Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Từ ngữ tiếng anh trên các phương tiện truyền thông tiếng việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng việt) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.72 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH HÙNG

TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN
CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TIẾNG VIỆT
(TỪ TƢ LIỆU CỦA MỘT SỐ BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT)

Ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 9229020

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang

Phản biện 1: GS.TS. Lê Văn Thiêm
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Văn Quế
Phản biện 3: PGS.TS. Hà Quang Năng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ
chức tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào lúc giờ phút, ngày tháng năm 2018


Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong các nguồn bổ sung từ vựng cho một ngôn ngữ, bên cạnh
các phương thức tạo từ mang tính nội lực thì vay mượn với tư cách ngoại
lực là một nguồn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, vay mượn
từ vựng trở thành hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Có thể nói, hầu
như không có vốn từ của một ngôn ngữ nào lại không có các từ ngữ vay
mượn. Tuy nhiên, mặc dù là cùng một hiện tượng vay mượn từ ngữ nhưng
có sự khác nhau giữa các ngôn ngữ ở lí do vay mượn, nguồn vay mượn
(ngôn ngữ cho vay), số lượng từ ngữ vay mượn, con đường vay mượn và
cách xử lí các từ ngữ vay mượn ...
1.2. Tiếng Anh hiện nay đang nổi lên với tư cách là ngôn ngữ giao
tiếp quốc tế với trên 85% thông tin trên thế giới bằng ngôn ngữ này. Nhất
là từ đầu thế kỷ XXI đến nay, tiếng Anh đang như một cơn lốc tràn vào tất
cả các ngôn ngữ trên thế giới và theo đó là các từ ngữ Anh được sử dụng
trong các ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng nằm trong vòng xoáy đó. Các từ ngữ
tiếng Anh xuất hiện ngày một nhiều, liên tục và đi vào mọi ngõ ngách của
đời sống tiếng Việt hiện nay.
1.3. Báo mạng là báo cập nhật tin tức nhanh nhất cho nên cách tiếp
nhận và xử lí thông tin nói chung, trong đó có việc xử lí ngôn ngữ, cụ thể
là các từ ngữ mượn (tiếng Anh) cũng chịu áp lực của thời gian đưa tin
(nhanh nhất) và không gian đưa tin (không gian mạng). Đây là lí do dẫn
đến nhiều cách tiếp nhận và xử lí khác nhau đối với các từ ngữ tiếng Anh.
Hệ quả là, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt ở nhiều dạng
biến thể, như biến thể về cách viết, biến thể về cách đọc và biển thể về

cách dùng. Do vậy, luận án chọn đề tài “Từ ngữ tiếng Anh trên các
phương tiện truyền thông tiếng Việt (từ tư liệu của một số báo mạng tiếng
Việt)” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ
tiếng Anh trong quá trình xâm nhập vào tiếng Việt hiện nay và đưa ra cách
nhìn về việc giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt trong bối cảnh
hiện nay.
. M c đích và nhiệm v nghiên cứu
2.1. Mục đích của luận án
Luận án nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ tiếng
Anh trên các báo mạng hiện nay, đồng thời lí giải các nhân tố ngôn ngữ xã hội tác động đến đặc điểm sử dụng chúng. Từ đó, luận án góp phần vào
nghiên cứu vấn đề từ ngữ mượn nói riêng, tiếp xúc ngôn ngữ nói chung từ

1


góc độ ngôn ngữ học xã hội; góp phần vào giữ gìn sự trong sáng và chuẩn
hóa tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Từ mục đích trên, luận án đề ra nhiệm vụ:
a. Tổng quan có đánh giá, nhận xét những nội dung nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án;
b. Xây dựng cơ sở lí thuyết để làm cơ sở triển khai luận án;
c. Nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm của các từ ngữ tiếng Anh được
dùng trên một số báo mạng;
d. Nghiên cứu, khảo sát thái độ ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội đối
với việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên các báo mạng;
e. Lí giải và đề xuất kiến nghị việc sử dụng các từ ngữ tiếng Anh trên
các báo mạng gắn với việc giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt.
3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học;
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học;
- Phương pháp điều tra của ngôn ngữ học xã hội (sử dụng câu hỏi và
phỏng vấn sâu);
- Thủ pháp thống kê, phân loại.
4. Đối tƣ ng và ph m vi nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ tiếng Anh được dùng trên
một số báo mạng hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đặc điểm của các từ ngữ tiếng Anh được dùng
trên một số báo mạng (đặc điểm hình thức, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm
từ loại).
4.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được thu thập và xử lí từ:
- Một số báo mạng như Dân trí, Vnexpress, Báo mới và một số báo
mạng khác từ năm 2013 trở lại đây;
- Tư liệu điều tra về thái độ ngôn ngữ theo anket và phỏng vấn sâu
cộng với quan sát.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về các từ
ngữ tiếng Anh xuất hiện trên một số báo mạng từ 2013 trở lại đây.

2


6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa lí luận
Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ học như:
tiếp xúc ngôn ngữ, vay mượn ngôn ngữ.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chỉ ra được hiện trạng sử dụng tiếng Anh trong tiếng Việt hiện nay;
- Định hướng cho việc tiếp thu từ ngữ nước ngoài mà chủ yếu là từ
ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt, gắn với việc giữ gìn sự trong sáng và
chuẩn hóa tiếng Việt;
- Xử lí từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông; xử lí từ
ngữ tiếng Anh trong từ điển.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng tiếng Việt
Chương 3: Từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng với việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn trên thế
giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về từ vay mượn nói chung và vay
mượn từ tiếng Anh nói riêng cũng đã được đề cập. Có thể khái quát các
công trình nghiên cứu về từ ngữ vay mượn theo các hướng như sau:
- Nghiên cứu lí do về ngôn ngữ và xã hội tác động đến vay mượn từ
ngữ.
- Hướng nghiên cứu vào quá trình đồng hóa của các từ mượn ở các
bình diện ngữ âm, ngữ pháp (hình thái), ngữ nghĩa và chữ viết.

