Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Từ ngữ tiếng anh trên các phương tiện truyền thông tiếng việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 168 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH HÙNG

TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN
CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TIẾNG VIỆT
(TỪ TƢ LIỆU CỦA MỘT SỐ BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT)

Ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN VĂN KHANG

HÀ NỘI - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử
dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên
các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Trần Minh Hùng

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ............................................................................ 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................... 8
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn trên thế
giới......................................................................................................................... 8
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn ở Việt
Nam và các từ ngữ Anh trên các phương tiện truyền thông ............................... 14
1.1.3. Nhận xét và hướng triển khai của luận án................................................. 24
1.2. Cơ sở lí thuyết của luận án ........................................................................... 26
1.2.1. Cơ sở lí thuyết về vay mượn từ vựng........................................................ 26
1.2.2. Tổng hợp về từ mượn và từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt .................... 42
1.2.3. Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ...................................................... 45
1.2.4. Một số vấn đề về báo mạng tiếng Việt...................................................... 51
1.3. Tiểu kết......................................................................................................... 54
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN MỘT SỐ
BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT .............................................................................. 56
2.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 56
2.2. Đặc điểm về hình thức xuất hiện từ ngữ tiếng Anh trên một số báo mạng
tiếng Việt ............................................................................................................. 57
2.2.1. Sử dụng nguyên dạng từ ngữ tiếng Anh ................................................... 58
2.2.2. Phiên (Phiên chuyển) ................................................................................ 64
2.2.3. Rút gọn âm tiết .......................................................................................... 69
2.2.4. Viết tắt ....................................................................................................... 70

2.2.5. Nhận xét .................................................................................................... 72
2.3. Đặc điểm nghĩa của các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt .... 74
2.3.1. Đặc điểm chung......................................................................................... 74
2.3.2. Giữ nguyên nghĩa ...................................................................................... 78
2.3.3. Biến động nghĩa ........................................................................................ 79
2.4. Đặc điểm từ loại của các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng.......................... 85
2.5. Đặc điểm của các cụm từ tiếng Anh trên báo mạng .................................... 87

iii


2.6. Tiểu kết......................................................................................................... 91
CHƢƠNG 3: TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT
VỚI VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT .................... 93
3.1. Những vấn đề chung về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” ................. 93
3.1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 93
3.1.2. Khái niệm và nội dung của khái niệm “giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt” .................................................................................................................... 94
3.1.3. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt với chuẩn hóa tiếng Việt ................ 97
3.1.4. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay mượn ............... 97
3.1.5. Vấn đề đặt ra về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay
mượn.................................................................................................................... 99
3.2. Các văn bản quy định liên quan đến việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong
tiếng Việt ........................................................................................................... 100
3.2.1. Các văn bản quy định .............................................................................. 100
3.2.2. Nhận xét .................................................................................................. 107
3.3. Khảo sát ý kiến xung quanh việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng
Việt và trên báo mạng tiếng Việt ...................................................................... 111
3.3.1. Giới hạn khảo sát..................................................................................... 111
3.3.2. Các khảo sát cụ thể.................................................................................. 112

3.3.3. Khảo sát các ý kiến của những người liên quan ..................................... 120
3.4. Nhận xét và kiến nghị đề xuất .................................................................... 136
3.4.1. Nhận xét .................................................................................................. 136
3.4.2. Kiến nghị đề xuất .................................................................................... 138
3.5. Tiểu kết....................................................................................................... 143
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................... 163
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................ 163
PHỤ LỤC

iv


CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa

60

Bảng 2.2. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa

63

Bảng 2.3. Tổng hợp hình thức của từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt

73

Bảng 2.4. Các cụm từ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt


87

Bảng 3.1. Lựa chọn cách viết của các từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt

113

Bảng 3.2. Lựa chọn cách viết của các từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt

114

2. CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa

60

Biểu đồ 2.2. Từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa

64

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt

88

Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trong các chuyên mục
trên báo mạng tiếng Việt


90

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ lựa chọn cách viết của từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt

113

Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn cách viết của từ tiếng Anh trên báo mạng
tiếng Việt

115

v


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong các nguồn bổ sung từ vựng cho một ngôn ngữ, bên cạnh các
phương thức tạo từ mang tính nội lực thì vay mượn với tư cách ngoại lực là
một nguồn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, vay mượn từ vựng
trở thành hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Có thể nói, hầu như không
có vốn từ của một ngôn ngữ nào lại không có các từ ngữ vay mượn. Tuy
nhiên, mặc dù là cùng một hiện tượng vay mượn từ ngữ nhưng có sự khác
nhau giữa các ngôn ngữ ở lí do vay mượn, nguồn vay mượn (ngôn ngữ cho
vay), số lượng từ ngữ vay mượn, con đường vay mượn và cách xử lí các từ
ngữ vay mượn, v.v. Ngay trong một ngôn ngữ thì cũng có cách ứng xử khác
nhau đối với các từ ngữ vay mượn từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau, thậm
chí ở các thời kì khác nhau, ở các nhóm xã hội khác nhau đối với cùng một
ngôn ngữ đi vay.

