Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề tài NCKHSPUD : Sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học về thiên nhiên, con người của một số khu vực thuộc Châu Á nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 8 Trường THCS H

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
I/ TÓM TẮT..................................................................................................................2
II/ GIỚI THIỆU..............................................................................................................3
1 Hiện trạng ...................................................................................................................3
2. Giải pháp thay thế.......................................................................................................4
3. Vấn đề nghiên cứu......................................................................................................5
4. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................5
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................5
1. Khách thể nghiên cứu.................................................................................................5
2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................................6
3. Quy trình nghiên cứu..................................................................................................7
3.1 Chuẩn bị của giáo viên.............................................................................................7
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm...................................................................................14
4. Đo lường và thu thập dữ liệu....................................................................................14
IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ...........................................14
V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................16
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................17
VII/ PHỤ LỤC.............................................................................................................17
Kế hoạch bài học ( Giáo án có áp dụng đề tài)
Đề bài và đáp án kiểm tra sau tác động
Bảng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trang 1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về
Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ
sở cho hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn, rèn
luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên,
xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Cùng với các môn


học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham
hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước. Theo đó, mục tiêu
của môn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực
cần thiết của người lao động mới.
Tuy nhiên, trong quá trình công tác tại trường THCS H, tôi nhận thấy đa số học
sinh học tập Địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc. Thông
thường để học thuộc một bài, học sinh thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết
lại các kiến thức cho đến khi nhớ. Có những học sinh khi cô giáo giảng bài chỉ cắm
cúi ghi vào trong vở của mình, về nhà mở sách, vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều
nhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức không
thành hệ thống. Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian mà chưa đem lại
hiệu quả cao. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm học sinh không
hứng thú học tập môn Địa lí. Vậy trong cách giảng dạy có điểm nào bất cập, chưa hợp
lý? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm ra hướng khắc phục.
Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng
như việc tiếp thu bài giảng của học sinh trên phạm vi cả nước. Chúng ta đã và đang
dần dần tiếp cận với việc đưa phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Một trong những cách làm có thể thu hút được
hứng thú học tập của học sinh và phát huy được tính tự lập, chủ động, sáng tạo là việc
đưa bản đồ tư duy vào trong giảng dạy. Với những ưu điểm của mình, bản đồ tư duy
trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh.
Bước quan trọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm
bản đồ - trọng tâm bài học. Sau đó theo nguyên lí bản đồ tư duy là ý nọ gợi ý kia dần
dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp
kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình
ảnh chính xác nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên hướng dẫn học sinh
sắp xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học

Trang 2



sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình
vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả.
Thấy được lợi ích của Bản đồ tư duy, tôi đã lựa chọn giải pháp để khắc phục
tình trạng trên là: Sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học về thiên
nhiên, con người của một số khu vực thuộc Châu Á nhằm nâng cao hiệu quả học tập
cho học sinh lớp 8 - Trường THCS H.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: nhóm HS hai lớp 8A
và 8B trường THCS H. Nhóm HS lớp 8A là thực nghiệm và nhóm HS lớp 8B là đối
chứng đều do tôi dạy, thực hiện nghiêm túc, công bằng, công khai. Lớp thực nghiệm
được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng
rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao
hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị
trung bình là 8, 9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,2. Kết quả kiểm
chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng giải pháp đưa bản đồ
tư duy vào giảng dạy ở phần củng cố các bài học là rất cần thiết góp phần nâng cao
kết quả học tập cho học sinh.

II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Chương trình Địa lí lớp 8 chủ yếu nghiên cứu về tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc
điểm phát triển kinh tế chung cũng như một số khu vực của Châu Á và đặc điểm địa
lí tự nhiên Việt Nam. Thông qua những kiến thức này, học sinh sẽ hiểu được tính đa
dạng của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau,
vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và tác động của
con người đối với môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, qua việc kiểm tra thường xuyên và định kì, tôi thấy các em tiếp thu
được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh
quên. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn.