- Hướng nghiên cứu vào vai trò của từ ngữ mượn trong các ngôn ngữ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu hiện tượng từ ngữ vay mượn ở Việt
Nam và các từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông
Ở Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vào các từ ngữ vay mượn từ ba
nguồn: nguồn từ tiếng Hán, nguồn từ tiếng Pháp và nguồn từ tiếng Anh.
Các hướng nghiên cứu chủ yếu:
a. Khả năng Việt hóa của các từ mượn trong tiếng Việt ở các bình
diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - ngữ nghĩa;
b. Khả năng hoạt động của các từ mượn ở cấp độ tạo từ cũng như ở
khả năng hoạt động độc lập;
c. Sự tương ứng giữa từ ngữ mượn với các đơn vị tương đương trong
tiếng Việt;
d. Vai trò của các từ mượn từ góc độ phong cách học;
e. Các từ mượn trong tiếng Việt với việc chuẩn hóa, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
1. . Cơ sở lí luận
1.2.1. Cơ sở lí thuyết về vay mượn từ vựng
a. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học đang có một số tên gọi liên quan
đến vay mượn như: language borrowing (vay mượn ngôn ngữ), lexical
borrowing (vay mượn từ vựng), loan word/borrowed word (từ mượn, từ
vay mượn), foreign word (từ ngoại lai),...Theo đó, trong tiếng Việt với ba
nguồn vay mượn chủ yếu về từ ngữ từ tiếng nước ngoài là tiếng Hán, tiếng
Pháp và tiếng Anh đã xuất hiện các tên gọi tương ứng với các nguồn vay
mượn, như: từ mượn Hán (từ gốc Hán, từ Hán Việt), từ mượn Pháp (từ

4


gốc Pháp); riêng từ tiếng Anh có hai cách gọi: từ mượn Anh và từ tiếng
Anh trong tiếng Việt.

b. Vay mượn ngôn ngữ là hiện tượng vay mượn cả ở ngôn ngữ và
phương ngữ, thuộc các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và
sử dụng. Theo đó, vay mượn từ vựng là sự tiếp nhận các đơn vị từ vựng từ
ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay, nhằm bổ sung, làm làm giàu cho
hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Từ vay mượn là các đơn vị từ vựng
được tồn tại và sử dụng trong ngôn ngữ đi vay.
c. Vay mượn từ ngữ với các khái niệm liên quan, như giao thoa,
chuyển mã, trộn mã. Có thể thấy, các từ ngữ của chuyển mã, trộn mã như
là một sản phẩm trung gian giữa từ ngữ nước ngoài và từ ngữ vay mượn.
Đây chính là nguồn từ ngữ vay mượn. Tuy nhiên, ở một góc độ vay mượn
mà xét thì trộn mã là nguồn bổ sung nhanh, thiết thực cho vay mượn từ
ngữ.
d. Về lí thuyết, có 4 cách vay mượn từ vựng:
(i) Sao phỏng (calque) để có từ mượn sao phỏng;
(ii) Phỏng âm để có từ mượn phỏng âm;
(iii) Chuyển tự để có từ mượn chuyển tự;
(iv) Nguyên dạng để có từ viết theo nguyên dạng.
1.2.2. Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ
a. Biến thể và chuẩn: Biến thể (variety/variation) “là các hình thức
tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ, là các biểu hiện của ngôn ngữ được sử
dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội
giống nhau”. Chuẩn là “mẫu mực trong ngôn ngữ, được đa số mọi người,
đặc biệt là những người có uy tín và ảnh hưởng công nhận”. Xem xét việc
chuẩn hóa cần chú ý đến sự biến đổi, phát triển không ngừng của ngôn
ngữ, theo đó, chuẩn hóa cần phải ủng hộ cả sự biến đổi, phát triển không
ngừng đó. Hiện có ba hướng chuẩn hóa: chuẩn hóa theo hướng quy phạm
luận, chuẩn hóa theo hướng miêu tả luận và chuẩn hóa theo hướng ngôn
ngữ học xã hội.
b. Chuẩn hóa ngôn ngữ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cần kết hợp giữa quy tắc bản vị (chuẩn hệ thống) với quy tắc ngữ

dụng (chuẩn sử dụng) trong chuẩn hoá ngôn ngữ;
- Cần kết hợp giữa tính tuyệt đối và tính tương đối trong chuẩn hoá
ngôn ngữ;
- Chuẩn hoá ngôn ngữ mang tính giai đoạn;
- Chuẩn hoá chú trọng tới thói quen ngôn ngữ và cả sự miêu tả ngôn
ngữ.

5


1.2.3. Một số vấn đề về báo mạng tiếng Việt
Việt Nam hiện nay có 46 báo mạng điện tử, 287 trang tin của các cơ
quan báo chí, 200 trang thông tin điện tử tổng hợp (nguồn: Bộ Thông tin
và Truyền thông). Nếu như báo giấy ra đời cách đây hàng trăm năm, hay
các loại hình báo chí khác như phát thanh, truyền hình xuất hiện cũng đã
lâu thì báo mạng (hay báo điện tử, báo online) là loại báo xuất hiện khá
muộn, sau khi có sự xuất hiện của internet. Tuy nhiên, ra đời trong thời đại
công nghệ thông tin với một thế giới phẳng, báo mạng đã nhanh chóng
chiếm ngôi có thể nói là hàng đầu trong việc cập nhật thông tin và số
lượng độc giả, với những ưu thế, đặc trưng sau:
- Tính đa phương tiện;
- Tính tức thời;
- Tính tương tác cao;
- Khả năng lưu trữ thông tin lớn, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, dễ
dàng;
- Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt.
1.3. Tiểu kết
Ở phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án tập trung vào một số
vấn đề nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước liên quan trực tiếp đến
hiện tượng vay mượn từ ngữ trong các ngôn ngữ. Ở phần cơ sở lí luận,

luận án tập trung giới thiệu lí thuyết vay mượn từ vựng không chỉ từ góc
nhìn của từ vựng học truyền thống mà còn từ góc nhìn của ngôn ngữ học
xã hội; giới thiệu khái niệm chuẩn hóa ngôn ngữ, trong đó chú trọng tới
vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mang tính đặc thù của Việt
ngữ học. Luận án cũng dành một phần giới thiệu về báo mạng liên quan
đến tư liệu của đề tài luận án.

6


Chƣơng
ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ TIẾNG ANH
TRÊN MỘT SỐ BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT
2.1. Đặc điểm về hình thức xuất hiện từ ngữ tiếng Anh trên một
số báo m ng tiếng Việt
2.1.1. Sử dụng nguyên dạng từ ngữ tiếng Anh
Đối với cách này, luận án tiến hành phân loại thành hai kiểu: sử dụng
nguyên dạng không dịch nghĩa và sử dụng nguyên dạng có dịch nghĩa.
2.1.1.1. Dùng nguyên dạng từ ngữ tiếng Anh không dịch nghĩa
Đây là kiểu mượn xảy ra khá phổ biến và chiếm ưu thế trong khi sử
dụng từ tiếng Anh trên báo mạng hiện nay. Đối với kiểu này, người viết sử
dụng từ ngữ tiếng Anh trong câu nhưng không có chú thích tiếng Việt. Từ
ngữ tiếng Anh được viết nguyên dạng như trong nguyên ngữ.
Sự xuất hiện của các từ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa ở
các lĩnh vực không giống nhau:

Biểu đồ từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa

7



Có thể nhận thấy, đối với các từ tiếng Anh nguyên dạng không dịch
nghĩa trong lĩnh vực kinh doanh rơi vào các từ chỉ tên riêng, tên tổ chức
hoặc các từ xuất hiện chung trong nhiều ngữ cảnh như website, marketing,
internet, container…Hầu hết những khái niệm, hiện tượng mới đều có chú
giải nghĩa bên cạnh. Ngược lại trong các lĩnh vực như văn hóa, giải trí, thể
thao, công nghệ, giáo dục do sự phổ biến của các sự vật, hiện tượng, đặc
điểm mà các từ tiếng Anh nguyên dạng không dịch nghĩa được sử dụng
phổ biến hơn như: show, live show, online, video clip, shock, pose,
fan…(giải trí); band, website, e-learn, hotline, email, language
center…(giáo dục).
2.1.1.2. Dùng nguyên dạng từ ngữ tiếng Anh có kèm dịch nghĩa
Đối với trường hợp này, trong câu có xuất hiện từ ngữ tiếng Anh
nguyên dạng nhưng luôn kèm theo chú thích tiếng Việt. Cách sắp xếp giữa
nguyên dạng và dịch nghĩa khá linh hoạt: phần dịch có thể ở trước và phần
nguyên dạng để ở sau, trong ngoặc đơn; hoặc ngược lại, phần nguyên dạng
có thể ở trước, phần dịch ở sau, trong ngoặc đơn.
Việc chú giải nghĩa bằng tiếng Việt giúp cho bạn đọc dù không biết
tiếng Anh nhưng vẫn hiểu được nghĩa. Từ đó sẽ không làm gián đoạn
thậm chí sai lệch, mất thông tin do không biết nghĩa của từ tiếng Anh. Sự
xuất hiện của các từ tiếng Anh theo dạng này ở mỗi lĩnh vực cũng không
giống nhau.

Biểu đồ từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng có dịch nghĩa

8


Việc để chú thích nghĩa bên cạnh các từ nguyên dạng không chỉ tập
trung vào các khái niệm, sự vật mới mà còn xuất hiện với cả sự vật, hành

động đã quen thuộc. Ví dụ: nickname (tên), bài đăng (post), bình luận
(comment) và lượt thích (like).
2.1.2. Phiên (phiên chuyển)
2.1.2.1. Đặc điểm chung
Về cơ bản, phiên âm là cách làm cho từ đi vay có cách phát âm gần
giống nhất với ngữ âm của ngôn ngữ đi vay, tuy nhiên, trong tiếng Việt sử
dụng phiên/phiên chuyển tức là kết hợp giữa âm đọc và chữ viết. Về hình
thức được viết bằng hai cách: cách viết rời giữa các âm tiết, có gạch nối,
có dấu thanh và cách viết liền không sử dụng dấu thanh.
- Cách viết rời giữa các âm tiết, có gạch nối, có dấu thanh. Ví dụ: rêzô. ê-kíp, vắc-xin. Các từ tiếng Anh khi được phiên âm sẽ viết bằng hệ
thống âm vị tiếng Việt nhưng cố gắng đảm bảo âm gần giống nhất so với
từ gốc. Vì để giống với lối phát âm tiếng Việt nên các từ tiếng Anh khi
vào tiếng Việt sẽ được thêm dấu và thường có dấu cách giữa các âm tiết.
Đặc điểm này do tính đơn tiết của loại hình đơn lập chi phối. Các từ tiếng
Anh dù thuộc loại hình hòa kết nhưng khi phiên âm sang tiếng Việt thì các
âm tiết được tách ra và mang đầy đủ cấu trúc của một âm tiết tiếng Việt.
- Cách viết liền không sử dụng dấu thanh. Ví dụ: cara, kara. Cách
phiên này cũng không thật nhất quán.
2.1.2.2. Đặc điểm cụ thể
a. Cấu trúc lại các từ tiếng Anh theo hướng âm tiết tính: Các từ ngữ
tiếng Anh được âm tiết hóa trong tiếng Việt theo các cách sau:
- Lược bớt âm tiết để thành âm tiết tiếng Việt.
Ví dụ:
title: tít, micro: mích, password: pát
- Vì tiếng Việt không có các phụ âm kép nên các thành phần phụ âm
kép được tách ra và xen vào các nguyên âm để thành hai âm tiết với các
biến thể khác nhau.
Ví dụ:
style: xì tin, xì tai; stress: xì trét; sport: xì pót, xì po
b. Đối với phụ âm đầu: giữ nguyên hoặc thay đổi.

- Giữ nguyên cách ghi phụ âm đầu như trong tiếng Anh:
p: penalty: pê-nan-ti; r: robot: rô-bốt; m: mail: mai, mên, meo
- Thay đổi cách ghi phụ âm đầu (khác với cách ghi trong tiếng Anh):
Ghi theo cách đọc của tiếng Việt.
Ví dụ:

9


dollar: đô-la/đô ; demo: đề-mô
- Việt hóa và ghi theo con chữ tiếng Việt.
Ví dụ:
jean: gin; jacket: giắc két; sex: sếch, xếch
c. Đối với phần vần: Cách xử lí phổ biến là phỏng theo âm đọc tiếng
Anh. Đây là lí do tạo nên các biến thể khác nhau. Ví dụ: baby [„bebi]: bây
bi, bê bi. Tuy nhiên, cách phổ biến vẫn là cách ghi theo kiểu “đánh vần”
theo chữ cái tiếng Việt. Ví dụ: diva: đi va; chat: chát. Đáng chú ý là
thường sử dụng ô thay vì o, ê thay vì e. Ví dụ: shock: sốc.
d. Đối với âm cuối: Tiếng Việt có sáu âm vị phụ âm làm âm cuối và
được ghi là: m, n, ŋ, p, t, k. Theo đó, những phụ âm cuối của từ ngữ tiếng
Anh nào giống như vậy thì được giữ nguyên, nếu không sẽ phải thay đổi.
Sự thay đổi thường là tìm một âm thay thế hoặc bị lược bỏ. Ví dụ: penalty:
pê-nan-ti; message: mát xa; film: phim. Như vậy, có thể thấy từ ngữ tiếng
Anh khi được sử dụng trên báo mạng tiếng Việt dưới hình thức phiên âm
có những biến đổi khá phong phú. Tuy nhiên, sự thay đổi chung quy vẫn
đảm bảo theo quy luật ngữ âm của tiếng Việt, hay nói cách khác, đó chính
là phù hợp với cách phát âm của người Việt. Hạn chế của hình thức này là
phá vỡ hoàn toàn cấu trúc nguyên dạng của các từ tiếng Anh. Do đó, nếu
muốn tiếp cận lại một từ nguyên gốc tiếng Anh thì phải truy tìm lại. Ngoài
ra, cách đọc chưa có sự đồng nhất nên có nhiều biến thể ngữ âm cho một

từ. Vì thế trong nhiều trường hợp có thể gây những trở ngại nhất định
trong quá trình giao tiếp.
2.1.3. Rút gọn âm tiết
Các từ vẫn được sử dụng nguyên dạng tuy nhiên không đầy đủ mà chỉ
xuất hiện một phần âm tiết của từ. Âm tiết đại diện đó là âm tiết đầu tiên. Ví
dụ: web, cara, inch. Trong tư liệu mà luận án khảo sát, trường hợp này cũng
xuất hiện không nhiều. Điểm dễ nhận thấy là sau khi rút gọn thì có lẽ cách đọc
các từ tiếng Anh trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Các từ sau khi đã rút gọn và
được Việt hóa cách đọc thì luôn là một từ đơn tiết. Ngoài ra các từ này cũng
thường là những từ thông dụng, phổ biến, bởi vậy dù đã rút gọn và có thể xuất
hiện các cách đọc khác nhau nhưng vẫn nhận ra được từ đó là gì.
2.1.4. Viết tắt
Trường hợp này thường là các cụm từ và cách sử dụng là lấy chữ cái
đầu tiên đại diện cho mỗi từ ghép lại để thành một từ đại diện cho cả cụm.
Có những từ viết tắt được chú thích đầy đủ cả tiếng Anh (trích nguyên các
từ thành phần) hoặc tiếng Việt (nghĩa của cụm). Tuy nhiên cũng có những
từ viết tắt không có chú thích. Những trường hợp này thường là tên riêng