1.2. Nằm trong quy luật trên, trong vốn từ vựng của tiếng Việt có một
số lượng không nhỏ các từ ngữ vay mượn. Các nguyên nhân về xã hội như
chính trị, chiến tranh, giao thương cũng như giao lưu văn hóa và các nguyên
nhân về ngôn ngữ như sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa tiếng Việt với
các ngôn ngữ khác, đã làm cho có sự xuất hiện các từ ngữ nước ngoài trong
tiếng Việt. Trong số đó, có một số lượng không nhỏ các đơn vị từ vựng đã
được Việt hóa, trở thành những từ ngữ Việt gốc ngoại; một số khác thì vẫn
“chân trong chân ngoài”, tức là chỉ được Việt hóa một phần, hoặc được dùng
mang tính lâm thời mà chưa Việt hóa.
Tạm gác lại vấn đề tiếng Việt lịch sử liên quan đến cội nguồn của tiếng
Việt, nhắc đến từ ngữ mượn hiện nay trong tiếng Việt là nhắc đến ba nguồn
vay mượn chủ yếu: nguồn từ ngữ mượn từ tiếng Hán mà trung tâm là từ ngữ
1


Hán - Việt, nguồn từ vựng mượn từ tiếng Pháp và nguồn từ vựng mượn từ
tiếng Anh.
1.3. Tiếng Anh hiện nay đang nổi lên với tư cách là ngôn ngữ giao tiếp
quốc tế với trên 85% thông tin trên thế giới bằng ngôn ngữ này. Nhất là từ
đầu thế kỷ XXI đến nay, tiếng Anh đang như một cơn lốc tràn vào tất cả các
ngôn ngữ trên thế giới và theo đó là các từ ngữ Anh được sử dụng trong các
ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng nằm trong vòng xoáy đó. Các từ ngữ tiếng Anh
xuất hiện ngày một nhiều, liên tục và đi vào mọi ngõ ngách của đời sống tiếng
Việt hiện nay.
Một trong những lí do cơ bản để cho từ ngữ tiếng Anh được sử dụng
nhiều trong tiếng Việt hiện nay là vai trò của truyền thông, trong đó có báo
mạng (hay còn gọi là báo online). Điều đáng chú ý là, vì báo mạng là báo cập
nhật tin tức nhanh nhất cho nên cách tiếp nhận và xử lí thông tin nói chung,
trong đó có việc xử lí ngôn ngữ, cụ thể là các từ ngữ mượn (tiếng Anh) cũng
chịu áp lực của thời gian đưa tin (nhanh nhất) và không gian đưa tin (không

gian mạng). Đây là lí do dẫn đến nhiều cách tiếp nhận và xử lí khác nhau đối
với các từ ngữ tiếng Anh. Hệ quả là, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong
tiếng Việt ở nhiều dạng biến thể như biến thể cách viết, biến thể cách đọc,
biển thể cách dùng. Đây chính là lí do chúng tôi chọn “Từ ngữ tiếng Anh trên
các phương tiện truyền thông tiếng Việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng
Việt)” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ tiếng
Anh trên các báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải các nhân tố ngôn ngữ - xã
hội tác động đến việc sử dụng chúng. Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu
vấn đề từ ngữ mượn nói riêng, tiếp xúc ngôn ngữ nói chung từ góc độ ngôn

2


ngữ học xã hội; góp phần vào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn
hóa tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận án đề ra nhiệm vụ như sau:
2.1. Tổng quan có đánh giá, nhận xét những nội dung nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án;
2.2. Xây dựng cơ sở lí thuyết để làm cơ sở triển khai luận án;
2.3. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng, đặc điểm của các từ ngữ tiếng
Anh được sử dụng trên một số báo mạng;
2.4. Nghiên cứu, khảo sát thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối
với việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên các báo mạng;
2.5. Lí giải và đề xuất kiến nghị việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên
các báo mạng gắn với việc giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt.
3. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp sau:
3.1. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học.
Phương pháp này dùng để thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên
một số báo mạng tiếng Việt, chỉ ra số lượng cũng như tần suất xuất hiện của
chúng. Cụ thể: tiến hành thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên một số
báo mạng nhưng không phải bằng cách ghi lại các từ ngữ đơn lẻ mà ghi trọn
vẹn cả câu, tức là ngữ cảnh xuất hiện của chúng. Việc ghi bối cảnh xuất hiện
như vậy sẽ giúp cho việc giải thích vì sao các từ ngữ tiếng Anh này lại được
xuất hiện (do tiếng Việt chưa có từ biểu thị hay xuất hiện với tư cách là một
thuật ngữ mang tính quốc tế hay nhằm nhấn mạnh,...). Đồng thời, việc ghi
trọn vẹn ngữ cảnh sẽ giúp cho việc giải thích lí do vì sao từ ngữ tiếng Anh
này lại xuất hiện ở dạng nguyên dạng, từ ngữ tiếng Anh kia lại xuất hiện ở

3


dạng biến thể như phiên âm, có khi là xuất hiện vừa ở dạng phiên âm vừa
nguyên dạng,...
3.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học.
Phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm về hình thức (hình thái, cấu
trúc) cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên
một số báo mạng tiếng Việt. Cụ thể: các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo
mạng tiếng Việt có giữ nguyên hình thái cấu trúc như trong nguyên ngữ hay
đã thay đổi theo đặc điểm cấu trúc hình thái của từ tiếng Việt; các từ ngữ
tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng tiếng Việt có giữ nguyên nghĩa như trong
tiếng Anh hay đã thay đổi và mức độ của sự thay đổi trong nội bộ một từ cũng
như giữa các từ ngữ với nhau.
3.3. Phương pháp điều tra của ngôn ngữ học xã hội.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 3 để xem xét “thái
độ ngôn ngữ”, hay nói một cách giản dị là ý kiến của người đọc/độc giả đối

với việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng.
- Sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở thăm dò ý kiến của người sử
dụng đồng ý hay phản đối, thích hay không thích cách sử dụng các từ ngữ
tiếng Anh trên báo mạng.
- Thực hiện phỏng vấn sâu để có được câu trả lời rõ ràng cũng như nêu
được lí do về ý kiến của người sử dụng đối với các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện
trên báo mạng.
Cùng với các phương pháp nêu trên, luận án còn sử dụng một số
phương pháp và các thủ pháp quen thuộc trong nghiên cứu như diễn, dịch,
quy nạp. Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận liên ngành, các tri thức về văn
hóa, xã hội để nghiên cứu việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng.
4. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
Đối tượng là các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên một số báo mạng hiện nay.
4


