:
Đây là thiết bị quan trọng đầu tiên đối với những người làm việc trên công
trường xây dựng. Nó giúp họ chủ yếu là bảo vệ phần đầu, giảm nhẹ hoặc tránh được
những chấn thương do vật liệu hay dụng cụ làm việc có thể rơi vào đầu, hoặc do sự
va đập của đầu với các vật cứng. Mũ bảo hộ lao động phải được đảm bảo về chất
lượng và có xác nhận của cơ quan nhà nước.

SVTT: Phạm Minh Chiến

13

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn


Hình 2.6. Mũ bảo hộ lao động.
Nguyên tắc đội mũ bảo hộ lao động đúng phương pháp là mũ phải được giữ
tương đối chặt với đầu, bởi vì nếu đội lỏng lẻo mũ có thể bị tuột hoặc rơi khi con
người làm việc ở các tư thế khác nhau như cúi lên, cúi xuống,..là nguyên nhân gián
tiếp gây tai nạn lao động. Vì vậy, khi đội mũ quai mũ phải được bỏ xuống dưới cằm
một cách tương đối chặt và không được hất ngược quai lên trên mũ.
b. Giày và ủng công trường:
Giày và ủng dành cho công trường xây dựng có một số đặc điểm khác so với
giày hoặc ủng dùng trong sinh hoạt hoặc trong các ngành khác. Mục đích của nó là
bảo vệ đôi chân cho người công nhân trong quá trình làm việc trên công trường, có
nhiều vị trí mà công nhân có thể bị dẫm phải đinh hoặc vật sắc nhọn (sau khi tháo
dỡ khuôn ván , đinh có rất nhiều trên các tấm gỗ, đầu thanh thép,…). Công nhân
cũng có thể bị vật nặng bất ngờ rơi vào chân khi đang vận chuyển thủ công các vật
nặng mà không may bị tuột tay, trượt ngã, hoặc vật nặng bị đứt dây treo mà rơi
xuống,… . Do đó, giày và ủng công trường phải có đế cứng và phải được xác nhận
về chất lượng từ các cơ quan chức năng Nhà nước.
Ngoài ra, một yêu cầu nữa khi đi giày là dây giày phải được buộc chặt, nếu
không giày có thể bị tuột trong quá trình làm việc khiến công nhân bị hở bàn chân
(là nguyên nhân gián tiếp ây chấn thương hoặc tai nạn lao động).

SVTT: Phạm Minh Chiến

14

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn


Hình 2.7. Giày bảo hộ lao động.
c. Dây an toàn:
Khi người công nhân làm việc trên cao mà không có hệ thống bảo vệ như:
lan can an toàn, đệm mút mềm hoặc lưới ở bên dưới,.. thì họ cần phải đeo dây an
toàn.
Khi đó họ sẽ không bị rơi và va đập vào các bề mặt vật cứng hoặc các vật
cứng ở phía dưới.
Dây an toàn phải được xác nhận về chất lượng của cơ quan Nhà nước và
phải được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi đeo dây an toàn người
công nhân phải thực hiện đúng như hướng dẫn. Với chú ý: 1 các điểm tì của dây với
cơ thể là ở hai đai và hai vai; 2 điểm móc dây gồm hai vị trí: Vị trí liên kết với cơ
thể là ở sau lưng người đeo dây và vị trí móc dây là ở trên cao so với mặt bên người
mà họ đang đứng.

SVTT: Phạm Minh Chiến

15

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

Hình 2.8. Dây an toàn.
2.1.5. Lắp đặt dàn lạnh
- Máy điều hòa không khí rời loại 2 khối treo tường gồm 2 cụm dàn nóng và
dàn lạnh được bố trí tách rời nhau . Nối liên kết giữa 2 cụm là các ống đồng dẫn gas

và dây điện điều khiển. Máy nén thường đặt ở bên trong cụm dàn nóng, điều khiển
làm việc của máy từ dàn lạnh thông qua bộ điều khiển có dây hoặc điều khiển từ xa.
- Máy điều hoà kiểu rời có công suất nhỏ từ 9.000 Btu/h ÷ 60.000 Btu/h, bao
gồm chủ yếu các model sau : 9.000, 12.000, 18.000, 24.000, 36.000, 48.000 và
60.000 Btu/h. Tuỳ theo từng hãng chế tạo máy mà số model mỗi chủng loại có khác
nhau.
- Dàn lạnh điều hòa được lắp đặt trong phòng kín vì đây là bộ phận tỏa nhiệt
lạnh ra bên ngoài. Do đó cần phải đảm bảo một số lưu ý về lắp đặt dàn lạnh điều
hòa như sau:
+ Dàn lạnh phải được bố trí ở vị trí phù hợp với nội thất của phòng, đảm bảo
mỹ quan của phòng.
+ Dàn lạnh được lắp ở nơi đảm bảo cho việc phân phối hơi lạnh đều, không bị
cản trở, không bị phân phối chỗ lạnh hơn, chỗ ít lạnh hơn.
+ Dàn lạnh cần phải lắp ở trên cao, tránh lắp trực tiếp với nền vì như vậy hơi
lạnh sẽ không phân phối đều được.
SVTT: Phạm Minh Chiến

