Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề thi thử sinh học 11 HK1 có đáp án Chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.65 KB, 11 trang )

BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN 11CH.TOÁN
NHÓM KHTN – KHXH

ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ I (SINH HỌC)
Đề thi gồm có 50 câu trắc nghiệm, mỗi câu tương ứng 0,2đ
Câu 1: Quá trình hấp thụ khoáng và nito chủ yếu dựa trên hình thức vận chuyển nào?
A.
B.
C.
D.
E.

Vận chuyển thụ động.
Vận chuyển chủ động.
Vận chuyển khuếch tán.
Vận chuyển thấm thấu.
Vận chuyển thực bào.

Câu 2: Chọn phương án đúng. Vi khuẩn cố định nito trong đất:
A.
B.
C.
D.
E.

Biến đổi nitrat thành nito phân tử.
Biến đổi nitrat thành nitrit.
Biến đổi nitrit thành nitrat.
Biến đổi nito phân tử thành amoni.
Biến đổi chất hữu cơ thành amin.


Câu 3: Mặc dù nito chiếm 78% thể tích không khí nhưng thực vật gần như “bất lực” để sử dụng
lượng nito đó. Nguyên nhân nào sau đây là đúng để giải thích thực vật không thể cố định nito trong
khí quyển?
A.
B.
C.
D.
E.

Lượng nito đã có rất nhiều trong đất nên thực vật không cần sử dụng nito khí quyển.
Quá trình cố định nito khí quyển tiêu tốn rất nhiều ATP.
Quá trình cố định nito khí quyển cần nhiều lực khử mạnh mà thực vật không tự tạo ra được.
Quá trình cố định nito khí quyển tiêu tốn nhiều H+ gây hại cho thực vật.
Thực vật không có hệ enzim nitrogenase.

Câu 4: Một phân tử đi từ màng thylakoid đến chất nền ti thể phải đi qua mấy lớp màng?
A.
B.
C.
D.

3
4
5
9

Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Dùng phân hóa học để bón lót.
(2) Dùng phân hóa học để cải tạo đất.
(3) Nhiệt độ càng tăng thì cường độ trao đổi khoáng & nito tăng theo.


Page 1


(4) Nồng độ O2 trong đất cao giúp cho cường độ trao đổi khoáng & nito tăng.
(5) Nồng độ O2 trong đất càng tăng thì cường độ trao đổi khoáng & nito tăng theo.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

E. 5

Câu 6: Ảnh hưởng của nồng độ CO2 trong đất đến quá trình trao đổi khoáng & nito ở thực vật là?
A. [CO2] cao thì sự trao đổi diễn ra tốt.
B. Sự tích lũy CO2 trong đất ngập úng gây ức chế sự trao đổi.
C. [CO2] tăng làm tăng cường độ hô hấp, tăng áp suất thẩm thấu trong rễ để trao đổi khoáng
thụ động.
D. Cả A và B.
E. Cả A,B và C.
Câu 7: Cho các tác động sau:
(1) Tăng độ hòa tan các ion khoáng.
(2) Tăng diện tích tiếp xúc của hệ rễ với bề mặt hạt keo.
(3) Tăng cường hấp thụ khoáng thông qua việc hấp thụ nước.
(4) Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của hệ rễ.
(5) Tăng cường quá trình hút bám trao đổi ion khoáng.

Có bao nhiêu tác động là tác động của độ ẩm đất đối với quá trình hấp thụ khoáng & nito ở thực vật?
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

E. 5

Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ quang hóa PSI (P700)?
A.
B.
C.
D.
E.

Nó hoạt động mạnh hơn khi tế bào cần nhiều ATP và NADPH.
Nó hoạt động tốt hơn khi tế bào thiếu NADP+.
Sắc tố trung tâm chỉ hấp thụ bước sóng 700nm.
Có các chất nhận điện tử như cytochrome b6f, plastoquinon.
Có thể thực hiện các phản ứng của pha sáng nếu vắng mặt PSII.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Sinh vật tự dưỡng cũng chính là sinh vật quang dưỡng.
(2) Khoảng 1% tổng số tia sáng chiếu xuống mặt đất được sử dụng cho quá trình quang
hợp.
(3) Chất lượng và cường độ ánh sáng thay đổi theo chiều thẳng đứng của cột nước trong
cây.

(4) Quang hợp tạo ra hầu hết chất hữu cơ trên Trái Đất.
(5) Giới Khởi sinh (Monera) được xếp đứng đầu chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Số phát biểu đúng?