10


các tổ chức, kì thi, đặc điểm đã trở nên quen thuộc như: VIP, IELTS,
TOFLE...
- Từ ngữ viết tắt trước, chú thích tiếng Anh đầy đủ ở sau và để trong
ngoặc đơn. Ví dụ: ng viên phải có điểm kiểm tra ELTIS (English
Language Test for International Students) đạt 228 điểm trở lên.
- Từ ngữ viết tắt trước, chú thích tiếng Việt được dịch từ tiếng Anh ở
sau, để trong ngoặc đơn. Ví dụ: “Tôi kịch liệt yêu cầu Agon (công ty thể
thao tổ chức giải) và FIDE (Liên đoàn cờ vua thế giới) xóa bỏ logo này và
thay bằng thứ gì đó trang trọng.

- Từ ngữ tiếng Anh đầy đủ ở trước, từ viết tắt để sau và để trong
ngoặc đơn. Ví dụ: Tiếng Anh học thuật - English for Academic Purposes
(EAP)
- Chỉ có từ viết tắt. ví dụ: The Princeton eview là tổ chức giáo dục
có hơn 30 năm kinh nghiệm luyện thi SAT, SSAT, ACT, TOEFL, GMAT.
2.1.5. Nhận xét
Nhìn chung, hiện tượng sử dụng các đơn vị tiếng Anh trên báo chí
hiện nay đang là một xu thế tương đối phổ biến. Tuy nhiên, sự xuất hiện
về mặt ngữ âm - chính tả của hiện tượng này không đồng đều ở các hình
thức. Có thể thấy điều đó qua bảng tổng kết sau (Tổng số 653 từ tiếng Anh
trên 272 bài báo được khảo sát):
Bảng tổng hợp hình thức sử dụng từ tiếng Anh trên báo tiếng Việt
Stt

1

Hình thức sử d ng
Từ
nguyên
dạng

Số từ

Tỉ lệ

Có chú giải nghĩa

82

12.6


Không chú giải nghĩa

551

84.4

2

Từ tiếng Anh phiên âm

5

0.77

3

Từ tiếng Anh viết tắt

9

1.38

4

Từ tiếng Anh rút gọn

6

0.92


653

100%

Tổng

11


2.2. Đặc điểm nghĩa của các từ ngữ tiếng Anh trên báo m ng
tiếng Việt
2.2.1. Đặc điểm chung
Tiếng Anh hiện nay xuất hiện rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác
nhau của đời sống xã hội. Thống kê các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên
các báo mạng cho thấy, tiếng Anh xuất hiện ở một số lĩnh vực như:
- Giải trí, gồm âm nhạc, điện ảnh, thể thao (ví dụ: breakdance/nhảy
lộn nhào trên đường/nhảy hip hop, cello, guitar);
- Công nghệ điện tử, viễn thông, thông tin (ví dụ: account/tài khoản,
apply, blog);
- Trang phục thời trang (ví dụ: beauty salon, bikini, body);
- Lĩnh vực ẩm thực và liên quan đến ẩm thực (ví dụ: bar, pub,
buffet/ăn tự chọn, canteen/căng-tin/cửa hàng ăn);
- Lĩnh vực đời sống, gia đình (ví dụ: baby/trẻ em/bé/gương mặt trẻ
thơ, background/tiểu sử/nhật kí cá nhân);
- Kinh tế thị trường (ví dụ: market price/giá thị trường, marketing);
- Quản lí (ví dụ: manager/người quản lí).
Có thể thấy, những từ ngữ tiếng Anh mang khái niệm mà tiếng Việt
không có từ biểu thị là đương nhiên; tuy nhiên có không ít từ ngữ tiếng
Anh đã có từ ngữ tiếng Việt biểu thị nhưng vẫn được sử dụng. Điều này

dường như phù hợp với lí thuyết của ngôn ngữ học là, người sử dụng
thường hướng tới ngôn ngữ danh vọng hơn. Phải chăng, người Việt trong
nhiều trường hợp đang sử dụng các yếu tố tiếng Anh với tư cách là lingua
franca (ngôn ngữ danh vọng) theo hướng này.
2.2.2. Giữ nguyên nghĩa
Về nguyên tắc, các từ ngữ nước ngoài khi vào một ngôn ngữ được
bảo lưu nghĩa khi chúng mang những khái niệm mới mà tiếng Việt chưa
có từ biểu thị. Từ tư liệu thực tế, chúng tôi nhận thấy, các từ ngữ giữ
nguyên nghĩa có thể chia ra làm hai nhóm:
a. Nhóm các từ có tính chuyên ngành (những từ ngữ này biểu đạt một
khái niệm, hiện tượng, sự vật mang tính chuyên biệt);
b. Nhóm các từ ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng các từ
ngữ này số lượng nghĩa ít và không có nhiều cương vị từ loại. Đối với các
từ ngữ giữ nguyên nghĩa được sử dụng có tính chất chuyên biệt của từng
lĩnh vực thường có chú thích tiếng Việt đi kèm. Trường hợp các từ ngữ
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực do đã trở nên quen thuộc thì không có
chú thích. Các từ ngữ này thường đề cập đến những vấn đề chung của xã
hội, những hiện tượng, sự việc xuất hiện ở nhiều không gian.