Từ trước đến nay, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bài học
lý thuyết và bài ôn tập, luyện tập theo mô hình SGK in sẵn, không có sự thay đổi một
cách sáng tạo. Vì vậy, mặc dù giáo viên đã cố gắng tổ chức, hướng dẫn học sinh tích
cực tham gia các hoạt động nhận thức theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo nhưng
kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, ít hứng thú với bài học và kiến

Trang 3


thức mau quên, nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm
của bài học
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng bản đồ tư duy
vào phần củng cố bài học để thay cho cấu trúc bài học theo mô hình sách giáo khoa.
Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến
tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn 50% dung lượng bài. Sử dụng bản đồ
tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố
kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90%
kiến thức bài học. Đến khi ôn thi, học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để
đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn
có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế học sinh vừa nâng
cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian.
Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học là việc làm rất có hiệu
quả. Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài
học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm. Học sinh sử dụng bản đồ
tư duy để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng
thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức
của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt
của mình cho phù hợp.
2. Giải pháp thay thế
Đưa bản đồ tư duy vào phần củng cố của các bài học về tự nhiên, dân cư và

kinh tế của các khu vực của châu Á: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á...trong chương
trình Địa lí 8. Trước tiên, giáo viên cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy. Sau đó,
cứ mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng
tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy. Mỗi bài học được vẽ
bản đồ tư duy trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các
em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học đã có
nhiều bài viết. Ví dụ:
1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học
sinh học tập môn toán - Tạp chí Giáo dục, kì 2 - tháng 9/2009.
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ
tư duy, Báo Giáo dục và thời đại, số 184 và 185 năm thứ 51 (tháng 11/2010).

Trang 4


3. />4. Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch
sử 9 - Nguyễn Thị Thủy - Trường THCS Hồng Thủy.
5. Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý
cấp THCS - THCS Mỹ Hòa
Những đề tài và các nguồn tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng bản đồ tư duy
như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc sử dụng
bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học Địa lí . Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu cụ
thể hơn việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học có nội dung về
thiên nhiên, con người ở một số khu vực của Châu Á - Địa lí 8. Từ đó, giúp các em
nâng cao được chất lượng học tập bộ môn.
3 .Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học có nội dung về thiên
nhiên, con người ở một số khu vực của Châu Á có nâng cao kết quả học tập của học
sinh lớp 8 không?

4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc giáo viên sử bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học có nội
dung về thiên nhiên, con người ở một số khu vực của Châu Á góp phần làm cho kết
quả học tập của học sinh lớp 8 được nâng cao.

III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THCS H - Tp Đồng Hới - Tỉnh Quảng
Bình là đơn vị mà tôi đang công tác và có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài
nghiên cứu KHSPƯD.
* Giáo viên: Nguyễn Thị A - trình độ chuyên môn Đại học sư phạm Địa lí có
lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy .
* Học sinh: Hai nhóm học sinh của hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có
nhiều điểm tương đồng nhau về : Thành phần, tỉ lệ giới tính, tôn giáo, năng lực nhận
thức được thể hiện ở bảng sau:

Trang 5


Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của các nhóm
HS lớp 8 Trường THCS H:

Lớp 8A

Số HS các nhóm
Tổng số Nam
10
4

Nữ

6

Dân tộc
Kinh
10

Lớp 8B

10

6

10

4

* Về ý thức học tập: Đa số các em có ý thức học tập, trên lớp chú ý nghe giảng,
về nhà học bài và làm bài đầy đủ. Về thành tích học tập, đây là hai lớp chọn, nên các
em tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.
2. Thiết kế nghiên cứu
Mỗi lớp tôi chọn 10 Học sinh có trình độ ngang nhau : 10 em học sinh lớp 8A
làm lớp thực nghiệm, và 10 em học sinh lớp 8B làm lớp đối chứng. Tôi đã dùng bài
kiểm tra khảo sát đầu năm là bài kiểm tra trước tác động để kiểm tra khả năng nhận
biết, thông hiểu, vận dụng của học sinh . Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình
của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng
sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
6,5

0,449

Điểm TBC
p=

Thực nghiệm
6,6

p = 0,449 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
(được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu

Nhóm

Kiểm tra trước
Tác động
tác động

Kiểm
sau
động

tra
tác

Dạy học có sử dụng bản đồ tư
O3

duy trong củng cố bài học
Dạy học không sử dụng bản đồ
Đối chứng
O2
O4
tư duy trong củng cố bài học
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
Thực nghiệm