Page 2


A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

E. 5

Câu 10: Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong một chuông thủy tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ
CO2 thay đổi như thế nào trong chuông?
A.
B.
C.
D.
E.

Tăng.
Không đổi.
Giảm đến điểm bù CO2 của C3.
Giảm đến điểm bù CO2 của C4.
Giảm đến điểm bão hòa CO2 của C4.


Câu 11: Sự phối hợp giữa hai hệ quang hóa PSI và PSII trong pha sáng là nhằm?
A.
B.
C.
D.
E.

Tạo ATP.
Oxi hóa chất diệp lục.
Quang phân li nước.
Hình thành hệ phosphorin hóa vòng.
Khử NADP+.

Câu 12: Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì:
A.
B.
C.
D.
E.

Sử dụng con đường quang hợp C3 để cố định CO2.
Giảm độ dày tầng cutin của lá.
Vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành.
Có khoang chứa nước lớn trong lá.
Sử dụng con đường quang hợp CAM để cố định CO2.

Câu 13: Ở một số thực vật C4, một số lá trên cây có con đường quang hợp C3, còn những lá khác vẫn
theo kiểu quang hợp C4. Nguyên nhân nào sau đây là phù hợp để giải thích cho điều này?
A.

B.
C.
D.
E.

PEP không được tổng hợp trong các lá quang hợp kiểu C4.
Đó chẳng qua là lá của một thực vật C3.
Các lá quang hợp kiểu C3 thiếu cấu trúc bao bó mạch.
Con đường C4 tiến hóa từ con đường C3.
Cả A,B,C và D đều sai.

Câu 14: Khi đem bào quan lục lạp ra ngoài ánh sáng thì nơi có [H+] cao nhất là?
A.
B.
C.
D.
E.

Chất nền stroma.
Không gian ngoài màng kép lục lạp.
Không gian giữa hai màng thylakoid.
Không gian giữa hai màng kép lục lạp.
Xoang thylakoid.

Câu 15: Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 diễn ra như thế nào?
A. Ở cả 3 nhóm đều không tiếp tục quá trình cố định CO2.

Page 3



B.
C.
D.
E.

Nhóm C4 và CAM tiếp tục còn nhóm C3 thì không.
Nhóm C3 và CAM tiếp tục còn nhóm C4 thì không.
Cả 3 nhóm đều tiếp tục.
Nhóm C3 và C4 tiếp tục còn nhóm CAM thì không.

Câu 16: Chọn phương án đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng, [CO2] và nhiệt độ đối với quá
trình quang hợp?
A.
B.
C.
D.
E.

Khi ánh sáng bão hòa thì quang hợp phụ thuộc vào [CO2].
Khi [CO2] bão hòa thì quang hợp phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ.
Khi ánh sãng bão hòa thì quang hợp phụ thuộc vào [CO2] và nhiệt độ.
Khi [CO2] bão hòa thì quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ.
Khi ánh sáng bão hòa thì quang hợp phụ thuộc vào [CO2] và không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 17: Để hình thành một hạt thóc nặng 30mg, cây lúa cần phải hấp thụ một lượng CO2 nhất định.
Dựa vào phương trình quang hợp hãy tính lượng CO2 cần dùng?
A.
B.
C.
D.

E.

30mg
44mg
25mg
36,5mg
25,5mg

Câu 18: Chọn phương án đúng. Hô hấp sáng:
A.
B.
C.
D.
E.

Chỉ xảy ra ở thực vật C4.
Bao gồm chuỗi phản ứng oxi hóa – khử xảy ra ở ti thể.
Làm tăng sản phẩm quang hợp.
Sử dụng enzim PEP – cacboxylase.
Phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và [CO2].

Câu 19: Vì sao khi bảo quản hạt giống người ta thường sử dụng phương pháp bảo quản khô?
A. Hạt khô trong quá trình bảo quản các vi khuẩn sẽ khó xâm nhập.
B. Hạt khô ngừng hô hấp.
C. Hạt khô vẫn duy trì cường độ hô hấp tối thiểu để giữ hạt sống và vẫn giữ được khả
năng nảy mầm.
D. Hạt khô có cường độ hô hấp cao,
E. Cả A,B,C và D đều sai.
Câu 20: Trong chuỗi electron hô hấp, các nguyên tử oxi nhận điện tích kết hợp với H+ tạo ra nước.
Nguồn gốc của oxi này?