12


2.2.3. Biến động nghĩa
Biến động nghĩa được hiểu là các từ ngữ tiếng Anh khi sử dụng trong
tiếng Việt đã ít nhiều thay đổi nghĩa. Khảo sát cho thấy, các từ ngữ tiếng
Anh hầu như không có phát triển thêm nghĩa hoặc thay đổi nghĩa nào đó
so với các nghĩa mà chúng có. Sự biến động chỉ là ở chỗ, các từ đa nghĩa
chỉ sử dụng một hoặc một vài nghĩa trong số các nghĩa mà chúng có
(thường là một nghĩa). Ví dụ:
Post trong tiếng Anh có từ loại là danh từ và động từ

a. Là danh từ, có các nghĩa: 1/bưu điện, hòm thư; 2/cột trụ; 3/vỉa cát
dày.
b. Là động từ, có các nghĩa: 1/dán yết thị lên, dán thông cáo lên
(tường); 2/gửi thư qua bưu điện; 3/(kế toán) vào sổ cái.
Trong tiếng Việt, post chỉ được dùng với nghĩa là dán thông báo lên
(tường) cụ thể là dùng để nói khi đăng bài, thông tin lên mạng xã hội.
Nhận xét: Các từ ngữ tiếng Anh, nhất là các từ ngữ đời sống khi được
dùng trong tiếng Việt không phải lúc nào cũng dùng toàn bộ các nghĩa vốn
có của nó. Nhìn chung, đây là những nghĩa được sử dụng mang tính thông
dụng, phổ biến và gần gũi với đời sống.
Tuy rất ít gặp, nhưng không phải là không có trường hợp các từ ngữ
tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt có thể thay đổi nghĩa: sự thay đổi có
thể diễn ra từ sự mở rộng nét nghĩa cho một nghĩa đến sự phát triển thêm
nghĩa mới. Mức độ thay đổi nghĩa này có thể diễn ra ở mức độ khác nhau
giữa các nghĩa trong một từ đa nghĩa.
Hiện tượng biến động nghĩa của các từ ngữ tiếng Anh khi được sử
dụng trên báo tiếng Việt hiện chưa tuân thủ theo quy tắc nào. Thông
thường, các nghĩa thông dụng của từ ngữ tiếng Anh hay đi vào tiếng Việt
hơn cả. Những từ ngữ đa nghĩa thì chắc chắn nghĩa cơ bản sẽ được sử
dụng còn các nghĩa có tính phát sinh sau thì không. Điều này cũng là một
tất yếu bởi khi đã mượn một ngôn ngữ nước ngoài thì phải sử dụng nghĩa
hay dùng nhất để tránh những phiền toái khi giao tiếp.
2.3. Đặc điểm từ lo i của các từ ngữ tiếng Anh trên báo m ng
Các từ ngữ tiếng Anh thường xuất hiện hay xuất hiện với tần suất cao
là danh từ, động từ và một số ít là tính từ. Các từ loại khác hầu như không
có. Các từ trong tiếng Anh có hơn một cương vị từ loại nhưng khi dùng
trong tiếng Việt lại chỉ được sử dụng với một cương vị từ loại.
Click nguyên nghĩa tiếng Anh là: (danh từ) tiếng lách cách, cú nhắp
(trong máy vi tính); (nội động từ) kêu lách cách, làm thành tiếng lách
cách; (ngoại động từ) nhắp (trong máy vi tính). Khi được dùng trong tiếng


13


Việt thì click chỉ còn một phần nghĩa danh từ (cú nhắp) và là ngoại động
từ (nhắp).
Trong các chuyên mục được khảo sát thì văn hóa, giải trí, giáo dục
thường có sự biến đổi từ loại của từ tiếng Anh trong tiếng Việt vì nhiều từ
của lĩnh vực này dùng chung cho nhiều mảng khác. Đối với công nghệ
thông tin hoặc kinh doanh thì ít hơn do các khái niệm, sự vật, hiện tượng
mang tính đặc thù ngành.
2.4. Đặc điểm của các c m từ tiếng Anh trên báo m ng
Bên cạnh việc sử dụng các từ tiếng Anh thì trên các báo mạng tiếng
Việt hiện nay còn dùng khá nhiều các cụm từ tiếng Anh. Tuy nhiên, ở các
chuyên mục khác nhau việc sử dụng cũng không giống nhau. Việc sử
dụng các cụm từ chỉ tập trung vào ba khu vực: nêu tên riêng, hiện tượng,
sự vật; chỉ ra hành động; chỉ ra tính chất, đặc điểm được nói đến. Tuy
nhiên, sự xuất hiện của các cụm từ với ý nghĩa nêu trên không giống nhau,
có thể hình dung qua biểu đồ sau:

Biểu đồ tỉ lệ sử dụng cụm từ tiếng Anh trên báo tiếng Việt

14


.5. Tiểu kết
Có thể thấy, việc sử dụng từ tiếng Anh hiện nay là một hiện tượng
tương đối phổ biến ở nhiều chuyên mục của các tờ báo mạng. Điều này
cho thấy tính phổ biến của tiếng Anh trên thế giới cũng như sự ảnh hưởng
chúng đối với mỗi ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi đi vào khảo sát cụ thể, chúng

tôi nhận thấy, các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện ở mức độ cao, tập trung vào
một số chuyên mục như: lĩnh vực giải trí (gồm âm nhạc, điện ảnh, thể
thao); công nghệ điện tử, viễn thông, thông tin; trang phục thời trang; ẩm
thực. Khác với các từ gốc Hán hay gốc Pháp khi đi vào tiếng Việt đã có
những thay đổi cả về ngữ âm và hình thức cho giống với tiếng Việt, từ
tiếng Anh hiện nay được sử dụng ở báo chí tiếng Việt dưới hai hình hình
thức: nguyên dạng và phiên/phiên chuyển. Tuy nhiên, chiếm đại đa số là
để nguyên dạng.
Các từ ngữ tiếng Anh viết nguyên dạng được thể hiện trên báo mạng
dưới hai hình thức: viết nguyên dạng không chú thích từ ngữ tiếng Việt
tương đương và viết nguyên dạng có chú thích từ tiếng Việt tương đương.
Đối với từ ngữ tiếng Anh có chú thích từ ngữ tiếng Việt tương đương lại
có hai hình thức thể hiện: từ ngữ tiếng Anh đứng trước, các từ ngữ tiếng
Việt tương đương đứng sau để trong ngoặc đơn và ngược lại, các từ ngữ
tiếng Việt đứng trước, các từ ngữ tiếng Anh đứng sau và để trong ngoặc
đơn.
Về nghĩa của các từ tiếng Anh khi được sử dụng trong tiếng Việt
cũng có nhiều biến động. Đa phần các từ tiếng Anh vẫn giữ nguyên nghĩa
khi xuất hiện. Tuy nhiên cũng có một số lượng các từ, bản thân có các
cương vị từ loại khác nhau với số lượng nghĩa nhiều hơn một song khi đi
vào tiếng Việt chỉ dùng ở một nghĩa nhất định. Như vậy, việc sử dụng
nghĩa của từ tiếng Anh có sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và
mục đích của người dùng. Hơn nữa, các nghĩa khi được dùng đều là những
nghĩa thông dụng, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ cũng
chính bởi vậy đã dẫn đến cách dùng hình thức của các từ tiếng Anh là để
nguyên dạng không chú giải nghĩa mà không lo lắng người đọc sẽ không
hiểu được.