O1

3. Quy trình nghiên cứu:

Trang 6


3. 1 . Chuẩn bị của giáo viên:
- Ở lớp 8A ( nhóm thực nghiệm) : Thiết kế bài học có sử dụng bản đồ tư duy trong
phần củng cố bài học; Sử dụng phần mềm Minmap 5.4 để vẽ bản đồ tư duy ; Tổ chức
các hoạt động ở phần củng cố bài để học sinh tích cực tham gia học trên bản đồ tư
duy. Cụ thể:
a. Quy trình học làm quen cách thiết kế bản đồ tư duy
Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu bản đồ tư duy cho trước.
Bước 2: Học cách thiết kế bản đồ tư duy bằng cách cho học sinh hoàn thiện các bản
đồ tư duy do giáo viên vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung…
Bước 3: Thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng.
* Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh (hoặc từ khóa) của chủ đề. Tại sao nên
dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp cho trí tưởng
tượng được phát huy một cách tốt nhất. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ khiến tư duy tập

trung cao vào chủ đề chính và tạo nên sự hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như
hình ảnh.
3. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp
hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các
đường kẻ. Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn,
dày hơn. Khi nối các đường với nhau, người tạo lập BĐTD sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ
hơn rất nhiều do bộ não được làm việc bằng sự liên tưởng.
4. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối.
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...)
6. Nên dùng các đường nối cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
b. Tạo lập bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học:
Cuối một tiết học, giáo viên củng cố kiến thức bài học theo hướng sử dụng bản
đồ tư duy bằng các cách sau:

* Đưa ra bản đồ tư duy đã vẽ sẵn và yêu cầu học sinh thuyết trình.
Trang 7


Bài 9: Khu vực Tây Nam Á.
Để rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ tư duy khi học sinh vẽ chưa thật sự thành thạo,
giáo viên nên sử dụng các bản đồ tư duy vẽ sẵn để tổng kết bài học và yêu cầu học
sinh trình bày lại toàn bộ nội dung của bài học. Giáo viên hướng dẫn học sinh trình tự
thuyết trình bản đồ tư duy như sau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm
của bản đồ tư duy. Các ý trình bày được phát triển dựa trên các hình ảnh và từ
khoá của bản đồ tư duy . Học sinh chọn thứ tự các ý để trình bày theo hướng bắt
nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng
hồ. Trong quá trình học sinh trình bày, giáo viên nên khích lệ học sinh đề xuất để mở

rộng nội dung của bản đồ tư duy. Dùng bản đồ tư duy vẽ sẵn giúp học sinh nhanh
chóng nhớ được cách vẽ bản đồ tư duy và nâng cao khả năng thuyết trình nội dung đã
học trước cả lớp.
Khi dạy bài Khu vực Tây Nam Á, sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu
xong các đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội. Ở phần củng cố
giáo viên đưa ra bản đồ tư duy đã vẽ sẵn và hướng dẫn học sinh tự thuyết trình. Sau
đây là bản đồ tư duy minh họa:

Trang 8


* Cho dữ liệu kiến thức trước, yêu cầu học sinh hoàn thành bản đồ tư duy với từ
khóa
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Sau khi học xong bài này, học sinh phải nắm được các vấn đề về vị trí, giới
hạn, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, và rút ra nhận xét (điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên của khu vực này có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát
triển kinh tế….). Giáo viên củng cố bài bằng cách cho những dữ liệu kiến thức trước,
sau đó yêu cầu các em hoàn thành bản đồ tư duy với từ khóa. Cụ thể:
Cho những dữ liệu kiến thức sau, hãy hoàn thành bản đồ tư duy với từ khóa: “Khu
vực Nam Á”:
- Vị trí .

- Địa hình

- Nằm khoảng giữa các vĩ độ 90B-370B

- Phía Bắc: Hệ thống núi Himalay a

- Đường chí tuyến Bắc chạy qua gần giữa khu - Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng

vực

- Phía Nam: Sơn nguyên Đê - can

- Phạm vi.

- Khí hậu

- Có 7 quốc gia.

- Nhiệt đới gió mùa

- Ấn Độ

- Mùa đông: gió mùa Đông Bắc

- Pakistan

- Mùa hạ: gió mùa Tây Nam

- Butan

- Chịu ảnh hương sau sắc của địa hình

- Nê pan

- Sông ngòi

- Băng la đét


- Sông Ấn

- Xrilanca

- Sông Hằng

- Man đi vơ

- Sông Bramaput

- Tiếp giáp

- Cảnh quan tự nhiên

- Biển Arap

- Rừng nhiệt đới ẩm rậm rạp

- Vịnh Bengan

- Xa van và cây bụi

- Khu vực

- Hoang mạc và bán hoang mạc

- Đông Nam Á

- Núi cao


- Đông Á
- Trung Á
- Tây Nam Á
Học sinh phải đạt kết quả bản đồ tư duy như sau:

Trang 9


Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1, từ đó mới
tìm ra vị trí dữ liệu kiến thức của mình là ở đâu, như vậy sẽ hình thành mạng lưới kiến
thức theo kiểu “ ý gợi ý ” để ghép đúng vị trí của bản đồ tư duy.
* Vẽ và thuyết trình bản đồ tư duy theo nhóm.
Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á:
Sau khi học xong các đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Nam Á . Để học
sinh có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ bản đồ tư duy và tiết kiệm thời gian khi tổ
chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học với bài học này. Giáo viên sẽ tổ chức vẽ bản
đồ tư duy theo cặp, nhóm theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh ( học sinh trong cùng nhóm có thể khác
nhau về trình độ, về tính cách và năng khiếu hội họa...) và giao nhiệm vụ cho các
nhóm.
Bước 2: Học sinh trao đổi trong nhóm để vẽ bản đồ tư duy. Giáo viên yêu cầu
các học sinh trong nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông
tin với nhau. Giáo viên giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề còn gây tranh luận ở
mỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung bản đồ tư duy của
nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét đúng sai hoặc đề xuất quan điểm của nhóm
mình. Giáo viên tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày
của các bản đồ tư duy.
Tổ chức cho học sinh vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm sẽ tạo ra nhiều sản
phẩm bản đồ tư duy khác nhau với cùng một nội dung. Qua đó, giáo viên có thể yêu

Trang 10


cầu học sinh tìm ra các phương pháp thể hiện ưu việt để các em học tập lẫn nhau cách
vẽ bản đồ tư duy và động viên những nhóm học sinh có sản phẩm tốt.
Tổ chức học sinh vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm giúp các em biết cách lập kế
hoạch, phân công công việc, hợp tác với bạn để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
Học sinh có cơ hội phát huy tối đa sáng tạo của mình, lắng nghe và chia sẻ những
kinh nghiệm vẽ bản đồ tư duy với bạn cùng lớp. Dưới đây là mẫu BĐTD của học
sinh vẽ tay mà tôi đã thực hiện với nhóm thực nghiệm:

* Điền những thông tin còn thiếu vào bản đồ tư duy “ khuyết thiếu”
Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:
Phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài
tập thích hợp là điền thông tin còn thiếu vào bản đồ tư duy. Các thông tin còn thiếu
này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý
đến trọng tâm của bài học.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong bài Tự nhiên Đông Á , học sinh phải
nắm được các vấn đề về vị trí, phạm vi, địa hình, sông ngòi, khí hậu, các dạng cảnh
quan của khu vực này và rút ra nhận xét (điều kiện tự nhiên của khu vực này có
những thuận lợi, khó khăn gì, ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội, sự phát
triển kinh tế…). Giáo viên cho học sinh lập bản đồ tư duy về đặc điểm khu vực này.
Các em sẽ nhớ lại những gì vừa được nghe, được thảo luận, được ghi chép . Khi học
sinh đã có kĩ năng vẽ bản đồ tư duy, giáo viên thiết kế bản đồ tư duy khuyết thiếu để
yêu cầu học sinh tổng kết bài học này. Hoạt động dạy học sẽ được thực hiện như sau :
Trang 11


Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh : Dùng các cụm từ ngắn gọn để điền các
thông tin còn thiếu , sau đó trình bày trước cả lớp nội dung của bản đồ tư duy.

Dùng bản đồ tư duy khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh
sau bài học sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được
chính xác cả phần hiểu và phần nhớ của học sinh đối với nội dung bài học, tránh được
tình trạng học vẹt của học sinh.
Cả lớp chia thành 6 nhóm, hoàn thiện 6 nhánh lớn cấp 1 của 1 bản đồ tư duy
như sau:

* Tổ chức các trò chơi với bản đồ tư duy.
Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
Sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong Tình hình phát triển kinh tế - xã
hội khu vực Đông Á. Để củng cố hệ thống kiến thức cuối bài, giáo viên yêu cầu học
sinh đọc các mục trong bài và yêu cầu cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng bản đồ
tư duy.
Hướng dẫn học sinh tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ tên bài học. Có thể có
những từ khóa như thế nào? => “ Kinh tế - xã hội Đông Á”
- Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sách giáo
khoa hoặc vở vừa ghi . Ở đây mục 1 có 2 ý cấp 1: Dân cư và kinh tế. Mục 2 có 1 ý
cấp 1: Đặc điểm 1 số nước.

Trang 12


- GV chuẩn bị một bản đồ tư duy trên bảng phụ hoặc vẽ khung bản đồ tư duy trực tiếp
trên bảng, chỉ có 3 ý lớn cấp 1, còn lại là các nhánh trống. Chuẩn bị 18 ô nội dung
kiến thức tương ứng nhưng cắt rời => Trò chơi lắp ghép nhanh.
+ Thể lệ: Chia thành 18 ô dữ liệu phát xuống cho 6 nhóm .
Trong vòng 2 phút, HS phải xác định miếng ghép của mình sẽ nằm ở đâu trên
bản đồ tư duy rồi chạy lên dán vào đúng vị trí.

Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1, từ đó mới

tìm ra vị trí miếng ghép của mình là ở đâu.
Lưu ý: GV có thể linh hoạt biến tấu thành những trò chơi với những hình thức và tên
gọi khác nhau nhằm đem lại hứng thú cho HS hơn nữa, ví dụ:
- Trò chơi “ Thêm cánh cho hoa”: Thiết kế bản đồ tư duy trên bảng hoặc bảng phụ
theo hình dáng một bông hoa, có nhụy hoa là từ khóa trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề,
sau đó phát triển ý thành mạng lưới kiến thức là những cánh hoa, có thể xếp chồng lên
thành hoa nhiều lớp cánh như kiểu ý cấp 1, cấp 2.
- Trò chơi “ Tiếp sức”: Để hoàn thành một bản đồ tư duy trên bảng, có thể theo hình
thức chạy tiếp sức, học sinh thứ nhất chạy lên tạo nhánh nội dung cấp 1 xong, chạy về
vị trí, học sinh thứ hai tiếp tục, cứ như thế cho tới khi hoàn thiện bản đồ tư duy hoàn
chỉnh.
Những dạng trò chơi này rèn luyện khả năng đặt câu hỏi đi tìm kiến thức cho
HS. Với bản đồ tư duy dang dở trong tay, học sinh có thể hỏi các bạn cùng lớp để có
câu trả lời cho việc xây dựng bản đồ tư duy của mình.

Trang 13


- Ở lớp 8B ( nhóm đối chứng) : Dạy học không áp dụng bản đồ tư duy ở phần củng
cố bài học.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu ngay từ đầu năm học để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
* Bảng 4: Thời gian thực nghiệm:
Thứ ngày

Môn

Bảy 17/ 11/2012
Bảy 24/11/2012

Bảy 1/ 12/ 2012
Bảy 08/12/2012
Bảy 15/12/2012

Địa lí
Địa lí
Địa lí
Địa lí
Địa lí

Tiết
theo
PPCT
11
12
13
14
15

Tên bài dạy
Khu vực Tây Nam Á
Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực
Đông Á

4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Đầu năm học 2012-2013 tôi dạy 3 tuần từ bài 1 đến bài 3, sau đó tôi tiến hành khảo
sát chất lượng đầu năm trước tác động ở nội dung 3 bài. Đề kiểm tra gồm có 3 câu tự

luận.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I - khi học xong nội dung bài 13:
Tình hình phát triển kinh tế –xã hội khu vực Đông Á ( tức là sau khi học hết chương
trình học kì 1). Gồm có 4 câu hỏi tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
- Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra học kì I theo lịch
của trường.
- Sau đó, tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
- Nội dung đề kiểm tra và đáp án ở phần phụ lục.

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích

* Bảng 5: So sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động

Điểm TBC
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-Test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)

Lớp 8A(thực nghiệm)
8,9
1,04
0,008

Lớp 8B( đối chứng)
7,2
1,68


1,01

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,008, cho thấy sự
Trang 14


chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là
chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
8,9  7,2
1,0
1,68
.

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bản đồ tư duy
trong củng cố bài học Địa lí 8 đến kết quả của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thuyết của đề tài : Nâng cao kết quả học tập các bài học về thiên nhiên, con
người của một số khu vực thuộc Châu Á thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong
phần củng cố bài học.” đã được kiểm chứng.

Biểu đồ so sánh trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
2. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,9, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,2. Sau tác động kiểm
chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test p = 0,008 < 0.05, cho thấy sự chênh
lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt
rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Kết quả này
khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên

mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.01. Theo
bảng tiêu chí Cohen điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Như vậy, qua việc xử lý thống kê số liệu, so sánh kết quả, đánh giá về mặt
chuyên môn có thể thấy rõ rằng sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học địa
lí lớp 8 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, học
sinh hiểu sâu sắc bài học và nắm vững được kiến thức cơ bản trọng tâm.
Trang 15


* Những mặt hạn chế:
- Việc hướng dẫn học sinh tiếp xúc với một phương pháp mới mẻ vì vậy còn
phải hướng dẫn mất nhiều thời gian cho việc làm quen với bản đồ tư duy .
- Chưa thu hút được một số HS yếu kém vì các em cho rằng học như cũ tốt
hơn, đỡ mất thời gian làm quen với cái mới lạ ( dù có hiệu quả hay không).