A.
B.
C.
D.

Từ khí quyển.
Từ CO2.
Từ glucose.
Từ các axit hữu cơ.

Page 4


E. Từ pyruvat.
Câu 21: Phần lớn các protein của chuỗi truyền electron hô hấp nằm ở bộ phận nào của ti thể?
A.
B.
C.
D.
E.

Trong chất nền ti thể.
Trong tế bào chất ngoài ti thể.
Trong xoang gian màng của ti thể.
Trên bề mặt và trong màng ngoài ti thể.
Trên bề mặt và trong màng trong ti thể.

Câu 22: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?
A.
B.

C.
D.
E.

Xảy ra vào ban ngày.
Hình thành axit glioxilic.
Không tạo ATP.
Không tiêu tốn sản phẩm quang hợp.
Sử dụng O2.

Câu 23: Điều nào sau đây không đúng khi nói về chức năng của HCl trong quá trình tiêu hóa ở dạ
dày?
A.
B.
C.
D.
E.

Hoạt hóa pepsinogen thành pesin.
Tham gia đóng mở vòng Odi.
Kích thích tiết secrectin và cholescytokinin (CCK).
Gây biến tính protein, diệt khuẩn.
Tham gia vào cơ chế đóng mở môn vị.

Câu 24: Trong mề gà thường có những hạt cát và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng:
A.
B.
C.
D.
E.


Tăng thêm dưỡng chất cho gà.
Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa.
Tăng độ sừng hóa dạ dày cơ, bảo vệ dạ dày cơ trong quá trình co bóp.
Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch vị.
Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn.

Câu 25: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các hình thức tiêu hóa trong hệ thống ống tiêu
hóa?
A.
B.
C.
D.
E.

Ở dạ dày diễn ra sự tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Ở ruột non diễn ra sự tiếu hóa hóa học.
Ở ruột già diễn ra sự tiêu hóa hóa học.
Ở manh tràng của động vật ăn thực vật diễn ra sự tiêu hóa sinh học.
Cả A,B và C.

Câu 26: Việc enzim pepsin được tiết dưới dạng pepsinogen (dạng tiền enzim) có ý nghĩa:
A. Phân giải thức ăn protein.

Page 5


B.
C.
D.

E.

Chưa phân giải thức ăn ngay mà phải đợi môi trường thích hợp.
Bảo vệ chính các tế bào tuyến sinh ra chúng.
Chờ đợi thực ăn được biến đổi về mặt cơ học xong mới phân giải.
Cả A,B,C và D.

Câu 27: Đoạn ruột nơi các dịch tiêu hóa như dịch tụy, dịch mật, dịch ruột đổ vào gọi là …(1)… còn
đoạn ruột mà ở đó thức ăn được hấp thụ gọi là …(2)… Tổ hợp các kí tự đúng là?
A.
B.
C.
D.
E.

Kết tràng ; Tá tràng.
Tá tràng ; Trực tràng.
Manh tràng; Hồi tràng.
Tá tràng ; Kết tràng.
Tá tràng ; Hồi tràng.

Câu 28: Ở người, bộ phận trao đổi khí quan trọng nhất là?
A.
B.
C.
D.
E.

Phế nang.
Xoang mũi.

Phế quản.
Thanh quản.
Khí quản.

Câu 29: Nếu huyết áp trong máu đột ngột giảm xuống thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
hô hấp của người?
A.
B.
C.
D.
E.

Nhịp & độ sâu hô hấp giảm.
Không ảnh hưởng.
Nhịp hô hấp tăng.
Nhịp & độ sâu hô hấp tăng nhằm thải CO2, hấp thụ O2.
Nhịp & độ sâu hô hấp tăng nhằm chuyển hóa oxihemoglobin thành O2.

Câu 30: Chọn phương án đúng. Áp suất không khí:
A.
B.
C.
D.
E.

Trong phổi luôn thấp hơn áp suất không khí bên ngoài.
Trong khoang màng phổi luôn lớn hơn áp suất trong phổi.
Trong phổi lớn hơn áp suất trong khoang màng phổi.
Trong khoang màng phổi bằng áp suất không khí bên ngoài.
Cả A,B,C và D đều đúng.