Phạm vi và tư liệu được giới hạn trong một số trang báo như Dân trí,
Vnexpress, Báo mới và một số báo mạng khác từ năm 2013 trở lại đây.
Sở dĩ chúng tôi tập trung vào ba tờ báo mạng này là vì: đây là những tờ
báo mạng thuần túy, tức là không có báo giấy đi kèm nên các bài viết trong ba
tờ báo này ít nhiều không chịu ảnh hưởng của báo giấy. Tuy nhiên, cũng khó
tránh khỏi điều này. Chẳng hạn, Báo mới là tờ đưa tin khá tổng hợp, dẫn từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, nên rất có thể có một số bài “có nguồn gốc”
từ báo giấy.
Do nguồn tư liệu được thu thập trên các báo mạng số lượng khá lớn nên
chúng tôi tiến hành thu thập theo cách chọn mẫu chủ ý có kết hợp với ngẫu
nhiên. Cụ thể: theo quan sát của chúng tôi, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện
trên báo mạng tập trung vào một số lĩnh vực lớn như: khoa học công nghệ, thể
thao, kinh doanh, giáo dục, giải trí, du lịch. Vì thế, cùng với việc thống kê
theo chiều rộng, chúng tôi tập trung vào thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất

hiện thường xuyên trong một số chuyên mục này.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả của việc khảo sát, nghiên cứu các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện
trên báo hiện nay góp phần vào lí luận tiếp xúc ngôn ngữ và hệ quả của sựu
tiếp xúc này. Như đã biết, thế giới hiện nay có xu hướng là thế giới của đa
ngữ do quá trình toàn cầu hóa, trong đó di dân là một tác nhân quan trọng.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau. Khi các
ngôn ngữ tiếp xúc với nhau thì hệ quả của chúng là rất lớn, tác động không
chỉ đến hệ thống cấu trúc của mỗi ngôn ngữ mà còn đến cả các vấn đề của
giao tiếp. Nếu như trước đây, ngôn ngữ học cấu trúc luận chỉ chú ý đến các
nội dung của cấu trúc hệ thống thì ngày nay, ngôn ngữ trong sử dụng được

5


đặc biệt chú ý. Vì thế, thiết nghĩ kết quả nghiên cứu khảo sát từ ngữ tiếng Anh
được sử dụng trên báo mạng tiếng Việt góp phần minh chứng, làm rõ thêm
một số vấn đề lí thuyết này.
Kết quả này cũng góp phần vào lí luận của ngôn ngữ học xã hội, tức là,
sự tác động của nhân tố xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ. Đối với xã hội
hiện nay thì đó là nhân tố toàn cầu hóa với vai trò của tiếng Anh đối với tất cả
các ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng. Một cách cụ thể hơn, toàn cầu
hóa đang góp phần mở rộng chức năng của tiếng Anh, theo đó, các yếu tố của
tiếng Anh, trong đó có từ vựng đang tác động mạnh vào các ngôn ngữ trên thế
giới.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp
phần chỉ ra được hiện trạng sử dụng tiếng Anh trong tiếng Việt hiện nay, nhất
là trong lĩnh vực truyền thông. Việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, các từ ngữ

tiếng Anh nói riêng trên các phương tiện truyền thông có tác động mạnh đến
việc sử dụng ngôn ngữ của toàn xã hội. Vì thế, kết quả khảo sát này làm rõ
thêm đặc điểm sử dụng từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt ở các phong cách
khác nhau với các mức độ khác nhau; từ đó, định hướng cho việc tiếp thu từ
ngữ nước ngoài mà chủ yếu là từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt gắn với việc
giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt: xử lí từ ngữ tiếng Anh trên các
phương tiện truyền thông; xử lí từ ngữ tiếng Anh trong từ điển.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
được cấu trúc thành 3 chương:

6


Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của
luận án
Chương này, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ vay
mượn, xây dựng cơ sở lí thuyết cho luận án. Các nội dung lí thuyết tập trung
vào lí thuyết vay mượn từ vựng và chuẩn hóa ngôn ngữ liên quan đến việc xử
lí, tiếp nhận từ ngữ nước ngoài trong ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói
riêng. Đồng thời, chương này cũng dành một phần giới thiệu về đặc trưng và
đặc điểm ngôn ngữ của báo mạng nói chung, trong đó có các báo mà luận án
thống kê tư liệu.
Chƣơng 2. Đặc điểm từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt
Chương này, từ tư liệu thống kê được tiến hành phân loại, tổng hợp các
từ ngữ mượn từ tiếng Anh; chỉ ra thực trạng cách dùng chúng trên các trang
báo này từ các góc độ ngữ âm - chính tả, ngữ nghĩa, từ loại; chỉ ra các biến
thể từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải lí do của việc
xử lí chúng.
Chƣơng 3. Từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng với việc giữ gìn sự