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Việc sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy phần củng cố các bài học về thiên
nhiên, con người của một số khu vực thuộc châu Á môn Địa lí lớp 8 ở Trường THCS
H đã nâng cao kết quả học tập của học sinh.
2. Khuyến nghị:
Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi
mới phương pháp dạy học để các giáo viên dạy môn Địa lí như tôi được tìm hiểu sâu
hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực và được ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hành các phương pháp dạy học.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, bồi dưỡng để nâng có trình độ chuyên
môn, các phương pháp giảng dạy tích cực.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ và có thể ứng dụng đề tài này trong quá trình dạy học nâng cao kết quả học tập cho

học sinh.
Ngoài ra, theo tôi giải pháp này hoàn toàn có thể được áp dụng cho bộ môn
Địa lí nói chung chứ không riêng gì khối lớp 8 đồng thời đối với một số bộ môn khác,
vì đây là một đề tài mang tính mở - bàn luận về phương pháp dạy học nói chung, tùy
theo từng trường, từng lớp, từng phân môn mà chúng ta điều chỉnh sao cho phù hợp.
Chính vì giải pháp có tính chất khái quát, là một phương pháp chung, có thể
phát huy được vai trò tích cực của người học sẽ làm cho các em thêm hứng thú, thêm
yêu thích môn học và tin tưởng vào giá trị khoa học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lí nhà trường – Nguyễn Đức
Vũ – NXB Đà Nẵng (2005).
Trang 16


2. Lớ lun dy hc a lớ Nguyn Dc, Nguyn c V NXB Thun Húa (2007).
3. Sỏch giỏo khoa a lớ 8 Nguyn Dc, Phan Huy Xu, Nguyn Hu Thanh, Mai
Phỳ Xuõn NXBGD (2003).
4. Sỏch giỏo viờn a lớ 8 Nguyn Dc, Th Minh c,V Nh Võn, Phm Th
Sen, Phớ Cụng Vit NXBGD (2005).
5. Mt s vn v i mi phng phỏp dy hc Trng THCS (B Giỏo dco to.Xut bn nm 2002). Nhúm tỏc gi: TS. Nguyn Th Minh Phng, Th.S.
Phm Thu Phng, Phm Th Sen, Nguyn Vit Hựng, TS. Nguyn Hu Chớ, TS. V
Ngc Anh, TS. Nguyn Anh Dng, Nguyn S Qu, ng Thỳy Anh, Nguyn Th
Thanh Mai, TS. Lu Thu Thy.
6. Cỏc ti liu v chun kin thc k nng mụn a lớ 8
PH LC CA TI
1. K HOCH BI HC :
Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực đông á
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Nắm vững vị trí địa lí, tên các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc

khu vực Đông á.
- Nắm đợc đặc điểm về địa hình, khí hậu,sông ngòi và cảnh
quan khu vực Đông á.
- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và một số
hình ảnh về tự nhiên.
II. Phơng tiện dạy học
- Mỏy chiu, bi ging powerpoint
III.Phng phỏp dy hc
- m thoi, nờu vn , din gii, tho lun nhúm
IV.Tin trỡnh dy hc:
1. n nh lp : Kim tra s s v v sinh lp
2. Kim tra bài cũ.
Slide 2
? Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở ấn Độ phát
triển nh thế nào?
3. Bài mới : ụng l khu vc rng ln nm tip giỏp vi TBD, cú iu kin t
nhiờn rt a dng. õy l khu vc c con ngi khai thỏc lõu i nờn cnh quan t
nhiờn b bin i rt sõu sc.
Hoạt động dạy học của GV, HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
1. Vị trí địa lí và phạm vi
GV trỡnh chiu Slide 3 đến slide 8 khu vực Đông á.
Khu vực Đông á gồm 2 bộ
? Gii thiu v trớ ca khu vc ụng ?
? Da vo bn v H12.1 cho bit: Khu phận: phần đất liền và phần
vc ụng bao gm nhng quc gia v hải đảo.
vựng lónh th no?
- Phần đất liền gồm: Trung
Quốc,

Triều Tiên, Hàn Quốc.
GV: Yờu cu 2 hc sinh lờn trỡnh by tng
Trang 17


cõu hi 1 hc sinh c tờn, 1 hc sinh xỏc
nh v trớ trờn bn .
? Cỏc quc gia v vựng lónh th ụng
tip giỏp vi bin no? ( Xỏc nh trờn bn
)
Chuyn ý: Vi v trớ v phm vi khu vc
nh vy thỡ ụng cú nhng c im v
t nhiờn nh th no ta sang mc II.
* Hoạt động 2:
Giỏo viờn trỡnh chiu slide 9 - slide
24
GV đặt vấn đề: Khi tìm hiểu
đặc điểm tự nhiên của một khu
vực cần tìm hiểu những vấn đề
gì?
Dựa vào H12.1,bản đồ tự nhiên
khu vực Đông á, thông tin SGK:
? a hỡnh phần đất liền có đặc
điểm gì?
? Nêu tên các dãy núi, sơn nguyên,
bồn địa đồng bằng lớn.
? Địa hình phần hải đảo có đặc
điểm gì?
? Tại sao phần hải đảo của Đông á
thờng xuyên có động đất núi lửa?