Câu 31: Mặc dù hàm lượng O2 hòa tan trong nước thấp, nhưng hô hấp ở cá xương vẫn đạt hiệu quả
cao là vì?
A. Có một dòng nước hòa tan O2 liên tục đi qua mang.
B. Các lá mang có nhiều phiến mang, chứa nhiều mao quản làm tăng bề mặt trao đổi khí.
C. Máu trong các mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến
mang.
D. Bề mặt trao đổi khí ở mang đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết để trao đổi khí.

Page 6


E. Cả A,B,C và D.
Câu 32: Mặc dù phổi chim không có khả năng co dãn như phổi thú nhưng hô hấp ở chim lại đạt hiệu
quả cao nhất là vì:
A. Ở chim có 9 túi khí liên hệ với phổi làm tăng thêm diện tích bề mặt trao đổi khí.
B. Có dòng khí liên tục giàu O2 qua phổi theo một chiều nhất định cả lúc hít vào lẫn thở ra song
song và ngược chiều với dòng máu trong mao mạch.
C. Không có khí đọng tại các ống khí trong phổi.
D. Bề mặt trao đổi khí đáp ứng đủ các yêu cầu để trao đổi khí.
E. Cả A,B,C và D.
Câu 33: Tại sao hô hấp ở thú có hiệu quả hơn hô hấp ở bò sát?
A.
B.
C.
D.
E.

Phổi của bò sát có kích thước nhỏ hơn.
Phổi của bò sát có cấu tạo đơn giản hơn.

Phổi của thú có nhiều phế nang hơn.
Phổi của bò sát không có khả năng co dãn như phổi của thú.
Cả A,B,C và D.

Câu 34: Sau khi luyện tập thể thao một cách tích cực, huyết tương của máu chảy trong loại mạch
nào sau đây sẽ chứa nhiều ion bicacbonat nhất?
A.
B.
C.
D.
E.

Tĩnh mạch phổi.
Tĩnh mạch chủ.
Động mạch cảnh.
Động mạch chủ.
Động mạch gan.

Câu 35: Cho một số trường hợp sau:
(1) Sống trong môi trường giàu khí CO (cacbon monoxit)
(2) Tuyến thượng thận tiết ra ít aldosteron.
(3) Sống ở nơi có nhiều không khí trong lành và nhiều cây xanh.
(4) Đang hoạt động cơ bắp một cách tích cực.
(5) Sau khi nín thở quá lâu.
Có bao nhiêu trường hợp làm tăng huyết áp và vận tốc máu?
A. 1

B. 2

C. 3


D. 4

Câu 36: Chọn phương án đúng. Vị trí của mạng Purkinje:
A.
B.
C.
D.

Trong thành cơ tâm thất.
Nằm ở thành tâm thất phải.
Trong thành cơ giữa hai tâm nhĩ.
Nằm ở thành tâm nhĩ trái.

Page 7

E. 5


E. Nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
Câu 37: Từ tâm nhĩ phải sang tâm thất phải của tim, máu phải đi qua:
A.
B.
C.
D.
E.

Van 2 lá.
Van 3 lá.
Van động mạch chủ.

Van động mạch phổi.
Cả A,B,C và D đều sai.

Câu 38: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa cơ tim và cơ vân đó là sự co cứng. Hãy cho biết
đâu là nguyên nhân dẫn đến cơ tim không co cứng?
A.
B.
C.
D.
E.

Có hệ dẫn truyền tự động.
Có xinap điện.
Có xinap hóa học.
Có hô hấp hiếu khí.
Thời gian trơ tuyệt đối dài.

Câu 39: Cảm giác khát nước sinh ra khi:
A.
B.
C.
D.
E.

Áp suất thẩm thấu trong máu cao.
Áp suất thẩm thấu trong máu thấp.
[Glucose] trong máu cao.
[Glucose] trong máu thấp.
Cả A,B,C và D đều sai.


Câu 40: Hormone ADH tăng cường việc giữ nước thông qua việc:
A.
B.
C.
D.
E.

Thúc đẩy nước thấm qua ống góp.
Thúc đẩy vận chuyển tích cực Cl-.
Thúc đẩy vận chuyển tích cực Na+.
Thúc đẩy sự vẩn chuyển tích cực nước qua thành ống góp.
Cả A,B,C và D đều sai.

Câu 41: Điều nào sau đây là đúng khi nói về hormone chuyển hóa glucose thành glicogen?
A.
B.
C.
D.
E.