trong sáng của tiếng Việt
Chương này khảo sát ý kiến hay nói theo cách của ngôn ngữ học xã hội
là thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối với việc sử dụng từ ngữ nước
ngoài trên báo mạng. Từ việc phân tích những cái “được”, “mất” của mỗi
cách sử dụng, luận án đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng từ ngữ tiếng
Anh trên báo mạng nói riêng, trong tiếng Việt nói chung.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn
trên thế giới
a. Khẳng định “có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới hoàn toàn
không có các từ mượn", các nhà nghiên cứu cho rằng, khi các ngôn ngữ tiếp
xúc với nhau thì tất phải vay mượn của nhau. Sự vay mượn có thể diễn ra ở
mọi bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ở mọi cấp độ của ngôn ngữ (cấp độ
dưới từ, cấp độ từ, cấp độ trên từ). Tuy nhiên, trong các bình diện vay mượn,
sự vay mượn từ vựng là “phổ biến nhất”. Chẳng hạn:
Trong vốn từ của tiếng Anh có rất nhiều từ ngữ vay mượn. Thống kê
gần đây cho thấy, trong tiếng Anh: các từ ngữ mượn từ tiếng Latinh chiếm
khoảng 29%, mượn từ tiếng Pháp chiếm 29%, mượn từ tiếng Đức chiếm
khoảng 26%, mượn từ tiếng Hy Lạp 6%, mượn từ các ngôn ngữ khác khoảng
10% [nguồn: Wikipedia].
Bối cảnh xã hội cũng tác động mạnh đến sự vay mượn từ ngữ trong
tiếng Anh. Chẳng hạn, lùi lại lịch sử cho thấy, vào những năm 1500, 1600,
1700, trong tiếng Anh có các từ ngữ mượn từ tiếng Italia, tiếng Tây Ban Nha,

tiếng Hà Lan; vào những năm 1800, các từ ngữ của tiếng Latinh, tiếng Pháp,
tiếng Hy lạp, tiếng Đức nhập vào tiếng Anh; còn ngày nay lại thấy xuất hiện
các từ ngữ tiếng Nhật, ví dụ: judo, sushi, tsunami “sóng thần”. Đây là lí do
giải thích vì sao R.L.Track đưa ra nhận xét thú vị về hiện tượng vay mượn từ
ngữ trong tiếng Anh "người nói tiếng Anh thuộc về trong số những người
mượn nhiệt tình nhất (the most enthusiastic borrowers) từ ngữ của các dân tộc

8


trên thế giới"; "Nếu như giở một trang bất kì của cuốn từ điển tiếng Anh
nhằm chỉ ra nguồn gốc của từ, bạn có thể khám phá ra quá già nửa các từ có
nguồn gốc từ ngôn ngữ khác" [Dẫn theo 52].
Các ngôn ngữ khác cũng vậy. Chẳng hạn:
Trong tiếng Nga có rất nhiều từ tưởng như là thuần Nga nhưng truy về
lịch sử chúng lại thuộc các ngôn ngữ khác. Ví dụ:
школа “trường học” (gốc Latinh)
карандаш “bút chì” (gốc Tuyếc)
костюм “bộ đồng phục” (gốc Pháp)
сахар “đường”(gốc Hy lạp)
свекла “cây củ cải đỏ” (gốc Hy lạp).
Trong tiếng Hán, bên cạnh lớp từ ngữ thuần Hán thì có một số lượng
không nhỏ các từ ngữ “phi thuần Hán”. Ví dụ:
gốc từ tiếng Ba Tư cổ Šer: 狮子 (sư tử).
Các từ ngữ Phật giáo có nguồn gốc từ tiếng Phạn: 阿弥驼佛 A di đà
phật (Amitàbha), 菩萨 Bồ tát (Bodhisattva), 阎王 Diêm vương (Yama-ràja).
b. Xung quanh vấn đề vay mượn, các tác giả như Haugen Einar, Grzega
Joachim (2003) Weinreich Uriel (1953), Zuckerman Ghil (2003),...[121] đã
đưa ra nhiều vấn đề, nội dung nghiên cứu khảo sát. Có thể quy thành thành 5
câu hỏi lớn như sau:

(i) Khái niệm thế nào là từ mượn? Làm thế nào để có thể phân biệt với
các hiện tượng khác như là chuyển mã hay trộn mã?
(ii) Vì sao phải vay mượn từ ngữ?
(iii) Làm thế nào để cho các từ ngữ mượn có thể thích nghi với ngôn
ngữ đi vay về ngữ âm, ngữ pháp (hình thái - cấu trúc) và ngữ nghĩa?
(iv) Làm thể nào để cho các từ ngữ mượn có thể phát triển ở các ngôn
ngữ đi vay?
9


(v) Vai trò của các nhân tố ngoài ngôn ngữ đối với các từ ngữ mượn
như bối cảnh chính trị xã hội, thái độ ngôn ngữ của cộng đồng,...
Trên đây là những câu hỏi chung cho mọi ngôn ngữ khi xử lí các từ vay
mượn. Còn cách xử lí ra sao thì lại phụ thuộc vào từng ngôn ngữ.
Có thể tóm tắt những nội dung đã và đang được nghiên cứu về từ vay mượn
như sau:
Thứ nhất, các tác giả tập trung vào làm rõ các khái niệm như: Alien
word, Borrowed/borrowing word, Foreign word, Hybrid word, Loan word,
Loan blends, Loan translation/calque.
Alien word: chỉ các từ ngữ đến từ ngôn ngữ khác nói chung.
Borrowed/borrowing word: chỉ những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ
khác bằng cách để nguyên dạng hay đã thay đổi ít nhiều.
Foreign word: chỉ các từ ngữ đến từ ngôn ngữ khác.
Hybrid word: chỉ các từ ngữ hình thành từ các thành phần có nguồn gốc
từ ngôn ngữ cho vay và ngôn ngữ đi vay.
Loan word: là những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ khác bằng cách
dịch âm, phỏng âm.
Loan blend: là những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ khác bằng cách
pha giữa một phần ngữ âm mượn và một phần ngữ âm của ngôn ngữ đi vay.
Loan translation/calque: là những từ ngữ được mượn từ ngôn ngữ khác

bằng cách dịch nghĩa, phỏng dịch nghĩa.
Đây là những khái niệm phức tạp, có thể phân biệt về mặt lí thuyết,
nhưng thực tế thì không hề đơn giản. Có lẽ vì lí do này mà gần đây, theo
hướng ngôn ngữ học xã hội, R.Fasold đề nghị nên dùng từ “copying word”
thay cho Borrowed/borrowing word [117].
Thứ hai, các tác giả đều đưa ra các lí do về ngôn ngữ và xã hội tác động
đến vay mượn từ ngữ.