15



Chƣơng 3
TỪ NGỮ TIẾNG ANH TRÊN BÁO MẠNG TIẾNG VIỆT VỚI
VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
3.1. Những vấn đề chung về “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
3.1.1. Khái niệm và nội dung của khái niệm “Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt”
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là cụm từ do cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng nêu ra ngày 7 tháng 10 năm 1966 trong bài nói chuyện
với những người làm công tác ngôn ngữ học, văn hoá nghệ thuật nước
nhà. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có hai nội dung lớn: bảo vệ tiếng
Việt và phát triển tiếng Việt. Cụ thể: Giữ gìn có nghĩa là không để mất, tức
là bảo vệ; Giữ gìn có nghĩa là phát triển. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt luôn gắn với từng giai đoạn, tức là nhìn nhận theo sự vận động của
tiếng Việt gắn với bối cảnh xã hội Việt Nam. Như vậy, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt chính là bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Trong giữ gìn
đó bao hàm cả sự phát triển, bởi muốn tồn tại thì phải phát triển.
3.1.2. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt với chuẩn hóa tiếng Việt
Chuẩn hóa tiếng Việt là một nội dung và là nội dung cốt lõi của “Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Điều này được thể hiện ở các bước tiến
hành để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng:
Thứ nhất, phải “giữ gìn và phát triển vốn chữ của ta”;
Thứ hai, phải “nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta (tôi muốn thay
chữ “ngữ pháp”)”;
Thứ ba, phải “giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong
mọi thể loại văn (văn nghệ, chính trị, khoa học, kĩ thuật…).
3.1.3. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với từ ngữ vay mượn
Vay mượn từ vựng là một hiện tượng tất yếu của mọi ngôn ngữ và
hiện tượng vay mượn diễn ra rất phức tạp. Vì thế, vấn đề còn lại là Nhà

nước của mỗi quốc gia cần có thái độ đối với hiện tượng này, tức là có
chính sách về ngôn ngữ nói chung và có hướng xử lí hiện tượng vay mượn
từ vựng nói riêng. Đánh giá một ngôn ngữ được coi là phát triển hay chậm

16


phát triển phải dựa vào thực tế sử dụng mà cụ thể là phong cách chức năng
của nó.
3.1.4. Vấn đề đặt ra về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đối với
từ ngữ vay mượn
- Có sự mâu thuẫn giữa việc giữ cho được “tiếng Việt là tiếng Việt”
với các từ ngữ tiếng Anh có tính quốc tế thông dụng, mang tải những khái
niệm, thông tin cập nhật của thế giới dồn dập đổ về tiếng Việt.
- Có sự mâu thuẫn giữa những người sử dụng tiếng Việt trong việc
ứng xử với các từ ngữ tiếng Anh khi mà trình độ tiếng Anh giữa họ có
chênh lệch, thậm chí chênh lệch rất lớn.
- Có sự mâu thuẫn giữa tính hội nhập (cái mới) và tính ổn định của
tiếng Việt trong phạm vi từ ngữ.
- Có sự mâu thuẫn ngay trong bản thân khái niệm Việt hóa về từ ngữ
vay mượn.
Hiện nay, có một thực tế đang diễn ra là, các từ ngữ tiếng Anh được
sử dụng một cách không nhất quán, nhất là trong các loại sách báo. Mỗi tờ
báo lại có một cách xử lí riêng đối với những từ vay mượn này, thậm chí ở
ngay một bài viết.
3.2. Khảo sát về ý kiến xung quanh việc sử d ng từ ngữ tiếng Anh
trong tiếng Việt và trên báo m ng tiếng Việt
3.2.1. Khảo sát cụ thể
3.2.1.1. Khảo sát về lựa chọn cách viết
Đối tượng khảo sát gồm hai nhóm:

- 80 sinh viên (SV) Việt Nam học, Khoa Việt Nam học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
- 90 sinh viên Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí tuyên
truyền.
Nội dung khảo tập trung vào 4 cách viết sau để người trả lời lựa chọn,
gồm: Viết nguyên dạng; Viết phiên âm; Viết nguyên dạng trước, phiên âm
sau trong ngoặc đơn; Viết phiên âm trước, nguyên dạng sau trong ngoặc
đơn. Yêu cầu trả lời: cho đáp án sẵn, sinh viên chỉ cần đánh vào ô theo ý
kiến riêng của mình, gồm ba mức: (1) thích, (2) không thích, (3) thế nào
cũng được.
Kết quả cho thấy, số lượng sinh viên thích viết nguyên dạng vượt trội.
Tỉ lệ này đối với sinh viên Khoa Việt Nam học là: 44/80 (55%); còn đối
với sinh viên Khoa Phát thanh - Truyền hình là: 82/90 (91%). Trong
trường hợp cần phải có chú thích ở sau thì họ thích để nguyên dạng trước

17


sau đó để từ ngữ Việt tương đương hoặc giải thích ở sau và để trong ngoặc
đơn. (Tỉ lệ này đối với sinh viên Khoa Việt Nam học là: 27/80 (34%);
Sinh viên Khoa Phát thanh - Truyền hình là: 25/90, tương đương 27.8%).
Điều này xem ra phù hợp với các văn bản quy định nêu ở trên: viết nguyên
dạng các thuật ngữ và tên riêng nước ngoài.
Có thể thấy qua bảng sau:
Bảng so sánh về lựa chọn cách viết

Thích

Không thích


Thế nào cũng
đƣ c

Các cách viết
SV
SV
SV
SV
SV
SV
Báo chí Việt Nam Báo chí Việt Nam Báo chí Việt Nam
(%)
học (%)
(%)
học (%)
(%)
học (%)
Viết nguyên
dạng

91

55.0

3,3

15.0

5,7


30.0

Viết phiên âm

1,1

14.0

91

55.0

7,9

31.0

27,8

34.0

55,6

40.0

16,6

26.0

11,1


29.0

70

48.0

18,9

24.0

Viết nguyên
dạng trước,
phiên âm sau
trong ngoặc đơn
Viết phiên âm
trước, nguyên
dạng sau trong
ngoặc đơn

3.2.1.2. Khảo sát về việc hiểu các từ ngữ tiếng Anh viết nguyên dạng
Nội dung khảo sát: Chọn một số từ ngữ tiếng Anh viết nguyên dạng
trên báo mạng và hỏi về nghĩa của các từ đang dùng với tần suất xuất hiện

18


cao gần đây trên báo mạng (fans, gaz, worldcup, olympic, MC, Asiad,
shop, V league, showbiz, award).
Yêu cầu trả lời: Cho biết nghĩa của các từ này bằng tiếng Việt là gì và
khả năng viết lại các từ tiếng Anh này.