? Kể tên và xỏc nh các sông lớn, nơi
bắt nguồn, đặc điểm chế độ nớc.
? Nờu c im ging nhau ca 2 sụng
Hong H v Trng Giang?
? Ngun cung cp nc chớnh cho 2 con
sụng t õu?? Giỏ tr kinh t sụng ngũi trong
khu vc?
? ụng l ni hỡnh thnh quc gia c i
no trong lch s nhõn loi?
* Hoạt động 3:
Giỏo viờn trỡnh chiu slide 25 đến
slide 27
- Dựa vào H4.1, 4.2, 2.1, 3.1 kết
hợp các kiến thức đã học em hãy
cho biết:
? Các hớng gió chính ở Đông á về
mùa hạ và mùa đông.
? Đông á nằm trong đới khí hậu
nào? có các kiểu khí hậu nào? Đặc
điểm từng kiểu khí hậu? Giải
thích vì sao có sự khác nhau của
các kiểu khí hậu.

- Phần hải đảo gồm Nhật
Bản, lãnh thổ Đài Loan.

2. Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình
* Phần đất liền:
- Địa hình

+ Phía Tây: Núi, sơn nguyên
cao hiểm trở và các bồn địa
rộng lớn
+ Phía Đông: Đồi núi thấp xen
các đồng bằng rộng lớn, màu
mỡ.
* Phần hải đảo:
- Núi trẻ, thờng xuyên có động
đất, núi lửa
* Sông ngòi
- Sông ngòi gồm 3 sông lớn:
Amua, Hoàng Hà, Trờng Giang;
có chế độ nớc theo mùa, lũ lớn
vào cuối hạ đầu thu
- Cỏc sụng ln bi p lng phự sa
mu m cho cỏc ng bng ven bin.

b) Khí hậu và cảnh quan
- Phía Đông: Khí hậu gió mùa
ẩm ( mùa đông: gió mùa TB
lạnh khô, mùa hè: gió mùa ĐN ma
nhiều => cảnh quan rừng lá
rộng chủ yếu.
- Phía Tây: Khí hậu cận nhiệt
lục địa quanh năm khô hạn ->
cảnh quan thảo nguyên khô,
hoang mạc và bán hoang mạc.

Trang 18



? Tơng ứng với từng kiểu khí hậu
là cảnh quan gì ?
HS trả lời, GV chuẩn xác kiến
thức.
4. Cng c, ỏnh giỏ Giỏo viờn trỡnh chiu Slide 28 n slide 31
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trởng
và th kí.
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Trong vòng 2 phút, các nhóm hoàn chỉnh
những nội dung còn thiếu trong bản đồ t duy sau:

Nhóm 1: Vị trí
Nhóm 2: Phạm vi lãnh thổ
Nhóm 3: Địa hình
Nhóm 4: Sông ngòi
Nhóm 5: Khí hậu
Nhóm 6: Cảnh quan
- Các nhóm thảo luận, nhanh chóng hoàn chỉnh bản đồ t duy, đại
diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Giáo viên chốt lại, nhận
xét hoạt động của từng nhóm.
5. Hot ng ni tip : Học bài cũ, hoàn thành bản đồ t duy trong vở +
làm bài tập, nghiờn cu trc bi mi .

2. KIM TRA SAU TC NG
KIM TRA HC K I -NM HC 2012 2013

Cõu 1: Vỡ sao khu vc Tõy Nam nm sỏt bin nhng cú khớ hu khụ núng? (1,5
im)
Cõu 2: Nam cú my min a hỡnh? Trỡnh by c im ca mi min.(2 im)
Cõu 3: Phõn bit s khỏc nhau v khớ hu v cnh quan gia phn t lin v phn

hi o ca khu vc ụng . (3,5 im)
Cõu 4: Da vo bng s liu di õy(3 im):
GDP/ngi ca mt s nc chõu nm 2001

Tờn nc

Cụ-oột

Hn Quc

Vit Nam
Trang 19


GDP/người

19040,0

8861,0

415,0

(USD)
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện GDP/ người của các nước.
b) Nhận xét GDP/ người của Cô-oét , Hàn Quốc so với Việt Nam, cao hơn gấp
mấy lần?