10


Về nhân tố xã hội, đáng chú ý là ý kiến của E.Sapir: "Cũng như các nền
văn hoá, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ"; "nhu cầu giao lưu đã khiến
cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với
những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hoá. Sự
giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên bình
diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là
một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khoa học,
tôn giáo" [140, tr. 237].
Về nhân tố ngôn ngữ, в.и.беликов và л.б.николский cho rằng, vay
mượn từ vựng có thể diễn ra do thiếu thì vay nhưng cũng có thể là có nhưng
vẫn vay [Dẫn theo 52]. Theo đồng tác giả, hiện tượng này chỉ bắt gặp ở các
ngôn ngữ phương Đông như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Việt. Lí do là vì,
các ngôn ngữ phương Đông trước đây như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Việt
chỉ là các ngôn ngữ thấp (L) so với tiếng Hán là ngôn ngữ cao (H), do vậy,
trong các ngôn ngữ này rất thích mượn các từ ngữ của tiếng Hán mặc dù đã có
từ ngữ mà bản thân ngôn ngữ mình đã có.
Tuy nhiên, trái với cách nhìn của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, các
nhà ngôn ngữ học Âu - Mỹ, cho rằng, tuy trong vốn từ của một ngôn ngữ đã
có các từ ngữ biểu thị khái niệm rồi mà vẫn còn mượn dùng các từ ngữ tương

đương của ngôn ngữ khác là hiện tượng vay mượn rất bình thường đối với
mọi ngôn ngữ. Ví dụ, trong vốn từ vựng tiếng Anh đã có pen-name nhưng vẫn
vay mượn của tiếng Pháp nom de plume. "Người nói tiếng Anh (Englishspeaker) đã cố gắng mượn một cái gì đó từ tiếng Pháp, nhưng đã làm sai lệch
đi...". Khi người nói tiếng Anh mượn từ nom de plume của tiếng Pháp mà
trong tiếng Anh đã có từ pen-name tương đương "chỉ là do uy tín" (prestige)"
[Dẫn theo 52, tr. 23].

11


Ngày nay, hiện tượng “có từ ngữ biểu thị rồi mà vẫn còn vay mượn, sử
dụng từ ngữ của ngôn ngữ khác” xem ra càng ngày càng phổ biến. Chẳng hạn,
trong tiếng Việt, có nhiều khái niệm đã có từ biểu thị và trở nên rất quen
thuộc với người Việt nhưng vẫn sử dụng từ tiếng Anh. Ví dụ:
nóng – hot
đặt (vé, chỗ) – book
chia sẻ – share
giữ – keep
tạm biệt – bye
mũ nồi – beret
từ vựng – vocabulary
chất lượng quốc gia – national accreditation
“Mũ nồi (beret) có cú trở lại ngoạn mục, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ
giữa thời trang và xã hội”.
(12 trào lưu mốt thống trị đường phố năm qua,
Vnexpress, 23/12/2017)
“Chìa khóa dẫn tới thành công khi học tiếng Anh chính là
“vocabulary” (từ vựng)”.
(Bạn đã tìm ra bí kíp học tiếng Anh đúng cách chưa?
Vietnamnet, 05/11/2017)

“Ngoài ra còn có chứng chỉ chất lượng quốc gia (national
accreditation)”.
(ĐH Mỹ nào cấp bằng cho ông Nguyễn Xuân Anh?
Vietnamnet, 19/9/2017)
Thứ ba, các nghiên cứu tập trung vào quá trình đồng hóa của các từ
mượn ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp (hình thái), ngữ nghĩa và chữ viết.
Chẳng hạn:

12


Về ngữ âm, các từ ngữ được vay mượn phải đồng hóa về ngữ âm sao
cho phù hợp với ngữ âm của ngôn ngữ đi vay. Ví dụ:
Tiếng Nhật không có âm /v/ nên các từ ngữ nước ngoài có âm /v/ đều
chuyển thành /b/, ví dụ: video thành bideo; 文化 wen hua (văn hóa) thành
bunka).
Về hình thái, các từ ngữ vay mượn phải thay đổi hình thái sao cho phù
hợp với ngôn ngữ đi vay. Ví dụ:
Các từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Đức phải thay đổi theo giống, số,
cách:
weg: wege (số nhiều); blume: blumen (số nhiều); pilot: piloten (số
nhiều).
Các từ tiếng Anh vào tiếng Nga cũng thay đổi hình thái cho phù hợp
với tiếng Nga. Ví dụ:
делегаця: delegation;
инструмент: instrumention;
хаккер/хакер: hacker;
интернет: internet;
интерфейс: interface;
телефон: telephone;