Đối tượng khảo sát: 40 người với thành phần đa dạng ở một số nơi
như: Hà Nội, Hòa Bình, Lai châu, Sơn La (mỗi địa phương 10 người).
Nhận xét: các từ ngữ tiếng Anh khi xuất hiện trên báo mạng là một
khó khăn cho độc giả trong việc đọc, viết và nhớ chính xác. Tuy nhiên,
nhờ ngữ cảnh và nhờ từng được nghe trên các phương tiện truyền thông và
lan tỏa trong xã hội, nên có thể suy đoán được.
3.2.2. Ý kiến của phóng viên, biên tập viên báo mạng
- Câu hỏi xin ý kiến: “Anh/Chị có ý kiến gì về tình hình sử dụng tiếng
Anh trên báo mạng tiếng Việt hiện nay?”.
- Đối tượng: 40 phóng viên, biên tập viên của Báo Điện tử VOV.vn
thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Các ý kiến của phóng viên, biên tập viên về cơ bản đều cho rằng,
trong thời kỳ hội nhập và xã hội ngày một phát triển thì việc sử dụng nhiều
các từ ngữ tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh trên báo mạng là không
tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải được cân nhắc, đặt đúng chỗ
và có giải thích rõ ràng, tránh lạm dụng vì thông tin hiện nay luôn luôn
được tiếp cận, chia sẻ nhanh chóng bởi mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân
dân nên phải làm sao cho độc giả tiếp cận một cách dễ dàng nhất.
3.2.3. Ý kiến của những người làm ngôn ngữ học
3.2.3.1. Ý kiến của các học viên cao học Ngôn ngữ học
- Câu hỏi xin ý kiến là “Ý kiến cá nhân về hiện tượng sử dụng tiếng
Anh trên báo mạng tiếng Việt hiện nay”.
- Đối tượng khảo sát gồm hai nhóm: 1/Các học viên cao học Ngôn
ngữ của các lớp cao học tại Đại học Hải Phòng, Đại học Tây Bắc và Đại
học Đồng Tháp; 2/Các học viên cao học Ngôn ngữ Anh của Viện Đại học
Mở, Đại học Kinh doanh và Công nghệ (các năm 2017, 2018).
Các ý kiến đều nhận định rằng, các từ ngữ tiếng Anh hiện đang được
sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt, nhất là các bài viết cho giới trẻ và các
mục mà giới trẻ quan tâm. Đáng chú ý là việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh
mà không cần quan tâm đến người đọc có hiểu hay không và dùng cả

những từ ngữ tiếng Anh mà tiếng Việt có đã từ biểu thị.
Đối với các từ ngữ đã có từ tiếng Việt biểu thị, các ý kiến cho rằng
dùng như vậy là cẩu thả, người cầm bút chưa có ý thức giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.

19


3.2.3.2. Ý kiến của các chuyên gia
Cách xử lí từ ngữ tiếng Anh trên báo hiện nay “có 4 đặc điểm phiên
âm” như tài liệu của Nguyễn Văn Khang (2007) và Nguyễn Thiện Giáp
(2000) là:
a. Viết nguyên từ gốc (không phiên âm) mặc dù phát âm có thể giống
từ gốc hoặc đồng hóa âm;
b. Viết có thay đổi một phần thể hiện với số lượng;
c. Viết cả hai yếu tố vừa từ bản ngữ vừa từ nước ngoài tạo thành một
cụm từ;
d. Viết rút gọn từ nước ngoài.
Về lựa chọn một trong 4 cách xử lí trên: Qua khảo sát ý kiến của các
nhà ngôn ngữ học, chúng tôi tạm phân chia làm 3 hướng chính như sau:
- Hướng xử lí phiên chuyển sang tiếng Việt;
- Hướng xử lí giữ nguyên dạng;
- Đa giải pháp.
3.3. Nhận xét và kiến nghị đề xuất
3.3.1. Nhận xét
Xu hướng các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt ngày một
nhiều là một thực tế. Đối với báo mạng xu hướng này chắc chắn là cao
hơn so với các loại hình báo chí khác vì thông tin của báo mạng nhiều
hơn, cập nhật hơn. Vì thế, giải pháp xử lí từ ngữ tiếng Anh trên các báo
mạng sẽ ưu tiên cho nguyên dạng, sau đó mới đến phiên âm và cuối cùng

là dịch.
Các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng cũng như trong tiếng
Việt hiện nay chủ yếu là các từ ngữ mang những khái niệm mới (còn
những từ ngữ mang khái niệm mà tiếng Việt đã có từ biểu thị như hotnóng là không nhiều).
Các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng chủ yếu là nguyên
dạng (viết như trong nguyên ngữ). Một số lượng không nhiều được phiên
âm nhưng hầu như không xuất hiện riêng lẻ mà thường kèm theo mở
ngoặc đơn ( ) có từ ngữ tiếng Anh (hoặc để trước hoặc để sau phiên âm).
Còn các trường hợp Việt hóa đối với tiếng Anh kiểu như cao bồi
(cowboy), sô (show) trong sô diễn, chạy sô có thể coi là cá biệt.
3.3.2. Kiến nghị đề xuất
Trong khi chưa có Luật ngôn ngữ hay văn bản pháp quy về sử dụng
ngôn ngữ thì Hội Nhà báo cần phối hợp với Hội Ngôn ngữ học và Viện
Ngôn ngữ đưa ra quy định về sử dụng từ ngữ nước ngoài nói chung, từ
ngữ tiếng Anh nói riêng trên các phương tiện truyền thông.

20


Cần phải có những quy tắc nhất định, đặc biệt với các khái niệm, hiện
tượng đã mạch lạc, rõ ràng về nghĩa trong tiếng Việt nên sử dụng bằng
tiếng Việt thay vì mượn từ ngữ tiếng Anh.
Cần có cơ chế, quy định rõ ràng trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt
và mượn các từ ngữ tiếng Anh để tránh việc dùng khá thoải mái như hiện
nay.
Người làm báo cần phải có ý thức trong việc giữ gìn sự trong sáng và
bản sắc của tiếng Việt. Ý thức đó thể hiện ở việc dùng tiếng Việt và cân
nhắc khi lựa chọn dùng từ nước ngoài để mỗi bạn đọc thuộc các tầng lớp,
lứa tuổi khác nhau đều có thể tiếp nhận được nội dung.
Cần có một đề tài cấp Nhà nước xoay quanh vấn đề chuẩn hóa và giữ

gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
3.4. Tiểu kết
Chương 3 luận án tập trung đi vào tìm hiểu, phân tích về việc mượn
từ ngữ tiếng Anh trên báo chí với vấn đề gìn giữ sự trong sáng của tiếng
Việt. Trong đó làm rõ các nội dung sau:
Tìm hiểu các văn bản liên quan đến “giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt” bằng việc tổng kết, phân tích các quan điểm về nội dung này. Trên
cơ sở đó, nhìn nhận mối quan hệ giữa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
với chuẩn hóa tiếng Việt; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt với sử dụng
từ mượn.
Luận án tìm hiểu các văn bản quy định về việc sử dụng từ ngữ tiếng
Anh để thấy được các chính sách, cơ chế về vấn đề này như thế nào.
Bằng các phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội như
phỏng vấn sâu, điều tra bằng bảng hỏi, luận án thu nhận được các quan
điểm, thái độ của một bộ phận trí thức về tình hình sử dụng từ ngữ tiếng
Anh trên báo tiếng Việt hiện nay.
Từ những vấn đề có tính lí luận và qua khảo sát các đối tượng cụ thể,
luận án đưa ra các đề xuất, kiến nghị riêng: lấy trọng tâm là phiên chuyển.