Do tế bào anpha của tuyến tụy tiết insullin.
Do tế bào beta của tuyến tụy tiết glucagon.
Do tế bào anpha của tuyến tụy tiết glucagon.
Do tế bào beta của tuyến tụy tiết insullin.
Cả A,B,C và D đều sai.

Câu 42: Ở các nhóm động vật sau, có những nhóm nào trong hệ tuần hoàn có máu không pha?
A. Thú, bò sát.
B. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú.


Page 8


C. Chim, lưỡng cư.
D. Bò sát.
E. Thú, chim.
Câu 43: Chọn phương án đúng. Vị trí của bó His:
A.
B.
C.
D.
E.

Trong thành cơ tâm thất.
Trong thành cơ giữa hai tâm thất.
Nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất.
Trong thành cơ tâm nhĩ.
Trong thành cơ giữa hai tâm nhĩ.

Câu 44: Sự xuất hiện glucose trong nước tiểu chứng tỏ:
A.
B.
C.
D.
E.

Bị bệnh thận.
Điều bình thường.
Vận chuyển glucose bị quá tải.
Chứng hạ đường huyết.

Chứng cao huyết áp.

Câu 45: Hoa hướng dương hướng về phía Mặt trời thuộc hình thức vận động sinh trưởng nào?
A.
B.
C.
D.
E.

Vận động theo sức trương nước.
Vận động theo ánh sáng.
Cảm ứng nhiệt.
Vận động theo đồng hồ sinh học.
Cảm ứng ánh sáng.

Câu 46: Vận động hướng động có liên quan đến hormone nào sau đây?
A.
B.
C.
D.
E.

Etilen.
Gastrin.
ABA.
Auxin.
Gibberelin.

Câu 47: Trong những khu rừng nhiệt đới, ta thấy nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để
vươn lên cao, đó là kết quả của:

A.
B.
C.
D.
E.

Vận động hướng sáng.
Vận động hướng tiếp xúc.
Vận động hướng trọng lực.
Vận động hướng nước.
Cả A,B,C và D.

Câu 48: Mầm cỏ quay cong về phía ánh sáng chỉ trong trường hợp:

Page 9


A.
B.
C.
D.
E.

Ánh sáng yếu.
Ánh sáng khuếch tán.
Ánh sáng mạnh.
Ánh sáng chiếu một phía.
Cả A,B,C và D đều sai.

Câu 49: Sự tăng áp suất trương làm chuyển động của lá và hoa là do có sự thay đổi về:

A.
B.
C.
D.
E.

Vị trí không lạp.
Vị trí lông hút.
[K+].
Cấu trúc phitocrom.
Cả A,B,C và D đều sai.

Câu 50: Các cây ăn thịt thu nhập chủ yếu từ con mồi:
A.
B.
C.
D.
E.

Nước.
Photpho.
Nguyên tố vi lượng.
Axit hữu cơ,
Nito.
HẾT

Bonus thêm cho vài câu :3
1, Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Cổ họng  Thực quản  Dạ dày  Ruột
non  Ruột già.
2, Mỗi ngày con người cần hàng trăm gam cacbohidart nhưng chỉ cần vài miligam vitamin bởi vì

vitamin chỉ đóng vai trò điều hóa, xúc tác trong cơ thể con người.
3, Khi thở ra, không khí chuyển qua các đoạn của đường hô hấp theo trật tự: phế nang  vi phế
quản  phế quản  khí quản  hầu  khoang mũi.
4, Trao đổi ngược dòng ở mang cá có tác dụng duy trì gradient nồng độ để nâng cao sự khuếch tán.
5, Trật tự giảm dần nồng độ O2: không khí hít vào  màu rời phổi đi  các mô tế bào.
6, Huyết áp cao nhất trong động mạch, vận tốc máu chậm nhất trong mao mạch.
7, Điểm sai khác lớn nhất giữa hệ tuần hoàn ở tim người với hệ tuần hoàn ở tim cá là: người có hai
vòng tuần hoàn còn cá thì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
8, Nếu số đo huyết áp của một người là x/y thì x là huyết áp trong kì co tim và y là huyết áp trong kì
dãn tim.
9, Mọi tế bào trong cơ thể người đều tiếp xúc với môi trường trong chứa dịch gian bào.

Page
10


10, Cả ti thể và lục lạp đều có điểm giống nhau là tổng hợp ATP.
11, Thực vật C4 không có hô hấp sáng nên có năng suất cao hơn thực vật C3.

Page
11



×