мобильфон: mobilephone.
Thứ tư, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của từ ngữ mượn trong các
ngôn ngữ. Xung quanh vấn đề này có hàng loạt các câu hỏi đặt ra, chẳng hạn
như, trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ thì mượn bao nhiêu từ ngữ? Mức
độ mượn đến đâu thì bị coi là “lạm dụng”, bị coi là ô nhiễm (language
pollution; 语言污染 )? Đây chính là một nội dung thường được nhắc đến
trong ngôn ngữ học xã hội của xã hội (ngôn ngữ học xã hội vĩ mô) mà trực

13


tiếp là vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ - một nội dung của kế hoạch hóa bản thể
ngôn ngữ.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn
ở Việt Nam và các từ ngữ Anh trên các phương tiện truyền thông
1.1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện tượng vay mượn trở thành một nội dung lớn, xuyên
suốt lịch sử nghiên cứu tiếng Việt. Được coi là một trong những hệ quả quan
trọng của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, từ ngữ vay mượn
trong tiếng Việt thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới Việt ngữ học.
a. Từ góc độ nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, các nhà nghiên cứu như
Nguyễn Tài Cẩn [7], Trần Trí Dõi [20], Phan Ngọc, Phạm Đức Dương [68],
Nguyễn Ngọc San [78],...đã nghiên cứu sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các
ngôn ngữ Nam Á và các từ ngữ của tiếng Việt có nguồn gốc từ các ngôn ngữ
này. Thông qua mối quan hệ về ngữ âm lịch sử giữa các từ ngữ tiếng Việt với
các ngôn ngữ Nam Á để tìm hiểu về cội nguồn của tiếng Việt. Cũng liên quan
đến lịch sử tiếng Việt, không thể không kể đến các công trình nghiên cứu về
tiếp xúc Hán - Việt để hình thành nên cách đọc Hán - Việt, một phần quan
trọng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt của Wang Li/Vương Lực, Nguyễn Tài

Cẩn. Trong công trình của mình, Vũ Đức Nghiệu [67] đã thu thập và chỉ ra
được 362 từ có nguồn gốc Việt - Mường, 145 từ có nguồn gốc Proto Việt Mường, 520 từ có nguồn gốc Proto Mon - Khmer và khoảng 90 từ có sự
tương ứng với các ngôn ngữ Nam Á khác. Xin được nhấn mạnh là, mặc dù,
đây không phải là hướng nghiên cứu của luận án này, nhưng thiết nghĩ không
thể không nhắc đến vì chúng liên quan đến các khái niệm về lí thuyết mà
chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.

14


b. Liên quan đến hiện tượng vay mượn từ vựng trong tiếng Việt, các
nghiên cứu đều tập trung vào 3 nguồn chính:
- Nguồn vay mượn từ tiếng Hán;
- Nguồn vay mượn từ tiếng Pháp;
- Nguồn vay mượn từ tiếng Anh.
Các nội dung trên luôn luôn xuất hiện và trở thành một phần không thể
thiếu trong các giáo trình cũng như chuyên khảo về từ vựng tiếng Việt như
Nguyễn Văn Tu (1976), Đỗ Hữu Châu (2005), Nguyễn Thiện Giáp (1985),
Lưu Văn Lăng (1987), Nguyễn Như Ý (1989), Vũ Quang Hào (1991), Bùi
Đức Tịnh (1976), Phan Ngọc (1983), Nguyễn Đức Dân (1999),...
Cho đến nay, có đến hàng trăm bài viết và nhiều luận án, luận văn,
khóa luận về nội dung này. Trong đó đáng chú ý là hai cuốn chuyên khảo:
"Từ ngoại lai trong tiếng Việt" của Nguyễn Văn Khang (2007) nghiên cứu
toàn diện cả ba nội dung về vay mượn từ vựng trong tiếng Hán, tiếng Pháp và
tiếng Anh; Từ gốc Pháp trong tiếng Việt của Vương Toàn (1992) nghiên cứu,
khảo sát về hiện tượng vay mượn từ vựng trong tiếng Pháp.
Dưới đây, chúng tôi tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu các từ
ngữ vay mượn từ ba nguồn này.
Do khối lượng công trình nghiên cứu rất nhiều nên chúng tôi trình bày
tổng quan theo nội dung vấn đề nghiên cứu và tập trung vào một số nội dung

lớn.
Một là, có thể nhận thấy, khi nghiên cứu về từ vay mượn trong tiếng
Việt, các nhà Việt ngữ học tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:
(i) Nghiên cứu khả năng Việt hóa của các từ mượn trong tiếng Việt ở
các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa.
(ii) Nghiên cứu về khả năng hoạt động của các từ mượn ở cấp độ tạo từ
cũng như ở khả năng hoạt động độc lập.

15


(iii) Nghiên cứu sự tương ứng giữa từ ngữ mượn với các đơn vị tương
đương trong tiếng Việt.
(iv) Nghiên cứu về vai trò của các từ mượn từ góc độ phong cách học.
(v) Nghiên cứu các từ mượn trong tiếng Việt từ góc độ chuẩn hóa, giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hai là, xung quanh việc sử dụng thuật ngữ vẫn còn các ý kiến khác
nhau. Hiện tiếng Việt đang sử dụng các thuật ngữ liên quan như: “từ mượn”,
“từ vay mượn”, “từ gốc ngoại”, “từ ngoại lai”, “từ thuần Việt” (Phan Văn Các
(1981); Nguyễn Văn Khang (2007); Nguyễn Thiện Giáp (2015). Mặc dù có
thể là tên gọi giống nhau nhưng cách lí giải, quan niệm khác nhau, nhất là
cách lí giải “từ thuần Việt” trong sự đối lập với “từ mượn”. Chẳng hạn:
Nguyễn Thiện Giáp (2015) cho rằng: "Những từ gốc Hán cổ (...) đã đi
vào khẩu ngữ của nhân dân, được nhân dân Việt Nam chấp nhận như là
những yếu tố của tiếng Việt. Như vậy, những từ gốc Nam Á, gốc Tày - Thái,
gốc Nam Đảo, gốc Hán đã có mặt khi tiếng Việt hình thành thì đều được coi
là những từ thuần Việt. Chỉ nên coi là từ mượn những từ mà tiếng Việt tiếp
nhận của các ngôn ngữ khác sau khi tiếng Việt đã hình thành. Đó chính là
những từ ngữ mà tiếng Việt mượn của tiếng Hán, của các ngôn ngữ Ấn - Âu
và các ngôn ngữ khác. Vấn đề đặt ra là, có nên đồng nhất từ mượn với từ