3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu


Đáp án
Tây Nam Á nằm sát biển nhưng có khí hậu khô hạn vì:

Điểm

- Có đường chí tuyến Bắc đi qua, quanh năm khu vực chịu sự thống trị
1

của khối khí chí tuyến khô nóng.

0,5đ

- Có các núi và sơn nguyên bao quanh nên khu vực nằm khuất với 0,5đ
hướng gió biển.
- Nằm giữa lục địa Phi rộng lớn và lục địa Á - Âu khổng lồ.
- Nam Á có 3 miền địa hình

0,5đ
0,5 đ

+ Phía bắc: miền núi Hymalaya cao, đồ sộ, hùng vĩ chạy theo hướng 0,5 đ
TB – ĐN dài 2600km, rộng 320 – 400km.
2

+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn Hằng rọng lớn dài hơn 3000km, rộng 0,5 đ
trung bình 250 – 350 km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đêcan tương đối thấp, bằng phẳng với hai rìa 0,5 đ
được nâng cao thành hai dãy Gát Tây, Gát Đông cao trung bình 1300m.
Bộ phận
Đặc điểm địa hình và sông ngòi

+ Phía Tây: Núi, sơn nguyên cao hiểm trở và

0,5 đ

các bồn địa rộng lớn.
Phần đất liền:
3

+ Phía Đông: Đồi núi thấp xen các đồng bằng

0,5 đ

rộng lớn, màu mỡ.
- Sông ngòi gồm 3 sông lớn: Amua, Hoàng Hà,

1,5đ

Trường Giang; bồi đắp lượng phù sa màu mì
Phần hải đảo:

cho các đồng bằng ven biển
- Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa.
- Sông ngòi: ít, ngắn và dốc.

0,5đ
0,5 đ
Trang 20


- Yêu cầu về vẽ biểu đồ:




+Vẽ biểu đồ dạng hình cột.
+ Đúng tỉ lệ quy định

4

+ Thể hiện chú thích rõ ràng
+ Tên biểu đồ
- Nhận xét: đúng, chính xác



4. BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Lớp đối chứng 8B

Lớp thực nghiệm 8A

STT

Họ và Tên

Điểm

Họ và tên

Điểm

1


Hoàng Long

4

Trần Công Thắng

4.5

2

Lê Huyền Sương

7

Đặng Khánh Phương

6

3

Nguyễn Xuân Bình

5

Trần Thúy Quyên

4

4


NguyễnThị Việt Trinh

7

Trương Thị Mai Huệ

6

5

Trần Ái Linh

6

Lê Thị Kiều Oanh

7

6

Nguyễn Nhật Hà

7.5

Hoàng Thủy Tiên

7

7


Phan Đình Mậu Nhân

7

Nguyễn Cẩm Giang

7

8

Nguyễn Thị Ngọc Khánh

4

Phan Văn Cường

6

9

Đinh Gia Hoàng

9.5

Phạm Lê Anh Thảo

8

10


Bùi Thị Thanh Huyền

9

Đặng Ngọc Tuấn

9.5

ĐTB

6.6

6.5

5. BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Lớp đối chứng 8B

Lớp thực nghiệm 8 A

STT

Họ và Tên

Điểm

Họ và tên

Điểm


1

Hoàng Long

4

Trần Công Thắng

8.5

2

Lê Huyền Sương

6

Đặng Khánh Phương

7

3

Nguyễn Xuân Bình

6.5

Trần Thúy Quyên

9.5


4

NguyễnThị Việt Trinh

6.5

Trương Thị Mai Huệ

8.5

5

Trần Ái Linh

7

Lê Thị Kiều Oanh

7.5

6

Nguyễn Nhật Hà

7.5

Hoàng Thủy Tiên

9


7

Phan Đình Mậu Nhân

7

Nguyễn Cẩm Giang

9

8

Nguyễn Thị Ngọc Khánh

9

Phan Văn Cường

10

9

Đinh Gia Hoàng

8.5

Phạm Lê Anh Thảo

10
Trang 21



10
ĐTB

Bùi Thị Thanh Huyền

10

Đặng Ngọc Tuấn

7.2

10
8.9

ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS HẢI ĐÌNH
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD - ĐT TP. ĐỒNG HỚI

…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
Trang 22


…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................
…………………………………………………………………………..........................

Trang 23



×