21


KẾT LUẬN
1. Thế kỉ XXI là thế kỉ thế giới bước vào kỉ nguyên của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin và là thế giới
của hội nhập và toàn cầu hóa. Theo đó, tiếng Anh vốn từ lâu đã được coi
là Lingua franca (ngôn ngữ danh vọng) nay lại càng phát huy mạnh mẽ
chức năng này, nhất là trong khoa học công nghệ. Vì thế, dù muốn hay
không muốn, mọi ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt không thể
không tiếp xúc với tiếng Anh, giao thoa và sử dụng các yếu tố của tiếng

Anh, trong đó nổi lên là các yếu tố từ vựng.
2. Với trên 85% lượng thông tin trên thế giới được truyền tải bằng
tiếng Anh nên không khó để nhận ra các từ ngữ mang những khái niệm
mới đều là từ ngữ tiếng Anh hay đã được chuyển sang tiếng Anh. Từ đây,
vấn đề còn lại là việc ứng xử của các ngôn ngữ đối với các từ ngữ tiếng
Anh.
3. Theo hiểu biết của chúng tôi, nếu như trước đây, xu hướng chuyển
dịch sau đó là phiên âm đóng vai trò chủ đạo trong các ngôn ngữ khi ứng
xử với các từ ngữ tiếng Anh, thì ngày nay xu hướng để nguyên dạng đang
diễn ra phổ biến. Báo mạng tiếng Việt cũng nằm trong quỹ đạo này. Câu
hỏi đặt ra là, lí do gì dẫn đến sự chuyển đổi cách ứng xử như vậy đối với
các từ ngữ tiếng Anh? Theo chúng tôi, có nhiều lí do, trong đó nổi lên hai
lí do chủ yếu như sau:
Thứ nhất, vì báo mạng (báo online) là báo sử dụng không gian mạng
để đăng tải thông tin nên rất nhanh nhạy, kịp thời đưa những thông tin mới
nhất, nóng nhất mà không cần mất nhiều thời gian để qua các công đoạn in
ấn như báo viết hay phải qua các khâu đạo diễn như báo nói, báo hình.
Báo mạng chỉ cần một máy tính với bàn phím là có thể thực hiện ngay
được công việc. Lượng thông tin dồn dập với nhiều từ ngữ mới mang khái
niệm mới làm cho người đưa tin phải tìm đến một giải pháp vừa kịp thời
trong một thời gian cực ngắn, vừa an toàn, đảm bảo không có sai sót đáng
tiếc: chỉ còn cách đưa nguyên dạng.
Thứ hai, không phải chỉ có các từ ngữ mới mang các khái niệm mới
mà điều đáng chú ý là, một số lượng không nhỏ, (chiếm tới trên 50%) các
từ ngữ tiếng Anh mang những khái niệm mà tiếng Việt đã có từ biểu thị
nhưng vẫn được sử dụng nguyên dạng. Điều này có thể lí giải từ góc độ
của ngôn ngữ học xã hội: vì người đưa là những người thông thạo tiếng
Anh nên họ “mang thói quen” đó vào trong xử lí thông tin; vì người người

22



đưa tin trọng nhân tố “làm mới”, tức là nhấn mạnh vào tiêu điểm thông tin
nên thay vì dùng “tin nóng” họ thường sử dụng “tin hot”), tạo điểm nhấn
cho thông tin; vì người sử dụng hướng đến ngôn ngữ danh vọng/uy tín
(prestige) như một thứ “mốt thời thượng”.
4. Các từ ngữ tiếng Anh được sử dụng trên báo mạng tiếng Việt tập
trung vào một số lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mang tính toàn cầu hóa,
hội nhập mạnh hiện nay (chúng tôi sử dụng từ “mạnh” để khẳng định rằng,
trong thời đại hiện nay không lĩnh vực nào là không toàn cầu hóa, không
hội nhập; có khác nhau chỉ là ở mức độ mà thôi). Đó là những từ ngữ tiếng
Anh thuộc các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, giải trí, thời trang, thể
thao, kinh doanh, giáo dục,...
5. Các từ ngữ tiếng Anh nguyên dạng xuất hiện nguyên dạng trên báo
mạng tiếng Việt được thể hiện ở hai hình thức chính: viết nguyên dạng
không có từ ngữ tiếng Việt chuyển dịch tương đương kèm theo (video,
golfer) và viết nguyên dạng có từ ngữ tiếng Việt chuyển dịch tương đương
kèm theo: Officetel (văn phòng-nhà ở). Trong viết nguyên dạng có từ ngữ
tiếng Việt chuyển dịch tương đương kèm theo lại có thể chia thành hai loại
nhỏ là trật tự trước sau của cách viết nguyên dạng và cách viết tương
đương kèm theo, gồm: viết nguyên dạng trước, viết chuyển dịch sau để
trong ngoặc đơn: nickname (tên) và viết chuyển dịch trước, viết nguyên
dạng sau để trong ngoặc đơn: quảng trường thần thoại (Luminary Square).
6. Có một số lượng nhỏ, chiếm khoảng 5%, các từ ngữ tiếng Anh
được viết bằng hình thức phiên (ví dụ: cara, xìtin, zê-rô), rút gọn (ví dụ:
phôn). Cách viết của các từ phiên cũng chưa nhất quán (giữa các âm tiết
viết liền hay viết rời, giữa có gạch nối hay không có gạch nối, có dấu
thanh hay không). Tuy nhiên, xu hướng nghiêng về cách viết liền, không
có dấu thanh nhưng có dấu mũ cho hai trường hợp: viết ê và ô.
7. Các từ ngữ tiếng Anh xuất hiện trên báo mạng tiếng Việt vốn là các

từ đa nghĩa trong tiếng Anh, tuy nhiên, khi được sử dụng trong tiếng Việt,
chúng chỉ mang một phần nghĩa: 98% là chỉ mang một nghĩa (đơn nghĩa),
khoảng 2% là mang 2 hoặc 3 nghĩa.
8. Bên cạnh các từ ngữ mà chủ yếu là từ thì cũng có một số ít các cụm
từ được sử dụng trên báo mạng tiếng Việt. Chỉ khác với từ là ở chỗ, các
cụm từ xuất hiện luôn có cụm tiếng Việt được dịch ra đi cùng với hai trật
tự: hoặc tiếng Anh trước, tiếng Việt sau trong ngoặc đơn; hoặc ngược lại,
tiếng Việt trước, tiếng Anh sau trong ngoặc đơn.
9. Việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh trên báo mạng nói riêng, trên các
báo tiếng Việt nói chung là phổ biến và có xu hướng ngày một tăng lên.

23


×