ngoại lai, đối lập với từ thuần Việt được coi là từ bản ngữ hay không?". Tác
giả đã giải thích như sau: "Nếu xác định từ thuần Việt không chỉ căn cứ vào
nguồn gốc mà căn cứ cả vào quá trình vận động và phát triển của tiếng Việt
thì từ thuần Việt không đối lập với từ mượn mà đối lập với từ ngoại lai. Từ
ngoại lai trong tiếng Việt là những từ mượn của các ngôn ngữ khác nhưng vẫn
còn giữ dấu ấn của ngoại ngữ. Những từ mượn của ngôn ngữ khác nhưng có
sự đồng hóa cao thường được coi là từ bản ngữ, thuần Việt" [32].

16


Nguyễn Văn Khang trong cuốn "Từ ngoại lai trong tiếng Việt" [52] có
cách nhìn khác như sau:
- "Nhìn từ góc độ vay mượn từ vựng, vốn từ vựng của một ngôn ngữ,
về lí thuyết, sẽ được phân làm hai: những từ bản ngữ và những từ vay mượn.
Thuật ngữ từ vay mượn, cũng vì thế, thường được dùng trong sự đối lập với từ
bản ngữ. Với cách nhìn này, về mặt lí thuyết, có thể hình dung hệ thống từ
vựng tiếng Việt sẽ được lưỡng phân một bên là từ thuần Việt và một bên là từ
vay mượn hay từ ngoại lai".
- Khái niệm “từ ngữ thuần Việt” được nhắc đến cũng là nhằm để đối
lập với khái niệm “không thuần Việt”, “phi thuần Việt”, nói cách khác, đây là
những từ không phải gốc tiếng Việt. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó có thể
vạch ra được ranh giới này. Cũng theo Nguyễn Văn Khang, liên quan đến nội
dung này, trong tiếng Việt còn sử dụng "từ gốc ngoại" hay "từ Việt gốc
ngoại": cách dùng này để chỉ các đơn vị từ vựng của tiếng nước ngoài được
du nhập vào tiếng Việt (như các từ ngữ của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh
và một số ít đơn vị từ ngữ tiếng Nga).
- Có thể xem xét các từ mượn trong tiếng Việt từ các góc độ khác nhau:
+ Xét từ góc độ nguồn gốc: gồm các từ ngữ tiếng Việt gốc ngoại có
nguồn gốc khác nhau.

+ Xét từ góc độ sử dụng: gồm các từ ngữ được đồng hóa ở các mức độ
khác nhau. Nói cách khác, các từ mượn được Việt hóa ở các mức độ khác
nhau.
+ Xét từ góc độ thời kì vay mượn: gồm các từ ngữ tuy cùng một gốc
mượn nhưng lại được vay mượn ở các thời kì khác nhau.
+ Xét từ bình diện cấu trúc hệ thống: các từ vay mượn có thể phân loại
thành các tiểu loại khác nhau.

17


+ Xét từ góc độ kiểu vay mượn: gồm các từ ngữ bảo lưu như trong
nguyên ngữ và các từ ngữ thay đổi khác với nguyên ngữ.
Từ đó, Nguyễn Văn Khang đi đến nhận định rằng: "Điểm qua vài nét
như trên để thấy bức tranh của từ mượn trong tiếng Việt rất đa dạng. Có thể từ
nhiều góc độ khác nhau để tiếp cận từ mượn trong tiếng Việt" [52, tr. 62-66].
Ba là, hiện tượng vay mượn từ ngữ trong tiếng Việt cũng giống như
phần lí thuyết nêu ở trên: từ ngữ mượn có thể mang khái niệm mới mà tiếng
Việt chưa có từ ngữ biểu thị và có thể là các từ ngữ tiếng Việt đã có từ ngữ
biểu thị. Chứng minh và làm sâu sắc thêm cho quan điểm này, Nguyễn Văn
Khang (2007) đã đưa ra một thống kê thú vị về vay mượn các đơn vị Hán
trong tiếng Việt:
- Những đơn vị Hán mang khái niệm mới mà tiếng Việt chưa có từ biểu
thị chỉ chiếm 15%. Ví dụ: thánh-thánh, hiền-hiền, tiên-tiên, phật-phật.
- Những đơn vị mượn Hán mang khái niệm mà tiếng Việt đã có từ biểu
thị chiếm tới 85%. Đây chính là lí do tạo nên hiện tượng đồng nghĩa rất lớn
trong tiếng Việt. Ví dụ: dài-trường, chó-cẩu, trăng-nguyệt-sóc-vọng, chết-tửhi sinh-mãn cảnh trần, cây-thụ,...
Bốn là, đối với từ ngữ mượn Hán:
Trong các hiện tượng vay mượn từ ngữ thì vay mượn từ ngữ tiếng Hán
là phức tạp nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. Lí do là vì, các từ ngữ mượn

Hán trong tiếng Việt "vừa nhiều vừa đa dạng về số lượng, phong phú về chất
lượng", "hoạt động trong tiếng Việt hiện đại ở tất cả cấp độ", "tham gia vào
các phong cách chức năng giao tiếp tiếng Việt, hòa nhập vào tiếng Việt thành
các tầng các lớp"; "có tầng nổi lên trên bề mặt có thể dễ dàng bóc tách riêng
ra được, lại có tầng phải nhờ đến thao tác ngôn ngữ học lịch sử mới có thể chỉ
ra được, nhưng lại có cả những tầng mà cho đến nay vẫn là những điều bí ẩn
chưa thể khám phá" [52, tr. 67].

