Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi học kì i môn sinh học 11 năm học 2016 2017 trường THPT chuyên phan ngọc hiển cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.82 KB, 6 trang )

BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN 11CH.TOÁN
NHÓM KHTN – KHXH

ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN SINH HỌC
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Đất chua là loại đất nghèo chất khoáng cho cây bởi vì:
A. Loại đất này bị mất rất nhiều chất dinh dưỡng của cây do mưa nhiều, lũ cuốn hay
không được bón phân bổ sung.
B. Loại đất này có thể có nhiều chất dinh dưỡng cho cây, nhưng đã bị kết vón lại do nồng độ H+
cao quá.
C. Có nhiều H+ thế chỗ ion khoáng trên bề mặt keo đất, nên có khoáng cây cũng không hấp thụ
được.
D. Lượng axit trong dung dịch đất làm biến đổi hết cả các loại chất khoáng mà cây trồng cần.
Câu 2: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra chu trình Canvin?
A.
B.
C.
D.

Nhóm thực vật C4.
Nhóm thực vật C4 và CAM.
Nhóm thực vật CAM.
Nhóm thực vật C3.

Câu 3: Trong kho chứa nông sản (khoai, thóc hay rau) để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông
sản đó trong thời gian dài, người ta thường:
A.
B.
C.
D.


Để phòng luôn thoáng (thêm oxi), cho vôi bột (hút ẩm) vào phòng đó.
Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 4oC.
Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng CO2 tới 3%.
Hút bớt khí O2 và CO2, rồi bơm khí trơ hoặc nito vào phòng.

Câu 4: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?
A.
B.
C.
D.

Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, CO2 thấp.
Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2, CO2 thấp.
Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, CO2 cao.
Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2, CO2 bình thường.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây của thú ăn thịt?
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
A.

Dạ dày đơn
Ruột dài
Ruột ngắn
Manh tràng phát triển
Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hóa cơ học và hóa học và được hấp thụ.
(1), (2), (5)



B. (2), (4), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (4), (5)
Câu 6: Trong dạ dày cơ của gà thường có những hạt sỏi nhỏ. Chức năng của những viên sỏi này là?
A.
B.
C.
D.

Cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà.
Tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học.
Tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học.
Giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp với các nhân tố môi trường?
A. Nhiệt độ tăng đến giá trị tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim
tăng).
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.
C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Câu 8: Phân giải kị khí (lên men) từ axit pyruvic tạo ra:
A.
B.
C.
D.

Chỉ rượu etylic.
Rượu etylic hoặc axit lactic.

Chỉ axit lactic.
Đồng thời rượu etylic, axit lactic.

Câu 9: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?
A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với
dòng nước.
B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và
cùng chiều với dòng nước.
C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với
dòng nước.
D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song
và ngược chiều với dòng nước.
Câu 10: Phân áp O2 và CO2 trong tế bào so với ngoài cơ thể như thế nào?
A.
B.
C.
D.

Trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ thể.
Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp so với ngoài cơ thể.
Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể.
Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể.

Câu 11: (hình minh họa)
Câu 12: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày của động vật nhai lại gồm các quá trình sau:


1. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật cỏ.
2. Thức ăn được nhào trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và
tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozo.

3. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
4. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
Trình tự đúng các quá trình là:
A.
B.
C.
D.

2  3  4  1.
2  3  1  4.
1  2  4  3.
2  1  4  3.

Câu 13: Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả
năng biến đổi nito ở dạng NO3- thành NH4+.
A.
B.
C.
D.

Động vật đa bào.
Thực vật tự dưỡng.
Vi khuẩn cố định nito trong đất.
Vi khuẩn phản nitrat hóa.

Câu 14: Vai trò cụ thể của các hormone do tụy tiết ra thế nào?
A. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagon lên gan làm chuyển hóa glucose thành
glicogen dự trữ rất nhanh.
B. Dưới tác động của glucagon lên gan làm chuyển hóa glucose thành glicogen dự trữ, còn với
tác động của insulin lên gan làm phân giải glicogen thành glucose.

C. Dưới tác động của insulin lên gan làm chuyển hóa glucose thành glicogen dự trữ, còn
với tác động của glucagon lên gan làm phân giải glicogen thành glucose.
D. Dưới tác động của insulin lên gan làm chuyển hóa glucose thành glicogen dự trữ, còn với tác
động của glucagon lên gan làm phân giải glicogen thành glucose nhờ đó làm giảm nồng độ
glucose trong máu.
Câu 15: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A.
B.
C.
D.

Da của giun đất.
Phổi và da của ếch nhái.
Phổi của bò sát.
Phổi của chim.

Câu 16: Ý nào không phải là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
A.
B.
C.
D.

Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
Tốc độ máu chảy nhanh và máu đi được xa.


Câu 17: Khi đặt một cây nằm ngang, sau một thời gian, rễ cây quay về phía mặt đất, nguyên nhân
do:

A. Rễ cây bò ra dài để tìm nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng đất.
B. Sự thiếu nước khiến rễ cây co xuống để tìm mạch nước ngầm.
C. Mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp nên kích thích tế bào phân chia, lớn lên và
kéo dài làm rễ cong xuống.
D. Rễ cây buộc phải hướng sâu vào lòng đất để giữ cho cây đứng vững.
Câu 18: Cây non mọc thẳng, cây khỏe, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
A.
B.
C.
D.