16

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

+ Dàn lạnh điều hòa phải được lắp ở nơi dễ dàng cho việc vệ sinh, bảo dưỡng
máy. Vệ sinh bảo dưỡng máy có vai trò rất quan trọng với hoạt động của điều hòa
và sức khỏe của người sử dụng. Nếu lắp ở vị trí quá cao, quá khó để vệ sinh bảo
dưỡng máy thì người sử dụng sẽ lười vệ sinh máy hơn, điều này sẽ khiến cho không

khí điều hòa không còn trong lành và ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp.
+ Tránh lắp đặt dàn lạnh ở gần các thiết bị tỏa nhiệt, các thiết bị điện tử để
không làm ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa. Khi lắp gần các thiết bị tỏa hơi
nóng thì điều hòa sẽ phải làm việc với công suất lớn hơn, từ đó sẽ gây tốn nhiều
điện năng hơn.
+ Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh không được quá xa vì càng xa càng
tốn dây ống dẫn.
* Lắp giá dàn lạnh: Lắp giá dàn lạnh phải đảm bảo cân đối trong phòng và
được cố định bằng vít và khoan lỗ cho ống đồng ra ngoài. Khi cố định phải sử dụng
thước thủy để cân chỉnh cho giá đỡ cân đối, giá đỡ phải hơi nghiêng về phía ống
thoát nước.

Hình 2.9. Lắp giá đỡ dàn lạnh.
* Lắp đặt dàn lạnh: Dàn lạnh là một phần quan trọng của hệ thống nên việc lắp đặt
phải đảm bảo chính xác,cẩn thận,đúng kĩ thuật.
- Nên có 2 hoặc 3 người (ở những nơi có vị trí khó lắp đặt) để nâng dàn lạnh
và phải có dàn giáo hay thang chắc chắn để việc lắp đặt an toàn, hiệu quả.

SVTT: Phạm Minh Chiến

17

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

Hình 2.10. Lắp dàn lạnh

- Sau khi lắp xong dàn lạnh thì phải đảm bảo dàn lạnh cân đối và hơi nghiêng
về phía đầu ống nước ngưng để đảm bảo thoát nước.
2.1.6. Lắp đặt dàn nóng
Lắp đặt dàn nóng không chuẩn sẽ gây ra những phiền toái về sau. Do đó là cả
dàn lạnh và dàn nóng đều phải được lắp đặt chuẩn nhất. Không chỉ dàn lạnh điều
hòa cần được lắp đặt đúng mà dàn nóng điều hòa cũng cần phải được lắp đặt đúng
để đảm bảo hoạt động của điều hòa luôn là tốt nhất.
SVTT: Phạm Minh Chiến

18

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Dương Như Sơn

Dàn nóng điều hòa là bộ phận được lắp ở bên ngoài có tác dụng chuyển nhiệt
nóng từ trong phòng ra bên ngoài. Một số lưu ý với việc lắp đặt dàn nóng điều hòa
là:
- Phải tuân thủ khoảng cách và độ chênh lệch giữa dàn lạnh điều hòa bên
trong phòng và dàn nóng điều hòa bên ngoài sao cho trong giới hạn của nhà sản
xuất. Không được lắp dàn nóng và dàn lạnh quá gần nhau hoặc quá xa nhau, chúng
đều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của điều hòa.
- Dàn nóng cần phải được lắp đặt ở nơi thông thoáng và dễ giải nhiệt. Bởi dàn
nóng sẽ chuyển nhiệt độ cao từ trong phòng ra bên ngoài.
- Không được che đậy dàn nóng điều hòa, chỉ cần che chắn để tránh ánh nắng
và mưa trực tiếp.
* Lắp giá đỡ cho dàn nóng: Chọn vị trí lắp giá đỡ sao cho khi lắp dàn nóng

vào thì khoảng cách dàn nóng sát tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông
của máy là tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện với
dàn nóng phải tối thiểu 60 cm. Không nên đặt dàn nóng trực tiếp xuống đất.
Vì dàn nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và
gây ra rung động. Do vậy, không nên chọn vị trí là giữa bức tường, hãy chọn các vị
trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được cố định vào bức tường chắc
chắn.
- Dùng thước đo khoảng cách của 2 tâm đế chân máy, xác định và đánh dấu
lên tường, (dùng Livo để làm chuẩn) sau đó khoan ở những vị trí đã đánh dấu và lắp
giá đỡ cho dàn nóng vào.

SVTT: Phạm Minh Chiến

19

Lớp: CĐ KTML & ĐHKK K2


×