18


(i) Thảo luận và làm rõ các khái niệm cũng như cách phân loại từ mượn
Hán trong tiếng Việt. Có thể thấy, xung quanh cách gọi và phân loại từ mượn
Hán còn có những cách nhìn khác nhau, chẳng hạn, các tác giả đã phân loại
theo cách gọi tên như sau: từ gốc Hán, từ mượn Hán (Phan Văn Các, 1981);
từ gốc Hán trong tiếng Việt với các từ Hán đọc theo âm Hán - Việt của
Nguyễn Thiện Giáp (1985); nhóm Hán Việt cổ, nhóm Hán - Việt và nhóm từ
mượn qua tiếng địa phương (Nguyễn Văn Thạc, 1968); từ Hán cổ, từ gốc Hán
mượn của đời Đường, từ gốc Hán đã Việt hoá (Nguyễn Văn Tu, 1976); từ tiền
Hán - Việt, từ Hán - Việt, từ hậu Hán - Việt (Nguyễn Quang Hồng, 1994);...
Các cách gọi khác nhau này không phải chỉ để gọi tên mà bao hàm cả quan
niệm, cách ứng xử đối với các từ mượn Hán.
(ii) Qua cách gọi tên ở trên cũng như cách nhìn nhận về từ ngữ mượn
Hán, các tác giả đều cho rằng, từ ngữ Hán - Việt là bộ phận quan trọng nhất
của từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, vì thế, các nội dung nghiên cứu
đều hướng vào Hán - Việt. Có thể tổng hợp các nội dung và kết quả nghiên
cứu về từ ngữ Hán - Việt như sau:
- Phân biệt giữa từ Hán - Việt (những từ Hán - Việt đã và đang được
dùng trong tiếng việt) và từ Hán chỉ có cách đọc Hán - Việt (chưa được nhập
vào tiếng Việt). Như vậy, chỉ khi nào các từ Hán có cách đọc Hán - Việt được

dùng trong tiếng Việt mới được coi là từ Hán - Việt. Còn các từ Hán chỉ có
cách đọc Hán - Việt chưa được nhập vào tiếng Việt sẽ có tiềm năng trở thành
từ Hán - Việt khi có điều kiện.
- Từ ngữ Hán - Việt được nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, như: từ
góc độ nguồn gốc tìm hiểu lịch sử của từ Hán - Việt; từ góc độ thời gian của
sự vay mượn để tìm hiểu tác động của bối cảnh xã hội đối với từ ngữ Hán Việt; từ góc độ con đường vay mượn để thấy được việc tạo ra các biến thể
Hán - Việt trong tiếng Việt; từ góc độ đồng hóa để thấy được khả năng Việt
19


hóa của các từ ngữ Hán - Việt; từ góc độ sử dụng, từ góc độ chức năng để
thấy được vai trò của từ ngữ Hán - Việt trong tiếng Việt.
Khả năng Việt hóa các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, như: ở
bình diện ngữ âm là khả năng tạo ra các biến thể Hán - Việt do tác động của
yếu tố phương ngữ; ở bình diện nội dung của các từ ngữ Hán - Việt là khả
năng giữ nguyên nghĩa hay thay đổi, phát triển nghĩa; sự phân bố lại nghĩa khi
gặp các từ đồng nghĩa.
Ví dụ:
Các biến thể Hán - Việt: chính-chánh, bảo-bửu, duyên-doan, nhânnhơn.
Các từ Hán - Việt giữ nguyên nghĩa như trong tiếng Hán: đông, tây,
nam, bắc, xuân, hạ, thu, đông.
Các từ Hán - Việt đã thay đổi nghĩa so với nghĩa trong tiếng Hán:
khốn nạn 困难 trong tiếng Hán có nghĩa là "khó khăn"; vì trong tiếng
Việt đã có khó khăn nên khốn nạn có nghĩa là “có nhân cách kém, tồi”.
cốt 骨 trong tiếng Hán có nghĩa là "xương"; vì trong tiếng Việt đã có
xương nên cốt có nghĩa là “xương của người, động vật đã chết từ lâu”.
thuyết 说 trong tiếng Hán có nghĩa là "nói"; vì trong tiếng Việt đã có
nói nên thuyết có nghĩa là “giảng giải, nói lí lẽ để người ta nghe theo”.
tử tế 仔细 trong tiếng Hán có nghĩa là “tỉ mỉ”; vì trong tiếng Việt đã có
tỉ mỉ nên tử tế có nghĩa là “đứng đắn, đàng hoàng trong việc làm, hành xử”.

Ở bình diện diện ngữ pháp: giữ nguyên cương vị là từ hoặc thay đổi
cương vị ngữ pháp, tức là chuyển từ cương vị từ xuống cương vị hình vị. Ví
dụ: nhân (người), bất (không), thụ (cây), hà (sông) trong tiếng Việt chỉ là yếu
tố tạo từ (nếu có dùng độc lập thì cũng chỉ mang tính lâm thời).

20


×