Chiếu sáng từ một hướng.
Chiếu sáng từ hai hướng.
Chiếu sáng từ ba hướng.
Chiều sáng từ nhiều hướng.

Câu 19: Hô hấp là quá trình:
A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động của cơ thể.
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động của cơ thể.
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho
các hoạt động của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động của cơ thể.
Câu 20: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A.
B.
C.
D.


Ứng động nở hoa.
Ứng động đóng mở khí khổng.
Ứng động ngủ thức của lá.
Ứng động quấn vòng.

Câu 21: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau:
(1) Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
(2) Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
(3) Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
(4) Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với
nhau khi vận chuyển.
(5) Huyết áp tăng dần từ động mạch  mao mạch  tĩnh mạch.
Số phát biểu đúng:
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3


Câu 22: Mao mạch là:
A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản
phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao
đổi chất giữa máu và tế bào; mao mạch có tổng tiết diện nhỏ nhất.
C. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao
đổi chất giữa máu và tế bào.

D. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu và tế bào; mao mạch có tổng tiết diện rất lớn.
:)) câu này phải ghi rõ là chọn phát biểu đúng nhất. Chứ nếu phát biểu đúng thì C và D đều đúng thì
chọn cái nào nhỉ
Câu 23: Trong nhóm các động vật sau đây, nhóm nào đều có tim chứa máu giàu O2 trộn lẫn nhiều
nhất với máu CO2?
A.
B.
C.
D.

Cá mè, cá thu, cá heo, cá voi.
Khỉ, dê, gà, lợn.
Thằn lằn, trăn.
Ếch, cóc.

Câu 24: Khi nói về quá trình hô hấp và tuần hoàn của côn trùng, có các phát biểu sau:
(1)
(2)
(3)
(4)

Thực hiện trao đổi khí nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng.
Có hệ tuần hoàn hở.
Hệ tuần hoàn vừa có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, chất khí và các sản phẩm hoạt
động sống của tế bào.

Phát biểu đúng?
A.

B.
C.
D.

(1), (2), (3), (4)
(1), (2), (3)
(2), (3)
(2), (3), (4)

II. Tự luận:
Câu 1: Một người có biểu hiện phù nề, khi kiểm tra thì bác sĩ chẩn đoán là rối loạn chức năng gan.
Hãy cho biết chức năng nào của gan bị rối loạn dẫn đến hiện tượng trên? Giải thích?
_ Gan của người này đang bị rối loạn chức năng điều hòa protein huyết tương. Khi chức năng này bị
rối loạn thì protein huyết tương giảm, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm theo, nước từ các
mô không thầm vào huyết tương mà ứ lại trong mô, gây hiện tượng phù nề.
Câu 2: Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim thay đổi thế nào? Vì sao?


_ Khi nín thở vài phút thì hô hấp ngoài ngưng diễn ra: CO2 dư bị tích lũy trong máu, O2 lại được sử
dụng mà không được cung cấp thêm, dẫn đến [CO2] trong máu cao, [O2] trong máu thấp, tác động
lên các thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh (cổ). Từ đây, xung được gửi
về trung khu điều hòa tim và mạch ở hành não.
_ Từ hành não, xung lại được gửi theo dây thần kinh giao cảm đến tim, kích thích tim đập nhanh và
mạnh lên, đến mạch làm mạch co, làm huyết áp tăng, vận tốc máu tăng theo.
_ Dây thần kinh giao cảm còn kích thích tuyến thượng thận tiết hormone adrenalin, làm tim đập
nhan và mạnh.
_ Vậy: sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim tăng lên.
Câu 3: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Vì sao ở đa số động vật, nhịp tim/phút tỉ lệ
nghịch với khối lượng cơ thể?
__ Tim hoạt động có tính chu kì, co dãn nhịp nhàng và đều đặn, và đặc biệt tổng thời gian nghỉ ngơi

của tim nhiều hơn tổng thời gian hoạt động
Vd: Ở người trưởng thành, thời gian mỗi chu kì tim kéo dài là 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây
và dãn nghỉ 0,7 giây; tâm thất co 0,3 giây và dãn nghỉ 0,5 giây. Như vậy thời gian co chung của tim
người trưởng thành là 0,4 giây, thời gian dãn nghỉ chung là 0,4 giây
_ Chính điều này làm cho có sự điều hòa hợp lí giữa nghỉ ngơi và hoạt động của tim, khiến cho tim có
thể hoạt động suốt đời mà không mệt.
_ Cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn nên tốc độ chuyển hóa cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nhu
cầu O2 cao hơn, do đỏ nhịp tim/phút phải cao hơn. Do đó, nhịp tim/phút tỉ lệ nghịch với khối lượng
cơ thể.
Câu 4: Trình bày vai trò của thận trong sự điều hòa lượng nước khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết
áp giảm do khối lượng nước trong cơ thể giảm (câu này dễ quá khỏi sửa ha)



×